Đề cương ôn thi học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập học kì I môn Toán 6 sách Cánh diều, CTST, KNTT

Đề cương học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2024 - 2025 mang tới các câu hỏi ôn tập sách Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, trường Marie Curie, giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi học kì 1 cho học sinh của mình.

Bộ đề cương ôn thi học kì 1 môn Toán 6, hệ thống lại những câu hỏi lý thuyết trọng tâm, cùng các dạng bài tập, giúp các em nắm chắc kiến thức, để ôn thi học kì 1 năm 2024 - 2025 hiệu quả. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

1. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 sách Cánh diều

A. Kiến thức lý thuyết

1.1. Phần số học

* Chương I:

- Tập hợp: cách ghi một tập hợp; xác định số phần tử của tập hợp

- Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên; các công thức về lũy thừa và thứ tự thực hiện phép tính

- Tính chất chia hết của một tổng và các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9

- Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

- Cách tìm ƯCLN, BCNN

* Chương 2:

- Thế nào là tập hợp các số nguyên.

- Thứ tự trên tập số nguyên

- Quy tắc :Cộng hai số nguyên cùng dấu ,cộng hai số nguyên khác dấu ,trừ hai số nguyên, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế.

1.2. Phần hình học

CHƯƠNG III: CÁC HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN

Hình tam giác đều

- Ba cạnh bằng nhau.

- Ba góc bằng nhau và bằng 600C.

Hình vuông

- Bốn cạnh bằng nhau.

- Bốn góc bằng nhau và bằng 900.

- Hai đường chéo bằng nhau.

Hình lục giác đều

- Sáu cạnh bằng nhau.

- Sáu góc bằng nhau, mỗi góc bằng 1200.

- Ba đường chéo chính bằng nhau.

Hình chữ nhật

- Bốn góc bằng nhau và bằng 900C.

- Các cặp cạnh đối bằng nhau.

- Hai đường chéo bằng nhau.

Hình thoi

- Bốn cạnh bằng nhau.

- Hai đường chéo vuông góc với nhau.

- Các cặp góc đối bằng nhau.

Hình bình hành

- Các cặp cạnh đối bằng nhau.

- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

- Các cặp cạnh đối song song.

- Các cặp góc đối bằng nhau.

Hình thang cân

- Hai cạnh bên bằng nhau.

- Hai đường chéo bằng nhau.

- Hai cạnh đáy song song với nhau.

- Hai góc kề một đáy bằng nhau.

Công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật và hình thang

- Hình vuông cạnh a:

Chu vi: C = 4a.

Diện tích: S = a2.

- Hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b:

Chu vi: C = 2(a + b).

Diện tích: S = a.b.

- Hình thang có độ dài hai cạnh đáy là a, b chiều cao h:

Chu vi: C = a + b + c + d.

Diện tích: S = (a + b).h:2.

Chu vi, diện tích hình bình hành, hình thoi.

Hình có trục đối xứng, hình có tâm đối xứng

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ

- Thực hiện được việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu chí cho trước từ những nguồn: bảng biểu, kiến thức trong các môn học khác.

- Nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí đơn giản.

- Đọc và mô tả thành thạo các dữ liệu ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart).

- Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào bảng, biểu đồ thích hợp ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart).

- Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart).

B. Các dạng Toán cơ bản

Dạng 1: TẬP HỢP

Bài 1: Hãy xác định các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó:

a) A = {x ∈ N* | x < 8}

b) C = {x ∈ N | x chia hết cho 6 và 37 < x < 54}

Bài 2:

a) Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 4 và không vượt quá 7 bằng hai cách.

b) Tập hợp các số tự nhiên khác 0 và không vượt quá 12 bằng hai cách.

Bài 3: Hãy tính số phần tử của các tập hợp sau:

a) Tập hợp A các số tự nhiên lẻ có bốn chữ số.

b) Tập hợp B các số tự nhiên chẵn có ba chữ số.

Dạng 2: TÍNH HỢP LÝ

Bài 4: Thực hiện phép tính:

a) 3.52 + 15.22 – 26:2

b) 2021 + 5[300 – (17 – 7)2]

c) 32.5 + 23.10 – 81:3

d) (519 : 517 + 3) : 7

e) (128-97+34)-(34-97+228)-2021^{0}\((128-97+34)-(34-97+228)-2021^{0}\)

f) 128.46 + 128.32 + 128.22

Dạng 3: TÌM X

Bài 5: Tìm x, biết

a) 165 : x = 3

b) x – 71 = 129

c) 9x- 1 = 9

d) 32(x + 4) – 52 = 5.22

e) 135 – 5(x + 4) = 35

f) x4 = 16

Dạng 4: DẤU HIỆU CHIA HẾT - BỘI VÀ ƯỚC

Bài 6: Tìm các chữ số x và y sao cho

a) Số 17x chia hết cho cả 2 và 3.

b) Số x45y chia hết cho cả 2; 5; 3 và 9.

Bài 7: Tìm x, biết:

1) 24 ⋮ x; 36 ⋮ x ; 150 ⋮ x và x lớn nhất.

3) x ∈ ƯC(54 ; 12) và x > -10

2) x ∈ BC(6; 4) và 16 ≤ x ≤50.

4) x ⋮ 4; x ⋮ 5; x ⋮ 8 và -20 < x < 180

Bài 8: Tìm ƯCLN, BCNN của

a) 12 và 18

b) 24; 36 và 60

Dạng 5: TOÁN ĐỐ

Bài 9: Học sinh khối 6 có 195 nam và 117 nữ tham gia lao động. Thầy phụ trách muốn chia ra thành các tổ sao cho số nam và nữ mỗi tổ đều bằng nhau. Hỏi có thể chia nhiều nhất mấy tổ? Mỗi tổ có bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ?

Bài 10: Tìm số học sinh khối 6 của một trường biết rằng khi xếp thành các tổ có 36 hoặc 90 học sinh đều vừa đủ, số học sinh khối 6 nằm trong khoảng từ 300 đến 400 em.

Bài 11: Ngoan, Lễ, Độ đang trực nhật chung với nhau ngày hôm nay là thứ hai. Biết rằng Ngoan cứ 4 ngày trực nhật một lần, Lễ 8 ngày trực một lần, Độ 6 ngày trực một lần. Hỏi sau ít nhất mấy ngày thì Ngoan, Lễ, Độ lại trực chung lần tiếp theo? Đó là vào ngày thứ mấy trong tuần?

Dạng 6: HÌNH HỌC

Bài 12: Đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm. Gọi O là tâm đối xứng của đoạn thẳng AB.
Độ dài đoạn OA là: ….

Bài 13: Quan sát các hình dưới đây và điền số thích hợp vào chỗ chấm.

Bài 13

a) Có … hình có tâm đối xứng.

b) Có … hình có đúng một trục đối xứng.

c) Có … hình có cả tâm đối xứng và trục đối xứng.

d) Có … hình không có cả tâm đối xứng lẫn trục đối xứng.

Bài 14: Em hãy hoàn thiện các bức vẽ dưới đây để thu được các hình có trục đối xứng d.

Bài 14

Bài 15: Em hãy hoàn thiện các bức vẽ dưới đây để thu được các hình có tâm đối xứng O.

Bài 15

Bài 16: Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Nếu tăng chiều rộng thêm 3 m thì diện tích khu vườn tăng thêm 135 m2. Người ta đóng cọc rào xung quanh khu vườn đó, cứ 2m đóng 1 cọc. Hỏi đóng hết tất cả bao nhiêu cọc?

Bài 17: Một thửa ruộng hình bình hành có độ dài đáy bé là 50m, đáy lớn gấp đôi đáy bé, chiều cao là 50m. Người ta trồng lúa ở đó, tính ra cứ 100 m2 thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi đã thu hoạch được ở thửa ruộng đó bao nhiêu tạ thóc?

...

2. Đề cương học kì 1 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo

1. Dạng toán tập hợp:

Bài 1. Cho các tập hợp sau:

A = {x ∈ N | 18 < x < 21}

B = {x ∈ N* | x < 4}

C = {x ∈ N | 35 ≤ x ≤ 38}

a) Viết các tập hợp trên bằng cách liệt kê các phần tử và cho biết mỗi tập hợp đó có bao nhiêu phần tử?

b) Điền kí hiệu ∈ hoặc ∉ vào ô vuông:

19 ⬜A        0 ⬜ B          35 ⬜C      38 ⬜C

2. Dạng toán thực hiện phép tính

Bài 2: Thực hiện phép tính:

a) 84 : 4 + 39: 37+ 50

b) (519: 517+ 3) : 7

c) 295 – (31 – 22.5)2

d) 62: 9 + 50.2 – 33.3

e) 29 – [16 + 3.(51 – 49)]

f) 47 – [(45.24– 52.12):14]

g) 50–[(20–23):2+34]

h)– 23 + 289 + 123 - 689.

Bài 3: Thực hiện phép tính: (Tính nhanh nếu có thể)

a) 57 + 725 + 605 – 53

b) (-624) – [ (376 + 235) – 35]

c) 58.75 + 58.50 – 58.25

d) 12.35 + 35.182 – 35.94

e) (55 + 45 + 15) – (15 – 55 + 45)

f) 48.19 + 48.115 + 134.52

3. Dạng toán về dấu hiệu chia hết

Bài 4: Trong các số: 4827; 5670; 6915; 2007.

a) Số nào chia hết cho 2?

b) Số nào chia hết cho cả 3 và 5?

c) Số nào chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9?

d) Số nào chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9?

Bài 5: Cho các chữ số 1; 0; 9; 5. Hãy ghép thành những số có ba chữ số khác nhau mà chia hết cho 5.

4. Các bài toán liên quan đến ước và bội

Bài 6:

a) Số 4 có là ước của 16 không? Có là ước của 18 không?

b) Số 20 có là bội của 5 không? Có là bội của 6 không?

c) Tìm Ư(24) ; B(7)

Bài 7: Tìm ƯCLN Và BCNN của:

a) 24 và 10      b) 300 và 280       c) 30 và 90      d) 14; 21 và 56

Bài 8: Tìm ƯC thông qua tìm ƯCLN

a) 40 và 24

c) 9, 18 và 72

b) 80 và 144

d) 25, 55 và 75

Bài 9: Tìm BC thông qua tìm BCNN

a) 10 và 24

c) 20, 35, 60

b) 48, 120

d) 18, 24, 32

Bài 10: Tìm x biết

a) 24 ⁝ x ; 36 ⁝ x ; 160 ⁝ x và x lớn nhất.

b) 64 ⁝ x ; 48⁝x ; 88 ⁝ x và x lớn nhất.

c) x ⁝ 4; x ⁝ 7; x ⁝ 8 và x nhỏ nhất khác 0

d) x ⁝ 60 ; x ⁝ 45 ; x ⁝ 16 0 < x < 2000

Bài 11: Bài toán Covid tại Bạc Liêu:

Để phòng chống dịch Covid – 19. Tỉnh Bạc Liêu đã thành lập các đội phản ứng nhanh bao gồm 16 bác sĩ hồi sức cấp cứu, 24 bác sĩ đa khoa và 40 điều dưỡng viên. Hỏi có thể thành lập nhiều nhất bao nhiêu đội phản ứng nhanh, trong đó các bác sĩ và điều dưỡng viên chia đều vào mỗi đội.

Bài 12: Học sinh của một trường học khi xếp hàng 3, hàng 4, hàng 7, hàng 9 đều vừa đủ hàng. Tìm số học sinh của trường, cho biết số học sinh của trường trong khoảng từ 1600 đến 2000 học sinh.

Bài 13: Một số sách khi xếp thành từng bó 10 cuốn, 12 cuốn, 18 cuốn đều vừa đủ bó.

Biết số sách đó trong khoảng từ 600 đến 800 cuốn. Tính số sách đó.

Bài 14: Tìm số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số. Biết rằng khi chia số đó cho các số

70 ; 210 ; 350 có cùng số dư là 3.

......

3. Đề cương học kì 1 môn Toán 6 sách Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

Chương I. Tập hợp các số tự nhiên

  • Tập hợp, mô tả một tập hợp
  • Ghi số tự nhiên và thứ tự trong tập N.
  • Cộng, trừ nhân, chia, lũy thừa trong tập N.
  • Thực hiện phép tính, tính giá trị biểu thức số.

Chương II. Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên

  • Quan hệ chia hết và tính chất.
  • Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9; số nguyên tố.
  • Ước chung, ước chung lớn nhất; Bội chung, bội chung nhỏ nhất.

Chương III. Số nguyên

  • Tập hợp các số nguyên; Cộng, trừ, nhân số nguyên.
  • Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên.
  • Qui tắc dấu ngoặc.

Chương IV. Một số hình phẳng trong thực tiễn

  • Các hình phẳng: hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.
  • Chu vi và diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình bình hành, hình thoi.

B. Bài tập

Chương I. Tập hợp các số tự nhiên

Bài 1:

a) Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 3 và không vượt quá 9 bằng hai cách.
b) Tập hợp B các số tự nhiên khác 0 và không vượt quá 11 bằng hai cách.
c) Viết tập hợp C các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 15 và không vượt quá 50 bằng hai cách.

Bài 2: Viết Tập hợp các chữ số của các số:

a) 2021
b) 296351
c) 90000

Bài 3: Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số. Trong các số 7; 15; 106; ; 99, số nào thuộc và số nào không thuộc tập S? Dùng kí hiệu để trả lời.

Bài 4: Cho hai tập hợp A = {a; b; c} và B = {x; y}. Trong các phần tử a, d, t, y, phần tử nào thuộc tập A, phần tử nào thuộc tập B? Phần tử nào không thuộc tập A, phần tử nào không thuộc tập B. Dùng kí hiệu để trả lời.

Bài 5: Một năm có bốn quý. Đặt tên và viết tập hợp các tháng (dương lịch) của quý Ba trong năm. Tập hợp này có bao nhiêu phần tử?

Bài 6: Cho tập hợp L = {n| n = 2k + 1 với k ∈ N}.

a) Nêu bốn số tự nhiên thuộc tập L và hai số tự nhiên không thuộc tập L;

b) Hãy mô tả tập L bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng theo một cách khác.

Bài 7: Một số tự nhiên có hai chữ số, trong đó chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 9. Đó là số nào?

Bài 8:

a) Hãy viết số tự nhiên lớn nhất có 5 chữ số.
b) Số tự nhiên nào lớn nhất có 5 chữ số khác nhau?
c) Hãy vẽ tia số và biểu diễn các số 5 và 11 trên tia số đó.
d) Cho bốn tập hợp: A = {x ∈ N| x chẵn và x < 10}, B = {x ∈ N | x chẵn và x ≤ 10},

C = {x ∈ N* | x chẵn và x < 10} và D = {x ∈ N* | x chẵn và x ≤ 10}. Hãy mô tả các tập hợp đó bằng cách liệt kê các phần tử của chúng.

Bài 9: Viết tập hợp các số tự nhiên có ba chữ số mà tổng các chữ số của nó bằng 4.

Bài 10: Tính tổng:

a) 21 + 369 + 79;
b) 154 + 87 + 246
c) 215 + 217 + 219 + 221 + 223;
d) S = 2. 10 + 2. 12 + 2. 14 + … + 2. 20

Bài 11: Tìm số tự nhiên x biết:

a) x + 257 = 981;
b) x – 546 = 35;
c) 721 – x = 615

Bài 12: Tính hợp lí:

a) 5. 11. 18 + 9. 31. 10 + 4. 29. 45;
b) 37. 39 + 78. 14 + 13. 85 + 52. 55.

Bài 13:

13.1: Một hình chữ nhật có chiều dài bằng 16cm; diện tích bằng a cm2. Tính chiều rộng của hình chữ nhật (là một số tự nhiên) nếu biết a là một số tự nhiên từ 220 đến 228.

13.2:

a) Viết các bình phương của hai mươi số tự nhiên đầu tiên thành một dãy theo thứ tự từ nhỏ đến lớn;

b) Viết các số sau thành bình phương của một số tự nhiên: 64; 100; 121; 169; 196; 289.

c) Viết gọn các tích sau bằng cách dùng lũy thừa: 2. 2. 2. 2. 2.2; 2. 3. 6. 6. 6 và 4. 4. 5. 5. 5.5

Bài 14: Tìm n, biết:

a) 5 4 = n

b) n 3 = 125

c) 11 n = 1331

Bài 15: Tính giá trị của biểu thức

a) 3.103 + 2.102 + 5.10

b) 35 - 2.1111 + 3.7.72

c) 5.43 + 2.3 - 81.2

Bài 16: Gọi P là tập hợp các số tự nhiên chẵn, lớn hơn 2 nhưng không lớn hơn 10.

a) Mô tả tập hợp P bằng hai cách;

b) Biểu diễn các phần tử của tập P trên cùng một tia số.

Bài 17: Lớp 6A có 42 học sinh. Trong đợt thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), học sinh nào trong lớp cũng được ít nhất một điểm 10. Hãy cho biết trong đợt thi đua đó, lớp 6A được tất cả bao nhiêu điểm 10, biết rằng trong lớp có 39 bạn được từ hai điểm 10 trở lên, 14 bạn được ba điểm 10 trở lên, 5 bạn được bốn điểm 10 và không ai được hơn bốn điểm 10.

Bài 18:

a) Tính S = 1 + 2 – 3 – 4 + 5 + 6 – 7 – 8 + 9 + 10 - … + 2 018 – 2 019 – 2 020 + 2 021

b) Trong một phép chia, số bị chia là 89, số dư là 12. Tìm số chia và thương.

4. Đề cương học kì 1 môn Toán 6 Trường Marie Curie

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm