Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục địa phương 8 năm 2024 - 2025 Đề cương cuối học kì 1 GDĐP 8 tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Hà Nội

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục địa phương 8 năm 2024 - 2025 bao gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm theo. Qua đó giúp các em học sinh lớp 8 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình học kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.

Đề cương ôn tập Giáo dục địa phương 8 học kì 1 gồm 2 tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và Hà Nội. Qua đó giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Vậy dưới đây là toàn bộ đề cương ôn tập Giáo dục địa phương lớp 8 học kì 1 mời các bạn cùng theo dõi nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8.

Đề cương học kì 1 Giáo dục địa phương 8 - Hà Nội

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I
MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG 8
NĂM HỌC 2024-2025

I/ NỘI DUNG KIẾN THỨC ÔN TẬP

- Chủ đề 1 : Lịch sử Hà Nội từ TK X đến TK XV

- Chủ đề 2 : Sự phát triển văn hóa của Hà Nội từ TK X đến TK XV

- Chủ đề 3 : Vị trí và sự thay đổi phạm vi hành chính thành phố Hà Nội

II/ CÂU HỎI ÔN TẬP

A.Trắc nghiệm

Câu 1. Cấm thành là ……………………..

A. nơi người dân buôn bán
B. nơi vua và quan lại làm việc
C. nơi học tập của các hoàng tử
D. nơi ở của vua, vua, hoàng hậu, các hoàng tử, công chúa và cung tần

Câu 2. Diện tích tự nhiên toàn thành phố Hà Nội là:

A. 1358,6 km2.
B. 2358,6 km2.
C. 3358,6 km2.
D. 4358,6 km2.

Câu 3. Hà Nội hình thành từ năm bao nhiêu?

A. 1010
B. 1020
C. 1030
D. 1040

Câu 4: Hà Nội trở thành thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa năm bao nhiêu?

A. 1945
B. 1955
C. 1965
D. 1975

Câu 5. Mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ lên ngôi vua quyết định rời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về vùng đất nào?

A. Cổ Loa
B. Đại La
C. Bắc Ninh
D. Huế

Câu 6. Kiến trúc truyền thống tôn giáo Hà Nội bao gồm:

A. Đền, chùa, miếu, cung điện.
B. Lầu, đền, đình, chùa, miếu, lăng
C. Đền, đình, chùa, lăng, miếu
D. Thành quách, đền, chùa, đình

Câu 7. Thăng Long tứ trấn bao gồm :

A. đền Quán Thánh, đền Voi Phục, đền Kim Liên, đền Kim Mã
B. đền Quán Thánh, đền Voi Phục, đền Hoa Liên, đền Bạch Mã
C. đền Quán Thánh, đền Voi Phục, đền Kim Liên, đền Bạch Mã.
D. đền Quán Thánh, đền Kim Liên, đền Giảng Võ, đền Trúc Bạch.

Câu 8.Khu phố cổ Hà Nội, thời Trần có bao nhiêu phố phường?

A. 61 phố phườn
B. 31 phố phường
C. 51 phố phường
D. 21 phố phường

Câu 9. Các phố buôn bán của Hà Nội xưa đều được bắt đầu bằng chữ gì?

A. Ngõ
B. Đường
C. Phố
D. Hàng

Câu 10. Hà Nội nằm trong phạm vi nào?

A. từ 20053’ đến 21023’ vĩ độ Bắc và 105044’ đến 106002’ kinh độĐông
B. từ 230đến 240vĩ độ Nam và 1000 đến 106002’ kinh độ Đông
C. từ 200đến 21023’ vĩ độ Bắc và
105044’ đến 1060kinh độ Đông
D. từ 19003’ đến 20003’ vĩ độ Nam và 10044’ đến 11002’ kinh độĐông

B. Tự luận

Câu 1: Trình bày sự thay đổi phạm vi hành chính thành phố Hà Nội qua một số mốc lịch sử dưới đây: 1961, 1978, 1991, 2008.

Câu 2: Tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ. Tỉ lệ bản đồ hành chính thành phố Hà Nội là 1 : 400 000. Khoảng cách đo được trên bản đồ từ Bưu điện Hà Nội đến trụ sở Uỷ ban nhân dân thị trấn Phú Xuyên (huyện Phú Xuyên) là 9,5 cm. Bạn Hải tính được khoảng cách thực tế giữa 2 địa điểm trên là 38 km. – Theo em, bạn Hải tính đúng hay sai? Vì sao?

Đề cương học kì 1 Giáo dục địa phương 8 - Bà Rịa Vũng Tàu

CHỦ ĐỀ 2: LỊCH SỬ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU TỪ THẾ KỈ XVII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX.

Bài 2: Lịch sử Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

CHỦ ĐỀ 3: NGÔN NGỮ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU.

Bài 1: Khắc phục lỗi chính tả do ảnh hưởng của ngữ âm địa phương.

Bài 2: Ngôn ngữ trong ca dao – dân ca nam bộ.

Bài 3: Luyện tập nhận diện và sử dụng chữ viết tiếng việt.

Câu hỏi tham khảo:

1. Tàu chiến của liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Vũng Tàu vào năm 1859.

2. Tháp nước của nhà máy nước Bà Rịa nay là Di tích lịch sử Nhà Tròn – Bà Rịa, xây dựng đầu thế kỉ XX.

3. Quân Pháp đánh chiếm thành Bà Rịa (phủ lị Phước Tuy) ngày 7 – 1 – 1862.

4. Pháp đầu tư vốn để khai thác các nguồn lợi ở Bà Rịa – Vũng Tàu cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

5. Ở Núi Nứa (Long Sơn), với sự xuất hiện tín ngưỡng ông Trần nhằm tập hợp lực lượng, chờ thời cơ đứng lên đánh Pháp.

6. Vũng Tàu là Thành phố thuộc Tỉnh Bà Rịa vũng Tàu ở vùng Đông Nam Bộ Việt Nam.

7. Thành Phố Bà Rịa có bao nhiêu phường, xã? 8 phường, 3 xã.

8. Xã Hòa Long thuộc đơn vị hành chính nào? Thành Phố Bà Rịa.

9. Cho biết một số lãnh đạo tiêu biểu trong phong trào yêu nước của nhân dân Bà Rịa –
Vũng Tàu vào đầu thế kỉ XX ? Phan Văn Khỏe, Nhà sư Huệ Đăng, Tín ngưỡng Ông Trần.

10. Chọn từ viết đúng chính tả:

¨ say sưa ¨ say xưa ¨ xay xưa

¨ tranh luận ¨ chanh luận ¨ gianh luận

11. Chọn từ có vần “uôt” hoặc vần “uôc” phù hợp điền vào chỗ trống:

- Thẳng đuồn ...... - Con bạch ......

12. Điền âm, vần ac hay at phù hợp vào dấu (...) trong các trường hợp sau:

- xanh m... - lệch l...

13. Tìm các từ viết đúng:

a. hiễu biết, hiểu biết, hiểu biếc, hiễu bít.

b. cẩn thậng, cẩn thậng, cẫn thận, cẩn thận

14. Viết từ ngữ địa phương có nghĩa tương đương với các từ toàn dân sau:

Từ toàn dân

Phương ngữ Nam Bộ

Cốc

Vừng

Quả

Nói dối

15. Tìm từ viết sai chính tả trong các trường hợp sau và sửa lại cho đúng:

Dù ai đi đâu dề đâu
Ngả tư Giếng Nước Vũng Tàu chớ quơn
Rẽ da mái nẻo đường liềng
Đường về Bãi Chước, đường lên Phật đài.

16. Trong ca dao – dân ca Nam Bộ, hình ảnh ghe xuồng, sông rạch, tôm cá xuất hiện với
tần suất rất cao. Nét độc đáo này biểu hiện ở những bài ca thuộc mọi chủ đề.

Các từ chỉ các loại ghe xuồng: ghe rổi, ghe bầu, ghe bản lồng, ghe cá vom, ghe chài, ...

Các từ chỉ các loại nước: nước ròng, nước lớn, nước kém, nước rặc, nước đứng,…

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm