Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Thái Nguyên Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Thái Nguyên là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo so sánh với kết quả của mình thuận tiện, nhanh chóng hơn.

Đề thi vào 10 môn Văn Thái Nguyên với thời gian cho thí sinh làm bài thi là 90 phút, theo hình thức tự luận, kiến thức nằm ở chương trình Ngữ văn 9. Thông qua đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ văn giúp các bạn chủ động hệ thống lại kiến thức, đánh giá năng lực bản thân và có hướng ôn luyện phù hợp cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Vậy dưới đây là đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 môn Văn Thái Nguyên, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Thái Nguyên năm 2023 - 2024

Đáp án đề thi vào 10 Văn Thái Nguyên 2023

Phần I:

Phần II; 

Câu 1: Viết đoạn văn về sự tự lập

Gợi ý cách viết 

1. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề nghị luận: tính tự lập.

2. Thân đoạn:

- Giải thích: Tính tự lập là sự tự ý thức học tập, làm việc, tạo dựng cuộc sống của mình mà không dựa dẫm hay phụ thuộc vào bất kì ai.

- Biểu hiện của tự lập:

  • Thể hiện qua ý thức chủ động trong cuộc sống của bản thân: tự đặt ra mục tiêu, xây dựng kế hoạch, sống có kỉ luật,...
  • Thể hiện qua những việc làm đơn giản như: chủ động hoàn thành bài tập về nhà, tự giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa,...

- Ý nghĩa của tự lập:

  • Hoàn thiện nhân cách bản thân.
  • Rèn luyện tính chịu khó, kiên trì.
  • Có bản lĩnh vượt qua khó khăn, vươn tới thành công.

- Phản đề: phê phán lối sống ỷ lại, thiếu tự lập, sống lười biếng, bê tha.

3. Kết đoạn:

Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

Câu 2: 5 điểm

1. Mở bài:

  • Giới thiệu bài thơ: là một tác phẩm hay, độc đáo, mới lạ về đề tài mùa thu.
  • Giới thiệu 2 khổ thơ đầu: Cảnh sắc giao mùa khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang mùa thu.

2. Thân bài:

a. Những biểu hiện đầu tiên của mùa thu

- Những tín hiệu vô hình trong thiên nhiên:

  • Hương ổi: mùi hương bình dị, dân dã đặc trưng của mùa thu miền Bắc khi mùa ổi chín.
  • Động từ “phả”: sự lan tỏa, trộn lẫn: gợi tả về một không gian dường như mang cả hương thơm của mùa thu, của sự trong lành
  • Gió se: gió hơi lạnh, khô, là gió heo may của mùa thu, không phải cơn gió nam của mùa xuân hay gió bắc mùa đông.
  • Sương: hiện tượng ngưng tụ hơi nước khi thời tiết chuyển lạnh vào buổi tối và sáng sớm.
  • Động từ “chùng chình”: chuyển động chậm rãi, thong thả, nhân hóa cho hình ảnh, sương như có tâm hồn.

- Cảm xúc của tác giả:

  • Giật mình nhận ra mùa thu đang về qua từ “bỗng”
  • Câu hỏi tu từ “Hình như thu đã về”: sự ngỡ ngàng, khó tin, tâm hồn thi sĩ cũng như biến chuyển cùng đất trời.

⇒ Tác giả sử dụng những hình tượng vô hình, chỉ cảm nhận được qua khứu giác, cảm giác chứ không nhìn thấy, không cầm nắm được. Đây là một điểm đặc biệt so với việc dùng những hình ảnh quen thuộc để nói về mùa thu như hoa sữa, quả hồng, cốm non,… cho thấy sự tinh tế trong cảm xúc của tác giả.

b. Vẻ đẹp của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa

  • Hình ảnh đối lập: sông “dềnh dàng” với chim “vội vã”. Dòng sông vào mùa thu bắt đầu chảy chậm rãi, đã qua rồi những cơn bão hè khiến sông cuộn trào. Chim thì lại vội vã bay về phương Nam tránh rét
  • Hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu: một hình ảnh liên tưởng sự níu kéo, lưu luyến của mùa hạ, gợi tả vẻ đẹp bầu trời đặc biệt. Một sắc mây không còn nóng bỏng đầy nắng của mùa hè nhưng cũng chưa nhẹ nhàng thanh thoát của mùa thu.

⇒ Thiên nhiên giao mùa đẹp kì lạ, độc đáo

3. Kết bài:

  • Hai khổ thơ cho thấy: tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, vẻ đẹp của khoảnh khắc giao mùa.
  • Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh, nhân hóa, liên tưởng.

Đề thi vào 10 Văn Thái Nguyên

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Khi đã trưởng thành và nhìn lại quãng đường đã, tôi nhận ra chính nhờ đã trải qua những cô đơn, buồn tủi, nghèo khổ đó mà tôi dễ dàng cảm thông với người khác, có khả năng sống độc lập và có bản lĩnh đương đầu với gian khổ. Từ khi còn rất trẻ, tôi đã tham gia các dự án cộng đồng, vì muốn giúp đỡ những đứa trẻ có cùng cảnh ngộ như mình, vì muốn tạo ra điều có ích cho người khác. Tôi cũng nhận ra, mỗi chúng ta khi sinh ra đã được vũ trụ tặng cho những món quà vô giá ẩn trong bức màn bí ẩn của cuộc sống. Những nghịch cảnh mà ta phải đối mặt, những trải nghiệm mà ta có trong cuộc sống này chính là cách để ra khám phá ra món quà kì diệu đó của vũ trụ, phát huy hết sức mạnh và tiềm năng bên trong của mình. Và khi nhận ra cuộc sống chẳng qua chỉ là một hành trình học hỏi và khám phá, tôi đã biết cách sống hạnh phúc, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

(Trích Không có đỉnh quá cao, Giáo sư Phan Văn Trường và nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2022, tr.19,20)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao tác giả đã tham gia các dự án cộng đồng từ khi còn rất trẻ?

Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào là "những nghịch cảnh mà ta phải đối mặt" trong cuộc sống?

Câu 4 (1,0 điểm). Em có đồng tình với quan điểm: "Cuộc sống là một hành trình học hỏi và khám phá" hay không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng) về ý nghĩa của sự tự lập.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong bài thơ Sang thu, Hữu Thỉnh viết:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió sẽ
Sương chung chinh qua ngôi
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có dám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

(Trích Sang thu, Hữu Thỉnh, SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2022, tr.70)

Phân tích bức tranh mùa thu trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan