Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều 4 Đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 6 (Có đáp án + Ma trận 3 mức độ)

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều gồm 4 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Với 4 Đề thi giữa kì 1 môn Toán 6 Cánh diều, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 1 năm 2023 - 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên, Tin học, Tiếng Anh 6. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6 sách Cánh diều - Đề 1

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6

PHÒNG GD&ĐT

.……………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM 2023 - 2024
Môn: Toán lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm):

Câu 1: Cho tập hợp M = { 1; 3; 5 }. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. 0 ∈ M
B. 1 ∉ M
C. 2 ∈ M
D. 3 ∈ M

Câu 2: Số la Mã XXII biểu diễn số nào trong hệ thập phân?

A. 18
B. 22
C. 202
D. 10102

Câu 3: Chữ số thích hợp ở dấu * để 1345<\overline{13 * 5} <1356

A. 4
B. 5
C. 6
D. 7

Câu 4: Bác An cần mua một chiếc điện thoại thông minh để cho con học trực tuyến. Giá bán một chiếc điện thoại cùng loại bác An định mua ở bốn cửa hàng như sau:

Cửa hàng

Bình An

Phú Quý

Hải Thịnh

Gia Thành

Giá (đồng)

6 100 000

6 200 000

6 150 000

5 950 000

Bác An nên mua điện thoại ở cửa hàng nào thì có giá rẻ nhất?

A. Gia Thành
B. Phú Quý
C. Hải Thịnh
D. Bình An

Câu 5: Tích 5.5.5.5 viết dưới dạng lũy thừa cơ số 5 là

A. 45
B. 54
C. 525
D. 252

Câu 6: Kết quả của phép tính 46 : 42 được viết dưới dạng lũy thừa là

A. 43
B. 44
C. 48
D. 412

Câu 7: Cho a = 36; b = 3. Khi đó:

A. a ← b
B. b → a
C. a là ước của b
D. a là bội của b

Câu 8: Tập hợp S các số nguyên tố có một chữ số là

A. S = {3; 5; 7; 9}
B. S = {2; 3; 5; 7}
C. S = {3; 5 ; 7}
D. S = {1; 2; 3; 5; 7}

Câu 9: Bức tranh nào dưới đây có dạng hình tam giác đều?

Câu 9

Câu 10: Hình thoi có hai đường chéo là 8cm và 6cm thì diện tích của nó bằng

A. 48cm2
B. 24cm2
C. 28cm2
D. 7cm2

Câu 11: Hình thoi không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Bốn cạnh bằng nhau.
B. Bốn góc bằng nhau.
C. Các cạnh đối bằng nhau.
D. Hai đường chéo vuông góc với nhau.

Câu 12: Trong hình bình hành ABCD, cặp cạnh song song là

A. AB và AD
B. BC và AB
C. AD và BC
D. DC và BC

Câu 12

B. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm).

Câu 1 (1,0 điểm): Viết tập hợp A các số tự nhiên x biết rằng 10 < x 15.

Câu 2 (1,0 điểm): Không thực hiện phép tính, hãy cho biết tổng 540 + 345 có chia hết cho cả 3 và 5 không? Vì sao?

Câu 3: (1,0 điểm): Tìm x, biết 2021 – x = 715 : 713

Câu 4 (1,0 điểm): Tính giá trị biểu thức: 5 . 42 – 18 : (15 – 12)2

Câu 5 (1,0 điểm): Cô giáo có 5 hộp bút, mỗi hộp bút có 12 chiếc. Hỏi cô giáo có thể chia đều số bút nói trên cho 6 tổ được không? Vì sao?

Câu 6 (0,5 điểm): Dùng thước và compa, vẽ tam giác đều ABC có cạnh bằng 3cm.

Câu 7 (1,0 điểm): Một mảnh đất có dạng hình chữ nhật ABCD, với chiều dài AB = 50m, chiều rộng AD = 30m.

a) Tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật AD nói trên.

b) Một dự án mở đường, con đường cắt ngang qua mảnh đất tạo thành hình bình hành AEFH như hình vẽ. Tính phần diện tích còn lại của mảnh đất?

Câu 7

Câu 8 (0,5 điểm): Cho 2021 số tự nhiên, trong đó tổng của năm số bất kì đều là số lẻ. Hỏi tổng của 2021 số tự nhiên đó là số chẵn hay số lẻ?

Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6

TT

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Số tự nhiên.

Tập hợp – Tập hợp số tự nhiên.

Nhận biết phần tử thuộc hay không thuộc tập hợp.

1

(TN1)

1

(TL1)

2

12,5

Biểu diễn số la Mã trong hệ thập phân.

1

(TN 2)

2,5

So sánh số tự nhiên.

2

(TN 3,

TN 4)

5

Các phép tính với số tự nhiên. Phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên

Lũy thừa.

2

(TN 5,

TN6)

1

(TL3)

15

Các phép tính.

1

(TL4)

1

(TL8)

15

Quan hệ chia hết – Số nguyên tố

Khái niệm về ước và bội, quan hệ chia hết.

1

(TN 7)

1

(TL2)

1

(TL5)

22,5

Số nguyên tố.

1

(TN8)

25

2

Hình học trực quan.

Hình học trực quan.

Tam giác đều, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành.

4

(TN9, TN11, TN12)

1

(TN10)

1

(TL7a)

1

(TL6)

1

(TL7B)

25

Tổng

9

3

3

4

2

Tỉ lệ %

22,5

7,5

25

35

10

100

Tỉ lệ chung

55%

45%

100

Bản đặc tả đề thi giữa kì 1 môn Toán 6

TT

Chủ đề

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

SỐ VÀ ĐẠI SỐ

1

Số tự nhiên

Tập hợp – Tập hợp số tự nhiên.

Nhận biết:

– Nhận biết phần tử thuộc hay không thuộc tập hợp.

- Biết biểu diễn được số la Mã trong hệ thập phân.

- Biết so sánh số tự nhiên.

Thông hiểu:

- Liệt kê các phần tử của một tập hợp từ điều kiện cho trước.

4

(TN1, TN2)

3

(TL1, TN3, TN4)

Các phép tính với số tự nhiên. Phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên.

Nhận biết:

– Định nghĩa lũy thừa.

Vận dụng:

– Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong tập hợp số tự nhiên.

– Thực hiện được phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên; thực hiện được các phép nhân và phép chia hai luỹ thừa cùng cơ số với số mũ tự nhiên.

2

(TN5, TN6)

2

(TL3, TL4)

1

(TL8)

Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên. Số nguyên tố. Ước chung và bội chung.

Nhận biết:

– Nhận biết được quan hệ chia hết, khái niệm ước và bội.

– Nhận biết được khái niệm số nguyên tố, hợp số.

Thông hiểu:

- Các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

Vận dụng:

– Vận dụng được dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3 để giải quyết bài toán có nội dung thực tế đơn giản, quen thuộc.

2

(TN7, TN8)

1

(TL2)

1

(TL5)

HÌNH HỌC TRỰC QUAN

2

Hình học trực quan

- Tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.

- Hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành.

Nhận biết:

– Nhận dạng được tam giác đều, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, lục giác đều.

– Nắm được đặc điểm các hình.

Thông hiểu:

– Tính được diện tích một số hình .

Vận dụng:

– Vẽ được một số hình bằng thước và compa.

– Biết vận dụng công thức tính diện tích một số hình để giải quyết bài toán thực tế.

4

(TN9, TN11, TN12)

2

(TL7a,

TN10)

1

(TL6)

1

(TL7b)

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6 sách Cánh diều - Đề 2

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Tập hợp nào dưới đây có 5 phần tử?

A = {x ∈ N ∗ ∈N∗ | x > 3}
B = {x ∈ N ∈N | x < 6}
C = {x ∈ N ∈N | x ≤ 4}
D = {x ∈ N ∗ ∈N∗ | 4 < x ≤ 8}

Câu 2: Cho tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn 14, nhỏ hơn 45 và có chứa chữ số 3. Phần tử nào dưới đây không thuộc tập hợp M?

A. 13
B. 23
C. 33
D. 43

Câu 3: Số 1 080 chia hết cho bao nhiêu số trong các số sau đây: 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 12, 24, 25?

A. 10 số
B. 9 số
C. 8 số
D. 7 số

Câu 4: Hằng gấp được 97 ngôi sao và xếp vào các hộp, mỗi hộp 8 ngôi sao. Số ngôi sao còn thừa không xếp vào hộp là:

A. 5 ngôi sao
B. 1 ngôi sao
C. 6 ngôi sao
D. 2 ngôi sao

Câu 5: Phân tích số 154 ra thừa số nguyên tố được:

A. 154 = 2 . 7 . 11
B. 54 = 1 . 5 . 4
C. 154 = 22 . 3 . 5
D. 154 = 2 . 7 . 13

Câu 6: Hình nào dưới đây là hình vẽ chỉ tam giác đều?

A. Câu 6

B. Câu 6

C. Câu 6

D. Câu 6

Câu 7: Hai đường chéo hình thoi có độ dài lần lượt bằng 16 cm và 12 cm. Diện tích của hình thoi là:

A. 90 cm2
B. 96 cm2
C. 108 cm2
D.120 cm2

Câu 8: Chọn câu sai trong các câu dưới đây?

Cho hình vẽ

Câu 8

Lục giác đều ABCDEG là hình có:

A. Các góc ở các đỉnh A, B, C, D, E, G, O bằng nhau.
B. Sáu cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DE = EG = GA.
C. Ba đường chéo chính cắt nhau tại điểm O.
D. Ba đường chéo chính bằng nhau: AD = BE = CG.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Bài 1 (2 điểm):

1) Thực hiện các phép tính:

a) 30 . 75 + 25 . 30 – 150;
b) 160 – (4 . 52– 3 . 23);
c) [36 . 4 – 4 . (82 – 7 . 11)2] : 4 – 20220.

2) Tìm BCNN của các số 28, 54.

Bài 2 (1,5 điểm): Tính diện tích của hình H gồm hình bình hành ABCD và hình chữ nhật DCNM, biết hình chữ nhật DCNM có chu vi bằng 180 cm và chiều dài MN gấp 4 lần chiều rộng CN.

Bài 2

Bài 3 (2 điểm): Một đội y tế gồm 48 bác sĩ và 108 y tá. Hỏi có thể chia đội y tế thành nhiều nhất bao nhiêu tổ để số bác sĩ và y tá được chia đều vào các tổ?

Bài 4 (0,5 điểm): Chứng tỏ A chia hết cho 6 với A = 2 + 22 + 23 + 24 + … + 2100.

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6

I. Phần trắc nghiệm

Bảng đáp án (0,5 × 8 = 4 điểm)

Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 3: B

Câu 4: B

Câu 5: A

Câu 6: D

Câu 7: B

Câu 8: A

Hướng dẫn chi tiết

Câu 1:

Viết các tập hợp đã cho dưới dạng liệt kê các phần tử ta được

A = {4; 5; 6; … } (tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 3)

B = {0; 1; 2; 3; 4; 5} (tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 6)

C = {0; 1; 2; 3; 4} (tập hợp C các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 4)

D = {5; 6; 7; 8} (tập hợp D các số tự nhiên lớn hơn 4 và nhỏ hơn hoặc bằng 8)

Vậy ta thấy tập hợp C có 5 phần tử.

Chọn đáp án C.

Câu 2:

Tập hợp M gồm các số tự nhiên lớn hơn 14, nhỏ hơn 45 và có chứa chữ số 3.

Ta thấy các số 13, 23, 33, 43 đều có chứa chữ số 3, nhưng 13 < 14 nên 13 không thuộc tập hợp M.

Chọn đáp án A.

Câu 3:

Số 1 080 có chữ số tận cùng là 0 nên nó chia hết cho cả 2 và 5.

Số 1 080 có tổng các chữ số là 1 + 0 + 8 + 0 = 9 chia hết cho 3 và 9 nên nó chia hết cho cả 3 và 9.

Ngoài ra: 1 080 : 4 = 270; 1 080 : 6 = 180; 1 080 : 8 = 135; 1 080 : 12 = 90; 1 080 : 24 = 45; 1 080 : 25 = 43 (dư 5).

Vậy số 1 080 chia hết cho các số: 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 12, 24.

Do đó nó chia hết cho 9 số trong các số đã cho.

Chọn đáp án B.

Câu 4:

Mỗi hộp có 8 ngôi sao nên ta thực hiện phép chia:

97 : 8 = 12 (dư 1)

Vậy còn thừa 1 ngôi sao không xếp vào hộp.

Chọn đáp án B.

Câu 5:

Ta phân tích 154 ra thừa số nguyên tố:

Vậy 154 = 2 . 7 . 11.

Chọn đáp án A.

Câu 6:

Tam giác đều là hình tam giác có 3 cạnh bằng nhau và 3 góc bằng nhau, vậy trong các hình đã cho, hình vẽ D chỉ tam giác đều.

Câu 6

Chọn đáp án D.

Câu 7:

Diện tích hình thoi bằng 1 2 12 tích độ dài hai đường chéo.

Vậy diện tích của hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt là 16 cm và 12 cm là:

S = 1 2 .16 .12 = 96 S=12.16.12=96 (cm2).

Chọn đáp án B.

Câu 8:

Lục giác đều ABCDEG có các tính chất:

Câu 8

+ Các góc ở các đỉnh A, B, C, D, E, G bằng nhau.

+ Sáu cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DE = EG = GA.

+ Ba đường chéo chính AD, BE, CG cắt nhau tại điểm O.

+ Ba đường chéo chính bằng nhau: AD = BE = CG.

Vậy đáp án A sai (vì góc ở đỉnh O không bằng các góc ở đỉnh của lục giác).

Chọn đáp án A.

II. Phần tự luận

Bài 1:

1) a) 30 . 75 + 25 . 30 – 150

= 30 . (75 + 25) – 150

= 30 . 100 – 150

= 3 000 – 150 = 2 850

b) 160 – (4 . 52– 3 . 23)

= 160 – (4 . 25 – 3 . 8)

= 160 – (100 – 24)

= 160 – 76 = 84

c) [36 . 4 – 4 . (82 – 7 . 11)2] : 4 – 20220

= [36 . 4 – 4 . (82 – 77)2] : 4 – 1

= [36 . 4 – 4 . 52] : 4 – 1

= [36 . 4 – 4 . 25] : 4 – 1

= [4 . (36 – 25)] : 4 – 1

= 4 . 11 : 4 – 1 = 11 – 1 = 10

2) Đề tìm BCNN của 28 và 54, ta phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố.

Ta có: 28 = 4 . 7 = 22 . 7

54 = 6 . 9 = 2 . 3 . 32 = 2 . 33

Vậy BCNN(28, 54) = 22 . 33 . 7 = 4 . 27 . 7 = 756.

Bài 2:

Nửa chu vi hình chữ nhật DCNM là: 180 : 2 = 90 (cm)

Khi đó: MN + CN = 90 (cm)

Chiều dài MN gấp 4 lần chiều rộng CN

Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 4 = 5 (phần)

Chiều dài MN (hay CD) của hình chữ nhật DCNM là: 90 : 5 . 4 = 72 (cm)

Chiều rộng CN (hay DM) của hình chữ nhật DCNM là: 90 – 72 = 18 (cm)

Diện tích hình chữ nhật DCMN là: 18 . 72 = 1 296 (cm2)

Diện tích hình bình hành ABCD là: 72 . 20 = 1 440 (cm2)

Diện tích hình H là: 1 296 + 1 440 = 2 736 (cm2).

Bài 3:

Gọi x là số tổ nhiều nhất được chia (x là số tự nhiên khác 0).

Vì số bác sĩ được chia đều vào mỗi tổ nên 48 ⁝ x

Số y tá được chia đều vào mỗi tổ nên 108 ⁝ x

Do đó x là ước chung của 48 và 108, mà x là nhiều nhất nên x là ƯCLN của 48 và 108.

Ta có: 48 = 24 . 3

108 = 22 . 33

Suy ra ƯCLN(48, 108) = 22 . 3 = 12 hay x = 12 (thỏa mãn).

Vậy có thể chia được nhiều nhất 12 tổ.

Bài 4:

A = 2 + 22 + 23 + 24 + … + 2100

A = (2 + 22) + (23 + 24) + … + (299 + 2100)

A = 6 + 22 . (2 + 22) + … + 298 . (2 + 22)

A = 6 + 22 . 6 + … + 298 . 6

A = 6 . (1 + 22 + … + 298)

Vậy A chia hết cho 6 (theo tính chất chia hết của một tích).

Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6

Cấp độ Chủ đề Mức 1
(Nhận biết)
Mức 2
Thông hiểu
Mức 3
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
KQTLKQTLKQTLKQTL

1. Tập hợp các số tự nhiên.

C1,4: Biết khái niệm về tập hợp, phần tử của tập hợp.

C2,3: Chỉ ra cặp số tự nhiên liền trước và liền sau, giá trị của chữ số trong một số tự nhiên

C(9,10,11): Cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên.

C21a,b: Thực hiện được cộng trừ nhân chia STN

C21c: Vận dụng linh hoạt các phép tính trong N.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

4 (C1, 2, 3, 4)

1

10%

3 (C9, 10, 11)

0,75

7,5%

2/3 C21

1

10%

1/3 C21

1

10%

8

3,75

37,5%

Thành tố NL

C1, 2, 3, 4 - TD

C9, 10, 11 - GQVĐ

GQVĐ

GQVĐ

2. Tính chất chia hết trong tập hợp số tự nhiên

C5,6: Biết được t/c chia hết của 1 tổng

C7: Biết được thế nào là số nguyên tố.

C8: Biết khái niệm ƯCLN

C12. Hiểu cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố

C13. Hiểu t/c chia hết của 1 tổng

C14. Hiểu quy tắc tìm BCNN

C22: Áp dụng quy tắc tìm ƯCLN vào giải bài toán thực tế.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

4(5, 6, 7, 8)

1

10%

3 (12, 13, 14)

0,75

7,5%

1 (C22)

1,5

15%

1(C24)

0,5

5%

9

3,75

37,5%

Thành tố NL

TD

C12,13:GQVĐ

C14 TD

TD-GQVĐ

TD-GQVĐ

3. Một số hình phẳng trong thực tiễn.

C15. Biết được số đo góc trong tam giác cân.

C16. Nhận biết được yếu tố trong hình vuông.

C17,18: Biết công thức tính chu vi hình chữ nhật. Diện tích hình bình hành

C19,20: Nắm được công thức tính diện tích hình thang và chu vi hình bình hành

C23: Áp dụng công thức tính diện tích và chu vi hình chữ nhật để giải bài toán thực tế.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

4 (15,16, 17, 18)

1

10%

2(C19, 20)

0,5

5%

1(C23)

1

10%

7

2,5

25%

Thành tố NL

C15, 16: TD

C17, 18: TD, MHH

C19: GQVĐ

C20: MHH-GQVĐ

MHH-GQVĐ

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

12

3

30%

9 + 2/3

4

40%

1+1/3

2,5

25%

1

0,5

5%

24

10

100%

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Thảo Nhi
63
  • Lượt tải: 6.720
  • Lượt xem: 33.176
  • Dung lượng: 263,2 KB
Sắp xếp theo