Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 71 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 71 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 71 Chân trời sáng tạo là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 71
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 71

Nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây. Hãy cùng theo dõi để chuẩn bị bài nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 71

Câu 1. Đọc phần Đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn ở văn bản Ngọ Môn và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Liệt kê (những) loại phương tiện phi ngôn ngữ có thể dùng để biểu đạt thông tin về nét riêng trong các trang trí Ngọ Môn.

b. Chọn loại phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp nhất và biểu đạt thông tin về nét riêng trong cách trang trí Ngọ Môn bằng loại phương tiện này.

Hướng dẫn giải:

a. Phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, sơ đồ,...

b. Loại phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp nhất là hình ảnh, giúp người đọc quan sát trực tiếp và thấy được nét riêng trong cách trang trí.

Câu 2. Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

a. Văn bản này sử dụng (những) loại phương tiện gì để biểu đạt thông tin?

b. So sánh cách trình bày thông tin của văn bản này và văn bản Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Hướng dẫn giải:

a. Văn bản sử dụng những loại phương tiện: hình ảnh, số liệu, biểu tượng

b.

- Điểm giống nhau: thông tin đều được trình bày theo cách phân loại đối tượng, từ giới thiệu tổng quan, khái quát; giới thiệu từng đối tượng chi tiết cụ thể

- Điểm khác nhau:

  • Văn bản Vườn quốc gia Cúc Phương: trình bày chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ
  • Văn bản Vườn quốc gia Cúc Phương - Vườn quốc gia hàng đầu châu Á: trình bày chủ yếu bằng phương tiện phi ngôn ngữ

Câu 3. Giải thích tên viết tắt được in đậm trong các đoạn trích sau và cho biết đâu là tên viết tắt của tổ chức quốc tế. Việc sử dụng tên viết tắt trong các đoạn trích có tác dụng gì?

a. Bài diễn thuyết về kết quả nghiên cứu khảo cổ tại khu Hoàng thành Thăng Long của Tiến sĩ Tống Trung Tín, Chủ nhiệm dự án Hoàng thành Thăng Long và Giáo sư Ku-ni-ka-du U-ê-nô thuộc Trung tâm Nghiên cứu kĩ thuật khảo cổ Đại học Na-ra đã được nhiều nhà khoa học tham dự hội thảo đánh giá cao, xem đây là một trong những công trình nghiên cứu khảo cổ có giá trị cần được UNESCO công nhận.

(Theo Nguyễn Thu Hà, Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận)

b. Phóng viên VOV thường trú tại Nhật Bản đã phỏng vấn Tiến sĩ Tống Trung Tín về quá trình cũng như kết quả nghiên cứu khảo cổ khu Hoàng thành Thăng Long.

(Theo Nguyễn Thu Hà, Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận)

Hướng dẫn giải:

a. UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc

b. VOV: Đài Tiếng nói Việt Nam

=> Giúp văn bản trở nên ngắn gọn hơn

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 1.281
  • Lượt xem: 39.719
  • Dung lượng: 152,5 KB
Sắp xếp theo