Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Ninh Bình Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2023

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Ninh Bình, giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 môn Văn của mình thuận tiện hơn rất nhiều. Sáng 1/6, các thí sinh Ninh Bình thi môn Ngữ văn đầu tiên, với thời gian 120 phút.

Tham khảo:

Đề thi vào 10 môn Văn Ninh Bình 2023 còn giúp những trường chưa thi chủ động ôn thi, hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn. Chiều 1/6 các thí sinh tiếp tục thi môn Tổ hợp, sáng ngày 2/6 thi môn Toán. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Ninh Bình 2023 - 2024

PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1. Theo tác giả, đời sống là phải có sự nương tựa qua lại, vì bản chất của mọi sự vật trên thế gian này vốn không thể tồn tại riêng biệt.

Câu 2. Phép thế.

Câu 3. Học sinh tự đưa ra lý giải của bản thân sao cho phù hợp.

Gợi ý:

Hạnh phúc không chỉ đến từ những tác động bên ngoài, từ những người khác, hạnh phúc có thể được tạo ra từ chính bên trong mỗi người.

Chúng ta có thể tự mình tạo ra hạnh phúc bằng cách quay vào bên trong, hiểu mình, yêu thương bản thân mình. Tất nhiên để làm được điều này, con người cùng phải trải qua những quá trình rèn luyện tích lũy những kĩ năng.

Câu 4. Học sinh tự đưa ra bài học ý nghĩa nhất, có lý giải phù hợp

Gợi ý:

  • Bài học về hạnh phúc, về cách tìm kiếm và hạnh phúc.
  • Bài học về cảm xúc, nên làm chủ cảm xúc của bản thân

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN.

Câu 1.

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của tính tự lập trong cuộc sống mỗi người.

Bàn luận vấn đề:

Giải thích:

Tự lập chính là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi. Tự lập là hành động mà không dựa dẫm vào người khác.

Biểu hiện của tính tự lập:

  • Tính tự lập được thể hiện ở sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, ý chí nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống.
  • Tự lập trong học tập: học tập không cần sự nhắc nhở của cha mẹ; có ý thức phấn đấu, vươn lên để đạt thành tích cao hơn,…
  • Tự lập trong cuộc sống: Tự chăm lo cho bản thân, hoàn thành các công việc được giao phó, giúp đỡ những người xung quanh,…

Vai trò của tính tự lập trong cuộc sống

  • Nếu không có tính tự lập, chúng ta sẽ rất dễ trở nên lạc lối, mất phương hướng, trở thành một người không có chính kiến, hay dựa dẫm vào người khác. Vậy nên, chúng ta không được quên rằng, kể cả khi có sự giúp đỡ hay trợ giúp từ người khác chúng ta cũng phải là người giữ cái đầu lạnh và tự quyết định cho cuộc đời mình vào những lúc then chốt.
  • Khi có được tính tự lập, chúng ta sẽ trở nên có ý thức trách nhiệm với bản thân mình, biết tự lập kế hoạch, tự hành động, tự vượt qua khó khăn. Cùng với đó, sự tự lập cũng kích thích sự sáng tạo của con người, nhận thức toàn diện, bao quát hơn về mọi mặt, mọi vấn đề xã hội.

Phê phán: Hiện nay, còn có rất nhiều bản trẻ có tính ỷ lại, thụ động không biết phấn đấu, vươn lên làm chủ cuộc sống của bản thân. Đó là một thái độ đáng chê trách và lên án.

Kết thúc vấn đề. Nhận xét và rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ

- Phạm Tiến Duật là nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông chủ yếu viết về người lính và những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những tác phẩm hay nhất của Phạm Tiến Duật.

- Bài thơ đã xây dựng một bật vẻ đẹp người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Qua đó làm nổi bật vẻ đẹp con người Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Đặc biệt là trong ba khổ thơ cuối:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

2. Phân tích

- Nhà thơ đã ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ thể hiện tình đồng chí đồng đội của những người lính lái xe không kính:

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

- Xe không kính lại trở thành điều kiện thuận lợi để các anh thể hiện tình cảm. Cái bắt tay thể hiện niềm tin, truyền cho nhau sức mạnh, bù đắp tinh thần cho những thiếu thốn về vật chất mà họ phải chịu đựng.

- Tình đồng chí, đồng đội còn được thể hiện một cách ấm áp, giản dị qua những giờ phút sinh hoạt của họ:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi lại đi trời xanh thêm.

- Sau những phút nghỉ ngơi thoáng chốc và bữa cơm hội ngộ, những người lính lái xe đã xích lại thành gia đình: những người lính cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu.

- Điệp ngữ “lại đi” và hình ảnh “trời xanh thêm” tạo âm hưởng thanh thản, nhẹ nhàng, thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng của người lính về sự tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Câu thơ trong vắt như tâm hồn người chiến sĩ, như khát vọng, tình yêu họ gửi lại cho cuộc đời.

=> Chính tình đồng chí, đồng đội đã biến thành động lực giúp các anh vượt qua khó khăn, nguy hiểm, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu.

- Hai câu cuối của bài thơ đã hoàn thiện vẻ đẹp của người lính, đó là lòng yêu nước, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam:

Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xướ
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chủ cần trong xe có một trái tim.

- Giờ đây những chiếc xe không chỉ mất kính mà lại không đèn, không mui, thùng xe có xước. Chiếc xe đã biến dạng hoàn toàn. Sự gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội lần nhưng không thể làm chùn bước những đoàn xe nối đuôi nhau ngày đêm tiến về phía trước.

- Nguyên nhân nào mà những chiếc xe tàn dạng ấy vẫn băng băng chạy như vũ bão? Nhà thơ đã lí giải: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

- Câu thơ dồn dập cứng cáp hẳn lên như nhịp chạy của những chiếc xe không kính. Từ hàng loạt những cái “không có” ở trên, nhà thơ khẳng định một cái có, đó là “một trái tim”.

- Trái tim ấy dào dạt tình yêu Tổ quốc như máu thịt, như mẹ cha, như vợ như chồng… Trái tim ấy luôn luôn sục sôi căm thù giặc Mĩ bạo tàn.

=> Có thể coi câu thơ cuối là câu thơ hay nhất của bài thơ. Nó là nhãn tự, là con mắt thơ, bật sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe thời chống Mĩ.

3. Đánh giá

- Viết theo thể thơ tự do, ba khổ cuối bài thơ vừa có chất tự sự, vừa thấm đẫm chất trữ tình. Với ngôn ngữ chân thực, đời thường và giọng điệu thơ ngang tàng, hóm hỉnh, bài thơ đã đem đến cho người đọc ấn tượng không thể nào quên về vẻ đẹp của người lính cách mạng.

- Chân dung người lính lái xe Trường Sơn được nhà thơ khắc họa chân thực với bao phẩm chất cao đẹp. Đó là vẻ đẹp của tuổi trẻ, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời chống Mỹ. Họ là những chiến binh, sống, chiến đấu và chiến thắng trong tư thế hiên ngang, trong niềm lạc quan yêu đời.

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Ninh Bình năm 2023 - 2024

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NINH BÌNH

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2023 - 2024
Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi: 1/6/2023
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

Đời sống là phải có sự nương tựa qua lại, vì bản chất của mọi sự vật trên thế gian này vốn không thể tồn tại riêng biệt. Trong những bước đầu bỡ ngỡ, hoặc khi gặp những nghịch cảnh lớn lao mà bản thân ta không đủ sức chống chọi, thì sự hỗ trợ hết lòng và hợp lý của những đối tượng xung quanh luôn là nhu cầu rất thiết yếu. Nó sẽ tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho ta ổn định và đi tới.

Nhưng nếu cảm xúc tốt từ sự nương tựa ấy cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, nó sẽ hình thành trong ta thói quen khiến ta không thể nào buông bỏ được hoặc ta cũng không hề có ý thức buông bỏ. Ta đã rơi vào tình trạng "nghiện cảm xúc". Thiếu cảm xúc ấy ta luôn thấy chới với và bất an. Tình trạng này chính là sự dựa dẫm.

[...] Bản thân ta cũng có thể tìm thấy giá trị hạnh phúc bằng chính những kỹ năng đã được rèn luyện của mình, vì hạnh phúc chân thật vốn là sự bình yên và vững chãi trong tâm hồn. Nhưng từ khi cuộc đời tạo ra quá nhiều "cây đèn" tiện nghi vật chất và tinh thần, ta đã mê mẩn và bám chặt vào chúng.

Ta dành hết thời gian, năng lực để sắm sửa và nâng niu chúng. Ta tức giận hay thù nghịch nhau cũng vì chúng. Ta loanh quanh hết cả kiếp người cũng vì chúng. Ta để cho những thứ phương tiện tạm thời ấy biến thành mục đích cao cả của cuộc sống, mà quên mất bản chất của những "cây đèn" ấy luôn bị chi phối bởi hoàn cảnh... Khi đánh mất hay không còn yêu thích những cảm xúc ấy nữa, ta mới thấy nương tựa nơi chính mình là an ổn nhất.

(Dẫn theo: Hiểu về trái tim-nghệ thuật sống hạnh phúc, Minh Nhiệm, NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, trang 313-314)

Câu 1. Theo tác giả, vì sao đời sống là phải có sự nương tựa qua lại?

Câu 2. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong những câu văn sau: Ta đã rơi vào tình trạng "nghiện cảm xúc". Thiếu cảm xúc ấy ta luôn thấy chới với và bất an.

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Bản thân ta cũng có thể tìm thấy giá trị hạnh phúc bằng chính những kỹ năng đã được rèn luyện của mình?

Câu 4. Bài học ý nghĩa nhất mà anh chị rút ra từ văn bản trên.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)
Từ ngữ liệu trên ở phần I, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về vai trò của tính tự lập trong cuộc sống mỗi người.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận hình ảnh người lính trong đoạn thơ sau:

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2016, tr.132)

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Ninh Bình

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan