Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 1 KHTN 6 năm 2023 - 2024

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều mang tới các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 giữa học kì 1, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập cho học sinh của mình.

Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 1 năm 2023 - 2024:

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều

Ôn tập giữa kì 1 lý thuyết Khoa học tự nhiên 6

1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên

  • Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật và hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống của con người.
  • Khoa học tự nhiên có vai trò cung cấp thông tin mới và nâng cao hiểu biết của con người.
  • Khoa học tự nhiên góp phần mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.
  • Khoa học tự nhiên bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
  • Khoa học tự nhiên bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Các lĩnh vực nghiên cứu của khoa học tự nhiên:
    • Sinh học nghiên cứu các sinh vật và sự sống trên Trái Đất.
    • Thiên văn học nghiên cứu về vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao, …).
    • Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất
    • Vật lí nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng.
  • Vật sống gồm các dạng sống đơn giản (ví dụ virus) và sinh vật. Chúng mang những đặc điểm của sự sống.
  • Vật không sống là những vật không mang những đặc điểm của sự sống.

2. Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành

  • Dụng cụ đo chiều dài là thước
  • Dụng cụ đo khối lượng là cân
  • Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là cố, ống đong,…
  • Dụng cụ đo thời gian là đồng hồ
  • Dụng cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế
  • Cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích
  • Quy định an toàn trong phòng thực hành
  • Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành

3. Các phép đo

- Các bước đo chiều dài bằng thước:

  • Bước 1: Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo phù hợp.
  • Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều dài vật cần đo, sao cho một đầu của vật thẳng với vạch số 0 của thước.
  • Bước 3: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật.
  • Bước 4: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu còn lại của vật.

- Các bước đo khối lượng bằng cân đồng hồ:

  • Bước 1: Ước lượng khối lượng vật đem cân để chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
  • Bước 2: Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.
  • Bước 3: Đặt vật lên đĩa cân.
  • Bước 4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt số.
  • Bước 5: Đọc và ghi số chỉ của kim cân theo vạch chia gần nhất

4. Oxygen và không khí

  • Oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị và ít tan trong nước.
  • Oxygen với sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu
  • Không khí là một yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật trên Trái Đất. Mỗi thành phần trong không khí có vai trò riêng đối với tự nhiên.
  • Ô nhiễm không khí là khi không khí có sự thay đổi lớn về thành phần, chủ yếu là do khói, bụi hoặc các khí lạ khác.
  • Không khí bị ô nhiễm có thể xuất hiện mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn, gây biến đổi khí hậu, ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và sức khỏe sinh vật.

5. Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu

  • Các vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu. Các vật liệu được tạo nên từ một hoặc nhiều chất.
  • Một số vật liệu thông dụng như: nhựa, kim loại, cao su, thủy tinh, gốm, gỗ,….
  • Dựa vào trạng thái, người ta chia nhiên liệu thành 3 loại:
    • Nhiên liệu rắn: than, củi …
    • Nhiên liệu lỏng: xăng, dầu …
    • Nhiên liệu khí: khí thiên nhiên, khí mỏ dầu …
  • Một số nhiên liệu thông dụng như: than, xăng, dầu,….
  • Phần lớn các năng lượng mà chúng ta sử dụng ngày nay đều đến từ loại nhiên liệu như than, dầu mỏ …. Với tốc độ khai thác và tiêu thụ như hiện nay, các nhiên liệu này đang có nguy cơ cạn kiệt.
  • An ninh năng lượng là việc đảm bảo năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, đủ dùng, sạch và rẻ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió …
  • Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững
  • Con người khai thác và chế biến các nguyên liệu để tạo nên sản phẩm.

Ví dụ:

  • Quặng bauxite được dùng để sản xuất nhôm
  • Quặng apatite được dùng để sản xuất phân lân;

6. Tế bào

- Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.

- Tế bào có nhiều loại, từng loại tế bào lại có các hình dạng khác nhau (hình que, hình cầu, hình sao…).

- Tế bào có kích thước rất nhỏ, đa số đều không thể quan sát bằng mắt thường mà phải dùng kính hiển vi để quan sát.

- So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật

+ Giống: Tế bào thực vật và tế bào động vật đều được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là:

  • Màng tế bào: là lớp màng mỏng, kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào.
  • Tế bào chất: là chất keo lỏng chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.
  • Nhân tế bào: có màng nhân bao bọc chất di truyền và là trung tâm điều khiển hầu hết mọi hoạt động của tế bào.

+ Khác: Tế bào thực vật có lục lạp còn tế bào động vật thì không

Bài tập ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Khoa học tự nhiên có những vai trò nào đối với cuộc sống?

A. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
B. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.
C. Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
D. Cả 3 phương án trên.

Câu 2: Vật nào sau đây là vật sống?

A. Xe đạp
B. Quả bưởi ở trên cây
C. Robot
D. Máy bay

Câu 3: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thể tích?

A. Thước kẻ
B. Nhiệt kế rượu
C. Chai lọ bất kì
D. Bình chia độ

Câu 4: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo chiều dài?

A. Mét (m)
B. Inch (in)
C. Dặm (mile)
D. Cả 3 phương án trên

Câu 5: Công thức nào sau đây là công thức chuyển đổi đúng đơn vị nhiệt độ từ thang Xen – xi – ớt sang thang Ken – vin?

A. T(K) = t(0C) + 273
B. t0C = (t – 273)0K
C. t0C = (t + 32)0K
D. t0C = (t.1,8)0F + 320F

Câu 6: Nhiệt kế y tế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng nào?

A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn
B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
D. A hoặc B

Câu 7: Vật thể tự nhiên là

A. Vật thể không có các đặc trưng sống.
B. Vật thể có các đặc trưng sống.
C. Vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.
D. Vật thể có sẵn trong tự nhiên.

Câu 8: Có các vật thể sau: quả chuối, máy tính, cây mít, cái chậu, lọ hoa, xe máy, cây tre. Số vật thể tự nhiên là

A. 5
B. 4
C. 3
D. 2.

Câu 9: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

A. Hòa tan đường mía vào nước.
B. Cô cạn nước muối thành muối.
C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện màu đen.
D. Đun nóng đường ở thể rắn để đường chuyển sang đường ở thể lỏng.

Câu 10: Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia một lần tạo thành số tế bào con là?

A. 4 tế bào con.
B. 6 tế bào con.
C. 2 tế bào con.
D. 3 tế bào con.

II. Tự luận

Bài 1: Cho các dụng cụ sau: đồng hồ bấm giây, thước dây, kính lúp,kéo, búa, nhiệt kế y tế, thước kẻ, cốc đong, cân khối lượng, ống hút nhỏ giọt. Bạn An thực hiện một số phép đo sau, em hãy giúp bạn bằng cách lựa chọn dụng cụ đo phù hợp cho mỗi phép đo sao cho thực hiện dễ dàng và cho kết quả chính xác nhất.

STT

Phép đo

Tên dụng cụ đo

1

Đo thân nhiệt(nhiệt cơ thể)

2

Đo lượng nước cần pha sữa cho em hàng ngày

3

Đo khối lượng cơ thể

4

Đo diện tích lớp học

5

Đo thời gian đun sôi một lít nước

6

Đo chiều dài của quyển sách

Bài 2:

a. Nêu cấu tạo của tế bào thực vật và chức năng của từng thành phần ?

b. Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở điểm nào?

c. Vì sao cơ thể thực vật không có bộ xương như động vật nhưng vẫn đứng vững?

Bài 3: Cho một số sinh vật sau: cây khế, con gà, con thỏ, con cá.

Em hãy xác định các đặc điểm giống và khác nhau ở những sinh vật trên.

Dựa vào các đặc điểm trên hãy xây dựng khoá lưỡng phân để phân chia các sinh vật trên thành từng nhóm?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

Câu12345678910
Đáp ánDBDDACDCCC

II. Tự luận

Bài 1: Lựa chọn dụng cụ đo phù hợp cho mỗi phép đo

STTPhép đoTên dụng cụ đo
1Đo thân nhiệt(nhiệt cơ thể)Nhiệt kế y tế
2Đo lượng nước cần pha sữa cho em hàng ngàyCốc đong
3Đo khối lượng cơ thểCân khối lượng
4Đo diện tích lớp họcThước dây
5Đo thời gian đun sôi một lít nướcĐồng hồ bấm giây
6Đo chiều dài của quyển sáchThước kẻ

Bài 2:

a. Cấu tạo của tế bào thực vật gồm:

Thành tế bào: giúp tế có hình dạng nhất định.

Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào.

Chất tế bào : có chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.

Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

Không bào trung tâm: chứa dịch tế bào.

b. Khác với tế bào động vật, tế bào thực vật có thêm không bào trung tâm,thành tế bào và lục nạp là bào quan quang hợp.

c. Vì thành tế bào thực vật được tạo nên từ một chất rất bền gọi là cellulose, đóng vai trò bảo vệ và nâng đỡ cơ thể thực vật. giúp thực vật có thể đứng vững.

Bài 3:

Đặc điểm sinh vậtKhả năng di chuyểnMôi trường sốngSố chân
Cây khếkhôngCạn-
Con gàCạnHai chân
Con thỏCạnBốn chân
Con cáNước-
Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 457
  • Lượt xem: 4.473
  • Dung lượng: 141,3 KB
Sắp xếp theo