Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Tĩnh Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2024

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hà Tĩnh, giúp các em học sinh tham khảo, dễ dàng so sánh với kết quả bài thi vào lớp 10 của mình thuận tiện hơn.

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh được tổ chức trong ngày 06/6/2024. Bài thi vào lớp 10 môn Văn Hà Tĩnh theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài 90 phút, tổ chức thi sáng ngày 6/6. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi môn Tiếng Anh, Toán. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Hà Tĩnh năm 2024 - 2025

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

Câu 2.

Con gặp trong lời mẹ hát những hình ảnh gợi về kỉ niệm tuổi thơ là: cánh cò trắng, dải đồng xanh, màu vàng hoa mướp, con gà.

Câu 3.

Biện pháp nhân hóa: thời gian chạy

Hiệu quả:

+ Giúp câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn.

+ Nhấn mạnh thời gian trôi quá nhanh kéo theo sự già đi của mẹ. Gợi cảm xúc nôn nao, buồn đến xót xa khi trông thấy mẹ ngày càng già đi, thêm tuổi. Qua đó thể hiện tình yêu thương sâu sắc và biết ơn công lao mẹ dành cho con.

Câu 4.

Học sinh tự nêu cảm nhận của mình, sau đây là gợi ý.

- Nhấn mạnh sự vất vả, hy sinh của người mẹ

- Thể hiện lòng biết ơn trân trọng những hi sinh của mẹ.

- Thể hiện tình thương, tình yêu dành cho mẹ.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

1. Mở đoạn

- Xác định vấn đề: nghị luận về lòng biết ơn

2. Thân đoạn

a. Giải thích

- Biết ơn chính là việc mỗi chúng ta cảm kích, trân trọng và có hành động báo đáp trước những hành động, việc làm tốt đẹp hoặc sự giúp đỡ của người khác dành cho mình.

- Lòng biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì có giá trị mà mình nhận được từ người khác hay với những thành quả lao động do cha ông để lại

b. Biểu hiện

- Lòng biết ơn được biểu hiện ở cả trong suy nghĩ lẫn những hành động từ cụ thể đến lớn lao

- Đó là suy nghĩ, thái độ trân trọng, kính mến

- Là hành động trả ơn, báo đáp công ơn của bản thân với những người có ơn với mình.

c. Ý nghĩa

- Lòng biết ơn là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời nay

- Là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người

d. Thực trạng/Dẫn chứng

- Ngày 20/11 là ngày để tất cả thế hệ học sinh cả nước tri ân đối với công lao dạy dỗ của thầy cô giáo

- Ngày 27/7 là ngày ghi nhớ công lao của thương binh liệt sĩ – những người đã hy sinh máu xương, cuộc đời của mình để bảo vệ Tổ quốc…

- Ngày 02/09 là ngày cả nước treo cờ kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

e. Phản đề

- Một số bộ phận người sống không có lòng biết ơn, quên đi nguồn cội, gốc gác của mình

- Coi những gì người khác làm cho mình là điều hiển nhiên

3. Kết đoạn

- Lòng biết ơn là phẩm chất đạo đức cao quý của con người.

- Liên hệ bản thân: cần có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp, phát huy bằng những việc làm cụ thể.

Câu 2

I – Mở bài

*Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm “Sang thu” và 2 khổ thơ đầu

Tác giả:

– Là nhà thơ chiến sĩ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông từng cầm súng chiến đấu trong chiến trường miền Nam.

– Sáng tác của ông cuốn hút người đọc nhờ cảm xúc tinh tế, ngòi bút giàu chất lãng mạn và lối viết giản dị, giàu sức gợi.

Tác phẩm:

– Đề tài: Mùa thu – một đề tài quen thuộc của thơ ca phương Đông nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng.

– Hoàn cảnh sáng tác:Vào năm 1977, được in lại nhiều lần trong các tập thơ mà gần đây nhất là tập “Từ chiến hào đến thành phố” – 1991.

II – Thân bài

*Phân tích

1. Những tín hiệu báo mùa thu sang:

– Bài thơ được mở ra bằng những tín hiệu rất riêng, báo mùa thu về:

+ “Hương ổi”: đi liền với từ “bỗng” gợi cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng; “phả” – làn hương ngọt ngào, sánh đậm, mùi ổi chín như được cô lại, phả vào gió thu. “Hương ổi” gợi không gian thơ thân thuộc, yêu dấu của làng quê đất Việt với những khu vườn, lối ngõ đầy hoa trái, làm nên hương sắc mỗi mùa; gợi hương vị riêng của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh.

+ “Gió se” là ngọn gió heo may mùa thu dịu nhẹ, thoáng chút se lạnh lúc thu về, giúp ta cảm nhận rõ hơn cái ngọt lành của hương ổi.

+ “Sương chùng chình” – nghệ thuật nhân hóa, gợi dáng vẻ, tâm trạng của làn sương thu. Làn sương lãng đãng như cố ý chậm lại, lưu luyến mùa hè, chưa muốn bước hẳn sang thu.

=> Hệ thống hình ảnh độc đáo đã diễn tả một cách tài tình cái không khí se lạnh đầu thu và cả cái nhịp điệu chầm chậm của mùa thu về với đất trời.

– Đối diện với những tín hiệu báo thu là cái ngỡ ngàng của lòng người:

+ “Hình như” là lối nói giả định, không chắc chắn, phù hợp với những biểu hiện mơ hồ lúc giao mùa – những biểu hiện ấy không chỉ được cảm nhận bằng các giác quan mà còn phải cảm nhận bằng cả một tâm hồn tinh tế.

+ Âm điệu: là tiếng reo vui, ngỡ ngàng lúc thu sang.

=> Khổ thơ là những cảm nhận mới mẻ, tinh tế của tác giả lúc mùa sang. Ẩn sau những đổi thay của thiên nhiên đất trời lúc sang thu là niềm vui, niềm hạnh phúc của thi nhân.

2. Quang cảnh thiên nhiên ngả dần sang thu:

– Được tái hiện vừa chân thực lại vừa sống động::

+ “Sông” “dềnh dàng”: tả thực con sông của mùa thu vô cùng trong trẻo, tĩnh lặng, êm đềm. Nghệ thuật nhân hóa khiến con sông như đang được nghỉ ngơi sau một mùa hạ vất vả với bão giông.

+ “Chim” “vội vã”: vừa tả thực những cánh chim bay vội về phương Nam tránh rét, vừa gợi những vội vã, tất bật với lo toan thường nhật của đời người.

+ Phép đối “dềnh dàng” › ‹ “vội vã” làm nổi bật hai động thái trái ngược của thiên nhiên mà cũng là sự vận động của thiên nhiên giao mùa.

– Được khắc họa rất ấn tượng:

+ “Đám mây mùa hạ” được hữu hình hóa, vừa thực vừa hư, tái hiện được nhịp điệu của thời gian, là một chiếc cầu nối liền những ngày cuối hạ và đầu thu để sự chuyển giao giữa hai mùa không đứt đoạn.

=> Khoảnh khắc giao mùa hiện lên tinh tế, sống động qua những câu thơ rất giàu chất tạo hình. Ẩn sau những hình ảnh thiên nhiên lúc thu sang ấy còn là hình ảnh của đời sống lúc sang thu.

Nhận xét:Qua hai khổ thơ ta có thể thấy Hữu Thỉnh là một nhà thơ có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và có tình yêu thiên nhiên tha thiết.

III – Kết bài

*Tổng kết

– Nội dung:

+ Cảm nhận và tái hiện tinh thế khoảnh khắc chuyển mùa từ hạ sang thu với sự giao thoa của nhiều lớp nghĩa: trời đất sang thu, đời sống sang thu, đời người sang thu.

+ Tái hiện những nét đẹp đặc trưng của mùa thu đất Bắc lúc vừa sang.

– Nghệ thuật: Ngôn ngữ, hình ảnh vừa giản dị, tự nhiên mà giàu sức gợi, vừa độc đáo, mới lạ. Giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2024 Hà Tĩnh

Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2024 Hà Tĩnh

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Xem thêm
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm