Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 1 môn Công nghệ lớp 8

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 8 Kết nối tri thức bao gồm câu hỏi trắc nghiệm và tự luận theo từng chương để các bạn ôn luyện.

Đề cương ôn tập Công nghệ 8 Kết nối tri thức học kì 1 bao gồm 10 trang giúp học sinh tự ôn luyện các dạng bài một cách hợp lý, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Kết nối tri thức học kì 1, đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức.

Đề cương học kì 1 Công nghệ 8 Kết nối tri thức

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Bài tập trắc nghiệm chương I

Câu 1: Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là:

A. hình chiếu
B. Vật chiếu
C. Mặt phẳng chiếu
D. Vật thể

Câu 2: Các loại tỉ lệ có trong bản vẽ kĩ thuật là:

A. Tỉ lệ thu nhỏ
B. Tỉ lệ phóng to
C. Tỉ lệ nguyên hình
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Trong các khổ giấy chính, khổ giấy có kích thước lớn nhất là?

A. A0
B. A1
C. A2
D. A4

Câu 4: Đối với khối tròn xoay, người ta thường hình chiếu nào để biểu diễn?

A. Hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao
B. Hình chiếu thể hiện hình dạng và đường kính mặt đáy
C. Một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao, một hình chiếu thể hiện hình dạng và đường kính mặt đáy
D. Cả 3 hình chiếu

Câu 5: Chọn phát biểu sai về vị trí hình chiếu:

A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng
B. Hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng
C. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng
D. Đáp án A và B đúng

Câu 6: Hình chiếu trên mặt phẳng song song với trục quay của hình trụ là:

A. Hình chữ nhật
B. Tam giác cân
C. Tam giác vuông
D. Đáp án khác

Câu 7: Hình chiếu bằng của hình lăng trụ tam giác đều là hình gì?

A. Hình tam giác đều
B. Hình tam giác cân
C. Hình chữ nhật
D. Hình vuông

Câu 8: Trình tự đọc bản vẽ lắp khác trình tự đọc bản vẽ chi tiết ở chỗ có thêm bước:

A. Bảng kê
B. Phân tích chi tiết
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 9: Tên các khổ giấy chính là:

A. A0, A1, A2
B. A0, A1, A2, A3
C. A3, A1, A2, A4
D. A0, A1, A2, A3, A4

Câu 10: Phần khung tên trong bản vẽ nhà gồm những nội dung nào?

A. Tên gọi ngôi nhà
B. Tỉ lệ bản vẽ
C. Nơi thiết kế
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 11: Trong quá trình sản xuất, muốn làm ra sản phẩm cơ khí phải có:

A. Bản vẽ xây dựng
B. Bản vẽ mỹ thuật
C. Bản vẽ kỹ thuật
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 12: Trình tự đọc bản vẽ chi tiết là:

A. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp
B. Khung tên, kích thước, hình biểu diễn, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp
C. Hình biểu diễn, khung tên, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp
D. Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp

Câu 13: Kí hiệu sau quy ước bộ phận nào của ngôi nhà?

A. Cửa đi đơn một cánh
B. Cửa đi đơn bốn cánh
C. Cửa sổ đơn
D. Cửa sổ kép

Câu 14: Hình nào biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao ?

A. Mặt bằng
B. Mặt đứng
C. Mặt cắt
D. Không có đáp án đúng

Câu 15: Phát biểu nào sau đây về đường kích thước là đúng?

A. Đường kích thước thẳng đứng, con số kích thước ghi bên phải
B. Đường kích thước nằm ngang, con số kích thước ghi bên trên
C. Đường kích thước nằm nghiêng, con số kích thước ghi bên dưới
D. Ghi kí hiệu R trước con số chỉ kích thước đường kính đường tròn

Câu 16: Công dụng của bản vẽ chi tiết là:

A. Dùng để chế tạo chi tiết máy
B. Dùng để kiểm tra chi tiết máy
C. Dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy
D. Đáp án khác

Câu 17: Bản vẽ lắp không chứa nội dung nào dưới đây ?

A. Yêu cầu kĩ thuật
B. Bảng kê
C. Kích thước
D. Khung tên

Câu 18: Hình biểu diễn của bản vẽ lắp gồm:

A. Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh
B. Hình cắt và hình chiếu cạnh
C. Hình cắt và hình chiếu bằng
D. Hình chiếu đứng và hình cắt

Câu 19: Đâu là tỉ lệ thu nhỏ trong các tỉ lệ sau?

A. 1 : 2
B. 5 : 1
C. 1 : 1
D. 5 : 2

Câu 20: Hình cắt mặt bằng của ngôi nhà được gọi là ?

A. Mặt cắt
B. Mặt đứng
C. Mặt ngang
D. Mặt bằng

Câu 21: Nếu mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh sẽ có hình dạng là:

A. Hình chữ nhật và hình tròn
B. Hình tam giác và hình tròn
C. Đều là các hình tròn
D. Đều là hình chữ nhật

Câu 22: Để vẽ đường tâm, đường trục đối xứng, cần dùng loại nét vẽ nào?

A. Nét liền đậm
B. Nét liền mảnh
C. Nét đứt mảnh
D. Nét gạch dài - chấm - mảnh

Câu 23: Kích thước trên bản vẽ kĩ thuật có đơn vị:

A. mm
B. dm
C. cm
D. Tùy từng bản vẽ

Câu 24: Trình tự đọc bản vẽ lắp?

A. Hình biểu diễn → Khung tên → Bảng kê → Kích thước → Phân tích chi tiết → Tổng hợp
B. Khung tên → Bảng kê → Kích thước → Hình biểu diễn → Phân tích chi tiết →Tổng hợp
C. Khung tên → Bảng kê → Hình biểu diễn → Kích thước → Phân tích chi tiết → Tổng hợp
D. Khung tên → Kích thước → Bảng kê → Hình biểu diễn → Phân tích chi tiết →Tổng hợp

Câu 25: Trước con số chỉ kích thước bán kính, người ta ghi kí hiệu gì?

A. d
B. R
C. Ø
D. O

Bài tập trắc nghiệm chương II

Câu 1: Nhóm chính của kim loại màu là:

A. Gang
B. Nhôm, đồng và hợp kim của chúng
C. Sắt và hợp kim của sắt
D. Thép

Câu 2: Ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí phổ biến ở Việt Nam là?

A. Kĩ sư cơ khí
B. Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí
C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Vật liệu phi kim được sử dụng phổ biến trong cơ khí là:

A. Kim loại màu
B. Kim loại đen
C. Chất dẻo, cao su
D. Vật liệu tổng hợp

Câu 4: Cơ cấu tay quay - con trượt và cơ cấu tay quay - thanh lắc khác nhau ở :

A. Tay quay
B. Thanh truyền
C. Thanh lắc
D. Giá đỡ

Câu 5: Cấu tạo cưa tay không có bộ phận nào ?

A. Khung cưa
B. Ổ trục
C. Chốt
D. Lưỡi cưa

Câu 6: Gang là gì ?

A. Là kim loại đen có tỷ lệ carbon trong vật liệu ≤ 2,14%
B. Là kim loại đen có tỷ lệ carbon trong vật liệu > 2,14%.
C. Là kim loại màu có tỷ lệ carbon trong vật liệu ≤ 2,14%
D. Là kim loại màu có tỷ lệ carbon trong vật liệu > 2,14%.

Câu 7: Đâu là cơ cấu truyền động ăn khớp?

A. Truyền động đai
B. Truyền động xích
C. Truyền động bánh răng
D. Cả B và C đều đúng

Câu 8: Căn cứ vào tính chất, vật liệu chia làm hai nhóm:

A. vật liệu kim loại, vật liệu phi kim loại, vật liệu tổng hợp
B. vật liệu kim loại, vật liệu phi kim loại
C. vật liệu kim loại, vật liệu tổng hợp
D. vật liệu phi kim loại, vật liệu tổng hợp

Câu 9: Tỉ số truyền i < 1 thì

A. Truyền động giảm tốc
B. Truyền động tăng tốc
C. Truyền động đẳng tốc
D. Đáp án khác

Câu 10: Đâu không phải dụng cu đo và kiểm tra?

A. Thước lá
B. Dụng cụ lấy dấu
C. Ê ke
D. Thước cặp

Câu 11: Các sản phẩm từ gang là

A. Làm dây dẫn điện, vòng đệm, vòi nước, ...
B. Làm dây dẫn điện, vỏ máy bay, xoong nồi, khung cửa kính, ...
C. vỏ máy, vỏ động cơ, dụng cụ nhà bếp, ...
D. túi nhựa, chai nhựa, ống nước, vỏ dây cáp, dây điện, ...

Câu 12: Mặt phẳng cần dũa cách mặt ê tô:

A. Dưới 10 mm
B. Trên 20 mm
C. Từ 10 – 20 mm
D. Đáp án khác

Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về tư thế đứng của người cưa?

A. Đứng thẳng
B. Đứng thật thoải mái
C. Khối lượng cơ thể tập trung vào chân trước
D. Khối lượng cơ thể tập trung vào 2 chân

Câu 14: Tại sao trong máy cần có các bộ phận truyền chuyển động?

A. Do các bộ phận của máy thường đặt xa nhau
B. Do các bộ phận của máy đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu
C. Do các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15: Trong các ngành nghề dưới đây, ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí?

A. Kĩ sư cơ khí
B. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện
C. Kĩ sư cơ học
D. Kĩ thuật viên nông nghiệp

Câu 16: Cơ cấu tay quay – con trượt thuộc cơ cấu:

A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến
B. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay
C. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc
D. Biến chuyển dộng lắc thành chuyển động quay

Câu 17: Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào không phải là dụng cụ gia công?

A. Cưa
B. Đục
C. Tua vít
D. Dũa

Câu 18: Cơ khí có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống ?

A. Cơ khí tạo ra các máy và các phương tiện thay lao động thủ công thành lao động bằng máy
B. Tạo năng suất cao
C. Cơ khí giúp cho lao động và sinh hoạt của con người trở nên nhẹ nhàng
D. Tất cả đều đúng

Câu 19: Cấu tạo bộ truyền động đai không có bộ phận nào ?

A. Bánh răng
B. Bánh dẫn
C. Bánh bị dẫn
D. Dây đai

Câu 20: Người lao động trong ngành cơ khí cần:

A. Biết sử dụng, vận hành các loại dụng cụ, thiết bị
B. Biết đọc bản vẽ, phân tích yêu cầu kĩ thuật, lập quy trình công nghệ
C. Biết phân tích, giải quyết vấn đề chuyên môn
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21: Để đảm bảo an toàn khi đục, cần chú ý những điểm gì ?

A. Không dùng búa có cán bị vỡ, nứt.
B. Không dùng đục bị mẻ.
C. Kẹp vật vào êtô phải đủ chặt.
D. Tất cả đều đúng

Câu 22: Người lắp ráp, lắp đặt, bảo trị, sửa chữa các động cơ, máy móc, thiết bị cơ khí là đặc điểm của ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí?

A. Kĩ sư cơ khí
B. Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí
C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
D. Thợ lắp đặt máy móc thiết bị

...........

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương học kì 1 Công nghệ 8 Kết nối tri thức

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

1 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • Lê Hoa
    Lê Hoa Bài làm bạn nên làm rõ hơn
    Thích Phản hồi 07/01/21
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm