Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 17 Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn KHTN (Có đáp án + Ma trận)
TOP 17 Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo, giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề thi cuối học kì 1 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình.
Với 17 Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 6, còn giúp các bạn học sinh dễ dàng tham khảo, luyện giải đề và so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Ngữ văn, Toán. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2024 - 2025
1. Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức
1.1. Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2024 – 2025
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
A. Trắc nghiệm
Câu 1. Khoa học tự nhiên là
A. một ngành của khoa học,nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.
B. một nhánh của khoa học,nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.
C. một thành tựu của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.
D. một ngành áp dụng công nghệ để chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho mọi lĩnh vực của đời sống con người.
Câu 2. Vật thể nhân tạo là
A. Cây cỏ.
B. Cái cầu.
C. Mặt trời.
D. Con sóc.
Câu 3. Tính chất vật lí của Oxygen ở điều kiện thường:
A. Oxygen ở thể lỏng, không màu,không mùi, không vị, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.
B. Oxygen ở thể rắn, không màu,không mùi, không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.
C. Oxygen ở thể khí, không màu,không mùi, không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.
D. Oxygen ở thể khí, không màu,không mùi, không vị, không tan trong nước và nặng hơn không khí.
Câu 4. Vật liệu nào sau đây được làm lốp xe, đệm?
A. Nhựa
B. Thủy tinh
C. Cao su
D. Kim loại
Câu 5. Dụng cụ dùng để đo độ dài là:
A. cân
B. thước mét
C. xi lanh
D. bình tràn
Câu 6. Dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng là:
A. ca đong và bình chia độ
B. bình tràn và bình chứa
C. bình tràn và ca đong
D. bình chứa và bình chia độ
Câu 7. Trên một gói kẹo có ghi 200g. Số đó chỉ:
A. Khối lượng của gói kẹo
B. Sức nặng của gói kẹo
C. hể tích của gói kẹo
D. Sức nặng và khối lượng của gói kẹo
Câu 8. Để xác định vận động viên chạy 100m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây?
A.Đồng hồ quả lắc.
B. Đồng hồ hẹn giờ.
C. Đồng hồ bấm giây.
D. Đồng hồ đeo tay.
Câu 9. Sử dụng kính lúp có thể phóng to ảnh lên tới?
A. 20 lần.
B. 200 lần.
C. 500 lần.
D. 1000 lần.
Câu 10. Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?
A. Con lật đật.
B. Chiếc bút chì.
C. Cây thước kẻ.
D. Quả dưa hấu.
Câu 11. Vai trò của nhân tế bào:
A. là thành phần có ở mọi tế bào, bao bọc tế bào.
B. tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
C. là vùng nằm giữa màng tế bào và chất tế bào, tham gia hấp thụ chất dinh dưỡng.
D. là nơi chứa vật chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.
Câu 12. Vi khuẩn có các đặc điểm nào sau đây?
A. Có cấu tạo đơn bào, sống độc lập hoặc thành cặp, nhóm.
B. Kích thước rất nhỏ bé, chưa có nhân hoàn chỉnh.
C. Có hình thái đa dạng: Hình que, hình cầu , hình xoắn...
D. Tất cả các phương án trên
Câu 13: Vi khuẩn trong sữa chua có tên là gì?
A. vi khuẩn lao.
B. vi khuẩn acetic.
C. vi khuẩn lactic.
D. vi khuẩn E. coli
Câu 14. Quan sát hình dưới đây và xác định cấu tạo của virus bằng cách lựa chọn đáp án đúng.
A. (1) Vỏ ngoài, (2) vỏ protein, (3) Phần lõi.
B. (1) Vỏ protein, (2) vỏ ngoài, (3) Phần lõi.
C. (1) Phần lõi, (2) Vỏ protein, (3) vỏ ngoài.
D.(1) Vỏ ngoài, (2) Phần lõi, (3) vỏ protein
Câu 15. Cho các đặc điểm sau:
(1) Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào.
(2) Mỗi loại tế bào thực hiện một chức năng khác nhau.
(3) Một tế bào có thể thực hiện được các chức năng của cơ thể sống.
(4) Cơ thể có cấu tạo phức tạp.
(5) Đa phần có kích thước cơ thể nhỏ bé.
Các đặc điểm nào không phải là đặc điểm của cơ thể đa bào?
A. (1), (3)
B. (2), (4)
C. (3), (5)
D. (1), (4)
Câu 16. Cây nào có khả năng cảm ứng?
A. Cây xà cừ.
B. Cây xoài.
C. cây xấu hổ.
D. Cây mít.
B. Tự luận
Câu 17 (1,5đ): Trong các vật liệu sau: nhựa, gỗ, thủy tinh, kim loại người ta dùng vật liệu nào để làm nồi xoong nấu thức ăn? Tại sao chọn vật liệu đó mà không dùng vật liệu khác?
Câu 18 (0,5đ): Hãy đổi những khối lượng sau đây ra kg.
a, 650g
b, 2,4 tạ
Câu 19 (1đ): Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực sau (biết 1cm ứng với 50N)
Câu 20 (1 điểm). Kể tên 4 bênh do virus gây ra ở người. Tại sao các bác sĩ thường khuyên chúng ta nên tiêm phòng vaccine và tăng cường sức đề kháng để vượt qua các bệnh do virus gây nên?
Câu 21 (2đ): Phân biệt tế bào động vật với tế bào thực vật?
1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6
Phần I. TNKQ (4,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đ/A | B | B | C | C | B | A | A | C | A | D | D | D | C | C | C | C |
Phần II: Tự luận: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm | ||||||||||
Câu 17 (1,5 điểm) | - Nồi xoong nấu thức ăn được chia làm 2 bộ phận chính: + Thân nồi (cần dẫn điện, dẫn nhiệt tốt): kim loại vì kim loại là vật liệu dẫn điện, dẫn nhiệt tốt => Giúp thức ăn mau chín + Quai cầm (cần cách điện, cách nhiệt): nhựa, gỗ vì nhựa, gỗ là vật liệu cách điện, dẫn nhiệt kém => Giúp ta bê xoong, nồi không bị bỏng, giật điện | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm | ||||||||||
Câu 18 (0,5 điểm) | a, 0,65 kg b, 240 kg | 0,25 điểm 0,25 điểm | ||||||||||
Câu 19 (1,0 điểm) | - Lực Fk có phương nghiêng góc 30 độ so với phương nằm ngang - Chiều từ trái qua phải và hướng lên, điểm đặt tại vật, độ lớn 150N. | 0,5 điểm 0,5 điểm | ||||||||||
Câu 20 (1,0 điểm) | - Các bệnh do virus gây ra như bệnh dại, HIV, đa số các bệnh cúm, bệnh đậu mùa… - Đối với các bệnh từ virus, không thể sử dụng thuốc kháng sinh mà phải dùng các loại thuốc kháng virus đặc trị. Tuy nhiên, cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ bản thân là tiêm phòng vaccine đẩy đủ và tập luyện đều đặn để tăng sức đề kháng giúp cơ thể tự vượt qua bệnh. | 0,5 điểm 0,5 điểm | ||||||||||
Câu 21 (2,0 điểm) |
| 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6
Chủ đề | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Tổng điểm(%) | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | ||
(Hóa)1. Mở đầu về KHTN(2tiết) | 1 | 1 | 0.25 | ||||||||
(Hóa)2. Chất quanh ta (10 tiết) | 2 | 2 | 0.5 | ||||||||
(Hóa)3.Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng; (4 tiết) | 1 | 1 | 1 | 1 | 1.75 | ||||||
(Lý)1. Mở đầu về KHTN(10tiết) | 4 | 1 | 1 | 4 | 1.5 | ||||||
(Lý)2. Lực trong đời sống(6tiết) | 1 | 1 | 1 | ||||||||
(Sinh)1. Mở đầu về KHTN(4tiết) | 1 | 1 | 0.25 | ||||||||
(Sinh)2. Tế bào (7 tiết) | 1 | 1 | 1 | 1 | 2.25 | ||||||
(Sinh)3.Từ tế bào đến cơ thể.(6 tiết) | 2 | 2 | 4 | 1 | |||||||
(Sinh)4. Đa dạng thế giới sống.(13 tiết) | 2 | 1 | 1 | 2 | 1,5 | ||||||
Tổng câu | 1 | 12 | 2 | 4 | 1 | 0 | 1 | 0 | 5 | 16 | 21 |
Tổng điểm | 1.0 | 3.0 | 2.0 | 1.0 | 2.0 | 0 | 1.0 | 0 | 6,0 | 4,0 | 10.0 |
% điểm số | 40% | 30% | 20% | 10% | 60% | 40% | 100% |
1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6
| Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu hỏi | Câu hỏi | |||
TL | TN | TL | TN | ||||
1. Hóa học (16 tiết) | |||||||
- (H1. Mở đầu về KHTN(2tiết (H)2. Chất quanh ta (10 tiết (Hóa)3.Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng; (4 tiết) | Nhận biết | – Nêu được khái niệm Khoa học tự nhiên. | 1 | C1 | |||
- Trình bày được vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống. | |||||||
- Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh...). | 1 | C2 | |||||
– Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học). | 1 | C3 | |||||
– Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc. | |||||||
– Nêu được một số tính chất của oxygen (trạng thái, màu sắc, tính tan, ...). | |||||||
– Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu. | |||||||
– Nêu được thành phần của không khí (oxygen, nitơ, carbon dioxide (cacbon đioxit), khí hiếm, hơi nước). | |||||||
–Nêu được cách sử dụng một số nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững. | 1 | C4 | |||||
Thông hiểu | – Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu. | ||||||
– Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống. | |||||||
– Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành. | |||||||
– Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn phòng thực hành. | |||||||
- Nhận ra được vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh trong thực tiễn. | 1 | C.17 | |||||
– Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất. | |||||||
- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất (rắn; lỏng; khí) thông qua quan sát. | |||||||
- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể (trạng thái): nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi. | |||||||
– Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất. | |||||||
– *Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên. | |||||||
– *Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm. | |||||||
- Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí. | |||||||
- *Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: + Một số vật liệu (kim loại, nhựa, gỗ, cao su, gốm, thuỷ tinh, ...); + Một số nguyên liệu (quặng, đá vôi, ...); | |||||||
Vận dụng cao | – Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất (tính cứng, khả năng bị ăn mòn, bị gỉ, chịu nhiệt, ...) của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng. – Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm. | ||||||
2. Vật lí (16 tiết) | |||||||
-1. Mở đầu về KHTN(10tiết -2. Lực trong đời sống(6tiết) | Nhận biết | – Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thông thường khi học tập môn Khoa học tự nhiên (các dụng cụ đo chiều dài, thể tích, ...). | |||||
– Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học. | |||||||
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài của một vật. | 2 | C5,6 | |||||
- Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được chiều dài trong một số trường hợp đơn giản. | |||||||
- Trình bày được được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được chiều dài trong một số trường hợp đơn giản. | |||||||
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng của một vật. | 1 | C7 | |||||
- Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được khối lượng trong một số trường hợp đơn giản. | |||||||
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian. | 1 | C8 | |||||
- Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được thời gian trong một số trường hợp đơn giản. | |||||||
- Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. | |||||||
- Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius. | |||||||
- Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ. | |||||||
- Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản. | |||||||
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thể tích. | |||||||
- Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được thể tích trong một số trường hợp đơn giản. | |||||||
- Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo. | |||||||
- Nêu được đơn vị lực đo lực. | |||||||
- Nhận biết được dụng cụ đo lục là lực kế. | |||||||
- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ. | |||||||
- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi hướng chuyển động. | |||||||
- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làmbiến dạng vật. | |||||||
- Lấy được ví dụ về lực tiếp xúc. | |||||||
- Lấy được vi dụ về lực không tiếp xúc. | |||||||
- Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực. | |||||||
Thông hiểu | - Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng. | ||||||
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng. | |||||||
- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được khối lượng trong một số trường hợp đơn giản. | 1 | C18 | |||||
- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được thời gian trong một số trường hợp đơn giản. | |||||||
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng. | |||||||
- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản. | |||||||
- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được thể tích trong một số trường hợp đơn giản. | |||||||
- Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy. | |||||||
- Biết cách sử dụng lực kế để đo lực (ước lượng độ lớn lực tác dụng lên vật, chọn lực kế thích hợp, tiến hành đúng thao tác đo, đọc giá trị của lực trên lực kế). | |||||||
- Chỉ ra được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. | |||||||
– Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc | |||||||
Vận dụng | - Xác định được giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước. | ||||||
- Dùng thước để chỉ ra một số thao tác sai khi đo chiều dài và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó. | |||||||
- Đo được chiều dài của một vật bằng thước (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số). | |||||||
- Xác định được giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của cân. | |||||||
- Đo được khối lượng của một vật bằng cân (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số). | |||||||
- Dùng cân để chỉ ra một số thao tác sai khi đo khối lượng và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó. | |||||||
- Đo được khối lượng của một vật bằng cân (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số). | |||||||
- Dùng đồng hồ để chỉ ra một số thao tác sai khi đo thời gian và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó. | |||||||
- Đo được thời gian bằng đồng hồ (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số). | |||||||
- Xác định được giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của mỗi loại nhiệt kế. | |||||||
- Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số). | |||||||
- Xác định được giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình chia độ. | |||||||
- Dùng bình chia độ để chỉ ra một số thao tác sai khi đo thể tích và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó. | |||||||
- Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số). | |||||||
- Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn (như hòn đá, đinh ốc...) | |||||||
- Biểu diễn được lực tác dụng lên 1 vật trong thực tế và chỉ ra tác dụng của lực trong trường hợp đó. | |||||||
Vận dụng cao | - Thiết kế được phương án đo đường kính của ống trụ (ống nước, vòi máy nước), đường kính các trục hay các viên bi,.. | ||||||
- Thiết lập được biểu thức quy đổi nhiệt độ từ thang nhiệt độ Celsius sang thang nhiệt độ Fahrenheit, Kelvin và ngược lại. | |||||||
- Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy. | 1 | C.19 | |||||
3. Sinh học (30 tiết) | |||||||
- Sinh) 1. Mở đầu về KHTN(4tiết) -2. Tế bào (7 tiết ) - 3.Từ tế bào đến cơ thể.(6 tiết) -4. Đa dạng thế giới sống.(13 tiết) | Nhận biết | – Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học. | 1 | C9 | |||
- Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào. | 1 | C10 | |||||
- Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào. | |||||||
- Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào. | |||||||
- Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh. | |||||||
– Nhận biết được sinh vật có hai cách gọi tên: tên địa phương và tên khoa học | |||||||
- Quan sát hình ảnh và mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của vi khuẩn ( Có cấu tạo đơn bào, sống độc lập hoặc thành cặp, nhóm; Kích thước rất nhỏ bé, chưa có nhân hoàn chỉnh; Có hình thái đa dạng: Hình que, hình cầu , hình xoắn...) -Cấu tạo virut | 1 1 | C12 C14 | |||||
- Dựa vào hình thái, nhận ra được sự đa dạng của vi khuẩn. | |||||||
- Nêu được một số bệnh do virus và vi khuẩn gây ra. | |||||||
Thông hiểu | - Trình bày được cấu tạo tế bào với 3 thành phần chính (màng tế bào, tế bào chất và nhân tế bào). | 1 | C15 | ||||
- Trình bày được chức năng của mỗi thành phần chính của tế bào (màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào). | 1 | C11 | |||||
- Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. | 1 | C16 | |||||
- Phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật; tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ thông qua quan sát hình ảnh. | 1 | C21 | |||||
- Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào (từ 1 tế bào -> 2 tế bào -> 4 tế bào... -> n tế bào). | |||||||
- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể (từ tế bào đến mô, từ mô đến cơ quan, từ cơ quan đến hệ cơ quan, từ hệ cơ quan đến cơ thể). Từ đó, nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy được các ví dụ minh hoạ. | |||||||
- Nhận biết được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào thông qua hình ảnh. Lấy được ví dụ minh hoạ (cơ thể đơn bào: vi khuẩn, tảo đơn bào, ...; cơ thể đa bào: thực vật, động vật,...). | |||||||
- Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống. | |||||||
- Dựa vào sơ đồ, phân biệt được các nhóm phân loại từ nhỏ tới lớn theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới. | |||||||
- Lấy được ví dụ chứng minh thế giới sống đa dạng về số lượng loài và đa dạng về môi trường sống. | |||||||
- Phân biệt được virus và vi khuẩn (chưa có cấu tạo tế bào và đã có cấu tạo tế bào). | 1 | C13 | |||||
- Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do virus và vi khuẩn gây ra. | |||||||
- Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do virus và vi khuẩn gây ra. | |||||||
Vận dụng | Thực hành quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính hiển vi quang học. | ||||||
- Thực hành: + Quan sát và vẽ được hình cơ thể đơn bào (tảo, trùng roi, ...); + Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh; + Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người. | |||||||
- Thông qua ví dụ nhận biết được cách xây dựng khoá lưỡng phân và thực hành xây dựng được khoá lưỡng phân với đối tượng sinh vật. | |||||||
- Thực hành quan sát và vẽ được hình vi khuẩn quan sát được dưới kính hiển vi quang học. - Vận dụng được hiểu biết về virus và vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ: vì sao thức ăn để lâu bị ôi thiu và không nên ăn thức ăn ôi thiu, …) | 1 | C20 |
2. Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều
2.1. Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6
PHÒNG GD & ĐT …….. TRƯỜNG THCS…….. | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025 |
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Trong xây dựng khóa lưỡng phân, để xác định được đặc điểm đặc trưng, người ta thường dựa vào
A. đặc điểm hình thái đặc trưng của từng loài
B. việc xác định cấu trúc gen của từng loài
C. Đặc tính sinh học của từng loài
D. Môi trường sống của từng loài.
Câu 2. Cho những ngành sau đây:
a. Rêu
b. Dương xỉ
c. Thực vật không hạt
d. Thực vật hạt trần
e. Thực vật hạt kín
Những ngành thuộc giới Thực vật là:
A. a, b, c và d
B. a, b, c và e
C. a, b, d và e
D. b, c, d và e
Câu 3. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?
A. Gây bệnh nấm da ở động vật.
B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
C. Gây bệnh viêm gan B ở người.
D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.
Câu 4. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn trong thực tiễn cuộc sống:
1. Vi khuẩn phân hủy các hợp chất hữu cơ như xác sinh vật thành chất vô cơ để cây sử dụng
2. Sử dụng vi khuẩn trong sản xuất sữa chua, nem chua, tôm chua,…
3. Sử dụng vi khuẩn trong sản xuất thuốc kháng sinh, vaccine và men tiêu hóa.
4. Sử dụng vi khuẩn trong sản xuất các loại mứt, kẹo
A.3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 5. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí của chất?
A. Nước vôi trong bị vẩn đục khi sục khí carbon dioxide.
B. Gỗ cháy thành than.
C. Dây xích xe đạp bị gỉ.
D. Hòa tan đường thành nước đường.
Câu 6. Cho biết các con đường lây truyền bệnh sau đây:
a) Qua đường hô hấp
b) Qua đường tiêu hóa
c) Qua quan hệ tình dục
d) Qua vật trung gian
e) Qua da
g) Truyền từ mẹ sang con
h) Qua các vật dùng chung
Có bao nhiêu con đường đã nêu ở trên mà virus có thể lây truyền bệnh:
A.4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 7. Một vật có khối lượng 5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang có hệ số ma sát của xe là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn của lực ma sát là gì?
A.1000 N
B. 10000 N
C. 100 N
D. 10 N.
Câu 8. Lực ma sát:
A. luôn có tác dụng cản trở chuyển động
B. luôn có tác dụng thúc đẩy chuyển động
C. có trường hợp cản trở chuyển động và có trường hợp thúc đẩy chuyển động
D. luôn có phương vuông góc với mặt tiếp xúc giữa hai vật
Câu 9. Vì sao trái cây để lâu ngoài không khí dễ sinh nấm mốc?
A. Do trái cây đã có sẵn mầm nấm mốc
B. Do người dùng không rửa sạch các loại trái cây
C. Do người dùng không đậy kín các loại trái cây
D. Do các loại trái cây có đủ độ ẩm và các chất dinh dưỡng
Câu 10. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?
A. Lực Trái Đất tác dụng lên cái cốc đặt trên bàn
B. Lực gió tác dụng lên cánh buồm
C. Lực chân đá vào quả bóng
D. Lực tay tác dụng để mở cánh cửa
Câu 11. Công cụ nào không hữu ích trong việc xác định các đặc điểm của sinh vật khi xây dựng khóa lưỡng phân?
A. Kính lúp cầm tay.
B. Kính viễn vọng.
C. Kính hiển vi.
D. Thước mét.
Câu 12. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng
B. Lực kế là dụng cụ đo trọng lượng
C. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng và khối lượng
D. Lực kế là dụng cụ để đo lực
Câu 13. Thuốc kháng sinh penicilin được sản xuất từ
A. nấm men.
B. nấm mốc.
C. nấm mộc nhĩ.
D. nấm độc đỏ.
Câu 14. Tại sao khi rụng khỏi cành cây thì quả táo luôn rơi xuống mặt đất?
A. Do lực đẩy
B. Do khối lượng
C. Do lực hút trái đất
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15. Trong các sinh vật dưới dây, sinh vật nào không phải là nguyên sinh vật?
A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4
Câu 16. Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi và các vùng ven biển?
1. Miền núi và các vùng ven biển có nhiều vùng lầy, cây cối rậm rạp... nên có nhiều muỗi Anôphen mang các mầm bệnh trùng sốt rét.
2. Miền núi và ven biển có khí hậu thuận lợi.
3. Miền núi và ven biển có nhiều ánh sáng.
A.1, 2, 3
B. 1, 2
C. 1, 3
D. 1
Câu 17. Đặc điểm cơ bản nào để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:
A. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên
B. Vật thể tự nhiên làm bằng chất, vật thể nhân tạo làm từ vật liệu
C. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra
D. Vật thể tự nhiên làm bằng các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo
Câu 18. Tất cả các trường hợp nào sau đây đâu là chất?
A. Đường mía, muối ăn, con dao.
B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhóm.
C. Nhôm, muối ăn, đường mía
D. Con dao, đôi đũa, muối ăn
Câu 19. Chất rắn vô định hình và chất rắn kết tinh:
A. Khác nhau ở chỗ chất rắn kết tinh có cấu tạo từ những kết cấu rắn có dạng hình học xác định, còn chất rắn vô định hình thì không.
B. Giống nhau ở điểm là cả hai loại chất rắn đều có nhiệt độ nóng chảy xác định
C. Chất rắn kết tinh đơn tinh thể có tính đẳng hướng như chất rắn vô định hình
D. Giống nhau ở điểm cả hai đều có hình dạng xác định
Câu 20. Cho các quá trình sau:
a) Đốt củi lấy nhiệt
b) Đốt xăng để lấy động cơ
c) Làm mối thủ công bằng cách phơi nước biển trên ruộng muối
d) Xay cây làm dăm gỗ
e) Nấu cơm
Các quá trình làm biến đổi chất và thể hiện tính chất hóa học của chất là:
A.a, b, c, d, e
B. a, b, c, d
C. b, c, d, e
D. a, b, e
PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm): Mỗi trường hợp sau diễn ra quá trình chuyển thể nào?
a) Đun cháy một mẩu nến.
b) Sương đọng trên lá cây.
c) Bỏ nước vào ngăn đá tủ lạnh
Câu 2. (1,5 điểm)
a) Trình bày vai trò của nấm?
b) Trong các loại nấm, có một loại nấm có thể “dự báo thời tiết”, vậy loại nấm đó tên là gì và tại sao lại được gọi như vậy?
Câu 3. (1,0 điểm): Xây dựng khóa lưỡng phân với ba loài nguyên sinh sau: trùng roi, trùng biến hình, trùng giày.
Câu 4. (2,0 điểm):
a) Em hãy cho biết trong các hiện tượng sau đây, ma sát có lợi hay có hại, giải thích:
a1. Khi đi trên sàn nhẵn mới lau ướt dễ bị ngã
a2. Bảng trơn, viết phấn không rõ chữ.
b) Em hãy tìm hiểu và giải thích tại sao trong trục máy thường gắn các vòng bi?
2.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
- Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm.
1A | 2C | 3C | 4A | 5D | 6D | 7B | 8C | 9D | 10Â |
11B | 12D | 13B | 14C | 15D | 16D | 17C | 18C | 19A | 20D |
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm | |||||||||||||
Câu 1 (1,5 điểm) | a. Nóng chảy b. Ngưng tụ c. Đông đặc | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm | |||||||||||||
Câu 2 (1,5 điểm) | a. Vai trò của nấm: - Tham gia quá trình phân hủy chất thải và xác động vật, thực vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh, làm sạch môi trường. - Nấm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn, sử dụng nấm làm thuốc. - Trong công nghiệp sử dụng nấm men để sản xuất bánh mì, bia, rượu… nấm mốc dùng để sản xuất tương… b. Loại nấm đó tên là nấm báo mưa. Nó được gọi như vậy vì nó chỉ xuất hiện vào mùa mưa, khi không khí rất ẩm, đầy hơi nước. Do đó, nếu thấy nấm này xuất hiện thì ta biết là trời sắp mưa. | 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,75 điểm | |||||||||||||
Câu 3 (1,0 điểm) |
| 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm | |||||||||||||
Câu 4 (2,0 điểm) | a) a1. Lực ma sát trong trường hợp này là có lợi. Vì sàn mới lau trơn, do đó khi đi trên sàn mới lau thì ma sát nghỉ giữa bàn chân với đá hoa nhỏ, làm người dễ trượt ngã. a2. Lực ma sát trong trường hợp này lực ma sát có lợi Vì bảng trơn thì phấn dễ trượt trên bảng, nên lượng phấn bám vào bảng không hiểu, nên khi viết không rõ chữ. b) Vì khi bi bị ma sát với vòng ngoài, ổ bi sẽ lấy hết lực ma sát và khi vòng ổ bi lăn nó sẽ giúp bi lăn theo nên sẽ giảm độ ma sát giúp ổ bi dễ dàng di chuyển. | 0,5 điểm 0,5 điểm 1,0 điểm |
2.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6
CẤP ĐỘ Chủ đề | TÊN BÀI HỌC | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU | VẬN DỤNG | VẬN DỤNG CAO | TỔNG CỘNG | |||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
Phần sinh học | |||||||||||
Đa dạng thế giới sống
| Khóa lưỡng phân | 2 | 1 | 1 (1,0đ) | 4 1,6 điểm 16% | ||||||
Virus và Vi khuẩn | 1 | 2 | 3 câu 0,6 điểm 6% | ||||||||
Đa dạng nguyên sinh vật – Nấm | 2 | 0,5 (0,75đ) | 1 | 1 | 0,5 (0,75đ) | 5 câu 2,3 điểm 23% | |||||
Phần hóa học | |||||||||||
Chủ đề 3. Các thể của chất | Sự đa dạng của chất | 1 | 1 | 1 | 3 câu 0,6 điểm 6% | ||||||
Tính chất và sự chuyển thể của chất | 1 | 1 (1,5đ) | 1 | 3 câu 1,9 điểm 19% | |||||||
Phần vật lý | |||||||||||
Phần 4. Năng lượng và sự biến đổi | Năng lực và sự biến đổi | 1 | 1 câu 0,2 điểm 2% | ||||||||
Lực và tác dụng của lực – lực tiếp xúc và không tiếp xúc | 1 | 1 câu 0,2 điểm 2% | |||||||||
Lực ma sát – lực hấp dẫn | 1 | 1 | 0,5 (1,0đ) | 1 | 0,5 (1,0đ) | 4 câu 2,6 điểm 26% | |||||
Tổng số câu: 24 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 8,5 câu 2,35 điểm 23,5% | 7,5 câu 3,7 điểm 37% | 6,5 câu 3,0 điểm 30% |
3. Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo
3.1. Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6
I. Trắc nghiệm khách quan
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1. Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên?
A. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của động vật.
B. Nghiên cứu sự lên xuống của thuỷ triều.
C. Nghiên cứu sự khác nhau giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung Quốc.
D. Nghiên cứu cách thức sản xuất phân bón hoá học.
Câu 2. Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?
A. Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
B. Làm theo các thí nghiệm xem trên Internet.
C. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm với hoá chất.
D. Rửa sạch tay sau khi làm thí nghiệm.
Câu 3. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là
A. sự ngưng tụ.
B. sự bay hơi.
C. sự đông đặc.
D. sự nóng chảy.
Câu 4. Oxygen có tính chất nào sau đây?
A. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khi, không duy trị sự cháy.
B. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
C. Ở điều kiện thường oxygen là khi không máu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
D. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
Câu 5. Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?
A. Hỗn hợp nước đường.
B. Hỗn hợp nước muối.
C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.
D. Hỗn hợp nước và rượu.
Câu 6. Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù?
A. Nước đường
B. Nước phù sa.
C. Nước chè.
D. sốt mayonnaise
Câu 7. Tế bào là
A. đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các cơ thể sống.
B. đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các vật thể.
C. đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các nguyên liệu.
D. đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các vật liệu.
Câu 8. Trong các loại tế bào, tế bào nào có kích thước lớn nhất?
A. Tế bào thần kinh.
B. Tế bào gan.
C. Tế bào cơ.
D. Tế bào hồng cầu.
Câu 9. Tế bào có 3 thành phần cơ bản là
A. Màng tế bào, ti thể, nhân
B. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể
C. Màng tế bào, chất tế bào, nhân
D. Chất tế bào, lục lạp, nhân
Câu 10. Các loại mô cấu tạo nên lá cây (hình vẽ). Hãy cho biết lá cây không được được cấu tạo từ loại mô nào dưới đây?
A. Mô cơ bản.
B. Mô dẫn.
D. Mô biểu bì.
D. Mô cơ.
Câu 11. Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là:
A. tế bào.
B. mô
C. cơ quan.
D. hệ cơ quan.
Câu 12. Dựa vào sơ đồ mối quan hệ: cơ quan - cơ thể thực vật (hình vẽ) cho biết hệ cơ quan cấu tạo nên cây đậu Hà Lan.
A. Hệ thân, hệ chồi và hệ rễ
B. Hệ chồi và hệ rễ.
C. Hệ chồi và hệ thân
D. Hệ rễ và hệ thân
Câu 13. Miền Bắc nước ta gọi đây là quả roi đỏ, miền Nam gọi đây là quả mận. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài?
A. Tên khoa học
B. Tên địa phương
C. Tên dân gian
D. Tên phổ thông
Câu 14. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về virus?
A. Chỉ trong tế bào chủ, virus mới hoạt động như một thể sống.
B. Là dạng sống đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào.
C. Kích thước của virus vô cùng nhỏ, chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi điện tử.
D. Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virus vẫn hoạt động bình thường.
Câu 15. Bệnh nào sau đây không phải do vi khuẩn gây nên?
A. Bệnh kiết lị.
B. Bệnh tiêu chảy.
C. Bệnh vàng da.
D. Bệnh thuỷ đậu.
Câu 16. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn?
A. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
C. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
II. Tự luận
Câu 17. (0,75 điểm): Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hồ nào? Giải thích sự lựa chọn của em?
Câu 18. (0,75 điểm): Khẩu phần ăn có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ và sự phát triển của cơ thể con người. Hãy cho biết:
a. Khẩu phần ăn đầy đủ phải bao gồm những chất dinh dưỡng nào.
b. Để xây dựng khẩu phần ăn hợp lí, ta cần dựa vào những căn cứ nào.
Câu 19. (1,0 điểm): Em hãy trình bày phương pháp để tách muối ra khỏi hỗn hợp muối ăn và bột gỗ.
Câu 20. (1,5 điểm):
a. Chỉ ra điểm khác biệt giữa tế bào thực vật và tế bào động vật?
b. Ý nghĩa sự lớn lên và sinh sản của tế bào đối với sinh vật?
Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật, giúp thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc tế bào chết ở sinh vật.
c. Tính số tế bào con được tạo ra khi 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia ba lần?
Câu 21. (0,75 điểm): Cho hình ảnh cây lạc.
a. Xác định các hệ cơ quan của cây lạc.
b. Theo em, gọi củ lạc là đúng hay sai? Giải thích.
Câu 22. (1,25 điểm): Vì sao thức ăn để lâu bị ôi thiu? Đề xuất cách bảo quản thức ăn không bị ôi thiu đơn giản?
3.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6
I. Trắc nghiệm: 4,0 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | C | B | A | B | C | B | A | A | C | D | C | B | A | D | D | A |
II. Tự luận: 6,0 điểm
Đáp án | Điểm |
Câu 17. (0,75 điểm) Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hồ bấm giây Vì Khoảng thời gian đi bộ từ cổng trường vào lớp học khá ngắn |
0,25 0,5 |
Câu 18. (0,75 điểm) a. Khẩu phần ăn đầy đủ phải có đủ các chất dinh dưỡng: protein, lipid, Carbohydrate, vitamin và chất khoáng. b. Khẩu phần ăn hợp lí là khẩu phần ăn: - Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với từng đối tượng. - Đảm bảo đủ các thành phần dinh dưỡng hữu cơ, vitamin, muối khoáng. - Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho như cầu của cơ thể. |
0,25 điểm Trả lời đúng 2/3 ý được 0,5 điểm |
Câu 19. (1,0 điểm) - Cho hỗn hợp muối và bột gỗ vào nước khuấy đều đến khi muối tan được hỗn hợp muối, nước và bột gỗ. - Lọc hỗn hợp trên phễu có giấy lọc thu được phần nước lọc trong suốt không màu (nước muối). - Bột gỗ không tan được giữ lại trên giấy lọc. - Đun nóng phần nước lọc cho đến khi nước bay hơi hết thu được muối kết tinh. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
Câu 20. (1,5 điểm) a. Khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật: - Tế bào thực vật: Màng có chứa xenlulozo, trong tế bào chất có chứa lục lạp. - Tế bào động vật: Màng không có xenlulozo, không có diệp lục. b. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật, giúp thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc tế bào chết ở sinh vật. c. Số tế bào con được tạo ra khi 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia 3 lần: 1. 2 3 = 8 tế bào |
0,25 0,25 0,5 0,5 |
Câu 21. (0,75 điểm) a. - Hệ rễ: rễ; - Hệ chồi: lá, thân, hoa. b. Gọi “củ lạc" là chưa chính xác, gọi “quả lạc” là đúng. Thực chất “quả lạc” do hoa biến đổi thành nhưng vì nó nằm dưới mặt đất nên dễ nhầm là củ, vì thế “củ lạc” (theo cách gọi dân gian) chính là “quả lạc”. |
0,25 0,25 0,25
|
Câu 22. (1,25 điểm) - Thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu vì bị vi khuẩn xâm nhập vào. Do vi khuẩn có lối sống hoại sinh nên phân hủy các chất có trong thức ăn làm ôi thiu, thối rữa. - Cách bảo quản: + Hâm nóng thức ăn sau khi đã dùng + Bảo quản trong môi trường lạnh, ngăn tủ mát. + Phơi khô, ướp muối… |
0,5
0,25 0,25 0,25 |
3.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6
Chủ đề | MỨC ĐỘ | Tổng số ý/câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
1. Mở đầu (7 tiết) | 2 |
|
|
| 2 | 0,50 | |||||
2. Các phép đo (10 tiết) |
| 1 |
|
|
| 1 | 0,75 | ||||
3. Các thể (trạng thái) của chất. (4 tiết) | 1 |
|
|
| 1 | 0,25 | |||||
4. Oxygen (oxi) và không khí (3 tiết) | 1 |
|
|
| 1 | 0,25 | |||||
5. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng (8 tiết) |
| 1 |
|
|
| 1 | 0,75 | ||||
6. Chất tinh khiết, hỗn hợp, dung dịch. Tách chất ra khỏi hỗn hợp (6 tiết) | 2 |
|
| 1 |
| 1 | 2 | 1,5 | |||
7. Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống (9 tiết) | 1/3 | 2 | 2/3 | 1 |
|
| 1 | 3 | 2,25 | ||
8. Từ tế bào đến cơ thể (7 tiết) | 3 |
| 1 |
|
| 1 | 3 | 1,5 | |||
9. Đa dạng thế giới sống (Virus và vi khuẩn) (10 tiết) | 3 | 1 | 1 |
|
|
| 1 | 4 | 2,25 | ||
Số đơn vị kiến thức | 1/3 | 14 | 2;2/3 | 2 | 2 | 0 | 1 | 0 | 6 | 16 | 10,00 |
Điểm số | 0,5 | 3,5 | 2,5 | 0,5 | 2,0 | 0 | 1,0 | 0 | 6,0 | 4,0 | 10 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm | 3,0 điểm | 2,0 điểm | 1,0 điểm | 10 điểm | 10 điểm |
3.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6
| Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (Số ý) | TN (Số câu) | TL (Số ý) | TN (Số câu) | |||
1. Mở đầu (7 tiết) |
| 2 | ||||
- Giới thiệu về Khoa học tự nhiên. Các lĩnh vực chủ yếu của Khoa học tự nhiên - Giới thiệu một số dụng cụ đo và quy tắc an toàn trong | Nhận biết | – Nêu được khái niệm Khoa học tự nhiên. |
| 1 | C1 | |
- Trình bày được vai trò KHTN trong cuộc sống |
|
| ||||
– Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành. |
| 1 | C2 | |||
– Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thông thường khi học tập môn Khoa học tự nhiên, các dụng cụ: đo chiều dài, đo thể tích, kính lúp, kính hiển vi,...). |
| |||||
– Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học. |
| |||||
Thông hiểu
| – Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu. |
|
| |||
– Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống. |
| |||||
Vận dụng bậc thấp
| – |
|
| |||
– Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành. |
|
| ||||
– Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn phòng thực hành. |
|
| ||||
| 2. Các phép đo (10 tiết) | 1 |
| |||
- Đo chiều dài, khối lượng - Thang nhiệt độ Celsius, đo nhiệt độ | Nhận biết | - Nêu được cách đo chiều dài, khối lượng, thời gian. |
|
| ||
- Nêu được đơn vị đo chiều dài, khối lượng, thời gian. |
| |||||
- Nêu được dụng cụ thường dùng để đo chiều dài, khối lượng, thời gian. |
| |||||
– Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. |
| |||||
– Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius. |
| |||||
– Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ. |
| |||||
Thông hiểu | - Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng (chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ) |
|
| |||
– Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo. |
|
| ||||
- Ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian, nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản. | 1 |
| C17 | |||
Vận dụng | - Dùng thước (cân, đồng hồ) để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó. |
|
| |||
– Thực hiện đúng thao tác để đo được chiều dài (khối lượng, thời gian, nhiệt độ) bằng thước (cân đồng hồ, đồng hồ, nhiệt kế) (không yêu cầu tìm sai số). |
| |||||
Vận dụng bậc cao | - Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về chiều dài (khối lượng, thời gian, nhiệt độ) khi quan sát một số hiện tượng trong thực tế ngoài ví dụ trong sách giáo khoa. |
|
| |||
- Thiết kế được phương án đo đường kính của ống trụ( ống nước, vòi máy nước)đường kính các trục, hay các viên bi |
|
| ||||
- Thiết lập được biểu thức quy đổi nhiệt độ từ thang nhiệt độ Celsius sang thang nhiệt độ Fahrenheit, Kelvin và ngược lại |
|
| ||||
3. Các thể (trạng thái) của chất (4 tiết) |
| 1 | ||||
– Sự đa dạng của chất – Ba thể (trạng thái) cơ bản của – Sự chuyển đổi thể (trạng thái) của chất | Nhận biết | - Nêu được chất có ở xung quanh chúng ta. |
|
| ||
- Nêu được chất có trong các vật thể tự nhiên. |
|
| ||||
- Nêu được chất có trong các vật thể nhân tạo. |
|
| ||||
- Nêu được chất có trong các vật vô sinh. |
|
| ||||
- Nêu được chất có trong các vật hữu sinh. |
|
| ||||
- Nêu được khái niệm về sự nóng chảy |
|
| ||||
- Nêu được khái niệm về sự sự sôi. |
|
| ||||
- Nêu được khái niệm về sự sự bay hơi. |
| |||||
- Nêu được khái niệm về sự ngưng tụ. |
| 1 | C3 | |||
- Nêu được khái niệm về sự đông đặc. |
|
| ||||
-Trình bày được quá trình diễn ra sự nóng chảy. |
|
| ||||
- Trình bày được quá trình diễn ra sự đông đặc. |
|
| ||||
- Trình bày được quá trình diễn ra sự bay hơi. |
|
| ||||
- Trình bày được quá trình diễn ra sự ngưng tụ. |
|
| ||||
- Trình bày được quá trình diễn ra sự sôi. |
|
| ||||
Thông hiểu | - Phân biệt chất vật lí, tính chất hoá học của chất qua ví dụ. |
|
| |||
- Từ đặc điểm cơ bản 3 thể của chất, đưa ra được ví dụ cụ thể hoặc ngược lại. |
|
| ||||
- So sánh được khoảng cách giữa các phân tử ở ba trạng thái rắn, lỏng và khí. |
|
| ||||
Vận dụng | - Lấy ví dụ trong cuộc sống tương ứng với mỗi quá trình chuyển thể: nóng chảy, bay hơi, đông đặc, sôi, ngưng tụ. |
|
| |||
- Nêu tính chất hóa học của một số chất trong cuộc sống |
|
| ||||
- Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất. |
|
| ||||
| Vận dụng cao | - Dự đoán được tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhiệt độ, mặt thoáng chất lỏng và gió. |
|
| ||
- Thiết kế được thí nghiệm đơn giản về sự chuyển trạng thái từ thể rắn sang thể lỏng của chất và ngược lại. |
|
| ||||
- Thiết kế được thí nghiệm đơn giản về sự chuyển trạng thái từ thể lỏng sang thể khí. |
|
| ||||
4. Oxygen (oxi) và không khí (3 tiết) |
| 1 | ||||
Nhận biết | – Nêu được một số tính chất của oxygen (trạng thái, màu sắc, tính tan, ...). |
| 1 | C4 | ||
– Nêu được thành phần của không khí (oxygen, nitơ, carbon dioxide (cacbon đioxit), khí hiếm, hơi nước). |
|
| ||||
Thông hiểu | – Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên. |
|
| |||
– Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí. |
|
| ||||
Vận dụng | – Trình bày được cách tiến hành thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí. |
|
| |||
– Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm. |
|
| ||||
Vận dụng cao | - Đưa ra được biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí. |
|
| |||
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí. |
|
| ||||
5. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng (8 tiết) | 1 |
| ||||
– Một số vật liệu – Một số nhiên liệu – Một số nguyên liệu – Một số lương thực – thực phẩm
| Nhận biết | – Nêu được cách sử dụng một số nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững. |
|
| ||
Thông hiểu | – Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như kim loại, nhựa, gỗ, cao su, gốm, thuỷ tinh,... |
|
| |||
– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: than, gas, xăng dầu, ... |
|
| ||||
– Trình bày được sơ lược về an ninh năng lượng. |
|
| ||||
– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: quặng, đá vôi, ... |
|
| ||||
– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực – thực phẩm trong cuộc sống. | 1 | C18 | ||||
Vận dụng | - Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất (tính cứng, khả năng bị ăn mòn, bị gỉ, chịu nhiệt, ...) của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng. |
|
| |||
- Biết cách sử dụng một số vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững |
|
| ||||
- Nêu được cách sử dụng của một số nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững; Phân biệt được năng lượng tái tạo và không tái tạo, để từ đó thấy được vấn đề an ninh năng lượng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia và trên thế giới |
|
| ||||
- Biết cách sử dụng một số nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững |
|
| ||||
- Biết cách sử dụng một số lương thực – thực phẩm an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững |
|
| ||||
Vận dụng cao | Đưa ra được cách sử dụng một số nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững. |
|
| |||
6. Chất tinh khiết, hỗn hợp, dung dịch. Tách chất ra khỏi hỗn hợp (6 tiết) | 1 | 2 | ||||
Nhận biết | – Nêu được khái niệm hỗn hợp. |
|
| |||
– Nêu được khái niệm chất tinh khiết. |
|
| ||||
– Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch. |
| |||||
– Nhận ra được một số các chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước. |
|
| ||||
Thông hiểu | - Phân biệt được dung môi và dung dịch. |
|
| |||
– Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất. |
|
| ||||
– Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương. |
|
| ||||
– Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước. |
| 2 | C5,C6 | |||
– Trình bày được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó. |
|
| ||||
Vận dụng | – Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi là gì. |
|
| |||
– Thực hiện được thí nghiệm để biết dung dịch là gì. |
|
| ||||
- Từ 1 số hiện tượng trong thực tiễn, phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương. |
|
| ||||
– Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn. |
|
| ||||
Vận dụng cao | – Thiết kế được thí nghiệm đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp lọc |
|
| |||
– Thiết kế được thí nghiệm đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp cô cạn. |
|
| ||||
– Thiết kế được thí nghiệm đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp lọc, cô cạn. | 1 |
| C19 | |||
– Thiết kế được thí nghiệm đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp chiết. |
|
| ||||
- Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn. |
|
| ||||
| 6. Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống (9 tiết) | 1 | 3 | |||
– Khái niệm tế bào – Hình dạng và kích thước tế bào – Cấu tạo và chức năng tế bào – Sự lớn lên và sinh sản của tế bào – Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống | Nhận biết |
|
| |||
- Nêu được khái niệm tế bào. |
| 1 | C7 | |||
- Nêu được chức năng của tế bào. |
|
| ||||
- Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào. |
| 1 | C8 | |||
- Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. |
|
| ||||
- Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh. |
| |||||
- Thông qua quan sát hình ảnh phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật. | 1/3 |
| C20a | |||
- Thông qua quan sát hình ảnh phân biệt được tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ. |
|
| ||||
Thông hiểu |
|
| ||||
– Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng ba thành phần chính: màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào. |
| 1 | C9 | |||
– Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào. | 1/3 |
| C20b | |||
– Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào (từ 1 tế bào → 2 tế bào → 4 tế bào... → n tế bào). | 1/3 | C20c | ||||
Vận dụng bậc thấp |
|
| ||||
– Thông qua quan sát hình ảnh phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật, tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ. |
|
| ||||
- Thực hành quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính hiển vi quang học. |
|
| ||||
| 7. Từ tế bào đến cơ thể (7 tiết) | 1 | 3 | |||
– Từ tế bào đến mô – Từ mô đến cơ quan – Từ cơ quan đến hệ cơ quan – Từ hệ cơ quan đến cơ thể | Thông hiểu |
|
|
| ||
- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên mô. |
| 1 | C10 | |||
- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên cơ quan. |
| 1 | C11 | |||
- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên hệ cơ quan. |
| |||||
- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên cơ thể. | 1 | 1 | C21 | C12 | ||
Vận dụng bậc thấp |
|
|
| |||
- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên mô. Từ đó, nêu được khái niệm mô. |
| |||||
- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên cơ quan. Từ đó, nêu được khái niệm cơ quan. |
| |||||
- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên hệ cơ quan. Từ đó, nêu được khái niệm hệ cơ quan. |
| |||||
- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên cơ thể. Từ đó, nêu được khái niệm cơ thể. |
| |||||
Vận dụng bậc cao | Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể (từ tế bào đến mô, từ mô đến cơ quan, từ cơ quan đến hệ cơ quan, từ hệ cơ quan đến cơ thể). Lấy được các ví dụ minh hoạ trong thực tế. |
| ||||
| 8. Đa dạng thế giới sống - Virus và vi khuẩn (10 tiết) | 1 | 4 | |||
- | Nhận biết |
|
|
| ||
– Nhận biết được sinh vật có hai cách gọi tên: tên địa phương và tên khoa học. |
| 1 | C13 | |||
- Quan sát hình ảnh và mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus (gồm vật chất di truyền và lớp vỏ protein) và vi khuẩn. |
| 1 | C14 | |||
- Dựa vào hình thái, nhận ra được sự đa dạng của vi khuẩn. |
| |||||
- Nêu được một số bệnh do virus và vi khuẩn gây ra. |
| 1 | C15 | |||
Thông hiểu
|
|
| ||||
- Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống. |
| |||||
- Nêu vai trò và ứng dụng của virus và vi khuẩn trong thực tiễn |
| 1 | C16 | |||
- Dựa vào sơ đồ, phân biệt được các nhóm phân loại từ nhỏ tới lớn theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới. |
| |||||
- Lấy được ví dụ chứng minh thế giới sống đa dạng về số lượng loài và đa dạng về môi trường sống. |
|
| ||||
- Phân biệt được virus và vi khuẩn (chưa có cấu tạo tế bào và đã có cấu tạo tế bào). |
|
| ||||
- Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do virus và vi khuẩn gây ra. |
|
| ||||
- Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do virus và vi khuẩn gây ra. |
|
| ||||
Vận dụng bậc thấp |
|
|
| |||
– Thông qua ví dụ nhận biết được cách xây dựng khoá lưỡng phân và thực hành xây dựng được khoá lưỡng phân với đối tượng sinh vật. |
|
| ||||
– Dựa vào sơ đồ, nhận biết được năm giới sinh vật. Lấy được ví dụ minh họa cho mỗi giới. |
|
| ||||
| - Vận dụng được hiểu biết về virus và vi khuẩn để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn. | 1 |
| C22 |
.........
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Link Download chính thức:
- Dio the worldThích · Phản hồi · 5 · 23/12/20
- Phát NguyễnThích · Phản hồi · 4 · 23/12/20
- Phương 88 NguyễnThích · Phản hồi · 2 · 04/01/23