Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2024 - 2025 Sở GD&ĐT Hòa Bình Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2024
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2024 - 2025 sở GD&ĐT Hòa Bình, giúp các em học sinh tham khảo, dễ dàng so sánh với kết quả bài thi vào lớp 10 của mình thuận tiện hơn.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được tổ chức trong 2 ngày (06 và 07/6/2024). Bài thi vào lớp 10 môn Văn Hòa Bình theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài 120 phút, tổ chức thi sáng ngày 6/6. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi môn Tiếng Anh, Toán. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hòa Bình
Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Hòa Bình năm 2024 - 2025
Câu 1
a. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
b. Thay vì đắn đo, chần chừ ta hãy bước ra ngoài và làm điều có ích.
c. HS dựa vào câu nói, nêu cách hiểu phù hợp.
“Việc thiếu sót năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hòa nhập vào thế giới” có thể hiểu: xã hội ngày nay luôn vận hành một cách nhanh chóng, mỗi giây, mỗi phút đều có sự thay đổi. Bởi vậy, nếu con người đặc biệt là các bạn trẻ chỉ dừng lại ở nghĩ mà không hành động bất cứ điều gì thì chắc chắn là sẽ bị thụt lùi và không thể hòa nhập vào thế giới. Hành động không chỉ giúp các bạn trẻ hòa nhập vào thế giới mà còn giúp họ trở nên năng động, sáng tạo.
d. HS đưa ra thông điệp của bản thân.
Gợi ý: Sống là phải hành động, hành động để hiện thức hóa những ước mơ của chính mình.
Câu 2.
1. Giới thiệu vấn đề:
- Giới thiệu nhận định: Tuổi trẻ cần hành đông như thể nào để có ích cho bản thân và xã hội?
2. Giải quyết vấn đề
* Giải thích: Mỗi người chỉ có một tuổi trẻ duy nhất, tuổi trẻ là lúc ta có nhiều thời gian để thử mọi thứ, có thành công, có vấp ngã. Vì vậy cần tận dụng tối đa khả năng của bản thân để trở nên có ích cho xã hội.
* Bàn luận :
- Hành động đầu tiên khi tuổi trẻ đối mặt với thử thách là phải dũng cảm. Chúng ta cần phải có can đảm để đối mặt với tất cả các loại khó khăn mà mình gặp phải, bởi không có hoàn cảnh khó khăn nào mà chúng ta không vượt qua được.
- Khi đối mặt với thử thách, tuổi trẻ phải biết kiên trì đến giây phút cuối cùng.
- Tuổi trẻ phải biết suy nghĩ tích cực: Sử dụng thái độ tích cực để đối mặt với những khó khăn mà mình gặp phải. Suy nghĩ tích cực tạo nên cuộc sống tích cực, suy nghĩ tiêu cực ngược lại sẽ tạo thành chướng ngại cho cuộc đời.
- Tuổi trẻ cần rèn luyện về ý chí, nghị lực, trang bị về tri thức, kĩ năng, sức khỏe để có đủ năng lực đương đầu với khó khăn.
- Phê phán một bộ phận giới trẻ hiện nay không dám đương đầu với thử thách, chỉ biết sống nhờ, sống gửi, lệ thuộc vào người khác…
* Bài học nhận thức và hành động:
- Hiểu được việc đối mặt với thử thách là cơ hội để làm nên thành công.
- Tích cực học tập và tu dưỡng đạo đức, rèn luyện ý chí, nghị lực; có tinh thần vượt khó; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
3. Tổng kết vấn đề.
Câu 3.
Gợi ý
1, Mở bài
Giới thiệu về truyện ngắn và nhân vật:
- Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966, kể về tình phụ tử vô cùng thiêng liêng và sâu sắc của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ sinh li tử biệt của chiến tranh ác liệt.
- Hình ảnh ông Sáu đã để lại cho bạn đọc ấn tượng sâu sắc về tình cảm và những cử chỉ dù bình dị nhưng cũng đầy thiêng liêng, ấm tình cha con mà ông dành cho bé Thu
2, Thân bài
a) Hoàn cảnh của nhân vật: Ông Sáu là một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến từ năm 1946, khi con gái chưa được một tuổi, lúc con chạc tám tuổi mới được về thăm quê ba ngày.
b) Tình yêu dành cho con của ông Sáu:
- Trong những ngày ông về thăm quê:
+ Hành động thể hiện sự nôn nóng mong gặp con: nhảy lên bờ, bước vội, kêu to gọi con.
+ Sừng sờ, bàng hoàng khi con bỏ chạy: mặt sầm lại, hai tay buông xuống.
⇒ông Sáu đang xúc động thì phải nhận sự sợ hãi, xa lánh của bé Thu, tâm trạng từ trông chờ, vui sướng trở thành bàng hoàng, đau đớn.
+ Thời gian ở bên con: ông Sáu chỉ ở nhà với con, chờ con gọi một tiếng “ba”. Mọi sự cố gắng của ông từ giả vờ không nghe con gọi khi nó nói trỏng, không giúp con chắt nước cơm, gắp thức ăn cho con là một sự nỗ lực đau đớn của người cha khi con gái không nhận mình. Cảm xúc đau đớn dồn nén đến tức giận, ông đánh con.
+ Cảnh chia li: ánh mắt của ông trìu mến lẫn buồn rầu, bất lực nhìn con gái. Khi con gái nhận và ôm chặt lấy mình, ông Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con.
⇒tình phụ tử đã vượt qua sự ngăn cách của thời gian, của chiến tranh. Ông Sáu đã nhận được sự công nhận và yêu thương của bé Thu.
- Trong những ngày ông ở căn cứ:
+ Ông nhớ con, ân hận vì đã đánh con.
+ Tìm bằng được mảnh ngà voi để làm lược tặng con.
+ Ngày ngày tỉ mỉ ngồi làm chiếc lược ngà. Lúc nhớ con, ông nhìn ngắm và cài lược lên tóc.
+ Ông đã hi sinh khi chưa kịp tặng cho con gái chiếc lược ngà. Trong giờ phút cuối cùng, ông vẫn chỉ nhớ đến con, đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho đồng đội.
⇒Chiếc lược ngà là vật chứa đựng biết bao yêu thương, nhung nhớ của ông Sáu dành cho con gái. Đó là một tín vật của tình phụ tử. Đó cũng là một lời hứa với con gái của ông. Dù ông không thể trở về, nhưng chiếc lược minh chứng cho tình yêu của ông dành cho con vẫn còn đó.
c, Nhận xét về nghệ thuật:
- Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng những tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn mà vẫn tự nhiên, hợp lí.
- Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất nhưng đặt vào nhân vật bác Ba – người đồng đội của ông Sáu. Vì thế câu chuyện được tái hiện một cách chân thực, khách quan hơn.
- Tác giả miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.
- Ngôn ngữ đậm chất địa phương Nam Bộ, mộc mạc, tình cảm.
3, Kết bài
- Đưa ra kết luận về tác phẩm: một trong những truyện ngắn tiêu biểu sáng tác trong thời kì kháng chiến, ca ngợi tình cảm gia đình, tình đồng chí, niềm tin và khát vọng hòa bình.
- Kết luận về nhân vật:
+ Là điển hình cho tính cách con người Nam Bộ: chất phác, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc.
+ Tình yêu của ông Sáu dành cho con: cao cả, sâu đậm, không thể dập tắt