Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Bà Rịa Vũng Tàu Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2024 môn Văn
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Bà Rịa Vũng Tàu, giúp các em học sinh tham khảo, dễ dàng so sánh với kết quả bài thi vào lớp 10 của mình thuận tiện hơn.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được tổ chức trong 2 ngày (05 và 06/6/2024). Bài thi vào lớp 10 môn Văn Vũng Tàu theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài 120 phút, tổ chức thi chiều ngày 5/6. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi môn Toán, Tiếng Anh. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Vũng Tàu năm 2024 - 2025
Đáp án đề thi vào 10 Văn Vũng Tàu 2024
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1.
- Biện pháp tu từ nhân hóa (biển hát).
Câu 2.
Hình ảnh thơ “lấp lánh giọt mồ hôi”:
- Là hình ảnh tả thực những giọt mồ hôi của người lao động dưới sự phản chiếu của ánh nắng mặt trời.
- Đây cũng là hình ảnh thể hiện sự trân trọng, đề cao công sức của những người lao động
Câu 3.
Học sinh trình bày tình cảm cá nhân, sau đây là gợi ý:
- Thấu hiểu sự vất vả của những người lao động.
- Trân trọng và biết ơn công sức người lao động.
II. LÀM VĂN
Câu 1
1. Giới thiệu vấn đề: Vai trò của lao động trong đời sống của con người.
2. Bàn luận:
a. Giải thích
Lao động bao gồm hành động thể chất và trí óc để tạo ra của cải vật chất.
b. Vai trò của lao động trong đời sống con người.
- Lao động tạo ra thu nhập, đảm bảo cuộc sống.
- Lao động giúp con người khẳng định giá trị xã hội và phát triển cá nhân.
- Lao động làm nảy sinh ý tưởng sáng tạo, thúc đẩy tiến trình chinh phục, khám phá.
- Lao động là bước đệm hỗ trợ con người thực hiện ước mơ, chinh phục thế giới mới.c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về ý nghĩa của sự nỗ lực trong cuộc sống.
- Phê phán những người lười biếng, không chịu lao động chỉ thích hưởng thụ.
c. Liên hệ bản thân.
- Chăm chỉ lao động, đóng góp vào cuộc sống của bản thân.
- Từ nhỏ, làm những công việc phù hợp với khả năng.
3. Tổng kết vấn đề.
Câu 2.
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Giới thiệu đoạn trích.
– Giới thiệu nhân vật anh thanh niên.
2. Thân bài
a. Công việc của anh thanh niên
– Đoạn văn là lời của nhân vật thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa. Nhân vật thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm việc với cây và mây núi ở Sa Pa.
– Công việc của anh là làm khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo gió, đo chấn động mặt đất và dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ cho công việc chiến đấu và sản xuất.
– Công việc của anh làm âm thầm, lặng lẽ một mình, báo về “ốp” đều đặn những con số để phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, có tính trách nhiệm cao.
=> Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc gian khổ, vất vả. Đó là thử thách rất lớn nhưng anh thiên niên đã vượt qua hoàn cảnh ấy bằng ý chí, nghị lực và những suy nghĩ rất đẹp.
b. Phẩm chất của anh thanh niên được thể hiện qua đoạn văn
- Trước hết anh là một người hết sức thật thà, nói những điều mà người ta chỉ nghĩ.
– Anh thanh niên rất yêu nghề. Anh giới thiệu chi tiết từng loại máy, từng dụng cụ của mình cho ông họa sĩ và cô kĩ sư.
– Là người có hành động đẹp: Một mình sống trên đỉnh Yên Sơn, không có ai đôn đốc, kiểm tra nhưng anh vẫn vượt qua hoàn cảnh làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Dù thời tiết khắc nghiệt mùa đông giá rét mà anh đều thức dậy thắp đèn đi “ốp” đúng giờ. Ngày nào cũng vậy anh làm việc một cách đều đặn, chính xác 4 lần trong ngày, âm thầm, bền bỉ trong nhiều năm trời.
– Người có phong cách sống đẹp: Anh có một phong cách sống khiến mọi người phải nể trọng. Tinh thần thái độ làm việc của anh thật nghiêm túc, chính xác, khoa học và nó đã trở thành phong cách sống của anh.
=> Anh thanh niên là đại diện tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam, hăng say làm việc, hết mình cống hiến cho dân tộc, cho đất nước
3. Kết bài: Cảm nhận chung về anh thanh niên