Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo Ôn thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lý lớp 6 năm 2023 - 2024

Đề cương học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo gồm 2 bộ, giúp các em học sinh lớp 6 tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm trong chương trình học kì 1, để ôn thi học kì 1 năm 2023 - 2024 đạt kết quả như mong muốn.

Với những câu hỏi ôn tập học kì 1, còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 CTST cho học sinh của mình theo chương trình mới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương học kì 1 môn Toán. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho kì thi cuối học kì 1 sắp tới:

Đề cương học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo - Bộ 1

Câu 1. Cấu tạo của Trái Đất bao gồm mấy bộ phận? Trình bày cấu tạo của các bộ phận Trái Đất?

Cấu tạo của Trái Đất bao gồm 3 bộ phận là: vỏ Trái Đất, Manti, Nhân.

- Lớp vỏ Trái Đất dày 5-7km, ở trạng thái rắn, nhiệt độ có thể đến 10000C.

- Lớp Man-ti dày gần 3000km, trạng thái từ quánh dẻo đến rắn, nhiệt độ từ 15000C đến 37000C.

- Lớp nhân dày trên 3000km, trạng thái từ lỏng đến rắn, nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C.

Câu 2. So sánh dạng địa hình núi và đồi?

Bảng so sánh dạng địa hình núi và đồi

Dạng địa hình

Độ cao

Đặc điểm chính

Núi

Cao trên 500m so với mực nước biển

Nhô cao rõ rệt trên mặt đất, gồm đỉnh núi nhọn, sườn dốc.

Đồi

Độ cao không quá 200m so với xung quanh

Nhô cao so với xung quanh, đỉnh tròn, sườn thoải.

Câu 3. Em hãy nêu đặc điểm chính của tầng đối lưu?

Đặc điểm chính của tầng đối lưu:

- Nằm sát mặt đất, độ cao dưới 16km.

- Không khí chuyển động mạnh theo chiều thẳng đứng.

- Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (cứ lên 100m nhiệt độ giảm 0,60C).

- Là nơi diễn ra các hiện tượng tự nhiên: mây, mưa…

Câu 4. Lãnh thổ nước ta nằm trong phạm vi ảnh hưởng của loại gió nào?

Lãnh thổ nước ta nằm trong phạm vi ảnh hưởng của loại gió:

- Gió Mậu dịch là thổi quanh năm ở khu vực nhiệt đới.

- Gió mùa là gió khu vực, mùa đông thổi theo hướng Đông Bắc, mùa hạ thổi theo hướng Tây Nam.

Câu 5. Trình bày nguyên nhân của hiện tượng động đất và núi lửa.

Nguyên nhân của hiện tượng động đất và núi lửa:

- Động đất: Do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái đất.

- Núi lửa: Do mắc – ma từ trong lòng Trái đất theo các khe nứt của vỏ Trái đất phun trào lên bề mặt đất.

Câu 6. Nếu em đang ở trong nhà nhưng có động đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ bản thân?

Em cần tìm vị trí trú ẩn như gầm bàn, gầm ghế hoặc góc tường nhà để tránh đồ vật rơi xuống đầu, không chạy ra ngoài hoặc di chuyển đến các khu vực khác vì không đủ thời gian và rung chấn có thể khiến đồ vật rơi, tường có thể bị đổ sập...

Đề cương học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo - Bộ 2

A. LỊCH SỬ

Câu 1: Vì sao chúng ta phải học Lịch sử?

  • Học lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay.
  • Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai.

Câu 2: Để khám phá quá khứ, người ta thường dựa vào những nguồn sử liệu nào?

  • Tư liệu gốc → là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
  • Tư liệu truyền miệng.
  • Tư liệu chữ viết
  • Tư liệu hiện vật.

Câu 3: So sánh sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn (Thời gian xuất hiện, cấu tạo cơ thể)

Đặc điểm

Người tối cổ

Người tinh khôn

Thời gian xuất hiện

Khoảng 4 triệu năm trước

Khoảng 150 000 năm trước

Cấu tạo cơ thể

+ Hình dáng

+ Thể tích não

+ Hình dáng: Có khả năng đứng thẳng, đi bằng hai chân.

+ Thể tích não: 850 - 1100 cm3

+ Hình dáng: giống người ngày nay.

+ Thể tích não: 1450 cm3

Câu 4: Theo em, lao động có vai trò như thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội ngày nay?

  • Tạo ra của cải, vật chất nuôi sống bản thân, gia đình.
  • Góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ, văn minh…

Câu 5: Kể tên những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam?

  • Ở Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai), An Khê (Gia Lai),... người ta tìm thấy những công cụ đá ghè đẽo thô sơ.
  • Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), các nhà khoa học phát hiện được những chiếc răng Người tối cổ cách ngày nay khoảng 400 000 năm.

Câu 6: Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ai Cập cổ đại?

  • Chữ viết: Chữ tượng hình
  • Toán học: Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học.
  • Kiến trúc: Nổi tiếng nhất là các kim tự tháp.
  • Y học: Nổi bật là kĩ thuật ướp xác.

Câu 7: Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Lưỡng Hà cổ đại?

  • Chữ viết: Chữ hình nêm
  • Văn học: Nổi bật là bộ sử thi Gin-ga-mét (Gilgames)
  • Luật pháp: Bộ luật Ha-mu-ra-bi
  • Toán học: Người Lưỡng Hà cổ đại rất giỏi về số học.
  • Kiến trúc: Nổi tiếng là vườn treo Ba-bi-lon

B. ĐỊA LÍ

Câu 1: Cấu tạo của Trái Đất?

  • Gồm 3 lớp: vỏ Trái Đất, Man-ti và nhân
  • Lớp vỏ Trái Đất có vai trò quan trọng vì là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên như: đất, nước, đá, không khí, sinh vật…và cả xã hội loài người.

Câu 2: Động đất, núi lửa là gì? Nguyên nhân, hậu quả?

  • Hiện tượng lớp vỏ TĐ bị rung chuyển với cường độ khác nhau và diễn ra trong thời gian ngắn gọi là động đất.
  • Khi lớp vỏ TĐ bị rạn nứt khiến mắc ma ở dưới sâu phun trào và tích tụ ra ngoài mặt đất gọi là núi lửa.
  • Nguyên nhân: Do các địa mảng dịch chuyển
  • Hậu quả: vùi lấp tài sản, nhà cửa, đường sá, làng mạc….tính mạng con người…

Câu 3: Quá trình nội sinh và ngoại sinh, cho ví dụ?

- Nội sinh là quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất

VD: động đất, núi lửa, các lớp đất đá bị uốn nếp, quá trình nâng cao tạo núi…

- Ngoại sinh là quá trình xảy ra bên ngoài bề mặt Trái Đất

VD: nước chảy đá mòn, khối đá do gió nhiệt độ, mưa…ăn mòn.

Câu 4: Kể tên các dạng địa hình chính, nước ta có các đồng bằng lớn nào?

  • Địa hình chính: núi, cao nguyên, đồi, đồng bằng
  • Nước ta có đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long

Câu 5: Quan sát hình 10.3 sgk/ trang 146- cho biết cách đo độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối?

  • Độ cao tương đối đo từ chân núi lên đỉnh núi
  • Độ cao tuyệt đối đo từ mực nước biển trung bình lên đỉnh núi

Câu 6: QS hình 12.1 sgk/ trang 151 - cho biết trong khí quyển gồm những tầng nào? Con người sống ở tầng nào?

  • Có 3 tầng: đối lưu, bình lưu và các tầng cao của khí quyển
  • Con người sống ở tầng đối lưu

Câu 7: QS hình 12.2 sgk/trang 152- Cho biết trong không khí gồm có những thành phần nào? Kể tên và nêu tỉ lệ các thành phần đó?

  • Khí Oxi 21 %
  • Khí Nitơ 78 %
  • Khí cacbonic, hơi nước và các loại khí khác 1%

Câu 8: Khí áp là gì?Trên Trái Đất có những đai áp nào?

  • Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất gọi là khí áp
  • Đai áp thấp: xích đạo và áp thấp ôn đới bắc và nam bán cầu
  • Đai áp cao: cận chí tuyến và vùng cực bắc và nam

Câu 9: Thời tiết khác khí hậu như thế nào?

  • Thời tiết là các hiện tượng khí tượng như mưa, nắng, gió nhiệt độ… xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương. Thời tiết luôn thay đổi.
  • Khí hậu là sự lặp đi lặp lại các các hiện tượng khí tượng như mưa, nắng, gió nhiệt độ… trong thời gian dài ở một địa phương và đã trở thành quy luật.

Câu 10: QS Hình 13.4 sgk/ trang 158 - Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào? Nêu giới hạn từng đới?

  • Đới: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới
  • Nhiệt đới: 23027B ->23027N (Chí tuyến bắc đến chí tuyến nam)
  • Ôn đới: 23027B -> 66033B, 23027N -> 66033N (Chí tuyến bắc đến vòng cực bắc, chí tuyến nam đến vòng cực nam)
  • Hàn đới: 66033B -> 900B, 66033N -> 900 N (Vòng cực bắc đến cực bắc, vòng cực nam đến cực nam)
Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 348
  • Lượt xem: 4.512
  • Dung lượng: 769,9 KB
Sắp xếp theo