Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 2 Hóa 10 KNTT, CTST, Cánh diều

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 10 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu tổng hợp đề cương cuối kì 2 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều gồm lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận kèm theo.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Hóa học 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Hóa học 10 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn lớp 10.

Đề cương ôn tập học kì 2 Hóa học 10 năm 2024 (Sách mới)

1. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Hóa học 10 Chân trời sáng tạo

SỞ GD&ĐT ……..

TRƯỜNG THPT……………..

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2023-2024

Môn: HÓA HỌC 10

A. Lý thuyết ôn thi học kì 2 Hóa học 10

CHỦ ĐỀ 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ VÀ ENTHALPY

1. Phản ứng oxi hóa - khử

- Số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó nếu giả định cặp electron chung thuộc hẳn về nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.

- Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học, trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tử trong phân tử.

- Quá trình oxi hoá (sự oxi hoá) là quá trình nhường electron. Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron.

- Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron. Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận electron.

- Nguyên tắc của phương pháp: Tổng số electron chất khử nhường = Tổng số electron chất oxi hoá nhận.

+ Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố để tìm chất oxi hoá và chất khử.

+ Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

+ Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxh và chất khử sao cho tổng số electron cho bằng tổng số electron nhận.

+ Bước 4: Đặt hệ số của các chất oxh và khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số các chất khác. Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn thành PTHH

- Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa - khử

+ Một số phản ứng oxi hoá - khử quan trọng gắn liền với cuộc sống như sự cháy của than, củi; sự cháy của xăng dầu trong các động cơ đốt trong các quá trình điện phân; các phản ứng xảy ra trong pin, ắc quy, ...

+ Một số phản ứng oxi hoá - khử là cơ sở của quá trình sản xuất trong các ngành công nghiệp nặng, sản xuất các hoá chất cơ bản; sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; dược phẩm; ...

2. Enthalpy và biến thiên Enthalpy của phản ứng hóa học

- Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt:

+ Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hoá học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.

+ Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hoá học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.

- Biến thiên Enthalpy chuẩn của phản ứng

+ Biến thiên enthalpy chuẩn (hay nhiệt phản ứng chuẩn) của một phản ứng hoá học, được kí hiệu là là nhiệt kèm theo phản ứng đó trong điều kiện chuẩn.

+ Điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và thường chọn nhiệt độ 25°C (hay 298 K).

- Enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành): Enthalpy tạo thành của một chất là nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất bền nhất.

- Ý nghĩa của dấu và giá trị

+ Phản ứng tỏa nhiệt:

+ Phản ứng thu nhiệt:

+ Thường các phản ứng có < 0 thì xảy ra thuận lợi.

- Tính biến thiên Enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kếtt

- Phản ứng hóa học xảy ra khi có sự phá vỡ các liên kết hoá học của chất đầu (cđ) và hình thành các liên kết hoá học của sản phẩm (sp). Sự phá vỡ các liên kết cần cung cấp năng lượng, sự hình thành các liên kết lại giải phóng năng lượng.

aA (g) + bB (g) → mM (g) + nN (g)

= a x E b (A) + b x E b (B) – m x E b (M) - n x E b (N)

=> Tổng quát:

Với : tổng năng lượng liên kết trong phân tử chất đầu và sản phẩm của phản ứng.

Chú ý: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết được áp dụng cho phản ứng trong đó các chất đều có liên kết cộng hoá trị ở thể khí khi biết giá trị năng lượng liên kết của tất cả các chất trong phản ứng.

- Tính biến thiên Enthalpy của phản ứng dựa vào Enthalpy

aA + bB → MM + nN

(2)

=> Tổng quát:

Với : tổng enthalpy tạo thành ở điều kiện chuẩn tương ứng của sản phẩm, chất đầu của phản ứng.

B. Một số bài tập trọng tâm

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. [CTST - SBT] Số oxi hóa của nguyên tử S trong hợp chất SO2

A. +2.
B. +4.
C.+6.
D. -1.

Câu 2. Số oxi hóa (SOH) của iron, oxygen, hydrogen, sodium trong Fe, O2, H2, Na lần lượt là

A. +3, -2, +1, +1.
B. 0, 0, 0, 0
C.+2, -2, +1, +1.
D. +3, -2, 0,0.

Câu 3. Số oxi hóa của F trong F2, HF và OF2 lần lượt là

A. 0, 0, 0.
B. 0, -1, -1.
C.-1, -1, -1.
D. 0, -1, +1.

Câu 4. Số oxi hóa của S trong SO32- và SO42- lần lượt là

A. +2, +4.
B.-2, -4.
C. +4, +6.
D. -4, +6.

Câu 5. Cho quá trình Al → Al3+ + 3e, đây là quá trình

A. khử.
B. oxi hóa.
C. tự oxi hóa – khử.
D. nhận proton.

Câu 6. Cho quá trình Fe2+ → Fe 3++ 1e, đây là quá trình

A. oxi hóa.
B. khử.
C. nhận proton.
D. tự oxi hóa – khử.

Câu 8. Cho phản ứng: 6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là

A. K2Cr2O7 và FeSO4.
B. K2Cr2O7 và H2SO4.
C. H2SO4 và FeSO4.
D. FeSO4 và K2Cr2O7.

Câu 9. Cho phản ứng: SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4. Trong phản ứng trên, vai trò của Br2

A. là chất oxi hóa.
B. là chất khử.
C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.
D. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.

Câu 10. Trong phản ứng MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O, vai trò của HCl là

A. chất oxi hóa.
B. chất khử.
B. tạo môi trường.
D. chất khử và môi trường.

Câu 11. Cho phản ứng: 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl. Trong đó, NH3 đóng vai trò

A. là chất khử.
B. vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử.
C. là chất oxi hoá.
D. không phải là chất khử, không là chất oxi hoá.

Câu 12. (C.08): Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Trong phản ứng trên xảy ra

A. sự khử Fe2+và sự oxi hóa Cu.
B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.

Câu 13. Số oxi hóa của H trong NaH, CaH2, BaH2 lần lượt là

A. +1, +1, +1.
B. -1, -1, -1.
C. 0, 0, 0.
D. -1, +1, 0.

Câu 14. Số oxi hóa của O trong O2, Na2O, Na2O2, NaOH lần lượt là

A. 0,-2, -1, -2.
B. 0, -2, -2, -2.
C.-2, -2, -2, -2.
D. 0, -1, -1, -2.

Câu 15. Số oxi hóa của O trong H2O, H2O2, OF2 lần lượt là

A. 0, -2, -1.
B. -2, -1, +2.
C.-2, -2, -2.
D. 0, -1, +2.

Câu 16. Số oxi hóa của S trong H2S, S, SO2, H2SO4 lần lượt là

A. -1, 0, +1, +3.
B. -2, 0, +4, +6.
C.-2, 0, +2, +6.
D. +2, 0, +4, +6.

Câu 17. Số oxi hóa của N trong NH3, N2, N2O, NO, NO2 lần lượt là

A. -3, 0, +1, +2, +4.
B.-3, 0, +2, -2, +4.
C. -3, 0, 0, +2, +4.
D.-3, +1, +1, +2, +4.

Câu 18. Số oxi hóa của S trong SO32-, HSO3-, SO42- và HSO4- lần lượt là

A. +4, +4, +6, +6.
B.-2, -1, -2, -1.
C. +4, +4, +4, +4.
D.+6, +6, +6, +6.

Câu 19. Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
B. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố.
C. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố.
D. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng.

Câu 20. Trong phản ứng oxi hóa – khử

A. chất bị oxi hóa nhận e và chất bị khử cho e.
B. quá trình oxi hóa và quá trình khử xảy ra đồng thời.
C. chất chứa nguyên tố số oxi hóa cực đại luôn là chất khử.
D. quá trình nhận e gọi là quá trình oxi hóa.

Câu 21. Chất khử là chất

A. cho e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
B. cho e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
D. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

Câu 22. Chất oxi hoá là chất

A. cho e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
B. cho e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
D. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

Câu 23. (M.15): Cho phương trình hóa học: aFe + bH2SO4 → cFe2(SO4)3 + dSO2 + eH2O. Tỉ lệ a: b là

A. 1: 3.
B.1: 2.
C. 2: 3.
D. 2: 9

Câu 24. (C.14): Cho phương trình hóa học: aAl + bH2SO4 → cAl2(SO4)3 + dSO2 + eH2O Tỉ lệ a: b là

A. 1: 1.
B.2: 3.
C. 1: 3.
D. 1: 2.

.................

2. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Hóa học 10 Kết nối tri thức

SỞ GD&ĐT ……..

TRƯỜNG THPT……………..

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2023-2024

Môn: HÓA HỌC 10

I. Lý thuyết ôn thi học kì 2 Hóa học 10

1. Phản ứng oxi hóa - khử

- Khái niệm số oxi hóa và các quy tắc xác định số oxi hóa.

- Xác định được số oxi hóa của nguyên tố trong các phân tử đơn chất, hợp chất và ion.

- Khái niệm chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa và phản ứng oxi hóa - khử.

- Xác định được số electron nhường, nhận trong các phản ứng oxi hóa - khử và viết được quá trình khử, quá trình oxi hóa.

- Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử, sự oxi hóa và sự khử trong phản ứng oxi hóa - khử cụ thể. - Lập được phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử (cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron).

- Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa - khử trong thực tiễn.

- Giải được các bài toán liên quan đến phản ứng oxi hóa - khử sử dụng định luật bảo toàn số mol electron.

2. Năng lượng hóa học

- Khái niệm phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt.

- Nhận biết một số phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt trong thực tiễn.

- Khái niệm biến thiên enthapy của phản ứng, biến thiên enthapy chuẩn và ý nghĩa của biến thiên enthapy.

- Khái niệm phương trình nhiệt hóa học của phản ứng.

- Khái niệm nhiệt tạo thành và nhiệt tạo thành chuẩn của một chất.

- Tính biến thiên enthapy của phản ứng dựa vào nhiệt tạo thành và năng lượng liên kết.

3. Tốc độ phản ứng

- Khái niệm tốc độ phản ứng hóa học, tốc độ trung bình của phản ứng.

- Viết được biểu thức và tính tốc độ trung bình của phản ứng theo chất phản ứng hoặc sản phẩm.

- Hiểu và giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt tiếp xúc, chất xúc tác.

- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi.

- Giải được các bài toán về ảnh hưởng của nồng độ và nhiệt độ lên tốc độ phản ứng (quy tắc Van’t Hoff).

4. Nhóm halogen

- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen và trạng thái tự nhiên của các halogen.

- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử, tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm từ fluorine đến iodine.

- Tính chất vật lý, sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi từ F2 đến I2.

- Tính chất hóa học cơ bản của các đơn chất halogen là tính oxi hóa mạnh, tính oxi hóa giảm dần từ F2 đến I2. Cl2, Br2, I2 ngoài tính oxi hóa còn có tính khử. Viết được phương trình hóa học chứng minh tính oxi hóa mạnh của các đơn chất halogen.

- Hiểu được tính tẩy màu của nước chlorine và nước Javel.

- Nguyên tắc và phương pháp điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp - Tính chất vật lý và hóa học của các hydrogen halide, hydrohalic acid và muối halide.

- Quy luật biến đổi nhiệt độ sôi của các hydrohalic acid từ HF đến HI. - Quy luật biến đổi tính acid, tính khử của các hydrohalic acid.

- Ứng dụng của các hydrohalic acid, muối halide và phương pháp hóa học nhận biết ion halide.

- Giải được các bài toán về đơn chất halogen, hydrohalic acid và muối halide.

II. Một số câu hỏi ôn tập

Câu 1 : Chất oxi hoá còn gọi là

A. chất bị khử.
B. chất bị oxi hoá.
C. chất có tính khử
D. chất đi khử.

Câu 2 : Chất khử còn gọi là

A. chất bị khử.
B. chất bị oxi hoá.
C. chất có tính oxi hoá.
D. chất đi oxi hoá.

Câu 3 : Quá trình oxi hoá là

A.quá trình nhường electron.
B. quá trình nhận electron.
C. quá trình tăng electron.
D. quá trình giảm số oxi hoá.

Câu 4 : Cho hai chất hữu cơ X và Y có công thức cấu tạo sau:

CH2=CH–CH=CH2 (X) và CH3–C≡C–CH3 (Y). Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. X và Y có số liên kết σ và số liên kết π bằng nhau.
B. X có số liên kết σ và số liên kết π nhiều hơn Y.
C. X có số liên kết σ nhiều hơn, nhưng số liên kết π ít hơn Y.
D. X có số liên kết σ ít hơn, nhưng số liên kết π nhiều hơn Y.

Câu 5 : Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực là

A. 3
B. 4.
C. 5.
D. 2.

Câu 6 : Cho các phát biểu sau:

(a) Nếu cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử thì đó là liên kết cộng hóa trị không cực.

(b) Nếu cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử thì đó là liên kết cộng hóa trị có cực.

(c) Cặp electron chung luôn được tạo nên từ 2 electron của cùng một nguyên tử.

(d) Cặp electron chung được tạo nên từ 2 electron hóa trị.

Số phát biểu đúng là

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 7 : Cho các phát biểu sau:

(a) Liên kết đôi được tạo nên từ 2 liên kết σ.

(b) Liên kết ba được tạo nên từ 2 liên kết σ và 1 liên kết π.

(c) Liên kết đôi được tạo nên từ 1 liên kết σ và 1 liên kết π.

(d) Liên kết ba được tạo nên từ 1 liên kết σ và 2 liên kết π.

Số phát biểu đúng là

A, 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 8 : Liên kết σ là liên kết hình thành do

A. sự xen phủ bên của hai orbital.
B/ cặp electron dùng chung.
C, lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu
D. sự xen phủ trục của hai orbital.

Câu 9 : Liên kết π là liên kết hình thành do

A. sự xen phủ bên của hai orbital.
B. cặp electron dùng chung
C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu.
D. sự xen phủ trục của hai orbital.

Câu 10 : Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital p – p?

A. H2.
B. Cl2.
C. NH3.
D. HCl.

Câu 11 : Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s – s?

A. H2.
B. Cl2.
C. NH3.
D. HCl.

Câu 12 : Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s – p?

A. H2.
B. Cl2.
C. NH3.
D. O2.

Câu 13 : Các liên kết trong phân tử oxygen gồm

A. 2 liên kết π.
B. 2 liên kết σ.
C. 1 liên kết π, 1 liên kết σ.
D. 1 liên kết σ.

Câu 14 : Số liên kết σ và π có trong phân tử C2H4 lần lượt là

A. 4 và 0.
B. 2 và 0.
C. 1 và 1.
D. 5 và 1.

Câu 15 : Năng lượng của một liên kết hóa học là

A. năng lượng cần thiết để phá vỡ 1 mol liên kết đó ở thể khí, tạo thành các nguyên tử ở thể khí.
B. năng lượng cần thiết để phá vỡ liên kết đó ở thể khí, tạo thành các nguyên tử ở thể khí.
C. năng lượng cần thiết để phá vỡ 1 mol liên kết đó, tạo thành các nguyên tử
D. năng lượng cần thiết để hình thành 1 mol liên kết đó ở thể khí, tạo thành các nguyên tử ở thể khí.

.............

3. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Hóa học 10 Cánh diều

CHỦ ĐỀ 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ

1. Khái niệm số oxi hóa và cách xác định của số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố.

2. Khái niệm phản ứng oxi hóa - khử, chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa.

3. Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử theo phương pháp thăng bằng electron.

4. Ý nghĩa và một số phản ứng oxi hóa – khử quan trọng.

BÀI TẬP MINH HỌA

PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. Cho các chất sau: Mn, MnO2, MnCl2, KMnO4. Số oxi hóa của nguyên tố Mn trong các chất lần lượt là

A. +2,-2, +4, +8.
B. 0, +4, +2, +7.
C. 0, +4, -2, +7.
D. 0, +2, +4, +7.

2. Số oxi hóa của Cl trong các hợp chất KCl, KClO, KClO2; KClO3, KClO4 lần lượt là

A. -1;+3; +1; +5; +7.
B. -1; +1; +3; +5; +7.
C. -1; +5; +3; +1; +7.
D. -1; +1; +3; +7; +5.

3. Hãy cho biết Fe → Fe+1e là quá trình nào sau đây?

A. Quá trình oxi hóa.
B. Quá trình khử.
C. Nhận proton.
D. Tự oxi hóa – khử.

4. Chất khử trong phản ứng Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

A. Mg.
B. HCl
C. MgCl2.
D. H2.

4. Chất oxi hóa trong phản ứng 2AgNO3 + Cu → 2Ag + Cu(NO3)2

A. Ag.
B. AgNO3.
C. Cu.
D. Cu(NO3)2.

.............

CHỦ ĐỀ 5: NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC

1. Khái niệm phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt, điều kiện chuẩn, enthalpy tạo thành chuẩn của
một chất hóa học và biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng hóa học.

2. Ý nghĩa về dấu và giá trị của biến thiên enthalpy phản ứng.

3. Cách tính biến thiên enthalpy phản ứng theo enthalpy tạo thành, năng lượng liên kết.

CHỦ ĐỀ 6: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC

1. Khái niệm tốc độ phản ứng, tốc độ trung bình của phản ứng.

2. Định luật tác dụng khối lượng.

3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng, ý nghĩa của hệ số nhiệt độ Van’t Hoff.

4. Cách tính tốc độ trung bình của phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ.

CHỦ ĐỀ 7: NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA (NHÓM HALOGEN)

1. Khái quát nhóm Halogen, trạng thái tự nhiên. Đơn chất Halogen: tính chất Hóa học, tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng.

2. Hydrogen halide: tính chất Hóa học, ứng dụng.

3. Hydrohalic acid: tính chất Hóa học, tính chất hóa học.

4. Tính khử của một số ion halide X-, phân biệt các ion halide X

Nội dung chi tiết đề cương học kì 2 Hóa 10

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 Hóa học 10

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 2.320
  • Lượt xem: 12.206
  • Dung lượng: 571,5 KB
Sắp xếp theo