Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lí 10 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều 3 Đề kiểm tra cuối kì 2 Địa 10 (Có đáp án, ma trận)

Đề thi cuối kì 2 Địa lí 10 Cánh diều năm 2023 - 2024 bao gồm 3 đề kiểm tra học kì 2 có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.

TOP 3 Đề kiểm tra cuối kì 2 Địa lí 10 Cánh diều được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 10. Thông qua 3 đề kiểm tra cuối kì 2 Địa lí 10 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Với 3 đề kiểm tra cuối kì 2 Địa lí 10 Cánh diều có đáp án kèm theo sẽ giúp các bạn so sánh được kết quả sau khi hoàn thành bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi học kì 2 Lịch sử 10 Cánh diều.

1. Đề thi học kì 2 Địa lí 10 Cánh diều - Đề 1

1.1 Đề kiểm tra học kì 2 Địa lí 10

SỞ GD&ĐT ……..

TRƯỜNG THPT……………..

(Đề thi gồm có 03 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2023-2024

Môn: Địa lí 10

Thời gian làm bài: ...... phút, không kể thời gian giao đề

(Học sinh làm bài trực tiếp vào tờ đề thi)

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 Điểm)

Câu 1: Ngành kinh tế nào sau đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ?

A. Du lịch.
B. Thương mại.
C. Xây dựng.
D. Giao thông vận tải.

Câu 2: Nhận định nào dưới đây không đúng về cơ cấu kinh tế?

A. Cơ cấu kinh tế hợp lí sẽ thúc đẩy nền kinh tế ở mỗi quốc gia tăng trưởng nhanh.
B. Việc xác định đúng cơ cấu kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia.
C. Trong các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành có vai trò quan trọng.
D. Cơ cấu kinh tế có tính bất biến theo thời gian, không thay đổi trong không gian.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo khu vực của các nước đang phát triển?

A. Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm.
B. Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng tăng.
C. Tỉ trọng nông nghiệp còn cao, tỉ trọng công nghiệp đã tăng.
D. Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng rất cao.

Câu 4: Cơ cấu theo ngành phản ánh

A. trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội.
B. trình độ phát triển, thế mạnh mỗi lãnh thổ.
C. sản phẩm phân công lao động theo lãnh thổ.
D. khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất.

Câu 5: Cơ cấu kinh tế phân theo lãnh thổ là kết quả của

A. quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.
B. khả năng thu hút vốn đầu tư theo lãnh thổ.
C. sự phân bố tài nguyên theo lãnh thổ.
D. sự phân hóa khí hậu, nguồn nước theo lãnh thổ.

Câu 6: Loại cây nào sau đây trồng ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa?

A. Chè.
B. Củ cải đường.
C. Cao su.
D. Bông.

Câu 7: Phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi được cung cấp bởi

A. sản phẩm của ngành trồng cây công nghiệp.
B. sản phẩm của ngành trồng cây lương thực.
C. sản phẩm của ngành thuỷ sản.
D. các đồng cỏ tự nhiên.

Câu 8: Cây lương thực bao gồm có những loại cây nào?

A. Lúa gạo, lúa mì, ngô, kê.
B. Lúa gạo, lúa mì, ngô, lạc.
C. Lúa gạo, lúa mì, ngô, đậu.
D. Lúa gạo, lúa mì, ngô, mía.

Câu 9: Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có tiến bộ vượt bậc nhờ vào

A. điều kiện khí hậu, nguồn nước.
B. kinh nghiệm trong sản xuất.
C. giống cây trồng, vật nuôi nhiều.
D. công nghiệp chế biến thức ăn.

Câu 10: Điều kiện sinh thái của cây trồng là các đòi hỏi của cây về chế độ nào?

A. Nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và địa hình để phát triển.
B. Nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và giống cây để phát triển.
C. Nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và chất đất để phát triển.
D. Nhiệt, ánh sáng, ẩm, chất dinh dưỡng và nguồn nước để phát triển.

Câu 11: Cây chè cần điều kiện khí hậu nào sau đây?

A. Nhiệt độ ôn hoà, có mưa nhiều.
B. Nhiệt ẩm rất cao và theo mùa.
C. Nhiều ánh sáng, nóng, ổn định.
D. Nhiệt ẩm cao, không gió bão.

Câu 12: Đặc điểm sinh thái của cây lúa gạo là ưa dạng khí hậu như thế nào?

A. Ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.
B. Nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.
C. Nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.
D. Nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

Câu 13: Các loại cây nào sau đây trồng nhiều ở miền nhiệt đới?

A. Mía, đậu tương.
B. Đậu tương, củ cải đường.
C. Củ cải đường, chè.
D. Chè, đậu tương.

Câu 14: Cây mía ưa loại đất nào sau đây?

A. Phù sa cổ.
B. Phù sa mới.
C. Đất đen.
D. Đất ba dan.

Câu 15: Cây cao su cần điều kiện khí hậu nào sau đây?

A. Nhiều ánh sáng, nóng, ổn định.
B. Nhiệt ẩm cao, không gió bão.
C. Nhiệt độ ôn hoà, có mưa nhiều.
D. Nhiệt, ẩm rất cao và theo mùa.

Câu 16: Loại cây nào sau đây không trồng ở miền nhiệt đới?

A. Mía.
B. Cà phê.
C. Cao su.
D. Củ cải đường.

Câu 17: Hình thức chăn nuôi gia cầm phổ biến nhất hiện nay là

A. bán chuồng trại.
B. tập trung công nghiệp.
C. chăn thả.
D. chuồng trại.

Câu 18: Năng suất cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào?

A. Độ nhiệt ẩm.
B. Nguồn nước tưới.
C. Diện tích đất.
D. Chất lượng đất.

Câu 19: Quy mô sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây?

A. Nguồn nước tưới.
B. Diện tích đất.
C. Chất lượng đất.
D. Độ nhiệt ẩm.

Câu 20: Yếu tố nào sau đây của sản xuất nông nghiệp ít phụ thuộc vào đất đai hơn cả?

A. Cơ cấu vật nuôi.
B. Mức độ thâm canh.
C. Quy mô sản xuất.
D. Tổ chức lãnh thổ.

Câu 21: Vai trò nào sau đây không đúng với ngành sản xuất nông nghiệp?

A. Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
B. Mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn.
C. Tạo ra máy móc thiết bị cho sản xuất.
D. Cung cấp lương thực cho con người.

Câu 22: Đặc điểm nào sau đây là quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp?

A. Sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên.
B. Sản xuất có đặc tính là mùa vụ.
C. Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu.
D. Đối tượng là cây trồng, vật nuôi.

Câu 23: Nông nghiệp có vai trò nào sau đây?

A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
B. Sản xuất ra một khối lượng sản phẩm rất lớn.
C. Tạo ra máy móc thiết bị cho các ngành sản xuất.
D. Tạo điều kiện khai thác các nguồn tài nguyên khác.

Câu 24: Tư liệu sản xuất của ngành nông nghiệp là

A. khí hậu.
B. sông ngòi.
C. đất trồng.
D. địa hình.

II. TỰ LUẬN (4 Điểm)

Câu 1 (2,5 điểm). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.

Câu 2 (1,5 điểm). Trình bày đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta

1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Địa lí 10

I. Trắc nghiệm

Mỗi câu 0,25 điểm

1-C2-D3-C4-D5-A6-D7-B8A
9-D10-C11-A12-C13-A14-B15-B16D
17-B18-D19-B20-A21-C22-D23-A24-C

II. Tự luận

Câu 1: (1,5 điểm)

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ:

- Vị trí địa lý có ý nghĩa trong việc thu hút vốn đầu tư, nguồn lao động chất lượng cao, tiếp cận thị trường bên ngoài, thực hiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

- Nhân tố tự nhiên các tác động tới trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của một số loại hình dịch vụ: Địa hình, khí hậu tác động trực tiếp đến hoạt động của giao thông vận tải và dịch vụ.

- Nhân tố kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng nhất tới sự phát triển và phân bố dịch vụ.

+ Trình độ phát triển kinh tế mang tính quyết định đến định hướng phát triển, trình độ phát triển và quy mô của dịch vụ.

+ Đặc điểm dân số, lao động ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, cơ cấu, mạng lưới dịch vụ.

+ Vốn đầu tư, khoa học công nghệ ảnh hưởng đến quy mô, trình độ phát triển dịch vụ.

+ Thị trường ảnh hưởng tới hướng phát triển, tốc độ và quy mô phát triển của ngành dịch vụ.

Câu 2 (1,5 điểm). Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta

*) Đặc điểm phát triển

- Dịch vụ nước ta chưa phát triển mạnh so với các nước trong khu vực (38,5% năm 2002).

- Hiện nay:

+ Dịch vụ nước ta phát triển khá nhanh và có nhiều cơ hội vươn lên. Phát triển nhất là ngành dịch vụ tiêu dùng.

+ Thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào các hoạt động dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, du lịch…

=> Nhờ chính sách mở cửa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Vấn đề đặt ra:

+ Nâng cao trình độ công nghệ.

+ Đào tạo lao động lành nghề.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại.

*) Đặc điểm phân bố

- Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất.

- Các trung tâm dịch vụ nước ta chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta.

1.3 Ma trận đề thi học kì 2 Địa lí 10

STT

TÊN BÀI

NB

TH

VD

VDC

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

2

1

1

2

Địa lí một số ngành công nghiệp

2

1

3

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

2

1

1

4

Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

2

1

1

5

Địa lí ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

2

1

6

Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch

2

1

1

7

Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

1

1

8

Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

1

1

TỔNG

14

8

1

2

1

2. Đề thi học kì 2 môn Địa lí 10 Cánh diều - Đề 2

2.1 Đề kiểm tra học kì 2 Địa 10

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Tính chất tập trung của sản xuất công nghiệp là trên một diện tích nhất định, không phải

A. xây dựng nhiều xí nghiệp.
B. thu hút nhiều người lao động.
C. tạo khối lượng lớn sản phẩm.
D. dùng nhiều kĩ thuật sản xuất.

Câu 2. Ngành nào không thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến?

A. Sản xuất hàng tiêu dùng.
B. Khai thác mỏ.
C. Luyện kim.
D. Cơ khí.

Câu 3. Các ngành công nghiệp như dệt - may, da giày, công nghiệp thực phẩm thường phân bố ở

A. gần nguồn nguyên liệu.
B. nông thôn.
C. vùng duyên hải.
D. thị trường tiêu thụ.

Câu 4. Ngành công nghiệp nào được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới?

A. khai thác dầu khí.
B. khai thác than.
C. sản xuất hàng tiêu dùng.
D. điện tử - tin học.

Câu 5. Công nghiệp thực phẩm không có vai trò nào sau đây?

A. Tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.
B. Thúc đẩy các ngành công nghiệp nặng.
C. Tạo khả năng xuất khẩu, tích lũy vốn.
D. Góp phần cải thiện đời sống người dân.

Câu 6. Các quốc gia nào sau đây có trữ lượng quặng bô-xít lớn trên thế giới?

A. LB Nga, U-crai-na, Trung Quốc.
B. Chi-lê, Hoa Kì, Ca-na-đa, LB Nga.
C. Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, LB Nga.
D. Ô-xtrây-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin.

Câu 7. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp là đặc điểm của

A. điểm công nghiệp.
B. khu công nghiệp.
C. trung tâm công nghiệp.
D. vùng công nghiệp.

Câu 8. Đặc điểm của trung tâm công nghiệp là

A. khu vực có ranh giới rõ ràng.
B. nơi có một đến hai xí nghiệp.
C. có dịch vụ hỗ trợ công nghiệp.
D. gắn với đô thị vừa và lớn.

Câu 9. Nhận định nào sau đây không phải của vùng công nghiệp?

A. Có không gian rộng lớn.
B. Có các ngành phục vụ và bổ trợ.
C. Chỉ gồm các điểm công nghiệp.
D. Có hướng chuyên môn hóa.

Câu 10. Khu công nghiệp có vai trò nào sau đây?

A. Đóng góp vào nguồn thu của nghiệp địa phương.
B. Cơ sở hình thành các thức tổ chức lãnh thổ khác.
C. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.
D. Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Câu 11. Hoạt động thuộc dịch vụ kinh doanh là?

A. Bảo hiểm, hành chính công.
B. Ngân hàng, bưu chính.
C. Giáo dục, thể dục, thể thao.
D. Các hoạt động đoàn thể.

Câu 12. Nhân tố nào sau đây có tác động mạnh mẽ nhất đến nhịp độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ?

A. Quy mô dân số.
B. Tỉ suất giới tính.
C. Cơ cấu theo tuổi.
D. Gia tăng dân số.

Câu 13. Ở các nước đang phát triển, sự bùng nổ của các dịch vụ là hậu quả của

A. nạn thất nghiệp, thiếu việc làm.
B. quy mô lãnh thổ được mở rộng.
C. tỉ lệ gia tăng dân số quá cao.
D. tốc độ phát triển kinh tế nhanh.

Câu 14. Ưu điểm của ngành vận tải đường ô tô là

A. vận tải được hàng nặng trên đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ.
B. tiện lợi, cơ động và có khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình.
C. rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chuyển nhanh.
D. trẻ, tốc độ cao, đóng vai trò đặc biệt trong vận tải hành khách quốc tế.

Câu 15. Phần lớn các hải cảng lớn trên thế giới tập trung ở

A. hai bờ bắc Đại Tây Dương và bờ tây Thái Bình Dương.
B. ven bờ đông Thái Bình Dương và phía nam Ấn Độ Dương
C. bờ đông Thái Bình Dương và phía nam Bắc Băng Dương.
D. phía nam Ấn Độ Dương và bờ tây Thái Bình Dương.

Câu 16. Quốc gia có đội tàu buôn lớn nhất trên thế giới là

A. Nhật Bản.
B. Panama.
C. Hoa Kì.
D. LB Nga.

Câu 17. Dịch vụ tài chính không bao gồm:

A. tạo hàng hóa.
B. nhận tiền gửi.
C. cấp tín dụng.
D. thanh khoản.

Câu 18. Ngành tài chính - ngân hàng có vai trò nào sau đây?

A. Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau.
B. Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí và phục hồi sức khoẻ của người dân.
C. Tạo nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
D. Thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế, góp phần tạo việc làm, điều tiết sản xuất.

Câu 19. Các trung tâm buôn bán lớn nhất trên thế giới hiện nay là

A. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc.
B. Hoa Kì, Tây Âu, Hàn Quốc, Bra-xin.
C. Hoa Kì, Tây Âu, Ấn Độ, Ac-hen-ti-na.
D. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản, Xin-ga-po.

Câu 20. Các cường quốc về xuất nhập khẩu hiện nay là

A. Trung Quốc, Hoa Kì, Đức, Nhật Bản, Ca-na-đa.
B. Trung Quốc, Hoa Kì, Đức, Nhật Bản, Ấn Độ.
C. Trung Quốc, Hoa Kì, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp.
D. Trung Quốc, Hoa Kì, Đức, Nhật Bản, LB Nga.

Câu 21. Tài nguyên thiên nhiên là một khái niệm có tính

A. phát triển.
B. cố định.
C. không đổi.
D. ổn định.

Câu 22. Tài nguyên thiên nhiên chia như thế nào theo thuộc tính tự nhiên?

A. tài nguyên đất, tài nguyên nông nghiệp, khoáng sản.
B. tài nguyên nước, sinh vật, đất, khí hậu, khoáng sản.
C. tài nguyên công nghiệp, đất, sinh vật, khoáng sản.
D. tài nguyên khí hậu, du lịch, nông nghiệp, sinh vật.

Câu 23. Phát triển bền vững là bảo đảm cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao trong

A. môi trường sống lành mạnh.
B. tình hình an ninh toàn cầu tốt.
C. nền kinh tế tăng trưởng cao.
D. xã hội đảm bảo sự ổn định.

Câu 24. Việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên, môi trường hiện nay có ý nghĩa cấp thiết trên bình diện

A. toàn thế giới.
B. các nước đang phát triển.
C. các nước kinh tế phát triển.
D. từng châu lục.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: Nêu ra 4 thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0? (1,5 điểm)

Câu 2: Phân tích mối liên hệ giữa môi trường và tự nhiên, lấy minh chứng cụ thể? (2,5 điểm)

2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Địa lí 10

I. Trắc nghiệm

Mỗi câu 0,25 điểm

1-D2-B3-D4-D5-B6-D7-A
9-C10-D11-B12-D13-C14-B15-A
17-A18-D19-A20-C21-A22-B23-A

II. Tự luận

Câu 1: (1,5 điểm)

Học sinh nêu đúng 4 thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0.

Ví dụ như:

  • Dữ liệu lớn: Kho dữ liệu lớn, không giới hạn giúp con người lưu trữ cũng như là nguồn dữ liệu để nghiên cứu.
  • Kết nối internet: Mọi thứ đều được kết nối không dây qua internet bằng thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính, tivi,…
  • AI (trí tuệ nhân tạo): Cỗ máy hoạt động thông minh như hoạt động tư duy của con người.
  • Máy in 3D: máy in tạo hình ra những vật thể 3D cho con người.
  • Hoặc là những thành tựu về sinh học trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản;
  • Robot tự động hoá giúp con người trong hoạt động sản xuất.

Câu 2: (2,5 điểm)

Môi trường và tự nhiên có mối liên hệ chặt chẽ như sau:

Tài nguyên thiên nhiên xuất phát chính từ môi trường tự nhiên

Ví dụ như tài nguyên rừng được phát triển từ môi trường ngoài tự nhiên.

Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt sẽ dẫn đến môi trường tự nhiên bị huỷ hoại.

Ví dụ như việc khai thác rừng quá mức khiến cho tình trạng đồi trọc diễn ra từ đó khiến cho môi trường bị huỷ hoại như sạt lở.

Khi môi trường bị huỷ hoạt và ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên thiên nhiên.

Ví dụ như môi trường sông hồ bị ô nhiễm dẫn đến con người mất nguồn nước sạch, tài nguyên sinh vật trong nước cũng mất dần.

.............

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Địa lí 10 Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 313
  • Lượt xem: 9.349
  • Dung lượng: 41,9 KB
Sắp xếp theo