Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học 10 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 4 Đề kiểm tra cuối kì 2 Sinh 10 (Có đáp án)

Đề thi cuối kì 2 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 bao gồm 4 đề kiểm tra học kì 2 có đáp án giải chi tiết kèm theo.

TOP 4 Đề kiểm tra cuối kì 2 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 10. Thông qua 4 đề kiểm tra cuối kì 2 Sinh học 10 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Đây là tài liệu hỗ trợ học sinh lớp 10 trong quá trình học tập, ôn luyện tại nhà được tốt hơn. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo, bộ đề thi học kì 2 môn tiếng Anh 10 Chân trời sáng tạo.

TOP 4 Đề thi học kì 2 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo

1. Đề thi học kì 2 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - Đề 1

1.1 Đề thi học kì 2 Sinh học 10

SỞ GD&ĐT ……..

TRƯỜNG THPT……………..

(Đề thi gồm có 03 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2023-2024

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: ... phút

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1: Trình tự lần lượt 3 pha của kì trung gian trong chu kì tế bào là trình tự nào?

A. S, G2, G1.
B. G1, S, G2.
C. S, G1, G2.
D. G1, G2, S.

Câu 2: Nhóm nào sau đây không phải vi sinh vật?

A. Nấm hương.
B. Tảo đơn bào.
C. Động vật nguyên sinh.
D. Nấm mốc.

Câu 3: Trong giảm phân, sự trao đổi chéo giữa các NST trong cặp tương đồng xảy ra vào kỳ

A. Đầu II.
B. Đầu I.
C. Giữa I.
D. Sau I.

Câu 4: Sinh trưởng ở vi sinh vật là

A. sự gia tăng khối lượng cơ thể vi sinh vật.
B. sự gia tăng về số lượng cá thể của quần thể vi sinh vật.
C. sự gia tăng về số lượng loài của quần thể vi sinh vật.
D. sự gia tăng kích thước cơ thể vi sinh vật.

Câu 5: Sản phẩm nào sau đây đã ứng dụng quá trình tổng hợp cacbohydrat của vi sinh vật?

A. Tương.
B. Mì chính.
C. Sữa chua.
D. Gôm sinh học.

Câu 6: Cho các thành tựu sau đây:

(1) Sử dụng vi khuẩn Corynebacterium glutamicum để sản xuất mì chính.
(2) Làm đẹp bằng Microbiome.
(3) Sử dụng nấm men để sản xuất ethanol dùng làm nhiên liệu sinh học.
(4) Sử dụng nấm mốc Aspergillus niger để sản xuất enzyme amylase, protease bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.
(5) Sử dụng virut làm thuốc trừ sâu róm hại thông.

Trong các thành tựu trên, số thành tựu của công nghệ vi sinh trong công nghiệp thực phẩm là

A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.

Câu 7: Trong kì đầu của nguyên phân, nhiễm sắc thể có hoạt động nào?

A. Bắt đầu co xoắn lại.
B. Bắt đầu dãn xoắn
C. Co xoắn tối đa.
D. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép.

Câu 8: Quá trình nguyên phân không bao gồm kì nào sau đây?

A. Kì trung gian.
B. Kì đầu.
C. Kì cuối.
D. Kì giữa.

Câu 9: Sản phẩm nào sau đây là ứng dụng của virus trong nông nghiệp?

A. Thuốc trừ sâu NPV.
B. Thuốc trừ sâu Bio-B.
C. Bio-EM.
D. Thuốc trừ sâu Bt.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng với virus?

A. Có kích thước siêu nhỏ (khoảng 20 – 300 nm).
B. Có vật chất di truyền là DNA hoặc RNA.
C. Cấu tạo tế bào rất đơn giản.
D. Chỉ có thể nhân lên trong tế bào vật chủ.

Câu 11: Cho các hoạt động sản xuất sau:

(1). Sản xuất sinh khối (protein đơn bào).
(2). Làm rượu, tương cà, dưa muối.
(3). Sản xuất chế phẩm sinh học (chất xúc tác, gôm,…).
(4). Sản xuất acid amin.

Quá trình phân giải của vi sinh vật được ứng dụng vào bao nhiêu hoạt động sản xuất trên?

A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.

Câu 12: Tên gọi khoảng thời gian giữa hai lần phân bào liên tiếp của tế bào nhân thực là gì?

A. Phát triển tế bào.
B. Chu kì tế bào.
C. Quá trình phân bào.
D. Phân chia tế bào.

Câu 13: Nuôi cấy mô, tế bào là phương pháp nào sau đây?

A. Tách tế bào thực vật nuôi cấy trong môi trường cách li để tế bào thực vật sống, phát triển thành cây hoàn chỉnh.
B. Tách mô, nuôi dưỡng trong môi trường có chất kích thích tạo chồi, rễ, phát triển thành cây mới.
C. Tách rời tế bào thực vật, nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh.
D. Tách rời tế bào hoặc mô rồi giâm trong môi trường có chất kích thích để mô phát triển thành cây trưởng thành.

Câu 14: Một trong những đặc điểm chung của vi sinh vật là

A. sinh vật có kích thước hiển vi.
B. sinh vật kí sinh trên cơ thể sinh vật khác.
C. sinh vật đơn bào, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
D. sinh vật nhân sơ, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.

Câu 15: Cho các thành tựu sau:

(1) Sản xuất vaccine để phòng các bệnh do virus gây ra.
(2) Sản xuất kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm khuẩn.
(3) Sản xuất máy đo nồng độ đường glucozo trong máu.
(4) Sản xuất interferon để tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Trong các thành tựu trên, số các thành tựu không phải ứng dụng của virus trong y học là

A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.

Câu 16: Công nghệ vi sinh vật là

A. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm xử lí ô nhiễm môi trường.
B. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người và động vật.
C. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các loại đồ ăn, thức uống giàu giá trị dinh dưỡng.
D. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm phục vụ đời sống con người.

B. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 17. (1 điểm) Quan sát và trình bày cấu tạo của loại virus ở hình dưới.

Câu 18. (1 điểm) Trình bày thành tựu ứng dụng virus trong nông nghiệp. Ý nghĩa của các thành tựu đó đối với ngành nông nghiệp?

Câu 19. (2 điểm) Lập bảng so sánh các đặc điểm cơ bản của việc ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất nước mắm và nước tương?

Câu 20. (1 điểm) Vì sao phage được sử dụng để làm vectơ chuyển gene?

Câu 21. (1 điểm) Bạn A bị nhiễm trùng vết thương, mẹ bạn lấy thuốc kháng sinh còn lại ttrong gia đình để bạn dùng, bạn A không chấp nhận cách làm này, bạn muốn được đưa đến bác sĩ khám và lấy thuốc. Em đồng ý với bạn A hay mẹ bạn A, giải thích?

------ HẾT ------

1.2 Đáp án đề thi cuối kì 2 Sinh 10

I. TRẮC NGHIỆM

12345678910111213141516
BABBDBAAACABCACD

II. TỰ LUẬN

Câu

Đáp án

Điểm

17

(1 điểm)

Virus gồm hai thành phần cơ bản:

- Lõi là nucleic acid: DNA hoặc RNA (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép).

- Lớp vỏ: Vỏ capsid được cấu tạo từ các đơn vị protein gọi là capsomer.

- Một số virut còn có thêm một vỏ ngoài, vỏ ngoài là lớp kép phospholipid và protein.

- Trên mặt vỏ ngoài có các gai glycoprotein làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ, nhận diện tế bào vật chủ để xâm nhập.

Mỗi ý 0,25 đ

18

(1,5 điểm)

Thành tựu ứng dụng virus trong nông nghiệp

- Ứng dụng để sản xuất thuốc trừ sâu: Con người đã sử dụng một số loại virus gây bệnh cho sâu hại cây trồng để sản xuất thuốc trừ sâu.

- Ứng dụng để sản xuất giống cây trồng, tạo giống cây kháng sâu bệnh: Người ta sử dụng virus làm vector chuyển gene giúp chuyển các gene kháng vi khuẩn, kháng virus, kháng sâu bệnh, chịu hạn,… vào cây trồng để tạo các giống cây trồng kháng bệnh.

Ý nghĩa:

- Góp phần nâng cao sản lượng nông nghiệp;

- Hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp sạch, bền vững, an toàn cho con người và môi trường.

0,25 đ

0,25 đ

0,5 đ

0,5 đ

19

(1,5 điểm)

Làm nước mắm

Làm nước tương

Nguyên liệu chính

Cá chứa prôtêin động vật

Đậu nành chứa prôtêin thực vật

Vi sinh vật phân giải

Chủ yếu vi sinh vật trong ruột cá

Nấm mốc

Cơ sở khoa học

Sự phân giải protein của VSV: Vi sinh vật trong ruột cá tiết enzim phân giải protein trong cá thành amino acid để tạo thành nước mắm.

Sự phân giải protein của VSV: nấm mốc tiết enzim phân giải protein trong đậu nành thành amino acid để tạo thành nước tương

- Lập bảng so sánh 3 đặc điểm( tương tự hình bên)

0,5 đ

- Nguyên liệu 0,25 đ,

- Loại VSV 0,25 đ

- CSKH 0,5 d

20

(1 điểm)

Phage ôn hòa được dùng để làm vecto chyển gen vì:

+ Bộ gen của phage chứa một số gen không quan trọng nên có thể cắt bỏ và phage có thể mang được một đoạn DNA.

+ Phage ôn hòa có khả năng tự xâm nhập vào vi khuẩn nhưng không giết chết vi khuẩn.

+ Phage dễ bảo quản, dễ tách gen ra phân tích.

0,25 đ

0,5 đ (không nói phage ôn hòa, cho 0,25 điểm)

0,25 đ

21

(1 điểm)

Em đồng ý với bạn A, cần đến bác sĩ khám và lấy thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác để hỗ trợ. Bởi vì:

- Nếu lạm dụng kháng sinh sẽ gây ra nhờn kháng sinh dẫn đến khó khăn trong việc điều trị bệnh và các phản ứng phụ gây hại cho sức khỏe, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

- Phải dùng kháng sinh theo chỉ định bác sĩ: đúng loại, đúng liều, đúng cách, đúng thời gian.

0,5 đ (nói được nhờn kháng sinh 0,25 đ; tác dụng phụ 0,25 đ)

0,5 đ

2. Đề thi cuối kì 2 Sinh 10 Chân trời sáng tạo - Đề 2

2.1 Đề thi Sinh học 10 cuối kì 2

SỞ GD&ĐT ……..

TRƯỜNG THPT……………..

(Đề thi gồm có 03 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2023-2024

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề

A.Trắc nghiệm

Câu 1: Hoạt động nào xảy ra trong pha G1 của kì trung gian?

A. Sự tổng hợp thêm tế bào chất và bào quan, chuẩn bị các nguyên liệu để nhân đôi DNA, nhiễm sắc thể.
B. Trung thể tự nhân đôi.
C. DNA tự nhân đôi.
D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi.

Câu 2: Các loại cây dược liệu nào thường được nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào?

A. Cây chuối sứ, cây dừa, cây dâu tây.
B. Cây keo lai, bạch đàn, cà phê, trầm hương.
C. Cây trầm hương, cây mía, cây cẩm lai.
D. Cây đinh lăng, cây đẳng sâm, sâm Ngọc Linh.

Câu 3: Đặc điểm của tế bào chuyên hóa là gì?

A. Mang hệ gene giống nhau, có màng cellulose, có khả năng phân chia.
B. Có tính toàn năng, có khả năng phân chia vô tính.
C. Có tính toàn năng, đã phân hóa nhưng không mất khả năng biến đổi và có khả năng phản phân hóa.
D. Có tính toàn năng, nếu được nuôi dưỡng trong môi trường thích hợp thì sẽ phân hóa thành cơ quan.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vi sinh vật?

A. Có kích thước nhỏ.
B. Phần lớn có cấu tạo đơn bào.
C. Đều có khả năng tự dưỡng.
D. Sinh trưởng nhanh.

Câu 5: Trong quá trình sinh tổng hợp ở vi sinh vật, protein được tổng hợp bằng cách nào?

A. Kết hợp các nucleotide với nhau.
B. Kết hợp giữa các amino acid với nhau.
C. Kết hợp giữa acid béo và glycerol.
D. Kết hợp các phân tử đường đơn với nhau.

Câu 6: Đâu không phải là vai trò của gôm đối với vi sinh vật?

A. Bảo vệ tế bào vi sinh vật khỏi bị khô.
B. Lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền.
C. Ngăn cản sự tiếp xúc của vi sinh vật với virus.
D. Là nguồn dự trữ carbon và năng lượng của vi sinh vật.

Câu 7: Trình tự sắp xếp nào sau đây là đúng khi nói về các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục?

A. Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng → Pha suy vong.
B. Pha tiềm phát → Pha cân bằng → Pha lũy thừa → Pha suy vong.
C. Pha suy vong → Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng.
D. Pha suy vong → Pha lũy thừa → Pha tiềm phát → Pha cân bằng.

Câu 8:Công nghệ vi sinh vật là

A. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm phục vụ đời sống con người.
B. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm xử lí ô nhiễm môi trường.
C. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người và động vật.
D. lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất, chế biến các loại đồ ăn, thức uống giàu giá trị dinh dưỡng.

Câu 9: Vi sinh vật nào sau đây được ứng dụng để sản xuất phomat?

A. Lactococcus lactis.
B. Aspergillus oryzae.
C. Bacillus thuringiensis.
D. Saccharomyces cerevisiae.

Câu 10: Dưa muối thành phẩm đạt yêu cầu không có biểu hiện nào sau đây?

A. Có vị chua, giòn.
B. Có mùi thơm.
C. Có nhiều bọt khí.
D. Có màu vàng.

Câu 11: Sinh trưởng ở vi khuẩn cần được xem xét trên phạm vi quần thể vì

A. vi khuẩnhoàn toànkhông có sự thay đổi về kích thước và khối lượng.
B. khó nhận ra sự thay đổi về kích thước và khối lượng của tế bào vi khuẩn.
C. vi khuẩn có khả năng trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển rất nhanh.
D. khó nhận ra sự tồn tại, phát triển của tế bào vi khuẩn trong môi trường tự nhiên.

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây đúng với sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ?

A. Chỉ có hình thức sinh sản vô tính.
B. Chỉ có hình thức sinh sản hữu tính.
C. Có cả 2 hình thức: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
D. Chưa có hình thức sinh sản.

Câu 13: Đâu không phải là ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học so với thuốc trừ sâu hóa học?

A. Cho hiệu quả diệt trừ sâu hại nhanh chóng.
B. An toàn với sức khỏe con người và môi trường.
C. Bảo vệ được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên.
D. Sản xuất khá đơn giản và có chi phí thấp.

Câu 14: Vì sao có thể bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô, bảo quản lạnh, ngâm trong dung dịch đường?

A. Vì vi sinh vật chỉ sinh độc tố gây hại trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.
B. Vì vi sinh vật chỉ sinh ra độc tố trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường.
C. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.
D. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường.

Câu 15: Các đơn vị cấu tạo nên vỏ capsid của virus là

A. capsomer.
B. glycoprotein.
C. glycerol.
D. nucleotide.

Câu 16: Dựa vào lớp vỏ ngoài, virus được phân thành các nhóm gồm

A. virus trần và virus có vỏ ngoài.
B. virus có cấu trúc xoắn, virus có cấu trúc khối và virus có cấu trúc hỗn hợp.
C. virus DNA và virus RNA.
D. virus kí sinh ở vi khuẩn, virus kí sinh ở nấm, virus kí sinh ở thực vật, virus kí sinh ở động vật và người.

Câu 17: Tại sao virus không thể nuôi trong môi trường tổng hợp như vi khuẩn?

A. Vì virus có kích thước rất nhỏ.
B. Vì virus có vật chất di truyền là RNA.
C. Vì virus sống kí sinh nội bào bắt buộc.
D. Vì virus không mẫn cảm với chất kháng sinh.

Câu 18: Vì sao mỗi loại virus chỉ xâm nhập vào tế bào của vật chủ nhất định?

A. Vì mỗi loại virus chỉ xâm nhập được vào những tế bào của vật chủ có hệ gene tương thích với hệ gene của virus.
B. Vì mỗi loại virus chỉ xâm nhập được vào những tế bào của vật chủ có màng sinh chất tương thích với vỏ capsid của virus.
C. Vì mỗi loại virus chỉ xâm nhập được vào những tế bào của vật chủ có hình dạng tương thích với hình dạng của virus.
D. Vì mỗi loại virus chỉ xâm nhập được vào những tế bào của vật chủ có thụ thể tương thích với phân tử bề mặt của virus.

Câu 19: Dựa vào tính chất nào mà phage được dùng để làm vector trong sản xuất chế phẩm sinh học bằng công nghệ tái tổ hợp?

A. Một số phage, chứa các đoạn gene không thật sự quan trọng, nếu cắt bỏ và thay bởi một đoạn gene khác thì quá trình nhân lên của chúng không bị ảnh hưởng.
B. Phage có hệ gene là các phân tử RNA, có thể vận chuyển bất cứ gene nào vào tế bào vi khuẩn và luôn có khả năng nhân lên rất nhanh.
C. Một số phage chứa các DNA dạng vòng có thể mang gene mong muốn vào tế bào vi khuẩn và có khả năng nhân lên rất nhanh.
D. Phagen có hệ gene là các phân tử DNA đủ dài để có thể vận chuyển các gene mong muốn vào tế bào vi khuẩn mà không ảnh hưởng đến khả năng nhân lên của nó trong tế bào vật chủ.

Câu 20: Để tạo ra số lượng lớn virus trong sản xuất thuốc trừ sâu từ virus, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?

A. Sử dụng thực vật làm vật chủ để nhân nhanh số lượng virus.
B. Sử dụng sâu làm vật chủ để nhân nhanh số lượng virus.
C. Sử dụng vi khuẩn làm vật chủ để nhân nhanh số lượng virus.
D. Sử dụng môi trường tổng hợp nhân tạo để nhân nhanh số lượng virus.

Câu 21: Dựa trên cơ sở nào sau đây để có thể sử dụng virus để tạo giống cây trồng?

A. Sử dụng virus làm vector chuyển gen mong muốn vào cây trồng.
B. Sử dụng virus làm kháng nguyên tạo sức miễn dịch cho cây trồng.
C. Sử dụng virus làm tác nhân gây đột biến hệ gene của cây trồng.
D. Sử dụng virus làm tác nhân điều khiển sự tái bản gene của cây trồng.

Câu 22: Thành tựu nào sau đây không phải là ứng dụng của virus trong y học?

A. Sản xuất vaccine để phòng các bệnh do virus gây ra.
B. Sản xuất kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm khuẩn.
C. Sản xuất hormone insulin để điều trị bệnh tiểu đường.
D. Sản xuất interferon để tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Câu 23: Sản phẩm sinh học nào sau đây được sản xuất nhờ ứng dụng virus?

A. Đệm lót sinh học.
B. Bio - EM.
C. Thuốc trừ sâu Bt.
D. Insulin.

Câu 24: Đâu không phải là ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn?

A. Xử lí rác thải.
B. Tổng hợp chất kháng sinh.
C. Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học.
D. Tạo ra máy đo đường huyết.

Câu 25: Một người bị nhiễm SARS-CoV-2 hắt hơi làm các giọt tiết bắn ra và lây lan sang những người xung quanh khi họ hít phải. Đây là kiểu lây lan qua con đường nào?

A. Đường tiêu hóa.
B. Đường hô hấp.
C. Đường bài tiết.
D. Đường tình dục.

Câu 26: Tế bào thực vật có vách cellulose nên

A. virus có thể dễ dàng xâm nhập vào tế bào thực vật.
B. virus có thể lây nhiễm như ở tế bào động vật.
C. virus không thể xâm nhập vào tế bào thực vật.
D. virus chỉ có thể lây nhiễm qua vết thương.

Câu 27: Hình thức lây truyền nào sau đây không thuộc phương thức truyền dọc ở thực vật?

A. Truyền qua phấn hoa.
B. Truyền qua hạt giống.
C. Truyền qua vết thương.
D. Truyền qua nhân giống vô tính.

Câu 28: Virus RNA có tỉ lệ đột biến cao hơn virus DNA vì

A. virus RNA không có khả năng tự sửa chữa khi sao chép.
B. virus RNA có khả năng nhân lên nhanh chóng hơn virus DNA.
C. virus RNA có khả năng lây nhiễm trên nhiều đối tượng vật chủ.
D. virus RNA không có khả năng chống lại sự bảo vệ của hệ miễn dịch.

B Tự luận

Câu 1: Một con bò nặng 500 kg chỉ sản xuất thêm mỗi ngày 0,5 kg protein; 500 kg cây đậu nành mỗi ngày tổng hợp được 40 kg protein nhưng 500 kg nấm men có thể tạo thành mỗi ngày 50 tấn protein. Giải thích về sự khác nhau về sinh khối được tạo ra từ các loài sinh vật trên?

Câu 2: Hãy giải thích vì sao khi phơi/sấy khô thực phẩm ta có thể bảo quản được lâu dài, tránh sự xâm nhập của vi sinh vật.

Câu 3: Sau khi học về virus gây bệnh khảm thuốc lá, bạn A lo lắng rằng ông nội của bạn sẽ bị nhiễm TMV (Tobacco mosaic virus), vì ông là người nghiện thuốc lá. Theo em, TMV có gây bệnh cho người hút thuốc lá không? Vì sao?

2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Sinh 10

A. Phần trắc nghiệm

1. A2. D3. C4. C5. B6. B7. A
8. A9. A10. C11. B12. A13. A14. D
15. A16. A17. C18. D19. A20. B21. A
22. B23. D24. D25. B26. D27. C28. A

B. Tự luận

Câu 1:

Sự khác nhau về sinh khối được tạo ra từ các sinh vật trên được giải thích là do sự khác nhau về tốc độ tổng hợp và phân giải các chất ở sinh vật. Trong đó, nấm men có kích thước nhỏ nên có khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưỡng dẫn đến nhanh chóng đạt được sinh khối lớn hơn so với các sinh vật có kích thước lớn hơn như con bò, cây đậu nành.

Câu 2:

Khi phơi/ sấy khô thực phẩm ta có thể bảo quản được lâu dài, tránh sự xâm nhập của vi sinh vật vì phơi/ sấy khô làm giảm hàm lượng nước trong thực phẩm mà vi khuẩn không thể phát triển trong điều kiện độ ẩm thấp.

Câu 3:

Những người hút thuốc lá không có nguy cơ lây nhiễm từ virus này, bởi vì virus này chỉ lây nhiễm virus từ cây này sang cây khác, hoặc từ cây mẹ sang cây con qua đường sinh sản, người không phải là vật chủ của virus TMV, do đó virus TMV không thể xâm nhập và gây bệnh cho người hút thuốc lá.

.......................

Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi học kì 2 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 249
  • Lượt xem: 3.988
  • Dung lượng: 418,3 KB
Sắp xếp theo