Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều 6 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn GDCD lớp 6 (Có đáp án + Ma trận)
TOP 6 Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 Cánh diều năm 2024 - 2025 có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo, giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề thi cuối học kì 1 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình.
Với 6 Đề thi học kì 1 GDCD 6 Cánh diều, còn giúp các bạn học sinh dễ dàng tham khảo, luyện giải đề và so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Tin học, Khoa học tự nhiên, Toán. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi kì 1 môn GDCD 6 sách Cánh diều
1. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều - Đề 1
1.1. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2024 - 2025
Môn: Giáo dục công dân 6
Thời gian: 45 phút (Không kể phát đề)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước phương án đúng
Câu 1. Biểu hiện nào dưới đây là tôn trọng sự thật?
A. Dù không bằng lòng nhưng luôn đồng ý theo số đông trong tập thể.
B. Nói đúng những gì mình được chứng kiến.
C. Luôn bảo vệ mọi ý kiến, việc làm của mình.
D. Phê phán những việc mà mình không thích.
Câu 2. Biểu hiện nào không tôn trọng sự thật?
A. Nói một phần sự thật.
B. Sẵn sàng bảo vệ sự thật.
C. Không che giấu sự thật.
D. Không nói sai sự thật.
Câu 3. Hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện không tôn trọng sự thật?
A. Biết bác A bán rau bẩn nhưng B không nói với ai vì bác A là bác ruột của B.
B. H nói với cô giáo về hành vi quay cóp bài trong giờ kiểm tra của N.
C. Bạn D đã nói với bác tài xế xe buýt về hành vi của kẻ gian trên xe.
D. Biết chị T bán mỹ phẩm giả nên nhiều lần L đã khuyên chị nên dừng bán và xin lỗi mọi người.
Câu 4. Hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng sự thật?
A. Thấy M xem tài liệu trong giờ kiểm tra, H giả lơ như không thấy.
B. H chủ động nhận lỗi và xin lỗi khi vô tình đá bóng vào cửa sổ nhà bác B.
C. L đã sửa điểm trong bài kiểm tra môn Tiếng Anh để không bị bố mắng.
D. M rất quý H nên đã làm bài tập giúp H để bạn ấy được điểm cao.
Câu 5. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập?
A. Thực hiện công việc được giao khi được nhắc nhở.
B. Luôn tìm cách nhờ người khác giúp hoàn thành công việc cá nhân.
C. Tự hoàn thành những nhiệm vụ được giao.
D. Luôn tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
Câu 6. Tự lập là
A. tự làm lấy những việc mình hứng thú.
B. tự làm việc không cần quan tâm tới khó khăn.
C. tự làm việc thường xuyên, miệt mài.
D. tự làm lấy công việc của mình.
Câu 7. Các hoạt động thể hiện tính tự lập là:
A. Nhờ bạn chép bài hộ.
B. Ở nhà chơi, không giúp cha mẹ làm việc nhà.
C. Tự giặt quần áo của mình.
D. Gặp bài khó, lấy sách hướng dẫn ra chép.
Câu 8. Câu tục ngữ nào nói về tính tự lập?
A. Thân tự lập thân.
B. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
C. Lá lành đùm lá rách.
D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu 9. Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra hoặc xác định được
A. những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
B. những đặc điểm đặc trưng của bản thân.
C. phong cách của bản thân.
D. thế mạnh của bản thân.
Câu 10. Tự nhận thức bản thân sẽ giúp chúng ta thực hiện được những việc làm nào dưới đây?
A. Tìm cách khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh của bản thân.
B. Tự hào về bản thân và tìm cách phát huy những ưu điểm của bản thân.
C. Nhận ra được đặc trưng nổi bật của bản thân so với mọi người.
D. Tìm cách che giấu những điểm hạn chế của bản thân.
Câu 11. Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu; biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân để có thể
A. nhìn nhận đúng và ứng phó được với tất cả người xung quanh.
B. bình tĩnh, tự tin hơn mọi tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.
C. đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.
D. tìm người phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ mình một cách tốt nhất.
Câu 12. Tự nhận thức về bản thân là
A. biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình.
B. biết tư duy logic mọi tình huống trong đời sống.
C. có kĩ năng sống tốt trong mọi tình huống xảy ra.
D. sống tự trọng, biết suy nghĩ cho người xung quanh.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm) Hãy giải thích vì sao chúng ta cần phải có tính tự lập?
Câu 2 (3 điểm) Bản thân em có những điểm mạnh và điểm yếu nào? Em hãy lập kế hoạch để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân.
Câu 3 (1 điểm) Sau khi phát bài kiểm tra, cô giáo yêu cầu cả lớp đọc kết quả bài làm để cô giáo ghi vào sổ. Điểm bài làm của T là 8 điểm nhưng T đọc nhầm thành 9 điểm. Vài ngày sau, T mới phát hiện ra mình đã đọc nhầm điểm cho cô giáo.
Nếu là T, em sẽ làm gì trong trường hợp trên?
1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | B | A | A | B | C | D | C | A | A | A | C | A |
* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu hỏi | Nội dung | Điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) | Chúng ta cần phải có tính tự lập vì: C ó tính tự lập, chúng ta sẽ tự làm được mọi thứ, tự chủ cho cuộc sống mà mình đã chọn chứ không được phụ thuộc, dựa dẫm hay nhờ giúp đỡ của ai khác. Đây được đánh giá là một đức tính rất tốt và cần có ở một con người. Nó sẽ giúp ta trưởng thành hơn và sẽ dần trở thành chỗ dựa vững chắc cho người thân của mình. Những người tự lập từ sớm thường sẽ nhận được rất nhiều sự yêu quý và xem trọng. Bởi vì, họ có thể tự biết cách chủ động và tự quyết được cuộc sống của chính mình. | 1 điểm 2 điểm |
Câu 2 (3,0 điểm) | - Nêu được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân - Lập kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu. | 1đ 2đ |
Câu 3 (1,0 điểm) | Trong trường hợp này, T nên gặp riêng cô giáo và xin lỗi về sự nhầm lẫn của mình, đồng thời bạn báo lại điểm đúng của mình để cô sửa trong sổ. | 1,0 điểm |
1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
TT | Mạch nội dung | Chủ đề | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tỉ lệ | Tổng điểm | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Giáo dục đạo đức
| Tôn trọng sự thật | 4 câu | 1 câu | 4 câu | 1 câu | 2.0 | ||||||
2 | Tự lập | 4 câu | 1 câu | 4 câu | 1 câu | 4.0 | |||||||
3 | Giáo dục KNS | Tự nhận thức bản thân | 4 câu | 1 câu | 4 câu | 1 câu | 4.0 | ||||||
| |||||||||||||
Tổng | 12 |
|
| 1 |
| 1 |
| 1 | 12 | 3 |
10 điểm | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | 30% | 70% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | 100% |
1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
TT | Mạch nội dung | Chủ đề | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ đánh giá | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 |
Giáo dục đạo đức
| 1. Tôn trọng sự thật | Nhận biết: Nhận biết được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật. Thông hiểu: Giải thích được vì sao phải tôn trọng sự thật. Vận dụng: - Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật. Vận dụng cao: - Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm. | 4 TN | 1 TL | ||
2 | Giáo dục đạo đức | 2. Tự lập | Nhận biết: - Nêu được khái niệm tự lập - Liệt kê được những biểu hiện của người có tính tự lập Thông hiểu: - Giải thích được vì sao phải tự lập. Vận dụng: - Đánh giá được khả năng tự lập của người khác. - Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân Vận dụng cao: - Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác. | 4 TN | 1TL | ||
3 | Giáo dục KNS
| 3. Tự nhận thức bản thân | Nhận biết: Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân. Nêu được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân. Thông hiểu: - Biết tôn trọng bản thân. - Tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân. Vận dụng: Xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân. | 4 TN | 1 TL | ||
Tổng |
| 12 TN | 1 TL | 1 TL | 1 TL | ||
Tỉ lệ % |
| 30 | 30 | 30 | 10 | ||
Tỷ lệ chung |
| 30% | 70% |
2. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều - Đề 2
2.1. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Truyền thống là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được
A. truyền từ đời này sang đời khác.
B. mua bán, trao đổi trên thị trường.
C. nhà nước ban hành và thực hiện.
D. đời sau bảo vệ nguyên trạng.
Câu 2: Trong cuộc sống, việc phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và
A. sức mạnh.
B. tiền bạc.
C. của cải.
D. tuổi thọ.
Câu 3: Trong cuộc sống, việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?
A. Có nhiều tiền bạc và quyền lực.
B. Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh.
C. Giữ gìn các tập tục mê tín dị đoan.
D. Thể hiện tính chuyên quyền, độc đoán.
Câu 4: Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của gia đình khi
A. tích cực học tập rèn luyện.
B. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.
C. tham gia giữ gìn an ninh thôn xóm.
D. tích cực lao động sản xuất.
Câu 5: Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống nhân ái của gia đình và dòng họ?
A. Tìm hiểu, lưu giữ nghề làm gốm.
B. Sống trong sạch và lương thiện.
C. Tích cực giúp đỡ người nghèo.
D. Quảng bá nghề truyền thống.
Câu 6: Học sinh cần biết giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ mình trong cuộc sống bằng những việc làm
A. tích cực.
B. tiêu cực.
C. phản cảm.
D. vô đạo đức.
Câu 7: Cá nhân có hành vi quan tâm, giúp đỡ người khác đặc biệt là trong những lúc khó khăn hoạn nạn là biểu hiện của
A. yêu thương con người.
B. tự nhận thức bản thân.
C. siêng năng, kiên trì.
D. tự chủ, tự lập
Câu 8: Yêu thương con người là gì
A. lợi dụng người khác để vụ lợi.
B. giúp đỡ người khác để nổi tiếng.
C. làm những điều tốt đẹp cho người khác.
D. xúc phạm danh dự người khác
Câu 9: Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp nhất cho con người, nhất là những lúc
A. cần đánh bóng tên tuổi.
B. mưu cầu lợi ích cá nhân.
C. gặp khó khăn và hoạn nạn.
D. vì mục đích vụ lợi
Câu 10: Phẩm chất đạo đức nào dưới đây gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người?
A. Nhỏ nhen.
B. Ích kỷ.
C. Tha thứ.
D. Vô cảm.
Câu 11: Hành động nào dưới đây là trái với biểu hiện của yêu thương con người?
A. Quan tâm.
B. Chia sẻ.
C. Giúp đỡ.
D. Vô cảm
Câu 12: Cá nhân có tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên hoàn thành tốt các công việc là biểu hiện của người có đức tính
A. siêng năng.
B. tự ti.
C. tự ái.
D. lam lũ.
Câu 13: Trái với siêng năng, kiên trì là
A. lười biếng, ỷ nại.
B. trung thực, thẳng thắn.
C. Cẩu thả, hời hợt.
D. qua loa, đại khái.
Câu 14: Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở thái độ làm việc một cách
A. Hời hợt.
B. Nông nổi.
C. Cần cù.
D. Lười biếng.
Câu 15: Cá nhân thực hiện tốt phẩm chất siêng năng kiên trì sẽ vượt qua
A. khó khăn, thử thách.
B. cám dỗ vật chất.
C. cám dỗ tinh thần.
D. công danh, sự nghiệp.
Câu 16: Người có phẩm chất siêng năng, kiên trì sẽ có nhiều cơ hội
A. thành công trong cuộc sống.
B. vụ lợi cho bản thân.
C. đánh bóng tên tuổi.
D. tự tin trong công việc.
Câu 17: Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?
A. Giữ gìn mọi hủ tục của gia đình.
B. Chê bai nghề truyền thống gia đình.
C. Tự ti vì nghề truyền thống của gia đình.
D. Quảng bá nghề truyền thống của gia đình.
Câu 18: Hành vi nào dưới đây không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?
A. Xóa bỏ các thói quen xấu của gia đình.
B. Tự ti về thanh danh của gia đình mình.
C. Tự hào về nghề truyền thống của gia đình.
D. Không coi thường danh dự của gia đình.
Câu 19: Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?
A. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ.
B. Tự ti, che dấu và từ bỏ mọi thứ.
C. Xấu hổ, xóa bỏ và từ chối làm.
D. Chê bai, che giấu và xấu hổ.
Câu 20: Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống lao động sản xuất của gia đình, dòng họ khi
A. tích cực giúp đỡ người nghèo.
B. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.
C. tìm hiểu nghề truyền thống của gia đình.
D. tự hào thành tích học tập của gia đình.
Câu 21: Người có hành vi nào dưới đây là thể hiện lòng yêu thương con người?
A. Giúp đỡ tù nhân trốn trại.
B. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép.
C. Nhắn tin ủng hộ quỹ vắc xin.
D. Chia sẻ tin giả lên mạng xã hội.
Câu 22: Học sinh thể hiện lòng yêu thương con người khi thực hiện tốt hành vi nào sau đây?
A. Quyên góp tiền giúp đỡ trẻ mồ côi.
B. Cho bạn nhìn bài trong khi thi.
C. Quảng bá nghề truyền thống.
D. Hỗ trợ đối tượng trộm cướp tài sản
Câu 23: Hành vi nào dưới đây là trái với biểu hiện của lòng yêu thương con người?
A. Quan tâm tới người khác.
B. Cảm thông với người khó khăn.
C. Hi sinh vì người khác.
D. Thờ ơ khi người khác gặp nạn
Câu 24: Việc làm nào dưới đây thể hiện học sinh thực hiện tốt lòng yêu thương con người?
A. Quyên góp sách ủng hộ học sinh khó khăn.
B. Che giấu việc bạn thân quay cóp bài.
C. Chia sẻ hình ảnh bạn mình bị đánh lên mạng.
D. Từ chối tố giác đối tượng phạm tội.
Câu 25: Hành vi nào dưới đây góp phần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì?
A. Làm việc theo sở thích cá nhân.
B. Từ bỏ mọi việc khi gặp khó khăn.
C. Chăm chỉ, quyết tâm đạt mục tiêu.
D. Ỷ lại vào người khác khi làm việc.
Câu 26: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói về siêng năng, kiên trì?
A. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.
B. Há mồm chờ sung rụng.
C. Đục nước béo cò.
D. Chị ngã em nâng.
Câu 27: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của siêng năng, kiên trì?
A. Luôn học bài trước khi đến lớp.
B. Thường xuyên không học bài cũ.
C. Bỏ học chơi game.
D. Đua xe trái phép.
Câu 28: Cá nhân không rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ có kết quả như thế nào dưới đây?
A. Dễ dàng thành công trong cuộc sống
B. Có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn
C. Trở thành người có ích cho xã hội
D. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm). Trong khu tập thể, bác Thu là một người khoẻ mạnh và tốt bụng. Nhưng trong một lần bị tai nạn giao thông, bác bị thương ở chân và từ đó bác phải đi tập tễnh. Một số trẻ con trong khu tập thể thường chế giễu, nhại dáng đi của bác và gọi bác là "bà chấm phẩy".
Câu hỏi:
1/ Em suy nghĩ gì về hành vi của một số bạn nhỏ trong khu tập thể của bác Thu?
2/ Em sẽ góp ý cho các bạn ấy như thế nào?
Câu 2 (1 điểm).
An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 7 giờ tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy An làm bài nhanh và rất chính xác, các bạn xúm lại hỏi An cách giải thì bạn trả lời: “À, khó quá, nghĩ mãi không được nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh. Các cậu cũng lấy mà chép, khỏi mất công suy nghĩ”.
Câu hỏi: Nếu em là bạn thân của An, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | A | B | A | C | A | A | C | C | C |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | D | A | A | C | A | A | D | B | A | C |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | ||
Đáp án | C | A | D | A | C | A | A | B |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | Hành vi của một số bạn nhỏ trong khu tập thể như vậy là không tốt, cần phải phê phán và nhắc nhở | 1 điểm |
Em sẽ khuyên nhủ các bạn là nên thông cảm và yêu thương bác ấy hơn, bác ấy đã không may mắn nên mới xảy ra tai nạn giao thông, bác ấy cần sự cảm thông và chia sẻ yêu thương từ mọi người | 1 điểm | |
Câu 2 (1,0 điểm) | Nếu là bạn thân của An, em sẽ giải thích cho An hiểu việc làm của An là chống đối, sẽ làm cho An ngày càng yếu hơn trong học tập. Về lâu dài sẽ trở thành thói quen xấu. | 1,0 điểm
|
1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng | % tổng điểm | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||||
Số CH | Thời gian (phút) | |||||||||||||
Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | TN | TL | |||||
1 | Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ | Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ | 2 | 1,5 | 1 | 1,25 | 3 | 2,75 | 7,5 | |||||
2 | Yêu thương con người | Yêu thương con người | 2 | 1,5 | 1 | 1,25 | 3 | 2,75 | 7,5 | |||||
3 | Siêng năng kiên trì | Siêng năng kiên trì | 2 | 1,5 | 1 | 1,25 | 3 | 2,75 | 7,5 | |||||
4 | Tôn trọng sự thật | Tôn trọng sự thật | 4 | 3 | 3 | 3,75 | 1 | 10 | 7 | 1 | 16,75 | 37,5 | ||
5 | Tự lập | Tự lập | 3 | 2,25 | 3 | 3,75 | 6 | 6 | 15 | |||||
6 | Tự nhận thức bản thân | Tự nhận thức bản thân | 3 | 2,25 | 3 | 3,75 | 1 | 8 | 6 | 1 | 14 | 25 | ||
Tổng | 16 | 12 | 12 | 15 | 1 | 10 | 1 | 8 | 28 | 2 | 45 | 100 | ||
Tỷ lệ % | 40 | 30 | 20 | 10 | 70 | 30 | 100 | |||||||
Tỷ lệ chung | 70 | 30 | 100 |
1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ | Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ | Nhận biết: - Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ. - Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ. - Xác định được các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ Thông hiểu: - Qua thông tin (hình ảnh, ca dao, tục ngữ, danh ngôn, …) HS khẳng định được tên bài học. - Nêu được ví dụ, việc làm thể hiện tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ - Giải thích được vì sao các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ | 2 | 1 |
|
|
2 | Yêu thương con người | Yêu thương con người | Nhận biết: - Nêu được khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương con người. - Ý nghĩa của yêu thương con người đối với cuộc sống của cá nhân và xã hội. - Xác định được các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện yêu thương con người. Thông hiểu: - Qua thông tin (hình ảnh, ca dao, tục ngữ, danh ngôn, …) HS khẳng định được tên bài học. - Giải thích được vì sao các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện yêu thương con người. - Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người. | 2 | 1 |
|
|
3 | Siêng năng kiên trì | Siêng năng kiên trì | Nhận biết: - Nêu được khái niệm và biểu hiện của siêng năng, kiên trì. - Nhận biết được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì. - Siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hàng ngày. - Xác định được các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện siêng năng kiên trì Thông hiểu: - Qua thông tin (hình ảnh, ca dao, tục ngữ, danh ngôn, …) HS khẳng định được tên bài học. - Giải thích được vì sao các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện siêng năng kiên trì. - Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động. | 2 | 1 |
|
|
| Tôn trọng sự thật | Tôn trọng sự thật | Nhận biết: - Khái niệm tôn trọng sự thật - Nhận biết được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật. - Ý nghĩa của tôn trọng sự thật Thông hiểu: - Qua thông tin (hình ảnh, ca dao, tục ngữ, danh ngôn, …) HS khẳng định được tên bài học. - Hiểu vì sao phải tôn trọng sự thật. - Giải thích được vì sao các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện tôn trọng sự thật. Vận dụng: - Qua tình huống cụ thể, nêu được các cách giải quyết đúng thể tôn trọng sự thật - Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm. - Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật. Vận dụng cao: - Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để phát hiện những vấn đề mới về tôn trọng sự thật | 4 | 3 | 1 |
|
| Tự lập | Tự lập | Nhận biết: - Nêu được khái niệm tự lập - Liệt kê các biểu hiện của người có tính tự lập. Thông hiểu: - Qua thông tin (hình ảnh, ca dao, tục ngữ, danh ngôn, …) HS khẳng định được tên bài học. - Giải thích được vì sao các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện tôn trọng sự thật. - Hiểu được vì sao phải tự lập, - Đánh giá khả năng tự lập của bản thân và | 3 | 3 |
|
|
| Tự nhận thức bản thân | Tự nhận thức bản thân | Nhận biết: - Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân - Liệt kê điểm mạnh và điểm yếu của bản thân Thông hiểu: - Qua thông tin (hình ảnh, ca dao, tục ngữ, danh ngôn, …) HS khẳng định được tên bài học. - Giải thích được vì sao các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện việc tự nhận thức bản thân. - Nhận biết được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân. - Biết tôn trọng bản thân. - Tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân. Vận dụng: - Qua tình huống cụ thể, nêu được các cách giải quyết đúng thể hiện biết tự nhân thức bản thân. - Xây dựng kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân. Vận dụng cao: - Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để phát hiện những vấn đề mới về tự nhận thức bản thân | 3 | 3 |
| 1 |
Tổng |
| 16 | 12 | 01 | 01 |
.....
>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều