Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì 1 Văn 6 năm 2024 - 2025
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm, cùng 2 đề tham khảo giữa học kì 1 để ôn thi hiệu quả hơn.
Với bộ đề cương ôn thi giữa học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo, còn giúp thầy cô giao đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo
A. Phần văn bản
1. Thể loại
a. Truyền thuyết:
- Nhân vật truyền thuyết:
- Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh
- Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng
- Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ
- Cốt truyện truyền thuyết:
- Thường xoay quanh công trạng, kì ích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ
- Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật
- Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại
- Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết:
- Là những chi tiết, hình ảnh kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian
- Thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh
- Thể hiện nhận thức, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử
b. Truyện cổ tích
- Cốt truyện cổ tích: thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, mở đầu bằng “Ngày xửa ngày xưa” và kết thúc có hậu.
- Cách kể: các sự kiện trong truyện cổ tích thường được kể theo trình tự thời gian
- Kiểu nhân vật truyện cổ tích: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh… Với phẩm chất được thể hiện qua hành động cụ thể.
c. Thơ lục bát
- Khái niệm: là thể thơ có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. 1 cặp câu lục bát gồm 1 dòng 6 tiếng (dòng lục) và 1 dòng thơ 8 tiếng (dòng bát)
- Cách gieo vần: tiếng thứ 6 của dòng lục vần với tiếng thứ 6 của dòng bát; tiếng thứ 8 của dòng bát vần với tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo.
- Cách ngắt nhịp: thường ngắt nhịp chẵn như 2/2/2, 2/4/2, 4/4…
- Thanh điệu:
Tiếng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Câu lục | - | B | - | T | - | B | ||
Câu bát | - | B | - | T | - | B | - | B |
2. Văn bản
- Yêu cầu: tóm tắt văn bản, chỉ ra nội dung chính của văn bản, ý nghĩa của văn bản
- Các văn bản đã học: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Bánh chưng bánh giầy, Sọ Dừa, Em bé thông minh, Truyện cổ nước mình, Non-bu và Heng-bu, Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương, Việt Nam quê hương ta, Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng…”, Hoa bìm.
3. Bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc
Bài | Văn bản | Tác giả | Loại, thể loại | Đặc điểm nổi bật | |
Nội dung | Hình thức | ||||
1 | Thánh Gióng | ? | Truyện truyền thuyết | Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm. | Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho truyền thuyết. |
Sự tích Hồ Gươm | ? | Truyện truyền thuyết | Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc. | Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, giàu ý nghĩa. | |
Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn | Minh Nhương | Văn bản thuyết minh | Bài viết giới thiệu cho người đọc về thời gian, địa điểm, diễn biến của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và ý nghĩa của lễ hội này đối với đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ. | Bài viết sắp xếp các ý theo trình tự thời gian, xen lẫn lời kể và lời tả. | |
Bánh chưng, bánh giầy | ? | Truyện truyền thuyết | Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta. | - Sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Lối kể chuyện dân gian: theo trình tự thời gian. | |
2 | Sọ dừa | ? | Truyện cổ tích | - Truyện kể về về chàng Sọ Dừa dù khiếm khuyết về thân thể nhưng luôn nỗ lực để làm chủ cuộc sống. - Đồng thời thể hiện mơ ước về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác, người tốt luôn được may mắn, đền đáp xứng đáng. - Đề cao giá trị cốt lõi của con người và tình yêu thương đối với những người bất hạnh, nghèo khó. | - Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo – đặc điểm của thể loại cổ tích. - Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập. |
Em bé thông minh | ? | Truyện cổ tích | Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm,…), từ đó tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày. | - Dùng câu đố thử tài, từ đó tạo nên tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất, tài năng. - Cách dẫn dắt sự việc cùng với mực độ tăng dần của những câu đố và cách giải đố tạo nên tiếng cười hài hước. | |
Chuyện cổ nước mình | Thơ lục bát | Lâm Thị Mỹ Dạ | Tình cảm yêu mến của tác giả đối với truyện cổ dân gian, cảm nhận thấm thía về bài học làm người ẩn chứa trong những truyện cổ dân gian mà cha ông ta đã đúc rút, răn dạy. | - Thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển mang âm hưởng dân ca, chứa nhiều câu chuyện cổ. - Những biện pháp tu từ đặc sắc: so sánh, điệp từ,… - Sử dụng các từ láy với mật độ dày đặc. | |
Non-bu và Heng-bu | ? | Truyện cổ tích | Qua tác phẩm ta thấy được sự tham lam, ích kỉ của người anh đối với người em. Nhờ sự tốt bụng hiền lành, hay giúp đỡ người khác mà không nghĩ đến hậu quả, người em đã nhận được phần thưởng xứng đáng. Còn người anh trai bị trừng phạt bởi tính tham lam của mình một cách xứng đáng. Ngoài ra, câu chuyện còn đề cao tình yêu thương, gắn bó đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình. | - Sử dụng những chi tiết thần kì, kì ảo. - Sử dụng thủ pháp đối lập trong việc xây dựng nhân vật. | |
3 | Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương | ? | Ca dao | Các câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương diễn tả tình cảm tự hào của tác giả dân gian về vẻ đẹp non sông quê nhà của dân tộc. | - Liệt kê các địa danh,… - Ngôn ngữ gần gũi với sinh hoạt, giàu hình ảnh. - Sử dụng lối hỏi đáp. |
Việt nam quê hương ta | Nguyễn Đình Thi | Thơ lục bát | Qua vẻ đẹp cảnh sắc và vẻ đẹp con người, ta thấy được tình cảm tự hào, tình yêu nước của tác giả. | - Thể thơ lục bát, âm điệu vừa nhẹ nhàng, bay bổng vừa sôi nổi, trầm hùng. - Bài thơ giàu hình ảnh với biện pháp tu từ ẩn dụ, những tính từ, động từ gợi cảm,… | |
Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng...” | PGS.TS Bùi Mạnh Nhị | Nghị luận văn học | Tác giả trình bày những cách hiểu khác nhau về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… qua đó thể hiện niềm tự hào, yêu quý dành cho vẻ đẹp quê hương trong bài ca dao. | Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. | |
Hoa bìm | Nguyễn Đức Mậu | Thơ lục bát | Bài thơ phác họa khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc. Qua đó cho độc giả thấy được cảm xúc chân thành, nỗi nhớ da diết của mình với quê hương tuổi thơ. | - Thể thơ lục bát, nhịp điệu uyển chuyển, ngôn ngữ bình dị. - Điệp từ có kết hợp với biện pháp liệt kê các hình ảnh ở bờ giậu hoa bìm. |
B. Phần thực hành tiếng Việt
1. Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy)
- Từ đơn: là từ gồm có 1 tiếng.
- Từ phức: là từ gồm 2 tiếng trở lên. Từ phức gồm từ ghép và từ láy:
- Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
- Từ láy là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng
2. Thành ngữ
- Thành ngữ: là 1 tập hợp từ cố định, quen dùng.
- Nghĩa của thành ngữ là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm.
3. Trạng ngữ
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích… của sự việc nêu trong câu.
- Phân loại: trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ chỉ mục đích…
C. Đề ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 6
Đề ôn tập 1
Ma trận đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo
Nội dung | MỨC ĐỘ NHẬN THỨC | Tổng số | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |||
Mức độ thấp | Mức độ cao | ||||
I. Đọc- hiểu: Ngữ liệu: Thơ lục bát | - Nhận diện Thể loại VB đặc điểm - Phát hiện từ ghép | - Biện pháp tu từ, tác dụng. - Ý nghĩa câu thơ. - Hiểu t/cảm tác giả. | - Trình bày ý kiến về vấn đề... |
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 2 Số điểm: 1,5 15 % | Số câu: 3 Số điểm: 2,5 25% | Số câu: 1 Số điểm: 1,0 10% |
| Số câu: 6 Số điểm: 5 Tỉ lệ %: 50 |
II. Viết Văn tự sự | Viết một bài văn kể chuyện |
| |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
|
|
| Số câu: 1 Số điểm: 5 50% | Số câu: 1 Số điểm: 5.0 Tỉ lệ %: 50 |
Tổng số câu Tổng điểm Phần % | Số câu: 2 Số điểm: 1,5 15% | Số câu: 3 Số điểm: 2,5 25% | Số câu: 1 Số điểm:1.0 10% | Số câu: 1 Số điểm: 5 50% | Số câu: 7 Số điểm: 10 100% |
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 ĐIỂM)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao)
Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?
Câu 2 (1.0 điểm). Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1.0 điểm). Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 4 (1.0 điểm). Em hiểu câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng 2 dòng).
Câu 5 (1.0 điểm). Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 - 4 dòng).
PHẦN II. VIẾT (5 ĐIỂM)
Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể (lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6).
Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6
I. Đọc hiểu | |||
1 (1.0 điểm). | - Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát - Bài ca dao trên thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái. | 0,5đ 0,5đ | |
2 (1.0 điểm). | Ghi lại các 2 từ đơn: như, nước, chảy, ra, thờ, kính,... Ghi lại các 2 từ ghép :Công cha , Thái Sơn, nghĩa mẹ, ... | Mỗi từ đúng đạt 0,25đ | |
3 (1.0 điểm). | - Câu “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép so sánh - Tác dụng: ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người cha... | 0,5đ 0,5đ | |
4 (1.0 điểm). | Câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con ”là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời, vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ cha mẹ... | 1.0 | |
5 (1.0 điểm). | HS có thể trình bày một số ý cơ bản như: - Gia đình là nơi các thành viên có quan hệ tình cảm ruột thịt sống chung và gắn bó với nhau. Nói ta được nuôi dưỡng và giáo dục để trưởng thành. - Là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi cá nhân - Là gốc rễ hình thành nên tính cách con người - Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình:xây dựng giữ gìn gia đình hạnh phúc đầm ấm... | 1,0đ HS kiến giải hợp lý theo cách nhìn nhận cá nhân vẫn đạt điểm theo mức độ thuyết phục... | |
Phần II. Viết Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể ... | |||
a. Yêu cầu Hình thức | - Thể loại : Tự sự - Ngôi kể: Thứ 3. Truyện ngoài SGK. - Bố cục đầy đủ, mạch lạc. - Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu. - Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc. | 1.0 đ | |
b. Yêu cầu nội dung
| a. Mở bài: - Giới thiệu câu chuyện . | 0,5đ | |
b. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc theo cốt truyện đã đọc/ nghe. - Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính. - Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc. | 3,0đ | ||
c. Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ | 0,5đ | ||
Tổng điểm | 10,0đ |
Đề ôn tập 2
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Nhớ lại văn bản “Thánh Gióng” đã học và trả lời các câu hỏi từ 1 - 6 bằng cách lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1 (0,25 điểm): Trong truyện “Thánh Gióng”, Gióng đã yêu cầu nhà vua sắm sửa cho mình những vật dụng gì để đi đánh giặc?
A. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ và một chiếc roi sắt.
B. Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt.
C. Một con ngựa sắt, một áo giáp sắt cùng một đội quân tinh nhuệ.
D. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ, một cái roi sắt.
Câu 2 (0,25 điểm): Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?
A. Tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân
B. Biểu tượng về lòng yêu nước, sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
C. Ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm thời kì đầu dựng nước.
D. Tất cả đều đúng
Câu 3 (0,25 điểm): Trong truyện “Thánh Gióng”, cậu bé Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nào?
A. Khi Gióng được sáu tuổi và đòi đi chăn trâu.
B. Khi cha mẹ Gióng bị bệnh và qua đời.
C. Khi nghe sứ giả của nhà vua thông báo công chúa kén phò mã.
D. Khi nghe sứ giả của nhà vua đi loan truyền tìm người tài giỏi cứu nước, phá giặc Ân.
Câu 4 (0,25 điểm): Trong truyện “Thánh Gióng”, sau khi roi sắt bị gãy, Thánh Gióng đã dùng vật gì để tiếp tục đánh giặc?
A. Gươm, giáo cướp được của quân giặc.
B. Dùng tay không.
C. Nhổ những cụm tre ven đường để quật vào quân giặc.
D. Cho ngựa phun lửa vào quân giặc.
Câu 5 (0,25 điểm): Để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng, vua Hùng đã phong cho Thánh Gióng danh hiệu gì?
A. Đức Thánh Tản Viên.
B. Lưỡng quốc Trạng nguyên.
C. Bố Cái Đại Vương.
D. Phù Đổng Thiên Vương.
Câu 6 (0,25 điểm): Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết “Thánh Gióng”?
A. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật thời xưa.
B. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân.
C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước.
D. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên.
Câu 7 (3,5 điểm): Đọc đoạn văn sau:
Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên đổ xuống đất liền. (Ma Văn Kháng)
a. Đoạn văn trên có những từ láy nào? (1,5 điểm)
b. Trong đoạn văn trên có những thành ngữ nào? Nghĩa của chúng là gì? (2 điểm)
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ và cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng”.
Đáp án
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm): Đáp án B
Câu 2 (0,25 điểm) : Đáp án D
Câu 3 (0,25 điểm): Đáp án D
Câu 4 (0,25 điểm): Đáp án C
Câu 5 (0,25 điểm): Đáp án D
Câu 6 (0,25 điểm): Đáp án B
Câu 7 (3,5 điểm) : Đọc đoạn văn sau:
Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên đổ xuống đất liền. (Ma Văn Kháng)
a. Đoạn văn trên có những từ láy: rả rích, tối tăm, ráo riết. (1,5 điểm)
b. Trong đoạn văn trên có những thành ngữ nào? Nghĩa của chúng là gì? (2 điểm)
- Thành ngữ: tối tăm mặt mũi, thối đất thối cát.
+ tối tăm mặt mũi: rất mạnh, rất to, không nhìn rõ vật gì.
+ thối đất thối cát: mưa nhiều ngày liên tục, rất to, có sức tàn phá đất đai.
Cả 2 thành ngữ đều nói về tác hại của mưa nhiều, to và dữ dội.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
a. Hình thức:
- Viết đoạn văn ngắn.
- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.
- Diễn đạt rõ ràng. Không mắc lỗi về câu, về chính tả.
- Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.
b. Nội dung:
- Cảm nhận về nhân vật Thánh Gióng: hình ảnh đẹp của người anh hùng đánh giặc,…
- Cảm xúc của bản thân: yêu mến, tự hào,…
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Loan Nguyen Thi LoanThích · Phản hồi · 1 · 07/11/22
- Loan Nguyen Thi LoanThích · Phản hồi · 1 · 07/11/22
- Loan Nguyen Thi LoanThích · Phản hồi · 1 · 07/11/22
- Loan Nguyen Thi LoanThích · Phản hồi · 1 · 07/11/22
- Loan Nguyen Thi LoanThích · Phản hồi · 0 · 07/11/22
- Loan Nguyen Thi LoanThích · Phản hồi · 0 · 07/11/22
- Loan Nguyen Thi LoanThích · Phản hồi · 0 · 07/11/22
- Loan Nguyen Thi LoanThích · Phản hồi · 0 · 07/11/22