Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Lai Châu Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2023

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Lai Châu, giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 môn Văn của mình thuận tiện hơn rất nhiều. Sáng 26/5, các thí sinh Lai Châu thi môn Ngữ văn đầu tiên, theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút.

Đề thi vào 10 môn Văn Lai Châu 2023 còn giúp những trường chưa thi chủ động ôn thi, hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn. Chiều 26/5 các thí sinh tiếp tục thi môn Toán, sáng ngày 27/5 thi môn Tiếng Anh. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Lai Châu năm 2023 - 2024

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải.

Câu 2:

  • Thể thơ 5 chữ.
  • Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 3:

  • Biện pháp tu từ: So sánh (so sánh “Đất nước” với “vì sao)
  • Tác dụng: Thể hiện niềm tự hào, tin tưởng của tác giả về đất nước Việt Nam anh hùng, giàu đẹp, khẳng định sự trường tồn của dân tộc.

Câu 4:

Nội dung chính của đoạn thơ: Niềm yêu mến tự hào cùng tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2 điểm):

1. Giới thiệu chung: vai trò của đức tính khiêm tốn.

2. Giải thích

Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm, không khoe khoang thành công, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗ lực, không ngừng học tập và học hỏi.

=> Khiêm tốn có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống con người.

3. Bàn luận

- Vai trò của đức tính khiếm tốn:

  • Khiêm tốn giúp chúng ta nhìn nhận đúng đắn bản thân, biết những chỗ tốt, chỗ chưa tốt để ngày càng hoàn thiên mình.
  • Khiêm tốn giúp chúng ta tránh thói kiêu căng, tự mãn.
  • ...
  • Khiếm tốn cũng giúp chúng ta luôn được những người xung quanh yêu quý, kính trọng.

- Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính huênh hoang, tự cao tự đại, hay khoe khoang những thứ mà bản thân mình có, thậm chí có những người nói quá, làm lố để mong nhận được sự chú ý của người khác, khiến người khác phải trầm trồ, ngưỡng mộ bản thân mình. Lại có những người luôn coi bản thân mình là nhất, người khác phải học tập theo,...

4. Tổng kết.

Câu 2:

1. Giới thiệu chung

  • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
  • Giới thiệu nhân vật anh thanh niên.

2. Phân tích vẻ đẹp của con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước qua nhân vật anh thanh niên.

a. Hoàn cảnh sống và làm việc

- Quê quán, nghề nghiệp: Đó là một chàng trai 27 tuổi, quê ở Lào Cai, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất và dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày để phục vụ sản xuất và chiến đấu.

- Hoàn cảnh sống: Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa.

=> Hoàn cảnh sống khắc nghiệt; công việc đòi hỏi sự nghị lực, tinh thần kỷ luật và tính chính xác cao.

b. Vẻ đẹp của con người làm việc và suy nghĩ cho đất nước

- Rất say mê công việc đo gió, đo mưa trên đỉnh Yên Sơn:

  • Chấp nhận sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao mấy nghìn m so với mặt biển -> dám đối mặt và vượt lên nỗi cô đơn vì tình yêu công việc.
  • Coi công việc như một người bạn “ta với công việc là đôi”
  • Thấy hạnh phúc khi được làm việc: tin vào ý nghĩa công việc mình làm, dự báo chính xác thời tiết người nông dân sản xuất, từng giúp không quân bắn rơi máy bay.

- Làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao:

  • Có những đêm trời lạnh giá anh vẫn trở dậy đo gió, đo mưa.
  • Anh đã vượt lên hoàn cảnh và vượt lên chính mình để hoàn thành công việc.

-> Tinh thần trung thực và ý thức trách nhiệm với nghề.

- Không chỉ là con người yêu công việc, anh còn biết sắp xếp cuộc sống một cách khoa học, luôn trau dồi tri thức cho bản thân bằng cách đọc sách báo và đó cũng chính là cách anh làm cho tâm hồn mình phong phú hơn. Ngoài ra, anh còn là một người thân thiện, luôn biết quan tâm giúp đỡ người khác.

- Tất cả đều bắt nguồn từ lí tưởng sống đẹp của anh thanh niên:

  • Anh muốn góp sức mình vào công cuộc dựng xây và bảo vệ cuộc sống mới (công việc của anh giúp ích cho lao động sản xuất và chiến đấu)
  • Anh không lẻ loi, đơn độc mà tìm thấy những người bạn đồng hành trên con đường mình đã chọn: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ địa chất lập bản đồ sét -> tất cả đều lặng lẽ và bền bỉ với đời sống, với công việc.
  • Anh tác động lớn tới ông họa sĩ và cô kĩ sư. Ông họa sĩ tìm thấy ở anh lí tưởng sáng tạo của mình. Còn cô kĩ sư cũng tìm thấy ở anh một tấm gương về tình yêu cuộc sống, tình yêu công việc.

=> Những suy nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình dù nó thật khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công việc là niềm vui, là cuộc sống của anh.

=> Là hiện thân cho vẻ đẹp của một lớp người đang tích cực góp phần tạo dựng lên cuộc sống mới cho quê hương, đất nước.

3. Tổng kết

Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2023 - 2024 Lai Châu

UBND TỈNH LAI CHÂU
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn thi: Ngữ văn (môn chung)
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 26/5/2023

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ:

“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.”

(Trích SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. (1,0 điểm): Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?

Câu 2.(1,0 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Câu 3. (1,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đặc sắc nhất được sử dụng trong hai câu thơ sau:

“Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”.

Câu 4: (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm):

Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bản về vai trò của đức tính khiêm tốn trong cuộc sống.

Câu 2. (4,0 điểm):

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long.

Chia sẻ bởi: 👨 Bảo Ngọc
Mời bạn đánh giá!
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan