Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 6 Cánh diều, KNTT, CTST

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm trong chương trình để ôn thi giữa kì 1 hiệu quả.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo, dễ dàng giao đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn thi giữa học kì 1 năm 2024 - 2025 thật tốt:

1. Đề cương giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 CTST

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HKI MÔN GDCD 6
NĂM HỌC 2024 – 2025

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

  • Nhận biết được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
  • Ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ.
  • Những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

2. Yêu thương con người

  • Nêu được khái niệm của tình yêu thương con người.
  • Giá trị của tình yêu thương con người.
  • Nhận biết được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người và ngược lại.
  • Có thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người. Phê phán, lên án những việc làm trái với tình yêu thương con người.

3. Siêng năng, kiên trì

  • Nêu được khái niệm và biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
  • Những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì cần phê phán, lên án.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỤ THỂ

I. TRẮC NGHIỆM:

Khoanh tròn vào đáp án dưới đây tương ứng với câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Kiên trì là:

A. bỏ dở công việc.
B. quyết tâm làm đến cùng.
C. thường xuyên làm việc.
D. tự giác làm việc.

Câu 2: Yêu thương con người là

A. quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác.
B. sự ban ơn của bản thân đối với người khác.
C. lòng thương hại với những người có hoàn cảnh không may mắn.
D. sự trả ơn cho những người đã từng giúp đỡ mình lúc khó khăn hoạn nạn.

Câu 3: Câu tục ngữ nào sau đây nói về sự siêng năng kiên trì?

A. Lá lành đùm lá rách.
B. Uống nước nhớ nguồn.
C. Học thầy không tày học bạn
D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

Câu 4: Câu tục ngữ nào sau đây nói về yêu thương con người?

A. Có cứng mới đứng đầu gió.
B. Thương người như thể thương thân.
C. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
D. Cây ngay không sợ chết đứng.

Câu 5: Em hãy chọn đáp án chứa từ hoặc cụm từ để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp.

Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người .... trong công việc và cuộc sống.

A. thành công
B. tin tưởng
C. yêu quý
D. yêu thương

Câu 6: Hành vi nào không thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

A. Quảng bá ngành nghề truyền thống của gia đình dòng họ.
B. Xấu hổ vì gia đình dòng họ không có người thành đạt.
C. Tiếp nối các nghề truyền thống của gia đình, dòng họ.
D. Cần cù lao động, chăm học chăm làm.

Câu 7: Siêng năng là:

A. cẩu thả, hời hợt.
B. cần cù, chịu khó.
C. trung thực, thẳng thắn.
D. qua loa, đại khái.

Câu 8: Đâu là biểu hiện của yêu thương con người?

A. Thờ ơ trước nỗi đau của người khác.
B. Đồng cảm chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.
C. Không giúp đỡ bố mẹ làm công việc gia đình
D. Có nghị lực vượt qua khó khăn.

Câu 9: Câu nào sau đây nói về sự siêng năng kiên trì?

A. Chị ngã em nâng.
B. Không thầy đố mày làm nên.
C. Học thầy không tày học bạn
D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ

Câu 10: Câu tục ngữ nào sau đây nói về yêu thương con người?

A. Có cứng mới đứng đầu gió.
B. Thương người như thể thương thân.
C. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
D. Cây ngay không sợ chết đứng.

Câu 11: Em hãy chọn đáp án chứa từ hoặc cụm từ để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp.

Người có lòng yêu thương người khác sẽ được mọi người.....

A. yêu quý và kính trọng.
B. coi thường.
C. chê bai.
D. xa lánh.

Câu 12: Hành vi nào không thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

A. Tìm hiểu về truyền thống gia đình, dòng họ mình.
B. Chê bai truyền thống của gia đình dòng họ.
C. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của GĐ, dòng họ
D. Có những việc làm phù hợp để phát huy truyền thống gia đình dòng họ.

Câu 13: Truyền thống là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được

A. truyền từ đời này sang đời khác.
B. mua bán, trao đổi trên thị trường.
C. nhà nước ban hành và thực hiện.
D. đời sau bảo vệ nguyên trạng.

Câu 14: Cá nhân có hành vi quan tâm, giúp đỡ người khác đặc biệt là trong những lúc khó khăn hoạn nạn là biểu hiện của đức tính nào?

A. Yêu thương con người.
B. Tự nhận thức bản thân.
C. Siêng năng, kiên trì.
D. Tự chủ, tự lập

Câu 15: Trái với siêng năng, kiên trì là

A. lười biếng, ỷ nại.
B. trung thực, thẳng thắn.
C. Cẩu thả, hời hợt.
D. qua loa, đại khái.

Câu 16: Biểu hiện nào sau đây đồng nghĩa với siêng năng, kiên trì?

A. Cần cù.
B. Nản chí
C. Lười biếng.
D. Dựa dẫm

Câu 17: Người thực hiện tốt phẩm chất siêng năng kiên trì sẽ vượt qua

A. khó khăn, thử thách.
B. cám dỗ vật chất.
C. cám dỗ tinh thần.
D. công danh, sự nghiệp.

Câu 18: Người có phẩm chất siêng năng, kiên trì sẽ có nhiều cơ hội

A. thành công trong cuộc sống.
B. vụ lợi cho bản thân.
C. đánh bóng tên tuổi.
D. tự tin trong công việc.

Câu 19: Hành vi nào dưới đây góp phần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì?

A. Chăm chỉ, quyết tâm đạt mục tiêu.
B. Từ bỏ mọi việc khi gặp khó khăn.
C. Làm việc theo sở thích cá nhân.
D. Ỷ nại vào người khác khi làm việc.

Câu 20: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về siêng năng, kiên trì ?

A. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.
B. Chị ngã em nâng.
C. Há mồm chờ sung rụng.
D. Đục nước béo cò.

II. BÀI TẬP

Câu 21: Truyền thống gia đình, dòng họ là gì? Nêu ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ?

Gợi ý:

  • Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra và được giữ gìn, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • Ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ: giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt qua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công.

Câu 22: Thế nào là yêu thương con người? Theo em, nếu không có tình yêu thương thì xã hội của chúng ta sẽ ra sao?

Gợi ý:

  • Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.
  • Nếu không có tình yêu thương thì con người sẽ trở nên vô cảm, ….

(HS tự nêu suy nghĩ cá nhân)

Câu 23: Em hãy đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi: (1.5 điểm)

1. Cần cù bù thông minh

2. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Em có suy nghĩ gì về 2 câu tục ngữ trên?

Gợi ý:

1. Cần cù bù thông minh:

Câu này khuyên chúng ta: Nếu mình không được thông minh và nhanh nhẹn như người thì có thể thay vào đó sự cần mẫn và cần cù, học 1 ngày chưa hiểu mình có thể học nhiều ngày. Nếu cần cù, chăm chỉ, nỗ lực thì hoàn toàn có thể đạt được những mục tiêu mà mình mong muốn, gặt hái được nhiều quả ngọt, không thua kém gì những người thông minh....

(HS trình bày theo ý hiểu)

2. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu này nhằm nhắn nhủ chúng ta phải hết sức kiên trì, nhẫn nại như một người cứ ngồi ngày này qua ngày khác mài mãi một thỏi sắt cho thành cây kim thì nhất định sẽ đạt đến thành công lớn lao, mĩ mãn trong công việc của mình....

(HS trình bày theo ý hiểu)

Câu 24: Cho tình huống: (4.0 điểm)

Sau buổi học, Linh và Thân cùng đi bộ về nhà. Bỗng có một người phụ nữ lại gần hỏi thăm đường. Bình định dừng lại thì Thân kéo tay Linh: “Thôi mình về đi, muộn rồi, chỉ đường cho người khác không phải là việc của mình”. Linh đi theo Thân nhưng chân cứ như dừng lại không muốn bước.

a. Em có nhận xét gì về lời nói và việc làm của Thân?

b. Theo em, trong trường hợp này, Linh nên xử sự như thế nào?

Gợi ý:

a. Em không đồng ý với lời nói và việc làm của Thân.

Vì:

- Những lời nói và việc làm đó thể hiện bạn là người ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho bản thân.

- Không biết quan tâm, giúp đỡ người khác.

- Chưa có lòng yêu thương con người.

b. Theo em trong trường hợp này Linh lên dừng lại và chỉ đường cho người phụ nữ. Rồi sau đó giải thích cho Thân về lý do mình nên dừng lại giúp họ…

(HS trình bày theo suy nghĩ cá nhân)

2. Đề cương giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 Cánh diều

I. Nội dung ôn tập

1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Khái niệm:

- Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Một số truyền thống điển hình của gia đình, dòng họ: hiếu học, cần cù lao động, giữ gìn nghề truyền thống,…

Ý nghĩa:

- Truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống; góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc, nhất là trong thời đại ngày nay.

Giữ gìn, huy huy truyền thống gia đình, dòng họ:

- Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ mình trong cuộc sống hằng ngày bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi; không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.

2. Yêu thương con người

Khái niệm:

Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

Biểu hiện:

Biểu hiện của tình yêu thương con người thể hiện ở sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác khi họ sửa chữa, khi cần thiết có thể hi sinh quyền lợi của bản thân vì người khác,...

Giá trị của yêu thương con người:

- Tình yêu thương con người mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống, giúp đỡ con người thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người thêm gần gũi gắn bó, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn.

- Người biết yêu thương con người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng. Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.

3. Siêng năng, kiên trì

Khái niệm:

Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.

Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng, dù gặp khó khăn, gian khổ.

Biểu hiện:

- Trong học tập: Chăm chỉ học tập; làm bài tập về nhà; chủ động học kiến thức mới; xây dựng mục tiêu học tập; tự giác học tập; nỗ lực giải bài tập khó; không bỏ cuộc,...

- Trong lao động: Chăm chỉ làm việc nhà; tìm tòi và sáng tạo; không bỏ dở công việc; kiên trì làm đến cùng,...

- Trong hoạt động khác: thường xuyên rèn luyện thân thể; bảo vệ môi trường; dũng cảm đấu tranh với cái sai bảo vệ cái đúng; siêng năng và kiên trì trong mọi công việc,...

Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống.

Người siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người tin tưởng và yêu quý.

Mỗi khi làm việc gì, em cần có mục đích và cách thực hiện rõ ràng. Hãy chăm chỉ kiên trì thực hiện, nếu gặp khó khăn hãy thử thách bằng nhiều cách để thực hiện thành công, không bỏ cuộc giữa chừng.

II. Câu hỏi ôn tập

Câu 1. Trong cuộc sống, việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?

A. Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh.
B. Thể hiện tính chuyên quyền, độc đoán.
C. Có nhiều tiền bạc và quyền lực.
D. Giữ gìn các tập tục mê tín dị đoan.

Câu 2. Phẩm chất đạo đức nào dưới đây gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người?

A. Nhỏ nhen.
B. Vô cảm
C. Ích kỷ
D. Khoan dung.

Câu 3. Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ tạo ra và được

A. Mua bán, trao đổi trên thị trường.
B. Nhà nước ban hành và thực hiện.
C. Đời sau bảo vệ nguyên trạng.
D. Truyền từ đời này sang đời khác.

Câu 4. Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp nhất cho con người, nhất là những lúc

A. Cần đánh bóng tên tuổi.
B. Vì mục đích vụ lợi
C. Gặp khó khăn và hoạn nạn.
D. Mưu cầu lợi ích cá nhân.

Câu 5. Người có lòng yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?

A. Mọi người xa lánh.
B. Mọi người coi thường.
C. Mọi người kính nể
D. Mọi người yêu quý và kính trọng.

Câu 6. Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của gia đình khi

A. Tìm hiểu truyền thống đánh giặc.
B. Tích cực học tập rèn luyện.
C. Tham gia giữ gìn an ninh thôn xóm.
D. Tích cực lao động sản xuất.

Câu 7. Hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì?

A. Đức tính chăm chỉ, cần cù.
B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần kỷ luật.
D. Đức tính tiết kiệm.

Câu 8. Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?

A. Đức tính tiết kiệm.
B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Tinh thần đoàn kết.

Câu 9. Người có hành vi nào dưới đây là thể hiện lòng yêu thương con người?

A. Giúp đỡ tù nhân trốn trại.
B. Chia sẻ tin giả lên mạng xã hội.
C. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép.
D. Nhắn tin ủng hộ quỹ vắc xin phòng bệnh.

Câu 10. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?

A. Hà chê nghề gốm truyền thống của gia đình là nghề lao động vất vả, tầm thường.
B. Thủy cho rằng dòng họ là những gì xa vời, không cần quan tâm lắm.
C. Thanh cho rằng gia đình mình không có truyền thống tốt đẹp nào.
D. Bích rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống gia đình, dòng họ mình.

Câu 11. Hành vi nào dưới đây không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?

A. Tự hào về nghề truyền thống của gia đình.
B. Xóa bỏ các thói quen xấu của gia đình.
C. Không coi thường danh dự của gia đình.
D. Tự ti về thanh danh của gia đình mình.

Câu 12. Hành vi nào dưới đây không thể hiện lòng yêu thương con người?

A. Quan tâm tới người khác.
B. Thờ ơ khi người khác gặp nạn
C. Cảm thông với người khó khăn.
D. Hi sinh vì người khác.

Câu 13. Câu tục ngữ nào khuyên chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?

A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
B. Giấy rách phải giữ lấy lề
C. Cá không ăn muối cá ươn
D. Có đi có lại, mới toại lòng nhau

Câu 14. Đối với các hành vi: Cố ý đánh người, giết người chúng ta cần phải làm gì?

A. Lên án, tố cáo.
B. Không quan tâm.
C. Làm theo.
D. Nêu gương.

Câu 15. Học sinh thể hiện lòng yêu thương con người khi thực hiện tốt hành vi nào sau đây?

A. Hỗ trợ đối tượng trộm cướp tài sản
B. Cho bạn nhìn bài trong khi thi.
C. Quyên góp tiền giúp đỡ trẻ mồ côi.
D. Quảng bá nghề truyền thống.

Câu 16. Hành động nào dưới đây là trái với biểu hiện của yêu thương con người?

A. Giúp đỡ.
B. Vô cảm
C. Chia sẻ.
D. Quan tâm.

Câu 17. Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống nhân ái của gia đình và dòng họ?

A. Quảng bá nghề truyền thống.
B. Tích cực giúp đỡ người nghèo.
C. Sống trong sạch và lương thiện.
D. Tìm hiểu, lưu giữ nghề làm gốm.

Câu 18. Cá nhân có hành vi quan tâm, giúp đỡ người khác đặc biệt là trong những lúc khó khăn hoạn nạn là biểu hiện của?

A. Tự chủ, tự lập
B. Siêng năng, kiên trì.
C. Tự nhận thức bản thân.
D. Yêu thương con người.

Câu 19. Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta không cần phải làm gì?

A. Đua đòi, ăn chơi.
B. Kính trọng, giúp đỡ ông bà.
C. Chăm ngoan, học giỏi.
D. Sống trong sạch, lương thiện.

Câu 20. Việc làm nào dưới đây thể hiện học sinh thực hiện tốt lòng yêu thương con người?

A. Quyên góp sách ủng hộ học sinh vùng thiên tai lũ lụt.
B. Từ chối tố giác đối tượng phạm tội.
C. Chia sẻ hình ảnh bạn mình bị đánh lên mạng.
D. Che giấu việc bạn thân quay cóp bài.

Câu 21. Đâu là việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì?

A. Hoàng suốt ngày chơi game trên máy tính.
B. Hôm nay các bạn trong lớp tổng vệ sinh lớp học,Thư lại xin nghỉ ốm vì sợ mệt
C. Hằng thường luyện thanh đều đặn mỗi ngày một giờ để chuẩn bị cho cuộc thi hát cấp trường sắp tới.
D. Hạnh quyết tâm làm xong các bài tập Toán trong giờ học Ngữ Văn.

Câu 22. Hành vi nào dưới đây góp phần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì?

A. Làm việc theo sở thích cá nhân.
B. Từ bỏ mọi việc khi gặp khó khăn.
C. Chăm chỉ, quyết tâm đạt mục tiêu.
D. Ỷ lại vào người khác khi làm việc.

Câu 23. Câu ca dao tục ngữ nào sau đây nói về siêng năng, kiên trì?

A. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.
B. Há mồm chờ sung rụng.
C. Đục nước béo cò.
D. Chị ngã em nâng.

Câu 24. Câu ca dao “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng/Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông” là nói đến truyền thống gì của nơi đây?

A. Lao động
B. Nghề nghiệp
C. Học tập
D. Đạo đức

Câu 25. Gia đình Hoa luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc nam. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A.Giúp đỡ con cháu làm giàu.
B. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
C. Yêu thương con cháu.
D. Quan tâm con cháu.

Câu 26. Sinh ra trong một vùng quê nghèo khó trong tỉnh, bao đời nay, trong dòng họ của H chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Vì vậy khi được đề nghị giới thiệu về quê hương và dòng họ, bạn H cảm thấy rất tự ti và mặc cảm. Thái độ của H như trên là chưa thực hiện tốt nội dung nào dưới đây?

A. Tự ti về truyền thống gia đình và dòng họ.
B. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
C. Mặc cảm về truyền thống gia đình và dòng họ.
D. Xúc phạm truyền thống gia đình, dòng họ.

Câu 27. Vào cuối năm học dòng họ D lại tổ chức buổi tổng kết công tác khuyến học, khuyến tài. Trong buổi tổng kết, dòng họ đã tổ chức trao quà và thư động viên cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm này thể hiện việc.

A. Giải ngân tiền tài trợ của các nhà hảo tâm trong họ.
B. Phô trương, hãnh diện cho mọi người trong làng biết .
C. Tạo hình ảnh để con cháu hãnh diện với các họ khác.
D. Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ.

Câu 28. Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Cùng bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.
B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
C. Trêu tức bạn.
D. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.

Câu 29. Vào lúc rảnh rỗi Mai thường sang nhà Vân dạy bạn Vân học vì bạn Vân là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn Mai là người như thế nào?

A. Là người có lòng yêu thương mọi người.
B. Là người có lòng tự trọng.
C. Là người trung thực
D. Là người sống giản dị.

Câu 30. Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên ban. Hành động đó thể hiện điều gì?

A. Tinh thần yêu nước.
B. Lòng trung thành.
C. Tinh thần đoàn kết.
D. Lòng yêu thương mọi người.

ĐÁP ÁN

1.A

2.D

3.D

4.C

5.D

6.B

7.B

8.B

9.D

10.D

11.D

12.B

13.B

14.A

15.C

16.B

17.B

18.D

19.A

20.A

21.C

22.C

23.A

24.B

25.B

26.B

27.D

28.A

29.A

30.A

3. Đề cương giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức

Lý thuyết ôn thi giữa kì 1 GDCD 6 KNTT

1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng tộc

  • Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng tộc.
  • Giảng giải được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng tộc.
  • Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng tộc bằng những việc làm cụ thể thích hợp hơn

2. Yêu thương con người

  • Nêu được khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương con người.
  • Trình diễn được trị giá của tình yêu thương con người.
  • Thực hiện được những việc làm trình bày tình yêu thương con người.
  • Nhận định được thái độ, hành vi trình bày tình yêu thương của người khác.
  • Phê phán những biểu thị trái với tình yêu thương con người

3. Siêng năng, kiên trì

  • Nêu được khái niệm, biểu thị của siêng năng, kiên trì.
  • Nhận mặt được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
  • Siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày.
  • Nhận định được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.

Đề ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 6

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Truyền thống là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được

A. truyền từ đời này sang đời khác.
B. mua bán, trao đổi trên thị trường.
C. nhà nước ban hành và thực hiện.
D. đời sau bảo vệ nguyên trạng.

Câu 2: Trong cuộc sống, việc phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và

A. sức mạnh.
B. tiền bạc.
C. của cải.
D. tuổi thọ.

Câu 3: Trong cuộc sống, việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?

A. Có nhiều tiền bạc và quyền lực.
B. Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh.
C. Giữ gìn các tập tục mê tín dị đoan.
D. Thể hiện tính chuyên quyền, độc đoán.

Câu 4: Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của gia đình khi

A. tích cực học tập rèn luyện.
B. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.
C. tham gia giữ gìn an ninh thôn xóm.
D. tích cực lao động sản xuất.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống nhân ái của gia đình và dòng họ?

A. Tìm hiểu, lưu giữ nghề làm gốm.
B. Sống trong sạch và lương thiện.
C. Tích cực giúp đỡ người nghèo.
D. Quảng bá nghề truyền thống.

Câu 6: Học sinh cần biết giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ mình trong cuộc sống bằng những việc làm

A. tích cực.
B. tiêu cực.
C. phản cảm.
D. vô đạo đức.

Câu 7: Cá nhân có hành vi quan tâm, giúp đỡ người khác đặc biệt là trong những lúc khó khăn hoạn nạn là biểu hiện của

A. yêu thương con người.
B. tự nhận thức bản thân.
C. siêng năng, kiên trì.
D. tự chủ, tự lập

Câu 8: Yêu thương con người là gì

A. lợi dụng người khác để vụ lợi.
B. giúp đỡ người khác để nổi tiếng.
C. làm những điều tốt đẹp cho người khác.
D. xúc phạm danh dự người khác

Câu 9: Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp nhất cho con người, nhất là những lúc

A. cần đánh bóng tên tuổi.
B. mưu cầu lợi ích cá nhân.
C. gặp khó khăn và hoạn nạn.
D. vì mục đích vụ lợi

Câu 10: Phẩm chất đạo đức nào dưới đây gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người?

A. Nhỏ nhen.
B. Ích kỷ
C. Tha thứ.
D. Vô cảm

Câu 11: Hành động nào dưới đây là trái với biểu hiện của yêu thương con người?

A. Quan tâm.
B. Chia sẻ.
C. Giúp đỡ.
D. Vô cảm

Câu 12: Cá nhân có tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên hoàn thành tốt các công việc là biểu hiện của người có đức tính

A. siêng năng.
B. tự ti.
C. tự ái.
D. lam lũ.

Câu 13: Trái với siêng năng, kiên trì là

A. lười biếng, ỷ nại.
B. trung thực, thẳng thắn.
C. Cẩu thả, hời hợt.
D. qua loa, đại khái.

Câu 14: Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở thái độ làm việc một cách

A. Hời hợt.
B. Nông nổi.
C. Cần cù.
D. Lười biếng.

Câu 15: Cá nhân thực hiện tốt phẩm chất siêng năng kiên trì sẽ vượt qua

A. khó khăn, thử thách.
B. cám dỗ vật chất.
C. cám dỗ tinh thần.
D. công danh, sự nghiệp.

Câu 16: Người có phẩm chất siêng năng, kiên trì sẽ có nhiều cơ hội

A. thành công trong cuộc sống.
B. vụ lợi cho bản thân.
C. đánh bóng tên tuổi.
D. tự tin trong công việc.

Câu 17: Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?

A. Giữ gìn mọi hủ tục của gia đình.
B. Chê bai nghề truyền thống gia đình.
C. Tự ti vì nghề truyền thống của gia đình.
D. Quảng bá nghề truyền thống của gia đình.

Câu 18: Hành vi nào dưới đây không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?

A. Xóa bỏ các thói quen xấu của gia đình.
B. Tự ti về thanh danh của gia đình mình.
C. Tự hào về nghề truyền thống của gia đình.
D. Không coi thường danh dự của gia đình.

Câu 19: Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?

A. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ.
B. Tự ti, che dấu và từ bỏ mọi thứ.
C. Xấu hổ, xóa bỏ và từ chối làm.
D. Chê bai, che giấu và xấu hổ.

Câu 20: Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống lao động sản xuất của gia đình, dòng họ khi

A. tích cực giúp đỡ người nghèo.
B. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.
C. tìm hiểu nghề truyền thống của gia đình.
D. tự hào thành tích học tập của gia đình.

Câu 21: Người có hành vi nào dưới đây là thể hiện lòng yêu thương con người?

A. Giúp đỡ tù nhân trốn trại.
B. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép.
C. Nhắn tin ủng hộ quỹ vắc xin.
D. Chia sẻ tin giả lên mạng xã hội.

Câu 22: Học sinh thể hiện lòng yêu thương con người khi thực hiện tốt hành vi nào sau đây?

A. Quyên góp tiền giúp đỡ trẻ mồ côi.
B. Cho bạn nhìn bài trong khi thi.
C. Quảng bá nghề truyền thống.
D. Hỗ trợ đối tượng trộm cướp tài sản

Câu 23: Hành vi nào dưới đây là trái với biểu hiện của lòng yêu thương con người?

A. Quan tâm tới người khác.
B. Cảm thông với người khó khăn.
C. Hi sinh vì người khác.
D. Thờ ơ khi người khác gặp nạn

Câu 24: Việc làm nào dưới đây thể hiện học sinh thực hiện tốt lòng yêu thương con người?

A. Quyên góp sách ủng hộ học sinh khó khăn.
B. Che giấu việc bạn thân quay cóp bài.
C. Chia sẻ hình ảnh bạn mình bị đánh lên mạng.
D. Từ chối tố giác đối tượng phạm tội.

Câu 25: Hành vi nào dưới đây góp phần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì?

A. Làm việc theo sở thích cá nhân.
B. Từ bỏ mọi việc khi gặp khó khăn.
C. Chăm chỉ, quyết tâm đạt mục tiêu.
D. Ỷ nại vào người khác khi làm việc.

Câu 26: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói về siêng năng, kiên trì?

A. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.
B. Há mồm chờ sung rụng.
C. Đục nước béo cò.
|D. Chị ngã em nâng.

Câu 27: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của siêng năng, kiên trì?

A. Luôn học bài trước khi đến lớp.
B. Thường xuyên không học bài cũ.
C. Bỏ học chơi game.
D. Đua xe trái phép.

Câu 28: Cá nhân không rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ có kết quả như thế nào dưới đây?

A. Dễ dàng thành công trong cuộc sống
B. Có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn
C. Trở thành người có ích cho xã hội
D. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 (2 điểm). Trong khu tập thể, bác Thu là một người khoẻ mạnh và tốt bụng. Nhưng trong một lần bị tai nạn giao thông, bác bị thương ở chân và từ đó bác phải đi tập tễnh. Một số trẻ con trong khu tập thể thường chế giễu, nhại dáng đi của bác và gọi bác là "bà chấm phẩy".

Câu hỏi:

1/ Em suy nghĩ gì về hành vi của một số bạn nhỏ trong khu tập thể của bác Thu?

2/ Em sẽ góp ý cho các bạn ấy như thế nào?

Câu 2 (1 điểm).

An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 7 giờ tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy An làm bài nhanh và rất chính xác, các bạn xúm lại hỏi An cách giải thì bạn trả lời: “À, khó quá, nghĩ mãi không được nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh. Các cậu cũng lấy mà chép, khỏi mất công suy nghĩ”.

Câu hỏi: Nếu em là bạn thân của An, em sẽ khuyên bạn như thế nào?

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.

Câu12345678910
Đáp ánAABACAACCC
Câu11121314151617181920
Đáp ánDAACAADBAC
Câu21222324252627282930
Đáp ánCADACAABAA
Câu3132
Đáp ánAA

II. PHẦN TỰ LUẬN

CâuNội dungĐiểm

Câu 1

(2,0 điểm)

Hành vi của một số bạn nhỏ trong khu tập thể như vậy là không tốt, cần phải phê phán và nhắc nhở

1 điểm

Em sẽ khuyên nhủ các bạn là nên thông cảm và yêu thương bác ấy hơn, bác ấy đã không may mắn nên mới xảy ra tai nạn giao thông, bác ấy cần sự cảm thông và chia sẻ yêu thương từ mọi người

1 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

...

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề cương!

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm