Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 1 KHTN 6 năm 2023 - 2024

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 2 bộ, mang tới các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 giữa học kì 1, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập cho học sinh của mình.

Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 1 năm 2023 - 2024:

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 - Bộ 1

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA KỲ I
NĂM HỌC 2023-2024
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hoạt động nào trong các hoạt động sau đây không là hoạt động nghiên cứu khoa học?

A. Tìm hiểu về thực vật
B. Tìm hiểu về sự phát triển của lúa
C. Nghiên cứu sự phân chia tế bào
D. Cấy lúa

Câu 2. Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?

A. Chăm sóc sức khoẻ con người.
B. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên.
C. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất.
D. Hoạt động nghiên cứu khoa học.

Câu 3: Dự báo thời tiết thuộc lĩnh vực nào của KHTN

A. Hóa học
B. Sinh học
C. Thiên văn học
D. Khoa học trái đất

Câu 4. Kính lúp dung để quan sát vật nào dưới đây:

A. Tế bào biểu bì vảy hành
B. Con kiến
C. Vi khuẩn
D. Tế bào thịt quả cà chua

Câu 5. Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm:

A. Thị kính, vật kính
B. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu
C. Ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh)
D. Đèn chiếu sáng, gương, màn chắn.

Câu 6. Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thí nghiệm

A. Đeo gang tay khi lấy hóa chất.
B. Tự ý làm các thí nghiệm.
C. Sử dụng kính bảo vệ mắt khi làm thí nghiệm.
D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành.

Câu 7. Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đẩu tiên và cẩn thiết nhất là phải làm gì?

A. Đưa ra trung tâm y tế cấp cứu
B. Hô hấp nhân tạo
C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào
D. Cởi bỏ phần quần áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức

Câu 8. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống:

A. Con gà, con chó, cây nhãn 
B. Chiếc bút, chiếc lá, viên phấn
C. Chiếc lá, cây mồng tơi, hòn đá
D. Chiếc bút, con vịt, con chó

....

PHẦN II. TỰ LUẬN

Câu 1. Hãy đổi các đơn vị sau:

a. 100 lạng =……………… kg

b. 900mm = ……………… m

c. 1giờ 45 phút = …………. giây.

a. 0,5 kg =……………… lạng

b. 9m = ……………… cm

c. 45 phút = ………….giờ

Câu 2. Có 6 viên bi nhìn bề ngoài giống hệt nhau, trong đó có 1 viên bằng chì, nặng hơn và 5 viên bằng sắt.

Hãy chứng minh rằng chỉ cần dùng Rôbécvan cân 2 lần là có thể phát hiện ra viên bi bằng chì.

Câu 3. Khi đốt cháy 1 L xăng, cần 1950 L oxygen và sinh ra 1 248 L khí carbon dioxide. Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100km tiêu thị hết 7 L xăng. Hãy tính thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100km và thể tích khí carbon dioxide sinh ra. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí.

Câu 4.

a. Em hãy cho biết nguyên nhân và hậu qủa của ô nhiễm không khí?

b. Em sẽ làm gì để bảo vệ không khí không bị ô nhiễm?

Câu 5.

a. Chất có thể tồn tại ở những thể nào? Nêu ví dụ?

b. Tại sao khi phơi quần áo ở nơi có nắng hoặc gió thì quần áo khô nhanh hơn?

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 - Bộ 2

Các câu hỏi luyện tập

Luyện tập 1: Phân loại các vật dưới đây vào hai cột phù hợp: Vật sống, vật không sống: Cây lúa, trái đất, cây cầu, con voi, cái bàn, con người.

Luyện tập 2: Ghép các hiện tượng dưới đây với lĩnh vực KHTN tương ứng.

  • Nam châm hút các vụn sắt
  • Đường cháy thành màu đen và mùi khét
  • Cây không phát triển được khi đặt trong hộp kín

Luyện tập 3: Cho biết các biển báo sau có ý nghĩa gì.

Luyện tập 3

Luyện tập 4: Điền số thích hợp vào các chỗ trống sau:

1 m = .....cm.
20 cm = ....m.

5 cm =..... mm.
1,2 km =..... m.

Luyện tập 5: Chọn các đơn vị thích hợp để đo các độ dài sau.

Độ dài cần đoHình minh họaĐơn vị đo
Độ cao cửa sổ trong phòng họcLuyện tập 5
Độ sâu của một hồ bơiLuyện tập 5
Chu vi của một quả camLuyện tập 5
Độ dày của cuốn sáchLuyện tập 5
Khoảng cách giữa Hà Nội và HuếLuyện tập 5

Luyện tập 6: Quan sát chiếc thước kẻ học sinh dưới đây.

Luyện tập 6

Giới hạn đo của thước là ......cm. Độ chia nhỏ nhất của thước là ...... mm.

Luyện tập 7: Chiếc bút chì dưới đây dài bao nhiêu?

Luyện tập 7

Luyện tập 8: Độ chia nhỏ nhất của chiếc cân dưới đây là bao nhiêu?

Luyện tập 8

Luyện tập 9: Các thao tác dưới đây là đúng hay sai khi dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử?

Đúng SaiSai
Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ.
Đọc kết quả khi cân ổn định.
Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng.
Để vật cồng kềnh trên đĩa cân.
Để vật lệch một bên trên đĩa cân.

Luyện tập10: Các đồng hồ sau đây chỉ mấy giờ?

Luyện tập 10

.....

Đề ôn tập giữa học kì 1

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1: Trong các vật sau đây thì vật nào là vật sống:
A. Cây cầu.
B. Cây mía.
C. Cái bàn.
D. Cái bàn

Câu 2: Đâu là hành động không đảm bảo an toàn trong phòng thực hành:

A. Cẩn thận khi cầm dụng cụ thủy tinh, dao, .. sắc nhọn.
B. Ngửi hoặc nếm để xem hóa chất có mùi, vị lạ không.
C. Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc mẫu vật.
D. Dùng nhiệt kế để kiểm tra độ nóng của vật đang đun.

Câu 3: Kính lúp cầm tay trong phòng thực hành có tác dụng:

A. Chụp lại hình ảnh mẫu vật.
B. Phóng to hình ảnh mẫu vật.
C. Đảm bảo an toàn khi quan sát.
D. Tăng màu sắc cho mẫu vật.

Câu 4: Các mẫu vật nào sau đây không thể quan sát bằng kính lúp mà phải dùng kính hiển vi quang học:

A. Côn trùng.
B. Tép cam, tép bưởi.
C. Giun đất, sán dây.
D. Tế bào.

Câu 5: Bình đựng nước 1m3 là bằng bao nhiêu lít:

A. 10 lít
B. 100 lít
C. 1000 lít
D. 10000 lít

Câu 6: Để so sánh vật A nặng hay nhẹ hơn vật B trong một lần cân duy nhất ta có thể dùng:

A. Cân Rô-béc-van.
B. Cân đồng hồ.
C. Cân đòn.
D. Cân y tế.

Câu 7: Để đo thời gian người ta sử dụng thiết bị nào sau đây”

A. Cốc đong.
B. Cân điện tử.
C. Nhiệt kế.
D. Đồng hồ.

Câu 8: Để kiểm tra xem bệnh nhân có bị sốt hay không bác sĩ sử dụng thiết bị nào sau đây:

A. Cốc đong.
B. Cân điện tử.
C. Nhiệt kế.
D. Đồng hồ.

Câu 9: “Sự biến đổi của một chất tạo ra chất mới thể hiện tính chất ____ của chất đó.” Chọn từ thích hợp để điền vào phần “___” còn thiếu trong câu trên:

A. vật lý.
B. sinh học.
C. hóa học.
D. không bền.

Câu 10: Ở những ngày rất lạnh, nhiều khu vực ở nước ta như Sapa, Mẫu sơn … nước có thể bị đóng băng. Hiện tượng này thể hiện sự chuyển thể nào của chất:

A. Sự nóng chảy.
B. Sự đông đặc.
C. Sự hóa hơi.
D. Sự ngưng tụ.

Câu 11: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây do hơi nước ngưng tụ:

A. Tạo thành mây.
B. Gió thổi.
C. Mưa rơi.
D. Lốc xoáy.

Câu 12: Một số chất khí có mùi thơm từ bông hoa hồng mà tỏa ra mà ta có thể ngửi thấy được. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí:

A. Dễ dàng nén được trong không khí.
B. Dễ dàng nén được khi có thiết bị.
C. Có thể lan tỏa trong không khí.
D. Không có nhiệt độ nóng chảy.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1: (1,75 điểm) Trường THCS Nghĩa Hùng có 11 lớp, trung bình mỗi lớp trong một ngày tiêu thụ hết khoảng 120 lít nước (chưa qua hệ thống lọc). Biết giá nước hiện nay là 10000 đồng/1 m3.

a) Hãy tính số tiền nước mà nhà trường phải trả trong 1 tháng (30 ngày)?
b) Nếu khóa nước trong trường rò rỉ cứ 2 giọt 1 giây và 20 giọt nước là 1cm3. Hãy tính số tiền lãng phí do rò rỉ nước trong 1 tháng?

Bài 2: (1 điểm) Hãy liệt kê các tính chất vật lí và tính chất hóa học của sắt có trong đoạn văn sau: “Sắt là chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Ở Thủ đô Delhi (ấn Độ) có một cột sắt với thành phần gần như chỉ chứa sắt, sau hàng nghìn năm, dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vẫn không hề bị gỉ sét. Trong khi đó, để đồ vật có chứa sắt như đinh, búa., dao, … ngoài không khí ẩm một thời gian sẽ thấy xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, xốp, không có ánh kim”.

Bài 3: (1 điểm) Trong nhiệt kế rượu chất sử dụng để đo nhiệt nhờ sự giãn nở nhiệt là kim loại thủy ngân. Biết nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -390C.

a) Làm lạnh thủy ngân đến nhiệt độ nào thì thủy ngân đông đặc?
b) Ở nhiệt độ phòng thì thủy ngân ở thể gì?

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 1.154
  • Lượt xem: 11.059
  • Dung lượng: 871,9 KB
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Choco Ume Bl Trang
    Choco Ume Bl Trang

    trùi ui chỉ mong ra đề

    Thích Phản hồi 08/11/22
    • Nguyễn Đình Sơn
      Nguyễn Đình Sơn

      trùi ui chỉ mong ra trúng đề

      Thích Phản hồi 13/11/22