Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí 10 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 2 Địa lý 10 năm 2023 - 2024

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trọng tâm trong học kì 2.

Đề cương ôn tập học kì 2 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo.

Đề cương ôn tập học kì 2 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

TRƯỜNG THPT………

TỔ: ....

-------------------------

ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KÌ II - NĂM 2023 - 2024

Môn: ĐỊA LÍ 10 – BỘ SÁCH Chân trời sáng tạo

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Hình thức kiểm tra:

1. Trắc nghiệm: 3 điểm.

2. Tự luận: 7 điểm (Lí thuyết và Bài tập vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ)

II. Lý thuyết ôn thi học kì 2 Địa lí 10

CHỦ ĐỀ 1: MỘT SỐ QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA VỎ ĐỊA LÍ

1. Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

a) Vỏ địa lí

- Khái niệm: Là lớp vỏ của Trái Đất có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau giữa các lớp vỏ thành phần (thuỷ quyển, khí quyển, thạch quyển và sinh quyển) tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh.

- Giới hạn:

+ Gồm toàn bộ thủy quyển, sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ozone.

+ Chiều dày: 30-35km.

b) Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

- Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí.

- Nguyên nhân: Do các thành phần của vỏ địa lí luôn tác động, trao đổi vật chất, năng lượng tạo thể thống nhất và hoàn chỉnh.

- Biểu hiện: Nếu một thành phần thay đổi thì sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

- Ý nghĩa: Dự báo trước về sự thay đổi của các thành phân tự nhiên khi sử dụng chúng nên cần phải nghiên cứu kĩ các đặc điểm địa lí của mọi lãnh thổ trước khi sử dụng, khai thác, cải tạo tự nhiên hợp lí.

2. Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

a) Quy luật địa đới

- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lý theo vĩ độ

- Nguyên nhân: Do sự thay đổi góc nhập xạ

- Một số biểu hiện của quy luật:

- Ý nghĩa: Có tầm quan trọng với sản xuất và đời sống, cần nghiên cứu các biện pháp để thích ứng với điều kiện tự nhiên ở các đới thiên nhiên khác nhau.

b) Quy luật phi địa đới

- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lý và cảnh quan.

- Nguyên nhân: Do sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa và đại dương và độ cao địa hình.

- Ý nghĩa:

+ Tác động đến thành phần nhiệt ẩm, quyết định tới thành phần khoáng chất của đất, nước, chất hữu cơ…

+ Làm cho các đối tượng thiên nhiên đa dạng, phong phú, tạo lợi thế cho phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong nông nghiệp.

c) Ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

- Giúp chúng ta giải thích được sự đa dạng, phong phú của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí trên Trái Đất cũng như từng khu vực cụ thể,

- Hỗ trợ việc phân vùng trong phát triển kinh tế, áp dụng các biện pháp quy hoạch và phát triển vùng cho phù hợp

- Con người sinh sống và sản xuất ở từng lãnh thổ khác nhau sẽ có các biện pháp sử dụng hợp lí và đa dạng tự nhiên.

CHỦ ĐỀ 2: ĐỊA LÍ DÂN CƯ

1. Dân số và sự phát triển dân số thế giới

a) Dân số thế giới

* Đặc điểm dân số thế giới:

- Dân số tăng lên theo thời gian, năm 2020, dân số thế giới khoảng 7,79 tỉ người, gấp khoảng 3 lần so với năm 1950.

- Dân số giữa các nước, các vùng lãnh thổ rất khác nhau.

* Tình hình phát triển dân số thế giới:

- Dân số không ngừng tăng, đặc biệt từ khoảng giữa thế kỉ XX

- Hiện tượng “bùng nổ dân số” gây ra những vấn đề về kinh tế - xã hội, môi trường nghiêm trọng, suy thoái tài nguyên.

- Dân số thế giới sẽ tiếp tục tăng trong thế kỉ XXI với tốc độ chậm hơn so với thời gian trước. Dự báo đạt khoảng 9 tỉ người vào năm 2037.

b) Gia tăng dân số

- Gia tăng dân số tự nhiên: Là sự tăng giảm dân số do hai nhân tố sinh đẻ và tử vong quyết định, thể hiện qua tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.

- Gia tăng dân số thực tế: Được xác định bằng tổng số giữa tỉ suất tăng dân số tự nhiên và tỉ suất tăng dân số cơ học (tính bằng %).

2. Cơ cấu dân số

a) Cơ cấu sinh học

* Cơ cấu dân số theo giới

- Có 2 cách tính: một là phân chia tổng dân số thành tỉ lệ giới nam và nữ; hai là tương quan tỉ số giới tính nam so với 100 nữ.

- Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian khác nhau ở từng nước, từng khu vực, châu lục.

* Cơ cấu dân số theo tuổi

- Là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định. Dựa vào khoảng cách tuổi chia thành hai loại:

- Căn cứ vào tỉ lệ dân số của ba nhóm tuổi để xác định các cơ cấu dân số các nước già hay trẻ.

+ Cơ cấu dân số trẻ: tỉ lệ người trong độ tuổi từ 0 -14 tuổi > 35% và tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm < 7% số dân cả nước (thường là các nước đang phát triển).

+ Cơ cấu dân số già: tỉ lệ người trong độ tuổi từ 0 -14 tuổi 30 - 35% và tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên > 7% số dân cả nước (thường là các nước phát triển).

- Tháp dân số: biểu hiện cơ cấu sinh học của dân số, có ba kiểu tháp cơ bản: mở rộng, thu hẹp, ổn định. Phản ánh cơ cấu tuổi, giới tính trong hiện tại và sự phát triển dân số trong tương lai của mỗi lãnh thổ.

b) Cơ cấu xã hội

* Cơ cấu dân số theo lao động: cơ cấu dân số theo lao động cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

- Nguồn lao động: Là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. Chia thành hai nhóm: dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế.

- Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế: Là sự phân chia hoạt động kinh tế của dân số theo ba khu vực: khu vực I (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản); khu vực II (công nghiệp và xây dựng); khu vực III (dịch vụ). Phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.

* Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá:

- Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, là tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia. Xác định dựa vào:

+ Tỉ lệ người biết chữ (của nhóm dân số từ 15 tuổi trở lên).

+ Số năm đi học trung bình (của nhóm dân số từ 25 tuổi trở lên).

3. Phân bố dân cư và đô thị hóa

a) Phân bố dân cư

* Tình hình phân bố dân cư trên thế giới:

- Sự phân bố dân cư trên thế giới không đều trong không gian và biến động theo thời gian.

- Mật độ dân số trung bình thế giới là 60 người/km2 (năm 2020), mật độ dân số đông dân nhất là Mô-na-cô (26338 người/km2), thưa dân nhất là đảo Grơn-len (<1 người/km2).

- Trong một lục địa, một khu vực, một quốc gia, một vùng lãnh thổ của từng quốc gia, phân bố dân cư cũng không đều.

b) Đô thị hóa

- Là quá trình kinh tế – xã hội, biểu hiện là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

CHỦ ĐỀ 3: NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ, MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Nguồn lực phát triển kinh tế

a) Khái niệm nguồn lực phát triển kinh tế

- Là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn, thị trường,... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một quốc gia (hoặc lãnh thổ) nhất định.

b) Phân loại và vai trò của nguồn lực phát triển kinh tế

* Dựa vào nguồn gốc:

- Phân loại:

+ Nguồn lực vị trí địa lí gồm: tự nhiên, kinh tế - chính trị - giao thông

+ Nguồn lực tự nhiên gồm: đất đai, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản

+ Nguồn lực vị trí địa lí gồm: tự nhiên, kinh tế - chính trị - giao thông

+ Nguồn lực tự nhiên gồm: đất đai, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản

+ Nguồn lực kinh tế - xã hội gồm: dân cư và lao động, vốn, thị trường, khoa học – kĩ thuật và công nghệ, giá trị Địa lí - văn hóa, chính sách và xu thế phát triển.

- Vai trò:

+ Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế, tạo thuận lợi hay khó khăn trong việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế mỗi quốc gia (hoặc lãnh thổ).

+ Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế.

+ Nguồn lực kinh tế – xã hội có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

* Dựa vào phạm vi lãnh thổ:

- Phân loại:

+ Nguồn lực trong nước: Bao gồm vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, dân cư, xã hội, Địa lí, văn hoá, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách của đất nước,...

+ Nguồn lực ngoài nước: Bao gồm thị trường, khoa học – kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất, kinh doanh, bối cảnh quốc tế, thị trường,… từ bên ngoài.

b. Vai trò

- Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

- Nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn Địa lí cụ thể.

2. Cơ cấu nền kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế

* Cơ cấu kinh tế:

- Là tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành tổng thể nên kinh tế.

..............

III. Một số câu hỏi ôn luyện

1. Vai trò , đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố công nghiệp.

a. Trình bày vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố công nghiệp.Lấy ví dụ minh hoạ.

b. Nêu sự khác biệt giữa đặc điểm của công nghiệp với ngành nông nghiệp.

2. Địa lí một số ngành công nghiệp.

a. Trình bày vai trò, đặc điểm, giải thích sự phân bố ngành công nghiệp khai thác than, dầu, điện, CN điện tử- tin học, sản xuất hàng tiêu dùng.

b. Phân tích tác động của công nghiệp đối với môi trường. Nêu những định hướng phát triển CN trong tương lai.

3. Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành dịch vụ. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.

a. Trình bày vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành dịch vụ. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.

b. Vì sao ở các nước phát triển có tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP cao?

4. Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông.

a. Trình bày được vai trò, đặc điểm của ngành GTVT và bưu chính viễn thông.

b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành GTVT và bưu chính viễn thông.

c. Trình bày được tình hình phát triển và phân bố ngành GTVT và bưu chính viễn thông.

5. Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch.

a. Trình bày vai trò, đặc điểm của ngành thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch.

b. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch.

c. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch.

6. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

a. Phân biệt khái niệm, đặc điểm môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

b. Phân tích vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển loài người.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 34
  • Lượt xem: 258
  • Dung lượng: 239,1 KB
Sắp xếp theo