Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024 - 2025
Đề cương học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 mang tới các câu hỏi ôn tập học kì 1, giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi học kì 1 cho học sinh của mình.
Bộ đề cương ôn thi học kì 1 môn KHTN 6 KNTT, hệ thống lại những câu hỏi lý thuyết trọng tâm, cùng các dạng bài tập, giúp các em nắm chắc kiến thức, để ôn thi học kì 1 năm 2024 - 2025 hiệu quả. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương học kì 1 môn Ngữ văn, Tin học 6. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề cương học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
I. Trắc nghiệm
Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?
A. Hỗn hợp nước đường.
B. Hỗn hợp nước muối
C. Hỗn hợp bột sắn và nước khuấy đều.
D. Hỗn hợp nước và rượu.
Câu 2: Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?
A. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào.
B. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào.
C. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.
D. Tách khói bụi, virus ra khỏi không khí hít vào.
Câu 3: Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?
A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.
B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.
C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau.
D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.
Câu 4: Hỗn hợp nào sau đây là dung dịch chỉ chứa một chất tan?
A. Nước mắm.
B. Sữa.
C. Nước chanh đường.
D. Nước muối.
Câu 5: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức cơ thể của cơ thể đa bào từ thấp đến cao:
A. Mô → Tế bào → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể
B. Tế bào → Mô → Cơ thể → Cơ quan → Hệ cơ quan
C. Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan→ Cơ thể
D. Mô → Tế bào → Hệ cơ quan→ Cơ quan → Cơ thể
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn.
A. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
C. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
Câu 7: Tế bào có 3 thành phần cơ bản là
A. Màng tế bào, ti thể, nhân
B. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể
D. Chất tế bào, lục lạp, nhân
Câu 8: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
B. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài
D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới
Câu 9: Vi rút chưa có cấu tạo tế bào. Tất cả các virut gồm mấy thành phần cơ bản
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 10: Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?
A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.
B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.
C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau.
D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.
Câu 11: Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm các giới nào?
A. Động vật, Thực vật, Nấm
B. Nấm, Nguyên sinh, Thực vật, Virus
C. Khởi sinh, Động vật, Thực vật, Nấm, Virus
D. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật
Câu 12: Cho các loài: nhím, thỏ, chim bồ câu, ếch và các đặc điểm sau:
(1) Biết bay hay không biết bay
(2) Có lông hay không có lông
(3) Ăn cỏ hay không ăn cỏ
(4) Hô hấp bằng phổi hay không hô hấp bằng phổi
(5) Sống trên cạn hay không sống trên cạn
(6) Phân tính hay không phân tính
Các đặc điểm đối lập để phân loại các loài này là?
A. (1), (4), (5)
B. (2), (5), (6)
C. (1), (2), (3)
D. (2), (3), (5)
Câu 13. Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra?
A. Quai bị, lao phổi, viêm gan B
B. Tả, sởi, viêm gan A, HPV- ung thư cổ tử cung…
C. Viêm gan B, AIDS, sởi, HP - viêm dạ dày, Corona - Viêm phổi
D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da
Câu 14: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn.
A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
B. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
C. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
Câu 15: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là?
A. Tế bào
B. Mô
C. Cơ quan
D. Hệ cơ quan
....
II. Tự luận
Câu 1. So sánh sự khác nhau giữa vi khuẩn virus
Vi ruts | Vi khuẩn | |
Kích thước | Rất nhỏ, nhỏ hơn VK | Rất nhỏ |
Hình dạng | Hình cầu, hình que, hình khối | Hình cầu, hình que, tập trung thành chuỗi hay thành đám |
Cấu tạo | - Chưa có cấu tạo TB - Chỉ gồm vật chất di truyền ở giữa và lớp vỏ protein | - Có cấu tạo tế bào - Gồm: màng TB, thành Tb, tế bào chất và vùng nhân |
Ví dụ bệnh | Viêm gan B, AIDS Corona - Viêm phổi HP - viêm dạ dày | Tả, viêm da, lao phổi |
Nêu một số ứng dụng của vi khuẩn trong đời sống con người.
Lời giải:
Ứng dụng của vi khuẩn trong đời sống con người:
- Sản xuất phân bón
- Làm sữa chua
- Muối dưa, muối cà
- Làm tương, làm mắm
Vì sao chúng ta cần tiêm phòng bệnh?
Trả lời:
- Chúng ta cần tiêm phòng bệnh vì:
- Đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm (Covid 19, thủy đậu…) của nhân loại.
- Khoảng 85% – 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh
Câu 2. Huyền phù là gì? Nhũ tương là gì? Em Hãy cho biết Hỗn hợp sau là dung dịch, huyền phù hay nhũ tương? Giải thích?
a. Bột mì khuấy đều trong nước.
c. Hỗn hợp dầu ăn được lắc đều với giấm.
Trả lời:
a. Bột mì khuấy đều trong nước là huyền phù, do có các chất rắn là bột mì lơ lửng trong chất lỏng là nước.
b. Hỗn hợp dầu ăn được lắc đều với giấm là nhũ tương, trong đó chất lỏng là dầu ăn lơ lửng trong lòng chất lỏng khác là giấm.
Câu 3. Tác dụng của KLP? Các bước xây dựng khóa lưỡng phân
* KLP dùng để làm gì?
Trả lời:
* Các bước xây dựng khóa lưỡng phân
Bước 1: Lựa chọn đặc điểm để phân chia được các loài cần phân loại thành hai nhóm. Tiếp tục cách làm như vậy ở từng nhóm nhỏ tiếp theo cho đến khi xác định được từng loài.
- Bước 2: Lập sơ đồ phân loại
Ví dụ:
Bài tập áp dụng: Xây dựng khóa lưỡng phân phân loại các loài động vật sau: rắn, cá sấu, rùa, nhện, kiến, dơi.
Bước | Tên động vật | |
1 | a. Có cánh | Dơi |
b. Không có cánh | Đi tới bước 2 | |
2 | a. Có chân | Đi tới bước 3 |
b. Không có chân | Rắn | |
3 | a. Có xương sống | Đi tới bước 4 |
b. Không xương sống | Đi tới bước 5 | |
4 | a. Có mai | Rùa |
b. Không có mai | Cá sấu | |
5 | a. Có 3 đôi chân | Kiến |
b. Có nhiều hơn 3 đôi chân | Nhện |
....
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống