Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 6 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn KHTN 6 (Có đáp án + Ma trận)

Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 gồm 6 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật thành thạo.

Với 6 Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 6 CTST, còn giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề kiểm tra cuối học kì 1 năm 2023 - 2024 cho học sinh theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Toán, Công nghệ 6. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

1. Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 1

1.1. Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK I. NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN KHTN, LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút

I. TRẮC NGIỆM (4,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?

A. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bàn bè trong lớp.
B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất.
C. Mang đồ ăn vào phòng thực hành.
D. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.

Câu 2: Tấm kính dùng làm kính lúp

A. có phần rìa dày hơn phần giữa.
B. có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
C. lồi hoặc lõm.
D. có hai mặt phẳng.

Câu 3. Nhóm nào sau đây đều là chất?

A. Đường mía, muối ăn, con dao.
B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm.
C. Nhôm, muối ăn, đường mía.
D. Con dao, đôi đũa, muối ăn.

Câu 4. Quá trình nào sau đây cần oxygen?

A. Hô hấp.
B. Quang hợp.
C. Hoà tan.
D. Nóng chảy.

Câu 5: Thép dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu, cống được sản suất từ loại nguyên liệu nào sau đây?

A. Quặng bauxite.
B. Quặng đồng.
C. Quặng chứa phosphorus.
D. Quặng sắt.

Câu 6: Cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả, tiết kiệm?

A. Điều chỉnh bếp gas nhỏ lửa nhất.
B. Đập than vừa nhỏ, chẻ nhỏ củi.
C. Dùng quạt thổi vào bếp củi khi đang cháy.
D. Cho nhiều than, củi vào trong bếp.

Câu 7: Ví dụ nào sau đây không phải là hỗn hợp?

A. Nước cất.
B. Nước suối.
C. Nước mưa.
D. Nước biển.

Câu 8: Chất tinh khiết là

A. chất không lẫn chất nào khác.
B. chất có lẫn 1 chất khác.
C. chất có lẫn 2 chất khác.
D. chất có lẫn 3 chất khác.

Câu 9. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào

A. tính chất của chất.
B. thể của chất.
C. mùi vị của chất.
D. số chất tạo nên.

Câu 10. Ví dụ nào sau đây là hỗn hợp?

A. dây đồng.
B. dây nhôm.
C. nước biển.
D. Vòng bạc.

Câu 11. Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không sử dụng phương pháp nào dưới đây?

A. Nghiền nhỏ muối ăn.
B. Đun nóng nước.
C. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều.
D. Bỏ thêm đá lạnh vào.

Câu 12: Tế bào thực vật gồm những thành phần chính như sau:

A. Nhân, không bào, lục lạp.
B. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân.
C. Vách tế bào, chất tế bào, nhân, không bào.
D. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân, lục lạp.

Câu 13: Màng sinh chất có chức năng

A. bao bọc ngoài chất tế bào.
B. làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
C. điều khiển hoạt động sống của tế bào.
D. chứa dịch tế bào.

Câu 14. Các tế bào vảy hành thường có hình lục giác, thành phần nào của chúng đã quy định điều đó?

A.Không bào.
B. Nhân.
C. Vách tế bào.
D. Màng sinh chất.

Câu 15: Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra?

A. Viêm gan B, AIDS, sởi.
B. Tả, sởi, viêm gan A.
C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B.
D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da.

Câu 16: Bệnh nào sau đây không phải bệnh do vi khuẩn gây nên?

A. Bệnh kiết lị.
B. Bệnh tiêu chảy.
C. Bệnh vàng da.
D. Bệnh đậu mùa.

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1: (1,5 điểm). Trình bày chức năng các thành phần chính của tế bào?

Câu 2: (1,5 điểm).

a. Quan sát hình ảnh, hãy cho biết sinh vật được chia thành mấy giới?

b. Lấy ví dụ minh họa cho mỗi giới.

Câu 2

Câu 3: (2,0 điểm).

a. Quan sát hình ảnh và cho biết mối quan hệ từ tế bào đến mô ?

Câu 3

b. Qua hình ảnh dưới đây hãy cho biết lá cây được cấu tạo từ những loại mô nào? Mô và cơ quan có mối liên hệ với nhau như thế nào?

Câu 3

Câu 4: (1,0 điểm). Trình bày cách đổi 50oC sang độ F một cách chính xác và nhanh chóng theo công thức chúng ta làm như thế nào?

1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

I. Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

B

C

A

D

B

A

A

D

C

D

B

A

C

A

D

II. Tự luận

Câu

Nội dung

Điểm

1

(1,5đ)

- Màng tế bào: tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.

- Tế bào chất: là nơi xảy ra của các hoạt động trao đổi chất (hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng, tạo ra các chất để tăng trưởng, …)

- Nhân: nơi chứa vật chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.

0,5

0,5

0,5

2

(1,5đ)

a. Sinh vật được chia thành 5 giới: Giới khởi sinh, nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.

Mỗi giới 0,1

b. Lấy ví dụ cho mỗi giới:

- Giới Khởi sinh: vi khuẩn E.coli,...

- Giới nguyên sinh: tảo, nấm nhầy, trùng roi,...

- Giới nấm: nấm men, nấm sợi, nấm mốc

- Giới thực vật: cỏ, hoa, lúa, rêu...

- Giới động vật: gấu, cá, chim, khỉ,...

Mỗi giới 0,2

3

(2đ)

a. Mối quan hệ từ tế bào đến mô: các tế bào thực hiện cùng một chức năng tập hợp lại thành một nhóm tạo thành mô.

1

b

- Lá cây được tạo nên từ những loại mô sau: mô biểu bì, mô giậu, mô mềm, mô dẫn.

- Mối liên hệ giữa mô và cơ quan: cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể.

0,5

0,5

4

(1,0đ)

Công thức đổi từ Celsus sang Fahrenheit: °F = 9/5C+32

Bước 1: Chia 9/5 = 1.8
Bước 2: Nhân với 50 (giá trị nhiệt độ C). 1.8 x 50 = 90
Bước 3: Lấy kết quả 90 + 32 = 122

Như vậy: 50oC bằng 122 độ F

0,25

0,25

0,25

0,25

1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Số câu trắc nghiêm/ý tự luận

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

Chủ đề 1: Mở đầu (7 tiết)

2

2

0,5

Chủ đề 2: Các phép đo (10 tiết)

1

1

1,0

Chủ đề 3: Các thể (trạng thái) của chất. Oxi và không khí (7 tiết)

2

2

0,5

Chủ đề 4: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng (8 tiết)

2

2

0,5

Chủ đề 5: Chất tinh khiết, hỗn hợp, dung dịch.

Tách chất ra khỏi hỗn hợp (6 tiết)

5

5

1,25

Chủ đề 6: Tế bào - đơn vị cơ sở của sự sống (8 tiết)

3

1

1

3

2,25

Chủ đề 7: Từ tế bào đến cơ thể (7 tiết)

2

2

1,5

Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Virus và vi khuẩn (10 tiết)

2

2

2

2

2,5

Số câu trắc nghiêm/ý tự luận

0

16

3

0

2

0

0

1

6

16

Điểm số

0

4,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0

3,0

2,0

1,0

10

10,0

1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6


Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

1. Mở đầu (7 tiết)

- Giới thiệu về Khoa học tự nhiên. Các lĩnh vực chủ yếu của Khoa học tự nhiên

- Giới thiệu một số dụng cụ đo và quy tắc an toàn trong
phòng thực hành

Nhận biết

– Nêu được khái niệm Khoa học tự nhiên.

– Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành.

– Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thông thường khi học tập môn Khoa học tự nhiên, các dụng cụ: đo chiều dài, đo thể tích, kính lúp, kính hiểm vi,...).

2

C1, C2

– Trình bày được vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống.

– Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.

Thông hiểu

– Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.

– Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống.

– Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.

– Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn phòng thực hành.

2. Các phép đo (10 tiết)

- Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

- Thang nhiệt độ Celsius, đo nhiệt độ

Nhận biết

- Nêu được cách đo chiều dài, khối lượng, thời gian.

- Nêu được đơn vị đo chiều dài, khối lượng, thời gian.

- Nêu được dụng cụ thường dùng để đo chiều dài, khối lượng, thời gian.

– Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật.

- Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được chiều dài trong một số trường hợp đơn giản.

- Trình bày được được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo: Ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian, nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.

– Nêu được cách Cxác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius.

– Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ.

Thông hiểu

- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng (chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ)

– Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo.

Vận dụng

- Dùng thước (cân, đồng hồ) để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.

– Thực hiện đúng thao tác để đo được chiều dài (khối lượng, thời gian, nhiêt độ) bằng thước (cân đồng hồ, đồng hồ, nhiệt kế) (không yêu cầu tìm sai số).

- Xác định được giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước.

Vận dụng cao

- Thiết lập được biểu thức quy đổi nhiệt độ từ thang nhiệt độ Celsius sang thang nhiệt độ Fahrenheit, Kelvin và ngược lại.

1

C4

- Thiết kế được phương án đo đường kính của ống trụ (ống nước, vòi máy nước), đường kính các trục hay các viên bi,..

3. Các thể (trạng thái) của chất. Oxygen (oxi) và không khí (7 tiết)

– Sự đa dạng của chất

– Ba thể (trạng thái) cơ bản của chất.

– Sự chuyển đổi thể (trạng thái) của chất.

- Tính chất và sự chuyển đổi thể (trạng thái) của chất.

- Oxygen (oxi) và không khí.

Nhận biết

- Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh)

+ Nêu được chất có ở xung quanh chúng ta.

+ Nêu được chất có trong các vật thể tự nhiên.

+ Nêu được chất có trong các vật thể nhân tạo.

+ Nêu được chất có trong các vật vô sinh.

+ Nêu được chất có trong các vật hữu sinh.

- Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.

+ Nêu được khái niệm về sự nóng chảy

1

C3

+ Nêu được khái niệm về sự sự sôi.

1

C4

+ Nêu được khái niệm về sự sự bay hơi.

+ Nêu được khái niệm về sự ngưng tụ.

+ Nêu được khái niệm về sự đông đặc.

- Nêu được tính chất vật lí, tính chất hoá học của chất.

+ Nêu được tính chất vật lí của chất.

+ Nêu được tính chất hóa học của chất.

– Nêu được một số tính chất của oxygen (trạng thái, màu sắc, tính tan, ...).

– Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu.

– Nêu được thành phần của không khí (oxygen, nitơ, carbon dioxide (cacbon đioxit), khí hiếm, hơi nước).

– Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

Thông hiểu

- Nhận ra được vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh trong thực tiễn.

– Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.

– Trình bày được một số đặc điểm cơ bản thể rắn.

– Trình bày được một số đặc điểm cơ bản thể lỏng.

– Trình bày được một số đặc điểm cơ bản thể khí.

– Trình bày được quá trình diễn ra sự nóng chảy.

– Trình bày được quá trình diễn ra sự đông đặc.

– Trình bày được quá trình diễn ra sự bay hơi.

– Trình bày được quá trình diễn ra sự ngưng tụ.

– Trình bày được quá trình diễn ra sự sôi.

– Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất.

– Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên.

– Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển trạng thái từ thể rắn sang thể lỏng của chất và ngược lại.

– Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển trạng thái từ thể lỏng sang thể khí.

– Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.

– Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm.

4. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng (8 tiết)

- Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực,
thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng.

Nhận biết

– Nêu được cách sử dụng một số nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững

2

C5,6

Thông hiểu

- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như:

+ Một số vật liệu (kim loại, nhựa, gỗ, cao su, gốm, thuỷ tinh, ...);

+ Một số nhiên liệu (than, gas, xăng dầu, ...); sơ lược về an ninh năng lượng;

+ Một số nguyên liệu (quặng, đá vôi, ...);

+ Một số lương thực – thực phẩm.

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: than, gas, xăng dầu, ...

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: quặng, đá vôi, ...

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực – thực phẩm trong cuộc sống.

Vận dụng cao

– Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất (tính cứng, khả năng bị ăn mòn, bị gỉ, chịu nhiệt, ...) của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng.

– Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm.

5. Chất tinh khiết, hỗn hợp, dung dịch. Tách chất ra khỏi hỗn hợp (6 tiết)

- Chất tinh khiết, hỗn hợp, dung dịch.

Nhận biết

– Nêu được khái niệm hỗn hợp.

1

C7

– Nêu được khái niệm chất tinh khiết.

1

C8

– Nhận biết chất tinh khiết.

1

C9

– Nhận biết hỗn hợp

1

C10

– Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước.

1

C11

Thông hiểu

– Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch.

– Nhận ra được một số các chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước.

- Phân biệt được dung môi và dung dịch.

– Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất.

– Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi là gì.

– Thực hiện được thí nghiệm để biết dung dịch là gì.

– Trình bày được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó.

Vận dụng

– Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương.

– Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.

– Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.

– Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.

6. Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống (8 tiết)

– Khái niệm tế bào

– Hình dạng và kích thước tế bào

– Cấu tạo và chức năng tế bào

– Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

– Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống

Nhận biết

- Nêu được khái niệm tế bào.

1

C12

- Nêu được chức năng của tế bào.

1

C13

- Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào.

1

C14

– Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

- Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh.

Thông hiểu

- Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.

– Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng ba thành phần chính: màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào.

1

C1

- Thông qua quan sát hình ảnh phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật.

- Thông qua quan sát hình ảnh phân biệt được tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ.

– Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào (từ 1 tế bào → 2 tế bào → 4 tế bào... → n tế bào).

Vận dụng

- Thực hành quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính hiển vi quang học.

7. Từ tế bào đến cơ thể (7 tiết)

- Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống:

+ Khái niệm tế bào.

+ Hình dạng và kích thước của tế bào.

+ Cấu tạo và chức năng của tế bào.

+ Sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

+ Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống.

- Từ tế bào đến cơ thể:

+ Từ tế bào đến mô

+ Từ mô đến cơ quan

+ Từ cơ quan đến hệ cơ quan

+ Từ hệ cơ quan đến cơ thể

Thông hiểu

- Nhận biết được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào thông qua hình ảnh.

1

- Lấy được ví dụ minh hoạ (cơ thể đơn bào: vi khuẩn, tảo đơn bào, ...; cơ thể đa bào: thực vật, động vật,...).

Vận dụng

- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên mô.

1

C3a

- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên cơ quan.

1

C3b

- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên hệ cơ quan.

- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên cơ thể.

- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên mô. Từ đó, nêu được khái niệm mô.

- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên cơ quan. Từ đó, nêu được khái niệm cơ quan.

- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên hệ cơ quan. Từ đó, nêu được khái niệm hệ cơ quan.

- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên cơ thể. Từ đó, nêu được khái niệm cơ thể.

- Thực hành:

+ Quan sát và vẽ được hình cơ thể đơn bào (tảo, trùng roi, ...);

+ Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh;

+ Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người.

8. Đa dạng thế giới sống - Virus và vi khuẩn (10 tiết)

- Phân loại thế giới sống.

- Virus và vi khuẩn.

+ Khái niệm.

+ Cấu tạo sơ lược.

+ Sự đa dạng.

+ Một số bệnh gây ra. bởi virus và vi khuẩn.

Nhận biết

– Nhận biết được sinh vật có hai cách gọi tên: tên địa phương và tên khoa học.

- Nêu được một số bệnh do virus và vi khuẩn gây ra.

2

C15, C16

Thông hiểu

- Quan sát hình ảnh và mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus (gồm vật chất di truyền và lớp vỏ protein) và vi khuẩn.

- Dựa vào hình thái, nhận ra được sự đa dạng của vi khuẩn.

- Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống.

- Dựa vào sơ đồ, phân biệt được các nhóm phân loại từ nhỏ tới lớn theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.

- Lấy được ví dụ chứng minh thế giới sống đa dạng về số lượng loài và đa dạng về môi trường sống.

- Phân biệt được virus và vi khuẩn (chưa có cấu tạo tế bào và đã có cấu tạo tế bào).

- Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do virus và vi khuẩn gây ra.

– Dựa vào sơ đồ, nhận biết được năm giới sinh vật. Lấy được ví dụ minh họa cho mỗi giới.

2

C2a,b

Vận dụng

– Thông qua ví dụ nhận biết được cách xây dựng khoá lưỡng phân và thực hành xây dựng được khoá lưỡng phân với đối tượng sinh vật.

- Thực hành quan sát và vẽ được hình vi khuẩn quan sát được dưới kính hiển vi quang học.

- Vận dụng được hiểu biết về virus và vi khuẩn để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

Vận dụng cao

- Biết cách làm sữa chua, ...

2. Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 2

2.1. Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

I. Trắc nghiệm khách quan

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1. Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên?

A. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của động vật.
B. Nghiên cứu sự lên xuống của thuỷ triều.
C. Nghiên cứu sự khác nhau giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung Quốc.
D. Nghiên cứu cách thức sản xuất phân bón hoá học.

Câu 2. Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?

A. Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
B. Làm theo các thí nghiệm xem trên Internet.
C. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm với hoá chất.
D. Rửa sạch tay sau khi làm thí nghiệm.

Câu 3. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là

A. sự ngưng tụ.
B. sự bay hơi.
C. sự đông đặc.
D. sự nóng chảy.

Câu 4. Oxygen có tính chất nào sau đây?

A. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khi, không duy trị sự cháy.
B. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
C. Ở điều kiện thường oxygen là khi không máu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
D. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.

Câu 5. Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

A. Hỗn hợp nước đường.
B. Hỗn hợp nước muối.
C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.
D. Hỗn hợp nước và rượu.

Câu 6. Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù?

A. Nước đường
B. Nước phù sa.
C. Nước chè.
D. sốt mayonnaise

Câu 7. Tế bào là

A. đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các cơ thể sống.
B. đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các vật thể.
C. đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các nguyên liệu.
D. đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các vật liệu.

Câu 8. Trong các loại tế bào, tế bào nào có kích thước lớn nhất?

A. Tế bào thần kinh.
B. Tế bào gan.
C. Tế bào cơ.
D. Tế bào hồng cầu.

Câu 9. Tế bào có 3 thành phần cơ bản là

A. Màng tế bào, ti thể, nhân
B. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể
C. Màng tế bào, chất tế bào, nhân
D. Chất tế bào, lục lạp, nhân

Câu 10. Các loại mô cấu tạo nên lá cây (hình vẽ). Hãy cho biết lá cây không được được cấu tạo từ loại mô nào dưới đây?

A. Mô cơ bản.
B. Mô dẫn.
D. Mô biểu bì.
D. Mô cơ.

Câu 10

Câu 11. Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là:

A. tế bào.
B. mô
C. cơ quan.
D. hệ cơ quan.

Câu 12. Dựa vào sơ đồ mối quan hệ: cơ quan - cơ thể thực vật (hình vẽ) cho biết hệ cơ quan cấu tạo nên cây đậu Hà Lan.

A. Hệ thân, hệ chồi và hệ rễ
B. Hệ chồi và hệ rễ.
C. Hệ chồi và hệ thân
D. Hệ rễ và hệ thân

Câu 12

Câu 13. Miền Bắc nước ta gọi đây là quả roi đỏ, miền Nam gọi đây là quả mận. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài?

A. Tên khoa học
B. Tên địa phương
C. Tên dân gian
D. Tên phổ thông

Câu 14. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về virus?

A. Chỉ trong tế bào chủ, virus mới hoạt động như một thể sống.
B. Là dạng sống đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào.
C. Kích thước của virus vô cùng nhỏ, chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi điện tử.
D. Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virus vẫn hoạt động bình thường.

Câu 15. Bệnh nào sau đây không phải do vi khuẩn gây nên?

A. Bệnh kiết lị.
B. Bệnh tiêu chảy.
C. Bệnh vàng da.
D. Bệnh thuỷ đậu.

Câu 16. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn?

A. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
C. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.

II. Tự luận

Câu 17. (0,75 điểm): Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hồ nào? Giải thích sự lựa chọn của em?

Câu 18. (0,75 điểm): Khẩu phần ăn có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ và sự phát triển của cơ thể con người. Hãy cho biết:

a. Khẩu phần ăn đầy đủ phải bao gồm những chất dinh dưỡng nào.
b. Để xây dựng khẩu phần ăn hợp lí, ta cần dựa vào những căn cứ nào.

Câu 19. (1,0 điểm): Em hãy trình bày phương pháp để tách muối ra khỏi hỗn hợp muối ăn và bột gỗ.

Câu 20. (1,5 điểm):

a. Chỉ ra điểm khác biệt giữa tế bào thực vật và tế bào động vật?
b. Ý nghĩa sự lớn lên và sinh sản của tế bào đối với sinh vật?
Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật, giúp thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc tế bào chết ở sinh vật.
c. Tính số tế bào con được tạo ra khi 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia ba lần?

Câu 21. (0,75 điểm): Cho hình ảnh cây lạc.

a. Xác định các hệ cơ quan của cây lạc.

b. Theo em, gọi củ lạc là đúng hay sai? Giải thích.

Câu 21

Câu 22. (1,25 điểm): Vì sao thức ăn để lâu bị ôi thiu? Đề xuất cách bảo quản thức ăn không bị ôi thiu đơn giản?

2.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

I. Trắc nghiệm: 4,0 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

C

B

A

B

C

B

A

A

C

D

C

B

A

D

D

A

II. Tự luận: 6,0 điểm

Đáp án

Điểm

Câu 17. (0,75 điểm)

Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hồ bấm giây

Vì Khoảng thời gian đi bộ từ cổng trường vào lớp học khá ngắn

0,25

0,5

Câu 18. (0,75 điểm)

a. Khẩu phần ăn đầy đủ phải có đủ các chất dinh dưỡng: protein, lipid, Carbohydrate, vitamin và chất khoáng.

b. Khẩu phần ăn hợp lí là khẩu phần ăn:

- Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với từng đối tượng.

- Đảm bảo đủ các thành phần dinh dưỡng hữu cơ, vitamin, muối khoáng.

- Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho như cầu của cơ thể.

0,25 điểm

Trả lời đúng 2/3 ý được 0,5 điểm

Câu 19. (1,0 điểm)

- Cho hỗn hợp muối và bột gỗ vào nước khuấy đều đến khi muối tan được hỗn hợp muối, nước và bột gỗ.

- Lọc hỗn hợp trên phễu có giấy lọc thu được phần nước lọc trong suốt không màu (nước muối).

- Bột gỗ không tan được giữ lại trên giấy lọc.

- Đun nóng phần nước lọc cho đến khi nước bay hơi hết thu được muối kết tinh.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 20. (1,5 điểm)

a. Khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật:

- Tế bào thực vật: Màng có chứa xenlulozo, trong tế bào chất có chứa lục lạp.

- Tế bào động vật: Màng không có xenlulozo, không có diệp lục.

b. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật, giúp thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc tế bào chết ở sinh vật.

c. Số tế bào con được tạo ra khi 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia 3 lần:

1. 2 3 = 8 tế bào

0,25

0,25

0,5

0,5

Câu 21. (0,75 điểm)

a. - Hệ rễ: rễ;

- Hệ chồi: lá, thân, hoa.

b. Gọi “củ lạc" là chưa chính xác, gọi “quả lạc” là đúng.

Thực chất “quả lạc” do hoa biến đổi thành nhưng vì nó nằm dưới mặt đất nên dễ nhầm là củ, vì thế “củ lạc” (theo cách gọi dân gian) chính là “quả lạc”.

0,25

0,25

0,25

Câu 22. (1,25 điểm)

- Thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu vì bị vi khuẩn xâm nhập vào. Do vi khuẩn có lối sống hoại sinh nên phân hủy các chất có trong thức ăn làm ôi thiu, thối rữa.

- Cách bảo quản:

+ Hâm nóng thức ăn sau khi đã dùng

+ Bảo quản trong môi trường lạnh, ngăn tủ mát.

+ Phơi khô, ướp muối…

0,5

0,25

0,25

0,25

2.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số ý/câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Mở đầu (7 tiết)

2

2

0,50

2. Các phép đo (10 tiết)

1

1

0,75

3. Các thể (trạng thái) của chất. (4 tiết)

1

1

0,25

4. Oxygen (oxi) và không khí (3 tiết)

1

1

0,25

5. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng (8 tiết)

1

1

0,75

6. Chất tinh khiết, hỗn hợp, dung dịch. Tách chất ra khỏi hỗn hợp (6 tiết)

2

1

1

2

1,5

7. Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống (9 tiết)

1/3

2

2/3

1

1

3

2,25

8. Từ tế bào đến cơ thể (7 tiết)

3

1

1

3

1,5

9. Đa dạng thế giới sống (Virus và vi khuẩn) (10 tiết)

3

1

1

1

4

2,25

Số đơn vị kiến thức

1/3

14

2;2/3

2

2

0

1

0

6

16

10,00

Điểm số

0,5

3,5

2,5

0,5

2,0

0

1,0

0

6,0

4,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10 điểm

10 điểm

2.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6


Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

1. Mở đầu (7 tiết)

2

- Giới thiệu về Khoa học tự nhiên. Các lĩnh vực chủ yếu của Khoa học tự nhiên

- Giới thiệu một số dụng cụ đo và quy tắc an toàn trong
phòng thực hành

Nhận biết

– Nêu được khái niệm Khoa học tự nhiên.

1

C1

- Trình bày được vai trò KHTN trong cuộc sống

– Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành.

1

C2

– Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thông thường khi học tập môn Khoa học tự nhiên, các dụng cụ: đo chiều dài, đo thể tích, kính lúp, kính hiển vi,...).

– Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.

Thông hiểu

– Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.

– Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống.

Vận dụng bậc thấp

– Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.

– Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn phòng thực hành.

2. Các phép đo (10 tiết)

1

- Đo chiều dài, khối lượng
và thời gian

- Thang nhiệt độ Celsius, đo nhiệt độ

Nhận biết

- Nêu được cách đo chiều dài, khối lượng, thời gian.

- Nêu được đơn vị đo chiều dài, khối lượng, thời gian.

- Nêu được dụng cụ thường dùng để đo chiều dài, khối lượng, thời gian.

– Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật.

– Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius.

– Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ.

Thông hiểu

- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng (chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ)

– Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo.

- Ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian, nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.

1

C17

Vận dụng

- Dùng thước (cân, đồng hồ) để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.

– Thực hiện đúng thao tác để đo được chiều dài (khối lượng, thời gian, nhiệt độ) bằng thước (cân đồng hồ, đồng hồ, nhiệt kế) (không yêu cầu tìm sai số).

Vận dụng bậc cao

- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về chiều dài (khối lượng, thời gian, nhiệt độ) khi quan sát một số hiện tượng trong thực tế ngoài ví dụ trong sách giáo khoa.

- Thiết kế được phương án đo đường kính của ống trụ( ống nước, vòi máy nước)đường kính các trục, hay các viên bi

- Thiết lập được biểu thức quy đổi nhiệt độ từ thang nhiệt độ Celsius sang thang nhiệt độ Fahrenheit, Kelvin và ngược lại

3. Các thể (trạng thái) của chất (4 tiết)

1

– Sự đa dạng của chất

– Ba thể (trạng thái) cơ bản của

– Sự chuyển đổi thể (trạng thái) của chất

Nhận biết

- Nêu được chất có ở xung quanh chúng ta.

- Nêu được chất có trong các vật thể tự nhiên.

- Nêu được chất có trong các vật thể nhân tạo.

- Nêu được chất có trong các vật vô sinh.

- Nêu được chất có trong các vật hữu sinh.

- Nêu được khái niệm về sự nóng chảy

- Nêu được khái niệm về sự sự sôi.

- Nêu được khái niệm về sự sự bay hơi.

- Nêu được khái niệm về sự ngưng tụ.

1

C3

- Nêu được khái niệm về sự đông đặc.

-Trình bày được quá trình diễn ra sự nóng chảy.

- Trình bày được quá trình diễn ra sự đông đặc.

- Trình bày được quá trình diễn ra sự bay hơi.

- Trình bày được quá trình diễn ra sự ngưng tụ.

- Trình bày được quá trình diễn ra sự sôi.

Thông hiểu

- Phân biệt chất vật lí, tính chất hoá học của chất qua ví dụ.

- Từ đặc điểm cơ bản 3 thể của chất, đưa ra được ví dụ cụ thể hoặc ngược lại.

- So sánh được khoảng cách giữa các phân tử ở ba trạng thái rắn, lỏng và khí.

Vận dụng

- Lấy ví dụ trong cuộc sống tương ứng với mỗi quá trình chuyển thể: nóng chảy, bay hơi, đông đặc, sôi, ngưng tụ.

- Nêu tính chất hóa học của một số chất trong cuộc sống

- Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.

Vận dụng cao

- Dự đoán được tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhiệt độ, mặt thoáng chất lỏng và gió.

- Thiết kế được thí nghiệm đơn giản về sự chuyển trạng thái từ thể rắn sang thể lỏng của chất và ngược lại.

- Thiết kế được thí nghiệm đơn giản về sự chuyển trạng thái từ thể lỏng sang thể khí.

4. Oxygen (oxi) và không khí (3 tiết)

1

Nhận biết

– Nêu được một số tính chất của oxygen (trạng thái, màu sắc, tính tan, ...).

1

C4

– Nêu được thành phần của không khí (oxygen, nitơ, carbon dioxide (cacbon đioxit), khí hiếm, hơi nước).

Thông hiểu

– Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên.

– Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

Vận dụng

– Trình bày được cách tiến hành thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.

– Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm.

Vận dụng cao

- Đưa ra được biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí.

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

5. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng (8 tiết)

1

– Một số vật liệu

– Một số nhiên liệu

– Một số nguyên liệu

– Một số lương thực – thực phẩm

Nhận biết

Nêu được cách sử dụng một số nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

Thông hiểu

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như kim loại, nhựa, gỗ, cao su, gốm, thuỷ tinh,...

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: than, gas, xăng dầu, ...

– Trình bày được sơ lược về an ninh năng lượng.

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: quặng, đá vôi, ...

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực – thực phẩm trong cuộc sống.

1

C18

Vận dụng

- Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất (tính cứng, khả năng bị ăn mòn, bị gỉ, chịu nhiệt, ...) của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng.

- Biết cách sử dụng một số vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững

- Nêu được cách sử dụng của một số nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững; Phân biệt được năng lượng tái tạo và không tái tạo, để từ đó thấy được vấn đề an ninh năng lượng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia và trên thế giới

- Biết cách sử dụng một số nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững

- Biết cách sử dụng một số lương thực – thực phẩm an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững

Vận dụng cao

Đưa ra được cách sử dụng một số nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

6. Chất tinh khiết, hỗn hợp, dung dịch. Tách chất ra khỏi hỗn hợp (6 tiết)

1

2

Nhận biết

– Nêu được khái niệm hỗn hợp.

– Nêu được khái niệm chất tinh khiết.

– Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch.

– Nhận ra được một số các chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước.

Thông hiểu

- Phân biệt được dung môi và dung dịch.

– Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất.

– Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương.

– Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước.

2

C5,C6

– Trình bày được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó.

Vận dụng

– Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi là gì.

– Thực hiện được thí nghiệm để biết dung dịch là gì.

- Từ 1 số hiện tượng trong thực tiễn, phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương.

– Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.

Vận dụng cao

– Thiết kế được thí nghiệm đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp lọc

– Thiết kế được thí nghiệm đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp cô cạn.

– Thiết kế được thí nghiệm đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp lọc, cô cạn.

1

C19

– Thiết kế được thí nghiệm đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp chiết.

- Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.

6. Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống (9 tiết)

1

3

– Khái niệm tế bào

– Hình dạng và kích thước tế bào

– Cấu tạo và chức năng tế bào

– Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

– Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống

Nhận biết

- Nêu được khái niệm tế bào.

1

C7

- Nêu được chức năng của tế bào.

- Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào.

1

C8

- Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.

- Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh.

- Thông qua quan sát hình ảnh phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật.

1/3

C20a

- Thông qua quan sát hình ảnh phân biệt được tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ.

Thông hiểu

– Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng ba thành phần chính: màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào.

1

C9

– Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

1/3

C20b

– Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào (từ 1 tế bào → 2 tế bào → 4 tế bào... → n tế bào).

1/3

C20c

Vận dụng bậc thấp

– Thông qua quan sát hình ảnh phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật, tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ.

- Thực hành quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính hiển vi quang học.

7. Từ tế bào đến cơ thể (7 tiết)

1

3

– Từ tế bào đến mô

– Từ mô đến cơ quan

– Từ cơ quan đến hệ cơ quan

– Từ hệ cơ quan đến cơ thể

Thông hiểu

- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên mô.

1

C10

- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên cơ quan.

1

C11

- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên hệ cơ quan.

- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên cơ thể.

1

1

C21

C12

Vận dụng bậc thấp

- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên mô. Từ đó, nêu được khái niệm mô.

- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên cơ quan. Từ đó, nêu được khái niệm cơ quan.

- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên hệ cơ quan. Từ đó, nêu được khái niệm hệ cơ quan.

- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên cơ thể. Từ đó, nêu được khái niệm cơ thể.

Vận dụng bậc cao

Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể (từ tế bào đến mô, từ mô đến cơ quan, từ cơ quan đến hệ cơ quan, từ hệ cơ quan đến cơ thể). Lấy được các ví dụ minh hoạ trong thực tế.

8. Đa dạng thế giới sống - Virus và vi khuẩn (10 tiết)

1

4

-

Nhận biết

– Nhận biết được sinh vật có hai cách gọi tên: tên địa phương và tên khoa học.

1

C13

- Quan sát hình ảnh và mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus (gồm vật chất di truyền và lớp vỏ protein) và vi khuẩn.

1

C14

- Dựa vào hình thái, nhận ra được sự đa dạng của vi khuẩn.

- Nêu được một số bệnh do virus và vi khuẩn gây ra.

1

C15

Thông hiểu

- Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống.

- Nêu vai trò và ứng dụng của virus và vi khuẩn trong thực tiễn

1

C16

- Dựa vào sơ đồ, phân biệt được các nhóm phân loại từ nhỏ tới lớn theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.

- Lấy được ví dụ chứng minh thế giới sống đa dạng về số lượng loài và đa dạng về môi trường sống.

- Phân biệt được virus và vi khuẩn (chưa có cấu tạo tế bào và đã có cấu tạo tế bào).

- Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do virus và vi khuẩn gây ra.

- Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do virus và vi khuẩn gây ra.

Vận dụng bậc thấp

– Thông qua ví dụ nhận biết được cách xây dựng khoá lưỡng phân và thực hành xây dựng được khoá lưỡng phân với đối tượng sinh vật.

– Dựa vào sơ đồ, nhận biết được năm giới sinh vật. Lấy được ví dụ minh họa cho mỗi giới.

- Vận dụng được hiểu biết về virus và vi khuẩn để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

1

C22

3. Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 3

3.1. Ma trận đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

Tên Chủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng cao
TNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL

1. Mở đầu

(7 tiết)

Nhận biết được các lĩnh vực của KHTN

Nắm được các quy định an toàn trong phòng thực hành

2 câu

10%=10đ

(1đ)

1 câu

50%=5đ

(0,5đ)

1 câu

50%=5đ

(0,5đ)

2.Các phép đo

(10 tiết)

Trình bày được cách đo nhiệt độ bằng nhiệt kế

Tính được khối lượng của vật dựa vào đơn vị đo

2 câu

10%=10đ

(1đ)

1 câu

50%=5đ

(0,5đ)

1 câu

50%=5đ

(0,5đ)

3.Tế bào-đơn vị cơ sở của sự sống

(6 tiết)

Nêu được các bộ phận của tế bào dựa vào hình vẽ

2 câu

20%=20đ

(2đ)

1 câu

100%=20đ

(2đ)

4.Từ tế bào đến cơ thể

(9 tiết)

Phân biệt được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào dựa vào các đặc điểm của chúng

1 câu

30%=30đ

(3đ)

1 câu

100%=30đ

(3đ)

5.Đa dạng thế giới sống

(38 tiết)

Trình bày được vai trò của đa dạng sinh học

1 câu

30%=30đ

(3đ)

1 câu

100%=30đ

(3đ)

Tổng số câu:7

Tổng số điểm 100%=100đ(10đ)

1 câu

5%=5đ

(0,5đ)

1 câu

30%=30đ

(3đ)

1 câu

5% =5đ

(0,5đ)

1 câu

30% = 30 đ

(3đ)

1 câu

5% = 5đ

(0,5đ)

1 câu

20% = 20đ

(2đ)

1 câu

5% =5đ

(0,5đ)

3.2. Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

A. Trắc nghiệm. (2đ)

Chọn ý trả lời đúng trong các câu hỏi sau rồi ghi vào tờ giấy làm bài kiểm tra.

Câu 1. Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về thực vật thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?

A. Vật lý
B. Hóa học
C. Sinh học
D. Khoa học trái đất

Câu 2. Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì?

Câu 2

A. Chất dễ cháy.
B. Chất gây nổ.
C Chất ăn mòn.
D. Phái đeo găng tay thường xuyên.

Câu 3. Cho các bước như sau;

(1) Thực hiện phép đo nhiệt độ.

(2) Ước lượng nhiệt độ của vật.

(3) Hiệu chỉnh nhiệt kế.

(4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp.

(5) Đọc và ghi kết quả đo.

Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là:

A. (2), (4), (3), (1), 6).
B. (1), (4), (2), (3), 6).
C. (1), 2), (3), (4), 6).
D. (3), (2), (4),(1), (5).

Câu 4. Có 20 túi đường, ban đầu mỗi túi có khối lượng 1kg, sau đó người ta cho thêm mỗi túi 2 lạng đường nữa. Khối lượng của 20 túi đường khi đó là bao nhiêu?

A. 24 kg.
B. 20 kg 10 lạng.
C 22kg.
D. 20 kg 20 lạng.

B.Tự luận (8đ)

Câu 1. Quan sát hình ảnh bên về trùng biến hình. (2đ)

Câu 1

a) Hoàn thành cấu trúc tế bào trùng biến hình bằng cách gọi tên các số (1), (2), (3).
b) Cơ thể trùng biến hình được cấu tạo từ bao nhiêu tế bào?
c) Trùng biến hình thuộc nhóm tế bào động vật hay tế bào thực vật? Giải thích.
d) Dự đoán chân giả của tế bào trùng biến hình dùng để làm gì.

Câu 2. Hãy hoàn thành các yêu cầu sau: (3 đ)

a) Nêu hai đặc điểm khi nói về cơ thể đơn bào.
b) Nêu hai đặc điểm khi nói về cơ thể đa bào.
c) Nêu điểm giống nhau giữa cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

Câu 3. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 150 - 200 từ, trình bày về vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn. (3 đ)

3.3. Đáp án đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

CâuĐáp ánĐiểm

A. Trắc nghiệm

Câu 1-C, Câu 2-D, Câu 3-A, Câu 4-A

Mỗi câu 0,5 đ

B. Phần tự luận

1

a) (1) Màng tế bào, (2) Chất tế bào, (3) Nhân tế bào.

b) Một tế bào.

c) Trùng biến hình thuộc nhóm tế bào động vật. => Tế bào trùng biến hình lông chứa bào quan lục lập trong chất tế bào.

d) Chân giả trong cấu trúc tế bào trùng biến hình giúp chúng có khả năng di chuyển và lấy thức ăn.

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

2

a) Hai đặc điểm khi nói về cơ thể đơn bào:

- Cơ thể được cấu tạo từ một tế bào

- Tế bào có thể là tế bào nhân sơ học tế bào nhân thực.

b) Hai đặc điểm khi nói về cơ thể đa bào:

- Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào;

- Tế bào nhân thực.

c) Điểm giống nhau giữa cơ thể đơn bào và đa bào:

- Đều là vật sống,

- Đơn vị cấu tạo nên cơ thể đều là tế bào gồm ba thành phần chính: màng tế bào, chất tế bào và vật chất di truyền (nhân tế bào hoặc vùng nhân)

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

3

-Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên.

- Vai trò của đa dạng sinh học đối với môi trường.

- Vai trò của đa dạng sinh học với con người.

3 câu

Cộng

10đ

4. Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo - Đề 3

4.1. Ma trận đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

Cấp độNhận biếtThông hiểuVận dụngCộng
Cấp độ thấpCấp độ cao
Chủ đềTNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL

Điểm trắc nghiệm

0,25

0,25

0,25

0,25

KHTN (SINH HỌC)

Nhận biết kính hiển vi, về TB, sự lớn lên phân chia TB, cơ thể sống, vi khuẩn, sinh giới

Vẽ được sơ đồ lưỡng phân

Giải thích được sự lây lan qua đường không khí của vi khuẩn và đề xuất cách phòng tránh bệnh lao

Câu

1;2;3;4;5;6;7;8

17

18

Số câu

8

1

1

10

Số điểm

2

0

0

2

0

1

5

Tỉ lệ %

20

0

0

0

0

20

0

10

50

KHTN (HÓA HỌC)

Nhận biết các dụng cụ đo, tính chất của chất, các thể của chất và sự chuyển thể.

Phân biệt được chất, vật thể qua các VD

Câu

9;10;11;12

19

Số câu

4

3

7

Số điểm

1

0

1,5

0

0

2,5

Tỉ lệ %

10

0

0

15

0

0

0

0

25

KHTN (LÍ)

Xác định được lực kéo, lực đẩy.
Nhận biết được thế nào là lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

Xác định được lực có thế làm thay đổi: tốc độ, hướng chuyển động, biến dạng vật.

Phân biệt các yếu tố của lực, lực trọng lực.
Lực cản của nước phụ thuộc vào yếu tố nào

Phân tích được các yếu tố của một lực cụ thể

Câu

13;14

15

16

20

21

Số câu

2

1

1

1

1

6

Số điểm

0,5

0,25

0,25

1

0

0,5

2,5

Tỉ lệ %

5

0

2,5

0

2,5

10

0

5

25

Tổng số câu

14

0

1

3

1

2

0

2

23

14

4

3

2

23

Tổng số điểm

3,5

0

0,25

1,5

0,25

3

0

1,5

10

Tỉ lệ %

35

0

2,5

15

2,5

30

0

15

100

4.2. Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

PHÒNG GD&ĐT…..
TRƯỜNG TH&THCS…..

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2023 - 2024
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
(Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

* Chọn câu trả lời đúng

Câu 1: Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm?

A. Thị kính, vật kính.
B. Chân kính, thân kính.
C. Bàn kính, ốc to, ốc nhỏ.
D. Vật kính, gương điều chỉnh ánh sáng.

Câu 2: Điều nào sau đây đúng khi nói về tế bào?

A. Tất cả các loại tế bào đều có cùng hình dạng, nhưng kích thước khác nhau.
B. Các loại tế bào khác nhau thường có kích thước và hình dạng khác nhau.
C. Tất cả các loại tế bào đều có cùng kích thước nhưng hình dạng luôn khác nhau.
D. Tất cả các loại tế bào đều có cùng hình dạng và kích thước giống nhau.

Câu 3: Đâu là cấu tạo của tế bào nhân thực:

A. Có vùng nhân
B. Đã có nhân hoàn chỉnh.
C. Tế bào chất không có hệ thống nội màng
D. Không có màng nhân.

Câu 4: Cơ thể chúng ta lớn lên được là nhờ:

A. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.
B. Nhiều tế bào được sinh ra từ 1 tế bào.
C. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
D. Chất dinh dưỡng bao quanh tế bào.

Câu 5: Đâu là vật sống?

A. Con búp bê.
B. Con tem.
C. Con tò vò.
D. Con lợn đất.

Câu 6. Đâu là các cấp độ của tổ chức cơ thể đa bào?

A. Tế bào – Cơ quan – Cơ thể.
B. Mô – Cơ quan – Cơ thể - Hệ cơ quan
C. Tế bào – Cơ thể - Cơ quan.
D. Tế bào – Mô – Cơ quan – Hệ cơ quan - Cơ thể.

Câu 7: Đâu là vi khuẩn có lợi.

A. Vi khuẩn lao.
B. Vi khuẩn tả.
C. Vi khuẩn tụ cầu vàng.
D. Vi khuẩn sữa chua.

Câu 8: Sinh vật được phân chia thành mấy giới?

A. 2 giới
B. 3 giới
C. 4 giới
D. 5 giới

Câu 9: Dụng cụ nào sau đây không phải dụng cụ đo.

A. Cân đồng hồ, thước mét, đồng hồ điện tử.
B. Thước kẹp, nhiệt kế y tế.
C. Đồng hồ treo tường, nhiệt kế rượu
D. Lò xo, búa đinh.

Câu 10: Đâu là tính chất hóa học của đường ăn?

A. Bị phân ở nhiệt độ cao thành cacbon.
B. Có vị ngọt.
C. Tan trong nước.
D. Là chất rắn.

Câu 11: Nước có thể tồn tại ở thể:

A. Cả 3 đáp án đúng
B. Thể rắn
C. Thể lỏng
D. Thể khí

Câu 12: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại một thời điểm xác định:

A. Ngưng tụ
B. Hóa hơi
C. Sôi
D. Bay hơi

Câu 13: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra tác dụng gì?

A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.
C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Lực tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.
B. Lực không tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.
C. Lực không tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.
D. Lực tiếp xúc không thể làm biến dạng vật.

Câu 15. Lực nào sau đây là lực hút của Trái Đất khi tác dụng vào thuyền?

A. Lực làm cho chiếc thuyền nổi trên mặt nước.
B. Lực kéo chiếc thuyền bị chìm xuống khi bị nước tràn vào.
C. Lực đẩy thuyền đi theo dòng nước.
D. Lực giữ thuyền không trôi ra khỏi bến

Câu 16. Các lực vẽ trong một mặt phẳng đứng dưới đây, lực nào có thể là lực hút của Trái Đất?

Câu 16

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 17: (2 điểm) Có một số động vật sau: Con giun, con ốc, con chuồn chuồn, con ong, con rết, con kiến. Hãy xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại các loài động vật trên.

Câu 18 (1điểm): Tại sao khi tiếp xúc gần với bệnh bị lao ta có thể bị nhiễm bệnh? Hãy cho biết cách phòng chống bệnh lao.

Câu 19 (1,5 điểm): Hãy chỉ ra đâu là vật thể đâu là chất trong các từ in nghiêng sau.

a) Xe đạp được chế tạo sắt, nhôm cao su...

b) Lõi bút chì được làm bằng chì, vỏ được làm bằng gỗ chất này có tên là Xenlulozơ.

c) Dây điện được làm bằng đồng, được bọc một lớp chất dẻo

Câu 20 (1 điểm) Hãy nghĩ cách dùng hai tấm cản có kích thước khác nhau để làm thí nghiệm chứng tỏ đặc điểm trên của lực cản của nước. (Ứng dụng thực tiễn)

Câu 21: (0.5 điểm) Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình vẽ sau:

Câu 21

4.3. Đáp án đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

CâuCác ý trong câuĐiểm

TNKQ

1A,2B,3B,4C, 5C, 6D, 7D,8D,9D,10A,11A,12C, 13D, 14C, 15B,16C

Mỗi ý đúng 0,25đ

4

Tự luận Câu 17

- HS vẽ được sơ đồ, đưa ra được các điểm phân biệt rõ ràng

2

Câu 18

- Khi tiếp xúc gần với bệnh nhân bị lao, ta có thể bị nhiễm bệnh vì vi khuẩn lao lây truyền qua đường không khí.

- Cách phòng chống: Tiêm vaccine, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, ...

1

Câu 19

- Vật thể: Xe đạp, bút chì,dây điện.

- Chất: Sắt, nhôm, cao su, chì, Xenlulozơ, đồng chất dẻo.

1,5

Câu 20

Ta lấy tay đẩy hai tấm cản có kích thước khác nhau trong nước, tay đẩy tấm cản có diện tích lớn hơn sẽ cảm giác nặng hơn tay đẩy tấm cản có kích thước bé.

=> Điều đó chứng tỏ diện tích mặt cản càng lớn thì độ lớn lực cản càng lớn.

1

Câu 21

Lực tác dụng vào vật tại điểm A, có phương thẳng đứng, có chiều từ dưới lên trên, có độ lớn bằng 20N

0.5

...

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo

Chia sẻ bởi: 👨 Đỗ Vân
99
  • Lượt tải: 3.775
  • Lượt xem: 50.873
  • Dung lượng: 4,3 MB
4 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Zunn
    Zunn

    Câu 20b đề 1 có đáp án

    Thích Phản hồi 25/12/22
    • Duyen Nguyen
      Duyen Nguyen

      Cho mình hỏi có bạn nào chúng đề đây k ạ

      Thích Phản hồi 20:27 26/12
      • khôi lê minh
        khôi lê minh

        bạn ơi câu 7 đề 1 sai òi


        Thích Phản hồi 20:10 26/12
        • Tuyết Mai
          Tuyết Mai

          Cảm ơn bạn đã góp ý

          Thích Phản hồi 08:24 27/12
      • Trinh Lâm Bảo
        Trinh Lâm Bảo

        Đề có thể trả lời cho tôi một câu được không là vì sao không nên để mật ong trong tủ lạnh 

        Thích Phản hồi 30/12/22
        • Hồng Linh
          Hồng Linh

          Khi bạn cho mật ong vào tủ lạnh không những không giúp bảo quản được lâu mà còn làm mất đi những dưỡng chất tốt có trong mật ong.

          Thích Phản hồi 30/12/22