Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 2 GD Kinh tế và Pháp luật 10

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm lý thuyết, các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trọng tâm trong học kì 2.

Đề cương ôn tập học kì 2 GDKT&PL 10 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức.

Đề cương học kì 2 GDKT&PL 10 Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết ôn thi học kì 2 GDKT&PL 10

Chủ đềNội dungKiến thức cần nhớ

Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện hoặc tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước.

- Đặc điểm của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị Việt Nam;

+ Thống nhất về tổ chức lãnh đạo, mục tiêu chính trị, nguyên tắc tổ chức và hoạt động,

+ Cơ quan, tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính thống nhất trong tổ chức và hoạt động.

+ Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước hoạt động vì lợi ích của nhân dân và lợi ích của dân tộc.

- Tính nhân dân - Tính quyền lực - Tính chế quyền xã hội chủ nghĩa Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát

- Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân - Tập trung dân chủ - Pháp chế xã hội chủ nghĩa

Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Chức năng của Quốc hội

- Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm:

+ Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

+ Hội đồng Dân tộc

+ Các Uỷ ban của Quốc hội.

- Hoạt động của Quốc hội:

+ Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

+ Tại kỳ họp, Quốc hội thảo luận và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc chức năng của Quốc hội. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Vị trí: Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tịch nước

+ Công bố Hiến pháp luật, pháp lệnh

+ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ;

+ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Công bố quyết định đại xảy

+ Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng Nhà nước, danh hiệu vinh dự Nhà nước;

+ Quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;

+ Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh

- Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

Chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

- Toà án bao gồm Toà án nhân dân và Toà án quân sự; chia thành bốn cấp: Tối cao, Cấp cao, Tỉnh (tương đương), Huyện

- Cơ cấu tổ chức toà án nhân dân:

+ Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tối cao

+ Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân cấp cao

+ Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương

Chính quyền địa phương

Hội đồng nhân dân

- Chức năng, nhiệm vụ:

+ Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định;

+ Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Cơ cấu của hội đồng nhân dân gồm

+ Các đại biểu Hội đồng nhân dân

+ Thường trực Hội đồng nhân dân

+ Các Ban của Hội đồng nhân dân.

- Hoạt động của Hội đồng nhân dân

+ Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

+ Hội đồng nhân dân họp thường lệ mỗi năm ít nhất 2 kì và học chuyên để hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất.

+ Hội đồng nhân dẫn quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức biểu quyết. Ủy ban nhân dân

- Chức năng, nhiệm vụ:

+ Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;

+ Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

- Cơ cấu của Ủy ban nhân dân gồm

+ Chủ tịch

+ Phó Chủ tịch và các Uỷ viên

+ Các cơ quan chuyên môn.

- Hoạt động của Ủy ban nhân dân

+ Uỷ ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.

+ Uỷ ban nhân dân họp thường kì mỗi tháng 1 lần và học chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất.

Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Pháp luật và đời sống

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

- Pháp luật có các đặc điểm sau:

+ Tính quy phạm phổ biến

+ Tính bắt buộc chung

+ Tính xác định chặt chẽ về hình thức

- Vai trò của pháp luật đối với đời sống:

+ Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội:

+ Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật

- Hệ thống pháp luật là hình thức cấu trúc bên trong của pháp luật, bao gồm tổng thể các các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau; được phân định thành các chế định pháp luật và các ngành luật được quy định bởi tính chất, cơ cấu các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.

- Các bộ phận cấu trúc bên trong hệ thống pháp luật gồm:

+ Quy phạm pháp luật

+ Chế định pháp luật

+ Ngành luật.

- Văn bản pháp luật bao gồm: Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

Thực hiện pháp luật

- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

- Tuân theo pháp luật (tuân thủ pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện những điều mà pháp luật cấm.

- Thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành các hoạt động mà pháp luật buộc phải làm

- Sử dụng pháp luật (vận dụng pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật cho phép.

- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.


Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của nước ta, có hiệu lực pháp lí cao nhất, quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng như chế độ chính trị quyền con người, quyền và nghĩa vụ của Công dân; Các chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, Công nghệ.

- Hiến pháp là công cụ bảo đảm quyền công dân, quyền con người ở nước ta

- Hiến pháp là luật quy định các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước và là luật có hiệu lực pháp lí tối cao, buộc tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác phải tuân theo.



Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

- Hiến pháp năm 2013 khẳng định:

+ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

+ Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị nhằm góp phần giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.

- Quy định của Hiến pháp về bản chất nhà nước:

+ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

+ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Quy định của Hiến pháp về Tổ chức chính trị:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam

- Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn gắn bó với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.

- Về quốc kì, quốc huy, quốc cam quốc khánh, thủ đô: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định cụ thể về các vấn đề quan trọng khác của nước Việt Nam như quốc kì, quốc ca, quốc huy, quốc khánh và thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Về đường lối đối ngoại: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại

Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

- Quyền con người là những quyền tự nhiên vốn có của con người và không thể bị tước bỏ bởi bất cứ cá nhân, tổ chức nào.

- Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền Công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, được tôn trọng, được bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của Công dân như sau:

+ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời Sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hộ

i - Công dân cần thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản bằng những hành vi phù hợp với lứa tuổi.

Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

- Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạ

- Hiến pháp đã hiến định mục tiêu phát triển bền vững, trong đó thể hiện rõ quan điểm: phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Như vậy, văn hoá trở thành một thành tố hữu cơ, bảo đảm cho sự phát triển toàn diện,bền vững của kinh tế.

- Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam.

- Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; xử lí nghiệm những tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường. Theo đó, Nhà nước và toàn xã hội có trách nhiệm bảo vệ môi trường để bảo đảm quyền của mọi người được thực hiện.

Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước

- Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:

+ Cơ quan quyền lực nhà nước.

+ Cơ quan hành chính nhà nước.

+ Cơ quan tư pháp:

+ Hội đồng Bầu cử Quốc gia

+ Kiểm toán nhà nước

- Cơ quan quyền lực nhà nước:

+ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. - Cơ quan hành chính nhà nước:

+ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Cơ quan tư pháp:

+ Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

+ Viện Kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

- Chủ tịch nước: Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

- Hội đồng Bầu cử Quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

- Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

B. Một số dạng bài tập trọng tâm

I. TRẮC NGHIỆM 

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm nào?

A. 1/1/2015.
B. 28/11/2013.
C. 1/11/2014.
D. 1/1/2014.

Câu 2. Tất cả quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về

A. nhân dân.
B. liên minh công - nông.
C. Đảng cộng sản.
D. giai cấp thống trị.

Câu 3. Ở nước ta, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?

A. Đủ 14 tuổi.
B. Đủ 16 tuổi.
C. Đủ 18 tuổi.
D. Đủ 21 tuổi.

Câu 4. Theo Hiến pháp năm 2013, đối với các giá trị văn hóa, mọi người có quyền

A. hưởng thụ và tiếp cận.
B. quản lý và giám sát.
C. truyền bá và loại bỏ.
D. tái tạo và tiếp nhận.

Câu 5. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chủ thể nào sau đây?

A. Chính phủ.
B. Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
C. Các cơ quan chức năng.
D. Nhà nước và mọi công dân.

Câu 6. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm

A. khắc phục, bồi thường thiệt hại.
B. thu hồi và bị cấm sản xuất.
C. thực hiện hành vi tương tự.
D. giải quyết cá nhân liên quan.

Câu 7. Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. Quốc hội.
B. Chính phủ.
C. Đảng cộng sản.
D. Chủ tịch nước.

Câu 8. Quốc hội có nhiệm vụ làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật thể hiện chức năng nào của Quốc hội?

A. Lập pháp và tư pháp.
B. Lập hiến và lập pháp.
C. Hành pháp và lập hiến.
D. Hành pháp và giám sát.

Câu 9. Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia thể hiện chức năng nào của Quốc hội?

A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
B. Thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ.
C. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
D. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.

Câu 10. Theo Hiến pháp 2013, Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành?

A. 1/3 tổng số đại biểu.
B. 2/3 tổng số đại biểu.
C. 1/2 tổng số đại biểu.
D. 3/3 tổng số đại biểu.

Câu 11. Theo Hiến pháp 2013, luật, Nghị quyết của Quốc hội được thông qua khi có

A. quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
B. một nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
C. tổng số tất cả đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
D. phiếu của Chủ tịch Quốc hội biểu quyết tán thành.

Câu 12. Sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân thể hiện nguyên tắc hoạt động nào của hệ thống chính trị Việt Nam?

A. Tập trung dân chủ.
B. Pháp chế xã hội chủ nghĩa.
C. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
D. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Câu 13. Tổ chức và hoạt động của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị Việt Nam phải tôn trọng, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp, pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lí.
B. tư cách pháp nhân.
C. năng lực dân sự.
D. chế độ xã hội.

Câu 14. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản lý nhà nước và xã hội thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tính thống nhất.
B. Tính nhân dân.
C. Tính quyền lực.
D. Tính pháp quyền.

Câu 15. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tính thống nhất.
B. Tính nhân dân.
C. Tính quyền lực.
D. Tính pháp quyền.

Câu 16. “Bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy nhà nước” là biểu hiện của nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Quyền lực nhà nước là thống nhất.
C. Tập trung dân chủ.
D. Pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Câu 17. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Quốc hội họp

A. công khai, họp kín (khi cần thiết).
B. bí mật, họp kín (khi cần thiết).
C. bắt buộc phải công khai.
D. công khai, bất bì lúc nào.

Câu 18. Nguyên thủ quốc gia, đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại là

A. Chủ tịch nước.
B. Chủ tịch Quốc hội.
C. Thủ tướng Chính phủ.
D. Phó Chủ tịch nước.

Câu 19. Theo Hiến pháp 2013, việc công bố Hiến pháp là nhiệm vụ của

A. Quốc hội.
B. Thủ tướng Chính phủ.
C. Chủ tịch Quốc hội.
D. Chủ tịch nước.

Câu 20. Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp là

A. kiểm sát hoạt động tư pháp.
B. thực hành quyền công tố.
C. xử lý trách nhiệm dân sự.
D. chịu trách nhiệm pháp lí.

Câu 21. Viện kiểm sát nhân dân không có nhiệm vụ nào sau đây?

A. Bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người.
B. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước.
C. Góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
D. Kiểm sát hoạt động hành pháp.

Câu 22. Cơ quan nào dưới đây là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Toà án nhân dân.
B. Viện kiểm sát nhân dân.
C. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D. Cơ quan điều tra.

Câu 23. Phương án nào dưới đây là chức năng của Ủy ban nhân dân?

A. Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.
B. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
C. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
D. Giám sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Câu 24. Hoạt động của Hội đồng nhân dân do

A. luật định.
B. yêu cầu của Quốc hội.
C. chỉ thị của Chính phủ.
D. Nhà nước quy định.

Câu 25: Nhận định nào sau đây đúng?

A. Hiến pháp - đạo luật có giá trị pháp lí cao nhất có nguồn gốc từ các quy định của các hoàng đế La Mã cổ đại.
B. Chỉ ở những quốc gia nào cách mạng tư sản thành công thì Hiến pháp mới được ban hành.
C. Hiến pháp chỉ được ban hành ở những quốc gia có cách mạng tư sản không thành công.
D. Hiến pháp - đạo luật có giá trị pháp lí cao nhất ra đời trong các cuộc cách mạng tư sản.

Câu 26: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm

A. Là luật quy định nguyên tắc tổ chức của bộ máy nhà nước, là luật bảo vệ quyền con người và quyền công dân và có giá trị pháp lí cao nhất.
B. Là luật quy định nguyên tắc tổ chức của bộ máy nhà nước, là công cụ bảo vệ quyền con người và quyền công dân và có giá trị pháp lí cao nhất.
C. Là luật quy định nguyên tắc tổ chức của bộ máy nhà nước, là luật bảo vệ quyền con người và có giá trị pháp lí cao nhất.
D. Là luật quy định nguyên tắc tổ chức của các tổ chức chính trị - xã hội, là luật bảo vệ quyền con người và quyền công dân và có giá trị pháp lí cao nhất.

Câu 27: Hiến pháp là .......... của một quốc gia, có hiệu lực pháp lí .......... quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng của một nước như chế độ chính trị; các .......... và .......... cơ bản của con người; các chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ; chủ quyền thiêng liêng của quốc gia cũng như các cơ quan quyền lực nhà nước.

A. luật cơ bản, cao nhất, quyền, nghĩa vụ.
B. luật cơ bản, cao nhất, nghĩa vụ, quyền.
C. bộ luật, cao nhất, quyền, nghĩa vụ.
D. luật cơ bản, thấp nhất, quyền, nghĩa vụ.

Câu 28: Hiến pháp Việt Nam năm 1946 là Hiến pháp thứ mấy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Bản Hiến pháp đầu tiên.
B. Bản Hiến pháp thứ hai.
C. Bản Hiến pháp thứ ba.
D. Bản Hiến pháp thứ tư.

Câu 29: Mọi người có quyền hiến một bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kì hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm (Khoản 3 Điều 20 Hiến pháp năm 2013). Quy định trên thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

A. quyền giáo dục.
B. quyền con người.
C. quyền kinh tế.
D. quyền đi học.

Câu 30: Hành vi không tuân tuân theo Hiến pháp là

A. Đi nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi.
B. Đóng thuế đầy đủ.
C. Tham gia bầu cử tại địa phương sinh sống.
D. Tham gia vào các tệ nạn.

Câu 31: Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nào sau đây?

A. Quy định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá xã hội.
B. Xác định cách thức tổ chức và xác lập các mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp.
C. Hành pháp và tư pháp.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 32 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 được Quốc hội khoá nào thông qua?

A. Quốc hội khoá 13.
B. Quốc hội khoá 12.
C. Quốc hội khoá 11.
D. Quốc hội khoá 10.

.........

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung đề cương

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 33
  • Lượt xem: 468
  • Dung lượng: 195,6 KB
Sắp xếp theo