Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều 7 Đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 10 (Có đáp án + Ma trận)

Đề thi cuối kì 2 Văn 10 Cánh diều năm 2023 - 2024 mang đến 7 đề kiểm tra học kì 2 có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.

TOP 6 Đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 10 Cánh diều được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 10 tập 2. Thông qua 6 đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 10 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Với 7 đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 10 Cánh diều có đáp án kèm theo sẽ giúp các bạn so sánh được kết quả sau khi hoàn thành bài tập. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 2 môn Toán 10 Cánh diều.

Bộ đề thi cuối kì 2 Văn 10 Cánh diều năm 2023 - 2024

1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 10 Cánh diều - Đề 1

1.1 Đề thi học kì 2 Ngữ văn 10

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Bà Hảo bị mù cả hai mắt từ khi tôi chưa ra đời. Tôi và cháu nội bà - cái Hoa- cùng sinh một năm. Bà Hảo đón cái Hoa về nuôi mà không chịu ra thị trấn ở với bố mẹ nó. Thế là cái Hoa trở thành bạn thân thuở bé của tôi. Chúng tôi quấn quýt với nhau như hai anh em ruột. Hàng ngày tôi đều sang với cái Hoa và hai đứa thường bí mật bày ra đủ trò tinh quái. Bà Hảo ngồi ở bờ hiên và bà luôn luôn tìm được việc gì đó vừa làm vừa canh chừng chúng tôi. Bà biết khi nào chúng tôi đang ở gần bờ ao, gióng lên một câu thật nghiêm:

- Cả hai đứa quay vào! Cấm chỉ ra bờ ao.

Tôi và cái Hoa chỉ còn biết lấm lét nhìn nhau phục tài bà. Có lần chúng tôi vờ im lặng đến cạnh bà. Đang yên trí là bà Hảo không biế thì tiếng bà thản nhiên cất lên:

- Giận gì nhau mà im như thóc thế?

Chúng tôi phá lê cười. Bà Hảo mắng yêu:

- A, gớm cái quân này, định trêu bà phỏng. Chúng mày có độn thổ bà vẫn biết moi lên như moi khoai ấy.

Chúng tôi bèn mỗi đứa một bên áp vào ngực bà:

- Làm sao bà trông thấy chúng cháu?

- Lớn lên khắc biết – bà Hảo chớp chớp cặp mắt – người ta chẳng ai chỉ toàn gặp rủi đâu.

Chúng tôi chỉ cảm nhận từ lời nói của bà một điều gì đó mơ hồ mà thiêng liêng. Điều chắc chắn là bà Hảo không thể nhìn thấy chúng tôi nếu bà không yêu chúng tôi như những báu vật.

Lớn lên, đứa trước, đứa sau cả tôi và cái Hoa cùng ra thị trấn, cách làng đúng một ngày xe ngựa.

Thời gian đầu chưa quen môi trường mới, cả hai đứa thường xin bố mẹ về làng thăm bà. Khi bác xà ích vui tính và tốt bụng ghìm con ngựa để tôi và cái Hoa nhảy xuống, đã thấy bà Hảo chống gậy chờ sẵn ở đó. Chúng tôi, mỗi đứa một bên dìu bà về nhà. Bà Hảo bào bà đã nghe thấy tiếng lọc cọc, lọc cọc của chiếc xe gõ từ trong giấc mơ của bà những đêm trước. Sau này tôi mới biết, chiều nào bà cũng đợi chúng tôi tại nơi chiếc xe ngựa dừng trả khách ở điểm cuối cùng.

Những chuyến thăm bà Hảo của chúng tôi thưa dần. Cả tôi và cái Hoa đều có lũ bạn và con đường về làng, vẫn chỉ có một ngày xe ngựa, trở nên xa mù mịt. Thảng hoặc có giỗ, tết...chỉ mình cái Hoa theo bố mẹ về. Nhưng nó lại đi ngay. Nó bảo bà Hảo rất nhớ tôi và mong tôi học hành cẩn thận. Ban đầu tôi đón nhận điều đó với một chút ân hận vì không về thăm bà. Nhưng rồi tôi quên dần nhiều thứ trong đó có cái làng hẻo lánh của mình, nơi bà Hảo vẫn ngày đêm nghe tiếng lọc cọc của xe ngựa...

(Lược một đoạn: Sau đó nhân vật tôi cùng Hoa đỗ đại học và ra thành phố. Tôi dần lãng quên làng nhỏ tuổi thơ. Nhưng rồi một ngày, sau những vấp ngã trên đường đời, tôi đã tìm về làng nhỏ năm xưa. Tôi đi trên chiếc xe ngựa thân quen năm nào của bác xà ích và bao kỉ niệm chợt ùa về)

Tôi lại dỏng tai đón nhận thứ âm thanh giống như dao động tắt dần của quả lắc đồng hồ. Lát sau thì bà Hảo hiện ra ở lối rẽ. Bà dò đường một cách chật vật, toàn bộ tinh lực hướng về bến xe ngựa. Không cầm được, tôi lao như tên bắn về phía bà:

- Bà! Tôi nghẹn ngào- cháu bị người ta phản bội rồi...

Bà Hảo lần lần từ đầu đến vai tôi như thể xem bà có đang mơ không rồi cười một cách mãn nguyện:

- Bố mày, lớn thế còn khóc như con nít ấy. Dễ thường suôn sẻ cả có khi nó chả thèm biết bà sống hay chết.

- Làm sao bà biết điều đó? – Tôi hỏi bà bằng nỗi sợ hãi.

- Lớn lên khắc biết – bà Hảo vẫn trả lời tôi như từng trả lời hồi tôi còn bé.

Tôi có cảm giác bà Hảo cũng thuộc số người quyết sống chỉ để làm việc không thể bỏ dở. Bởi vì ngay sau đó bà bảo tôi:

- Từ ngày mai bà có thể chết mà không luyến tiếc điều gì.

Tôi đứng chết lặng, cảm thấy vang lên trong lồng ngực tiếng gõ da diết và tàn nhẫn của thời gian. Trước mắt tôi giờ đây là những bến thời gian trắng xóa mà tôi sẽ phải một mình vượt qua.

(Trích Bến thời gian, Tạ Duy Anh, Truyện ngắn chọn lọc – Tạ Duy Anh, NXB Hội nhà văn)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A. Biểu cảm
B. Nghị luận
C. Tự sự
D. Miêu tả

Câu 2. Chỉ ra ngôi kể được dùng trong văn bản trên?

A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ hai
D. Vừa ngôi thứ nhất, vừa ngôi thứ ba

Câu 3. Mỗi chiều, bà Hảo thường đứng ở nơi nào để đợi Hoa và nhân vật tôi?

A. Nơi chiếc xe ngựa bắt đầu đón khách ở điểm đầu tiên
B. Nơi đầu làng
C. Nơi chiếc xe ngựa dừng trả khách ở điểm cuối cùng.
D. Nơi bờ hiên đầy kỉ niệm

Câu 4. Sự việc không xuất hiện trong văn bản?

A. Bà Hảo bị mù cả hai mắt từ khi tôi chưa ra đời.
B. Bà Hảo đón cái Hoa về nuôi mà không chịu ra thị trấn ở với bố mẹ nó
C. Lát sau thì bà Hảo hiện ra ở lối rẽ. Bà dò đường một cách chật vật.
D. Tôi về cùng cái Hoa, bà Hảo vui vẻ ra đón hai đứa ngoài cổng làng.

Câu 5. Cảm hứng chủ đạo của văn bản là gì?

A. Tự hào, yêu thương
B. Nhớ thương, day dứt
C. Đau xót, hối hận
D. Day dứt, tiếc nuối

Câu 6. Từ ngữ nào thể hiện tâm trạng của nhân vật tôi khi gặp lại bà Hảo sau bao năm xa cách?

A. Khóc nấc, ôm lấy bà Hảo
B. Không cầm được, nghẹn ngào
C. Đau xót, hối hận
D. Day dứt, tiếc nuối

Câu 7. Câu văn nào sau đây sử dụng biện pháp chêm xen?

A. Tôi và cháu nội bà - cái Hoa - cùng sinh một năm
B. Lớn lên, đứa trước, đứa sau cả tôi và cái Hoa cùng ra thị trấn
C. Thời gian đầu chưa quen môi trường mới, cả hai đứa thường xin bố mẹ về làng thăm bà
D. Từ ngày mai bà có thể chết mà không luyến tiếc điều gì.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói của nhân vật bà Hảo: “Từ ngày mai bà có thể chết mà không luyến tiếc điều gì”?

Câu 9. Thông điệp có ý nghĩa nhất với anh/chị qua văn bản.

Câu 10. Từ cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật tôi trước thời gian, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tầm quan trọng của việc sử dụng thời gian hợp lý với mỗi người trong cuộc sống ( trình bày 5-7 dòng)

PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và nhân vật trong đoạn trích phần đọc hiểu.

1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Văn 10

PhầnCâuNội dungĐiểm
I ĐỌC HIỂU6,0
1C0.5
2A0.5
3C0.5
4D0.5
5D0.5
6B0.5
7A0.5

8

- Lòng mãn nguyện vì đã đợi chờ được và chứng kiến sự trưởng thành của nhân vật tôi.

- Niềm hạnh phúc, vui mừng vì được gặp lại nhân vật tôi sau bao ngày xa cách.

0.5

9

Thông điệp:

- Cần biết quý trọng thời gian.

- Quý trọng tình cảm

- Sử dụng thời gian hợp lí

- Trân trọng giá trị cuộc sống……

1,0

10

- Cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật tôi trước thời gian: bàng hoàng nhận ra sự chảy trôi tàn nhẫn của thời gian; lo lắng, băn khoăn về việc sẽ phải đối diện một mình với cuộc đời mênh mông phía trước

- Tầm quan trọng của việc sử dụng thời gian hợp lý: nâng cao năng suất, hiệu quả công việc; tiết kiệm được tiền bạc, công sức; cuộc sống có ích hơn...

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và nhân vật trong đoạn trích phần đọc hiểu.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

– Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận.

– Xác định đúng vấn đề: phân tích, đánh giá chủ đề và nhân vật trong đoạn trích phần đọc hiểu.

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

2. Thân bài

Lần lượt trình bày các luận điểm. Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm:

a. Khái quát chủ đề

- Ngợi ca tình người, đó như một điểm tựa nâng đỡ mỗi người, đặc biệt khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

- Cảm thức ám ảnh, tiếc nuối trước sự chảy trôi vô tận của thời gian.

b. Phân tích các nhân vật và mối liên hệ giữa các nhân vật

* Nhân vật tôi:

- Lai lịch: một đứa trẻ ở vùng quê xa xôi, sau rời lên thị trấn và dần trưởng thành, hiện là sinh viên ở một thành phố lớn

-Tâm trạng, nhận thức:

+ Lúc đầu khi rời làng vẫn vui vẻ, háo hức trở về làng thăm bà Hảo.

+ Về sau dần lãng quên nơi làng quê cũ cùng người bà thân yêu dù có chút ân hận .

+ Sau những vấp ngã gặp phải trên đường đời, nhân vật tôi trở về ngôi làng nhỏ năm xưa với mong muốn có một hành trình tìm lại chính mình. Bao nhiêu xúc động, nghẹn ngào xen lẫn nuối tiếc chợt ùa về khi anh gặp lại bà Hảo.

+ Nhận thức được qui luật nghiệt ngã của thời gian và đời người

* Nhân vật bà Hảo:

- Lai lịch: bà nội của Hoa- người bạn thân của nhân vật tôi

- Ngoại hình: đôi mắt không còn nhìn thấy, dáng vẻ chậm chạp theo thời gian

- Phẩm chất: nhân hậu với lòng quan tâm, yêu mến không chỉ dành cho Hoa mà còn cả với nhân vật tôi, thấu trải lẽ đời

- Hai nhân vật có mối liên hệ mật thiết, góp phần làm sáng tỏ chủ đề truyện.

c. Phân tích vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề và sự chi phối của chủ đề đối với đặc điểm nhân vật

- Lời thoại của các nhân vật mang đậm dấu ấn sự chi phối của chủ đề: từ lời nghẹn ngào, thảng thốt của nhân vật tôi cho đến những lời chân thành mà sâu sắc của nhân vật bà hảo.

- Trạng thái chết lặng cùng cảm xúc trăn trở của nhân vật tôi trước vòng xoáy của thời gian và cuộc đời là chi tiết đắt giá, làm nổi bật chủ đề của tác phẩm

3. Kết bài

- Bằng cách kể chuyện chân thật; lời kể tự nhiên, giàu cảm xúc; ngôn ngữ bình dị, tác phẩm đã đem đến cho người đọc câu chuyện cảm động về những tình cảm ấm áp trong cuộc sống

- Bài học với cuộc sống: rộng lòng yêu thương, bao dung độ lượng, biết quí trọng thời gian...

- Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả.

– Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,5

Tổng điểm

10.0

2. Đề thi học kì 2 Văn 10 Cánh diều - Đề 2

2.1 Đề thi học kì 2 Văn 10

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu"

(Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh)​

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính trong bài thơ.

Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích Nhớ con sông quê hương.

Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ trong bài thơ và nêu hiệu quả biểu đạt.

Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với quê hương trong bài thơ.

Câu 5 (2,0 điểm): Nêu thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ. Từ thông điệp đó em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng bàn về giá trị của quê hương đối với cuộc đời của mỗi con người?

Phần 2: Viết (4 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nêu cảm nhận của mình về bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Văn 10

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể loại: thơ tự do

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

1,0 điểm

Câu 2

Bài thơ Nhớ con sông quê hương là sự ca ngợi về vẻ đẹp của con sông quê vô cùng bình dị và chân thật trong tâm tưởng của nhà thơ – đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của ông.

1,0 điểm

Câu 3

Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
+ Ẩn dụ hình thức: "Nước gương trong"
+ Nhân hóa: "Soi tóc những hàng tre"
+ So sánh: "Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè"
- Hiệu quả:
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
+ Làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng
+ Giúp tác giả bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.

1,0 điểm

Câu 4

- Trong bài thơ "Nhớ con sông quê hương", tác giả đã bộc lộ tình cảm trân trọng và yêu tha thiết, mến thương quê hương. Qua bài thơ chúng ta cũng thấy được những khoảng không gian kỉ niệm gần gũi luôn hiện lên vẹn nguyê trong ngần qua dòng hồi tưởng của tác giả mỗi khi nhớ về quê hương.

- Quê hương nuôi dưỡng tâm hồn tác giả, vun đắp cho ông những khát vọng tươi đẹp trong cuộc đời. Quê hương luôn hiện diện trong sâu thẳm tâm hồn và trong trái tim tác giả.

1,0 điểm

Câu 5

- Thông điệp: Hãy luôn trân trọng, yêu quý vẻ đẹp bình dị của quê hương mình. Vì những điều bình dị, mộc mạc ấy đã làm đẹp đời sống tâm hồn ta và giúp ta có thể sống, cống hiến. Cần luôn trân trọng, luôn khắc ghi bóng hình quê hương dẫu ta có đi nơi đâu đi chăng nữa.

- HS trình bày về giá trị của quê hương đối với cuộc đời của mỗi con người.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

2,0 điểm

2.3 Ma trận đề thi học kì 2 Ngữ văn 10

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ tự do

0

2

0

2

0

1

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

3. Đề thi cuối kì 2 Văn 10 Cánh diều - Đề 3

3.1 Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.
Với người láng giềng đang lúc lâm nguy
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.
Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan
Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.
Với chuyến du thuyền đang "khóc" giữa đại dương
Mình mở cửa đón họ vào bến cảng
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.
Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa
"Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại"
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.
Từ mái trường này em sẽ lớn lên
Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước
Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước
Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.
Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm
Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả
Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa
Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!

(Chu Ngọc Thanh)

Câu 1 (1,0 điểm): Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Cho biết phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2 (1,0 điểm): Bài thơ trên nói về sự kiện gì? Cảm xúc của tác giả trong bài thơ?

Câu 3 (1,0 điểm): Việc trích dẫn ý kiến của thủ tướng trong bài thơ có tác dụng gì?

Câu 4 (1,0 điểm): Nêu ý nghĩa của hai dòng thơ:

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Câu 5 (2,0 điểm). Hãy rút ra thông điệp của bài thơ? Từ thông điệp ấy, anh/chị thấy bản thân mình cần học tập và phát huy điều gì để làm rạng danh con người Việt Nam.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học em đã được học.

3.2 Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 10

Phần 1: Đọc hiểu

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể thơ: tự do

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

1,0 điểm

Câu 2

– Bài thơ trên nói về sự kiện:

+ Dịch cúm Covid-19 đang diễn ra và sự đoàn kết của cả nước trước đại dịch.

+ Tấm lòng nhân ái của đất nước ta với láng giềng và công dân các nước khác trên du thuyền.

+ Trách nhiệm của chính phủ Việt Nam với công dân của mình ở vùng dịch.

– Cảm xúc của tác giả trong bài thơ: yêu thương, tự hào

1,0 điểm

Câu 3

– Tác giả trích dẫn ý kiến của thủ tướng: “Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”

– Tác dụng:

+ Làm bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu tính biểu cảm, giàu sức thuyết phục.

+ Thể hiện tinh thần, truyền thống nhân văn cao đẹp của con người Việt Nam: tinh thần tương thân tương ái của người Việt và trách nhiệm cao cả, sự quan tâm lớn lao của chính phủ với công dân của mình.

1,0 điểm

Câu 4

Ý nghĩa của hai dòng thơ:

– Đề cao lòng nhân ái, tình yêu thương. Khẳng định “nhân ái” chính là sức mạnh lớn nhất giúp con người vượt qua mọi nỗi sợ hãi.

– Khi trong mỗi con người ai cũng có lòng nhân ái thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh, đoàn kết; con người sẽ không còn sợ sự cô độc, lạc lõng.

1,0 điểm

Câu 5

– Thông điệp của bài thơ: Hãy sống yêu thương nhân ái và trách nhiệm.

– Đưa ra những điều bản thân em cần học tập và phát huy.

Gợi ý: Các em có thể tham khảo

+ Rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân.

+ Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

+ Thể hiện tình yêu thương, lòng nhân ái và trách nhiệm bằng các hành động thiết thực.

+ Sống có ước mơ hoài bão, góp phần phát triển đất nước.

+ Lên án lối sống vô trách nhiệm, thờ ơ, vô cảm.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm



0,25 điểm




2,5 điểm











0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học em đã được học.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả, bối cảnh lịch sử (nếu cần) và khái quát giá trị của tác phẩm.

-Nêu tóm tắt nội dung chính của tác phẩm.

- Phân tích giá trị của tác phẩm (nội dung và nghệ thuật)

- Đánh giá (nhận xét, bình luận) về thành công của tác giả trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật

- Khái quát về vị trí, ý nghĩa của tác phẩm đối với sự nghiệp văn học của tác giả.

- Nêu ấn tượng và cảm xúc của anh/chị về các yếu tố đã phân tích.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

3.3 Ma trận đề kiểm tra học kì 2 Văn 10

T

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ tự do

0

2

0

2

0

1

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ tự do

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

- Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Hiểu được nội dung chính của văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

2TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

Nhận biết:

- Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của tác phẩm.

- Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm.

- Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm).

Vận dụng cao:

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.

1TL*

Tổng

2TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

............

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Văn 10

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 782
  • Lượt xem: 13.940
  • Dung lượng: 152,8 KB
Sắp xếp theo