Bộ đề thi học kì 2 lớp 10 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều (8 Môn) Đề thi cuối học kì 2 lớp 10 (Có đáp án, ma trận)

TOP 11 Đề thi cuối kì 2 lớp 10 năm 2023 - 2024 Cánh diều có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Đề thi học kì 2 lớp 10 bao gồm các môn như: Toán, tiếng Anh, Tin học, Ngữ văn, Hóa học, Lịch sử, Địa lí, Sinh học.

Đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 10 Cánh diều được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa lớp 10. Thông qua đề thi học kì 2 lớp 10 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đồng thời giúp học sinh có thêm nhiều tư liệu học tập để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Đề thi cuối kì 2 môn Ngữ văn 10

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.
Với người láng giềng đang lúc lâm nguy
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.
Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan
Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.
Với chuyến du thuyền đang "khóc" giữa đại dương
Mình mở cửa đón họ vào bến cảng
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.
Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa
"Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại"
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.
Từ mái trường này em sẽ lớn lên
Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước
Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước
Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.
Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm
Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả
Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa
Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!

(Chu Ngọc Thanh)

Câu 1 (1,0 điểm): Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Cho biết phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2 (1,0 điểm): Bài thơ trên nói về sự kiện gì? Cảm xúc của tác giả trong bài thơ?

Câu 3 (1,0 điểm): Việc trích dẫn ý kiến của thủ tướng trong bài thơ có tác dụng gì?

Câu 4 (1,0 điểm): Nêu ý nghĩa của hai dòng thơ:

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Câu 5 (2,0 điểm). Hãy rút ra thông điệp của bài thơ? Từ thông điệp ấy, anh/chị thấy bản thân mình cần học tập và phát huy điều gì để làm rạng danh con người Việt Nam.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học em đã được học.

Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 10

Phần 1: Đọc hiểu

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể thơ: tự do

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

1,0 điểm

Câu 2

– Bài thơ trên nói về sự kiện:

+ Dịch cúm Covid-19 đang diễn ra và sự đoàn kết của cả nước trước đại dịch.

+ Tấm lòng nhân ái của đất nước ta với láng giềng và công dân các nước khác trên du thuyền.

+ Trách nhiệm của chính phủ Việt Nam với công dân của mình ở vùng dịch.

– Cảm xúc của tác giả trong bài thơ: yêu thương, tự hào

1,0 điểm

Câu 3

– Tác giả trích dẫn ý kiến của thủ tướng: “Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”

– Tác dụng:

+ Làm bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu tính biểu cảm, giàu sức thuyết phục.

+ Thể hiện tinh thần, truyền thống nhân văn cao đẹp của con người Việt Nam: tinh thần tương thân tương ái của người Việt và trách nhiệm cao cả, sự quan tâm lớn lao của chính phủ với công dân của mình.

1,0 điểm

Câu 4

Ý nghĩa của hai dòng thơ:

– Đề cao lòng nhân ái, tình yêu thương. Khẳng định “nhân ái” chính là sức mạnh lớn nhất giúp con người vượt qua mọi nỗi sợ hãi.

– Khi trong mỗi con người ai cũng có lòng nhân ái thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh, đoàn kết; con người sẽ không còn sợ sự cô độc, lạc lõng.

1,0 điểm

Câu 5

– Thông điệp của bài thơ: Hãy sống yêu thương nhân ái và trách nhiệm.

– Đưa ra những điều bản thân em cần học tập và phát huy.

Gợi ý: Các em có thể tham khảo

+ Rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân.

+ Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

+ Thể hiện tình yêu thương, lòng nhân ái và trách nhiệm bằng các hành động thiết thực.

+ Sống có ước mơ hoài bão, góp phần phát triển đất nước.

+ Lên án lối sống vô trách nhiệm, thờ ơ, vô cảm.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm



0,25 điểm




2,5 điểm











0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học em đã được học.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả, bối cảnh lịch sử (nếu cần) và khái quát giá trị của tác phẩm.

-Nêu tóm tắt nội dung chính của tác phẩm.

- Phân tích giá trị của tác phẩm (nội dung và nghệ thuật)

- Đánh giá (nhận xét, bình luận) về thành công của tác giả trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật

- Khái quát về vị trí, ý nghĩa của tác phẩm đối với sự nghiệp văn học của tác giả.

- Nêu ấn tượng và cảm xúc của anh/chị về các yếu tố đã phân tích.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Ma trận đề kiểm tra học kì 2 Văn 10

T

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ tự do

0

2

0

2

0

1

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ tự do

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

- Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Hiểu được nội dung chính của văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

2TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

Nhận biết:

- Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của tác phẩm.

- Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm.

- Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm).

Vận dụng cao:

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.

1TL*

Tổng

2TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

............

Đề thi Lịch sử 10 học kì 2

Đề thi cuối kì 2 Sử 10

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Bộ luật nào dưới đây được ban hành dưới thời Nguyễn?

A. Hoàng triều luật lệ.
B. Quốc triều hình luật.
C. Hình luật.
D. Hình thư.

Câu 2. Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt với kinh đô chủ yếu là

A. Hoa Lư.
B. Phú Xuân.
C. Tây Đô.
D. Thăng Long.

Câu 3. Các dân tộc ở Việt Nam hiện nay được xếp vào bao nhiêu nhóm ngữ hệ?

A. 3 nhóm ngữ hệ.
B. 4 nhóm ngữ hệ.
C. 5 nhóm ngữ hệ.
D. 6 nhóm ngữ hệ.

Câu 4. Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ nền văn minh nào dưới đây?

A. Văn minh sông Mã.
B. Văn minh phương Đông.
C. Văn minh phương Tây.
D. Văn minh Việt cổ.

Câu 5. Hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam là

A. khai thác lâm sản.
B. nuôi trồng thủy sản.
C. trồng trọt, chăn nuôi.
D. chăn nuôi, đánh bắt cá.

Câu 6. Hiện nay, Đảng và nhà nước Việt Nam chú trọng vấn đề nào trong chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số?

A. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc.
B. Nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
D. Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào các dân tộc.
C. Củng cố, bảo vệ các địa bàn chiến lược, trọng yếu ở vùng biên giới.

Câu 7. Trang phục truyền thống trong các dịp lễ, tết của người phụ nữ Việt Nam là

A. Dân tộc Lô Lô.
B. Dân tộc Thái.
C. Dân tộc Hà Nhì.
D. Dân tộc H’mông.

Câu 8. Một trong những tác phẩm về khoa học quân sự nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn là

A. Binh thư yếu lược.
B. Hổ trướng khu cơ.
C. Tam thập lục kế.
D. Thập nhị binh thư.

Câu 9. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV là giai đoạn văn minh Đại Việt

A. có sự giao lưu với văn minh phương Tây.
B. có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu.
C. phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
D. bước đầu được định hình.

Câu 10. Công trình kiến trúc nào của người Việt được đánh giá là “tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong những công trình còn lại rất ít trên thế giới”?

A. Thành Cổ Loa (Hà Nội).
B. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
C. Thành Đa Bang (Ba Vì).
D. Thành Bản Phủ (Điện Biên).

Câu 11. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

A. Ngày càng phong phú, đa dạng.
B. Mang tính thống nhất trong sự đa dạng.
C. Có nét độc đáo riêng của từng tộc người.
D. Đơn điệu, nhàm chán, không có bản sắc riêng.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

A. Là nền tảng, quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
B. Góp phần thiết thực, đưa công cuộc kháng chiến, kiến quốc đến thành công.
C. Là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới.
D. Là yếu tố không thể tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo.

Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Đại Việt?

A. Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
B. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.
C. Tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh bên ngoài.
D. Ảnh hưởng sâu sắc của các nền văn minh Tây Á và Bắc Phi.

Câu 14. Nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc hình thành và phát triển nền văn minh Đại Việt là

A. tiền đề từ các nền văn minh cổ trên đất nước ta.
B. sự du nhập của các thành tựu văn minh bên ngoài.
C. nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.
D. sự giao lưu và tiếp biến với văn hóa Trung Quốc.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tình hình kinh tế của Đại Việt thời phong kiến?

A. Hoạt động buôn bán giữa các làng, các vùng trong nước diễn ra nhộn nhịp.
B. Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước.
C. Thủ công nghiệp phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và trao đổi.
D. Không có quan hệ trao đổi, buôn bán với bất kì quốc gia nào.

Câu 16. Ở Việt Nam thời phong kiến, tư tưởng nào được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất để đánh giá con người và các hoạt động xã hội?

A. Tương thân tương ái.
B. Yêu nước, thương dân.
C. Yêu chuộng hòa bình.
D. Nhân nghĩa, dũng cảm.

Câu 17. Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc từ nền văn minh Trung Quốc các thành tựu về

A. tôn giáo (Hin-đu giáo), nghệ thuật, kiến trúc...
B. chữ La-tinh, thể chế chính trị, luật pháp,...
C. tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử,...
D. tôn giáo (Công giáo), chữ viết, luật pháp,...

Câu 18. Việc nhà nước Lê đặt lệ xướng danh và khắc tên các tiến sĩ vào bia đá ở Văn Miếu đã thể hiện chính sách nào?

A. Trọng dụng nhân tài.
B. Trọng nông, ức thương.
C. Yêu nước, thương dân.
D. Đoàn kết toàn dân tộc.

Câu 19. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về quá trình phát triển của văn minh Đại Việt?

A. Văn minh Đại Việt bước đầu được định hình vào khoảng thế kỉ X.
B. Phát triển mạnh mẽ, thể hiện tính dân tộc rõ nét trong các thế kỉ XI – XV.
C. Đầu thế kỉ XVI, văn minh Đại Việt có sự giao lưu với văn hóa phương Tây.
D. Nhà Nguyễn sụp đổ (1945) đã chấm dứt sự phát triển của văn minh Đại Việt.

Câu 20. So với chữ Hán và chữ Nôm, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La-tinh có ưu điểm gì?

A. Có hàng ngàn kí tự nên dễ dàng diễn đạt các khái niệm trừu tượng.
B. Dễ dàng ghi nhớ do sử dụng hình ảnh minh họa để diễn đạt ngôn từ.
C. Nhiều hình nét, kí tự nên dễ dàng phổ biến rộng rãi trong dân chúng.
D. Tiện lợi, khoa học, khả năng ghép chữ linh hoạt, dễ phổ biến, ghi nhớ.

Câu 21. Cư dân Nam Bộ có hình thức họp chợ độc đáo nào?

A. Họp chợ theo phiên.
B. Họp chợ trong các khu phố.
C. Họp chợ trên sông (chợ nổi).
D. Những người yêu nhau lấy chợ làm nơi hò hẹn (chợ tình).

Câu 22. Nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ giữa các dân tộc – tộc người của Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay là gì?

A. “Các dân tộc giữ gìn bản văn hóa sắc riêng”.
B. “Chú trọng phát triển kinh tế các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa”.
C. “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.
D. “Chính sách dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài, là vấn đề cấp bách”.

Câu 23. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay?

A. Mức độ ảnh hưởng của các tôn giáo tùy theo vùng miền, tộc người.
B. Tại Việt Nam có sự hiện diện của các tôn giáo lớn trên thế giới.
C. Thường xuyên diễn ra các cuộc xung đột về tôn giáo, sắc tộc.
D. Các tôn giáo cùng tồn trại và phát triển một cách hòa hợp.

Câu 24. Nhận xét nào sau đây đúng về các chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam?

A. Mang tính cụ thể, chỉ được triển khai trên một lĩnh vực nhất định.
B. Triển khai trên diện rộng nhưng thiếu trọng tâm và trọng điểm.
C. Thiếu tính sáng tạo, chưa phát huy được hiệu quả trên thực tế.
D. Mang tính toàn diện, khai thác mọi tiềm năng của đất nước.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Hãy nhận xét về ưu điểm, hạn chế và phân tích ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.

Câu 2 (2,0 điểm):

a. Nêu suy nghĩ của anh/ chị về việc đặt tên “Diên Hồng” cho phòng họp chính trong tòa nhà Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b. Theo anh/ chị, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để góp phần xây dựn khối đoàn kết dân tộc?

Đáp án đề thi học kì 2 Sử 10

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-D

3-C

4-D

5-C

6-A

7-B

8-A

9-C

10-B

11-D

12-B

13-D

14-C

15-D

16-B

17-C

18-A

19-D

20-D

21-C

22-C

23-C

24-D

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Ưu điểm:

+ Là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, hình thành dựa trên sự kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, tiếp biến các yếu tố của văn minh nước ngoài

+ Phát triển rực rỡ, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Yếu tố xuyên suốt quá trình phát triển của văn minh Đại Việt là truyền thống yêu nước, nhân ái, nhân văn và tính cộng đồng sâu sắc

- Han chế:

+ Do chính sách “trọng nông ức thương” của một số triều đại phong kiến nên kinh tế hàng hoá còn nhiều hạn chế.

+ Lĩnh vực khoa học, kĩ thuật chưa thực sự phát triển.

+ Kinh tế nông nghiệp, thiết chế làng xã và mô hình quân chủ chuyên chế cũng góp phần tạo ra tính thụ động, tư tưởng quân bình, thiếu năng động, sáng tạo của cá nhân và xã hội.

+ Những hạn chế về tri thức khoa học khiến đời sống tinh thần của cư dân vẫn còn nhiều yếu tố duy tâm.

- Ý nghĩa của văn minh Đại Việt

+ Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.

+ Là tiền đề và điều kiện quan trọng để tạo nên sức mạnh của dân tộc trong công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, đồng thời, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy được những thành tựu và giá trị của văn minh Việt cổ.

+ Văn minh Đại Việt có giá trị lớn đối với quốc gia, dân tộc Việt Nam và một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt đã được UNESCO ghi danh.

Câu 2 (2,0 điểm):

(*) Lưu ý:

- Học sinh trình bày quan điểm cá nhân.

- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài

(*) Tham khảo:

- Yêu cầu a. Trong lịch sử, Hội nghị Diên Hồng là hội nghị đoàn kết toàn dân tộc. Việc đặt tên “Diên Hồng” cho phòng họp chính trong tòa nhà Quốc hội là một hình thức khắc sâu ý nghĩa của đại đoàn kết dân tộc trong mọi hoàn cảnh,... (vì: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của cả nước, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân).

- Yêu cầu b. Để góp phần xây dựng khối đoàn kết dân tộc, thế hệ trẻ Việt Nam cần:

+ Ủng hộ, tham gia các hoạt động xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc;

+ Không có lời nói và những hành vi mang tính kì thị, phân biệt vùng miền, dân tộc; gây chia rẽ đoàn kết dân tộc;

+ Tìm hiểu về phong tục, tập quán của các dân tộc; Tôn trọng sự khác biệt và đa dạng văn hóa giữa các dân tộc...

Đề thi học kì 2 môn Hóa học 10

Đề thi học kì 2 môn Hóa học 10

SỞ GD&ĐT ……..

TRƯỜNG THPT……………..

(Đề thi gồm có 03 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2022-2023

Môn: Hóa học 10

Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề

Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Số oxi hoá của carbon trong hợp chất CO là

A. +1.
B. -1.
C. +2.
D. -2.

Câu 2: Cho các chất và ion sau: NH3; NO; Ca(NO3)2; NH4+; (NH4)2SO4; N2O3. Số trường hợp trong đó nitrogen có số oxi hoá -3 là

A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.

Câu 3: Cho các phát biểu sau:

(a). Sự oxi hoá là sự nhường electron hay sự làm tăng số oxi hoá.

(b). Trong quá trình oxi hoá, chất khử nhận electron.

(c). Sự khử là sự nhận electron hay là sự làm giảm số oxi hoá.

(d). Trong quá trình khử, chất oxi hoá nhường electron.

Số phát biểu đúng là

A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.

Câu 4: Cho phản ứng sau: 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O. Vai trò của H2SO4 trong phản ứng là

A. chất khử.
B. chất oxi hoá.
C. chất tạo môi trường.
D. vừa là chất oxi hoá, vừa là chất tạo môi trường phản ứng.

Câu 5: Cho các phản ứng hoá học sau:

(1) Phản ứng đốt cháy hydrogen: 2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l).

(2) Phản ứng nung vôi: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g).

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt.
B. Cả hai phản ứng đều toả nhiệt
C. Phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
D. Cả hai phản ứng đều thu nhiệt.

Câu 6. S vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?

A. S + O2 → SO2
B. S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
C. S + Mg → MgS
D. S + 6NaOH → 2Na2S + Na2SO3 + 3H2O

Câu 7: Cho các phát biểu sau:

(a). Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp suất 1 atm và 25 oC.

(b). Nhiệt (toả ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298 K là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đó.

(c). Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng thu nhiệt.

(d). Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh lạnh đi là do các phản ứng này thu nhiệt và lấy nhiệt từ môi trường.

Số phát biểu đúng là

A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.

Câu 8: Cho phản ứng sau:

2H2(g) + O2(g) → 2H2O(g) Δ r H 0 298 = − 483 , 64 kJ ∆rH2980=-483,64kJ

Enthalpy tạo thành chuẩn của H2O(g) là

A. – 241,82 kJ/ mol.
B. 241,82 kJ/ mol.
C. – 483,64 kJ/ mol.
D. 483,64 kJ/ mol.

Câu 18. Cho cân bằng (trong bình kín) sau:

CO (k) + H2O (k) ⇆ CO2 (k) + H2 (k); ΔH < 0

Trong các yếu tố:

  1. tăng nhiệt độ;
  2. thêm một lượng hơi nước;
  3. thêm một lượng H2;
  4. tăng áp suất chung của hệ;
  5. dùng chất xúc tác.

Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là :

A. (1), (4), (5).
B. (1), (2), (3).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (4).

Câu 10: Cho phản ứng sau: H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g). Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là

Biết: Eb (H – H) = 436 kJ/mol, Eb (Cl – Cl) = 243 kJ/mol, Eb (H – Cl) = 432 kJ/ mol.

A. +158 kJ.
B. -158 kJ.
C.+185 kJ.
D. -185 kJ.

Câu 11: Khi cho một lượng xác định chất phản ứng vào bình để cho phản ứng hoá học xảy ra, tốc độ phản ứng sẽ

A. không đổi cho đến khi kết thúc.
B. tăng dần cho đến khi kết thúc.
C. chậm dần cho đến khi kết thúc.
D. tuân theo định luật tác dụng khối lượng.

Câu 12 Cho 100ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 100 ml dung dịch HCl aM, sau phản ứng thu được dung dịch Y có chứa 6,9875 gam chất tan. Vậy giá trị a là

A. 0,75M
B. 0,5M
C. 1,0M
D. 0,25M

Câu 13. Hòa tan 2 gam một kim loại M thuộc nhóm IIA trong dung dịch HCl (dư). Cô cạn dung dịch, thu được 5,55 gam muối. Kim loại X là

A. Ca
B. Ba
C. Mg
D. Be

Câu 14. Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?

A. dung dịch HCl
B. dung dịch Pb(NO3)2
C. dung dịch K2SO4
D. dung dịch NaCl

Câu 15. Cho 1,03 gam muối natri halogenua (X) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa nà sau khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 gam bạc. Công thức của muối X là

A. NaF
B. NaBr
C. NaI
D. NaCl

Câu 16. Dãy chất nào trong các dãy sau đây gồm các chất đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?

A. H2S, O2, nước brom
B. O2, nước brom, dung dịch KMnO4
C. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4
D. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom

Câu 17: Hiện tượng nào dưới đây thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng?

A. Thanh củi được chẻ nhỏ hơn thì sẽ cháy nhanh hơn.
B. Quạt gió vào bếp than để thanh cháy nhanh hơn.
C. Thức ăn lâu bị ôi thiu hơn khi để trong tủ lạnh.
D. Các enzyme làm thúc đẩy các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.

Câu 18: Thí nghiệm nghiên cứu tốc độ phản ứng giữa kẽm (zinc) với dung dịch hydrochloric acid của hai nhóm học sinh được mô tả bằng hình sau:

Kết quả cho thấy bọt khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do

A. nhóm thứ hai dùng axit nhiều hơn.
B. diện tích bề mặt kẽm bột lớn hơn kẽm miếng.
C. nồng độ kẽm bột lớn hơn.
D. áp suất tiến hành thí nghiệm nhóm thứ hai cao hơn nhóm thứ nhất.

Câu 19: Cho các phát biểu sau về nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIA:

(a). Có 7 electron hóa trị.

(b). Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì độ âm điện giảm.

(c). Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì khả năng hút cặp electron liên kết giảm.

(d). Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì bán kính nguyên tử giảm.

Số phát biểu đúng là

A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.

Câu 20: Khi phản ứng với các chất khác, nguyên tử halogen có xu hướng nào sau đây?

A. Nhận thêm 1 electron từ nguyên tử khác.
B. Góp chung electron hóa trị với nguyên tử nguyên tố khác.
C. Nhường đi 7 electron ở lớp ngoài cùng.
D. Cả A và B đều đúng.

Câu 21: Đặc điểm chung của các nguyên tố nhóm halogen là

A. chất khí ở điều kiện thường.
B. có tính oxi hóa mạnh.
C. vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
D. phản ứng mãnh liệt với nước.

Câu 22: Cho phản ứng X2 + 2NaBr(aq) → 2NaX(aq) + Br2. X có thể là chất nào sau đây?

A. Cl2.
B. I2.
C..F2.
D. O2.

Câu 23. Dãy chất nào trong các dãy sau đây gồm các chất đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?

A. H2S, O2, nước brom
B. O2, nước brom, dung dịch KMnO4
C. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4
D. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom

Câu 24: Cho các phát biểu sau về ion halide X-:

(a). Dùng dung dịch silver nitrate sẽ phân biệt được các ion F-, Cl-, Br-, I-.

(b). Với sulfuric acid đặc, các ion Cl-, Br-, I- thể hiện tính khử, ion F- không thể hiện tính khử.

(c). Tính khử của các ion halide tăng theo dãy: Cl-, Br-, I-.

(d). Ion Cl- kết hợp ion Ag+ tạo AgCl là chất không tan, màu vàng.

Số phát biểu đúng là

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 25: Dung dịch nước của chất nào sau đây được sử dụng để khắc các chi tiết lên thủy tinh?

A. HF.
B. HCl.
C. HBr.
D. HI.

Câu 26: Hòa tan 0,48 gam magnesium (Mg) trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được thể tích khí H2 ở điều kiện chuẩn là

A. 0,2479 lít.
B. 0,4958 lít.
C. 0,5678 lít.
D. 1,487 lít.

Câu 27: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?

A. Fe.
B. Na.
C. Ag.
D. Al.

Câu 28: Hydrogen halide có nhiệt độ sôi cao nhất là

A. HF.
B. HCl.
C. HBr.
D. HI.

Phần II: Tự luận (3 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Cho potassium iodide (KI) tác dụng với potassium permanganate (KMnO4) trong dung dịch sulfuric acid (H2SO4), thu được 3,02 g manganese(II) sulfate (MnSO4), I2 và K2SO4.

a) Lập phương trình hoá học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron, chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá, quá trình oxi hoá, quá trình khử.

b) Tính khối lượng potassium iodide (KI) đã tham gia phản ứng.

Câu 2 (1 điểm): Cho một lượng khí Cl2 vừa đủ vào dung dịch chứa 7,14 muối KX (X là một nguyên tố halogen) thu được 4,47 gam một muối duy nhất. Xác định muối KX.

Câu 3 (1 điểm): Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất sau: HBr; NaI; KCl chứa trong các lọ riêng biệt, mất nhãn.

Đáp án đề thi học kì 2 Hóa học 10

I. Trắc nghiệm

1 - C2 - B3 - C4 - D5 - C6 - D7 -D8 - A9 - B10 - D
11 - C12 - A13 - A14 - B15 - B16 - B17 - C18 - B19 - B20 - D
21 - B22 - A23 - C24 - B25 - A26 - B27 - C28 - A

II. Tự luận 

Câu 1:

a) \mathrm{K}^{-1} \mathrm{I}+\mathrm{KM}^{+7} \mathrm{O}_4+\mathrm{H}_2 \mathrm{SO}_4 \rightarrow \stackrel{0}{\mathrm{I}}_2+\stackrel{+2}{\mathrm{Mn}} \mathrm{SO}_4+\mathrm{K}_2 \mathrm{SO}_4+\mathrm{H}_2 \mathrm{O}

Chất khử: KI.

Chất oxi hoá: \mathrm{KMnO}_4.

Quá trình khử: \stackrel{+7}{\mathrm{Mn}}+5 e \rightarrow \stackrel{+2}{M} n.

Quá trình oxi hoá: 2 \stackrel{-1}{\mathrm{I}} \rightarrow \stackrel{0}{\mathrm{I}}_2+2 \mathrm{e}

Phương trình hoá học được cân bằng:

10 \mathrm{KI}+2 \mathrm{KMnO}_4+8 \mathrm{H}_2 \mathrm{SO}_4 \rightarrow 5 \mathrm{I}_2+2 \mathrm{MnSO} \mathrm{O}_4+6 \mathrm{KSO}_4+8 \mathrm{H}_2 \mathrm{O}

b) Ta có số mol manganese(II) sulfate = 0,02 mol

Khối lượng potassium iodide đã tham gia phản ứng: 0,1.166 = 16,6 g.

Câu 2:

\begin{aligned}
& \mathrm{Cl}_2+2 \mathrm{KX} \rightarrow 2 \mathrm{KCl}+\mathrm{X}_2 \\
& n_{K X}=n_{K C l}=\frac{4,47}{74,5}=0,06(m o l) \\
& M_{K X}=\frac{7,14}{0,06}=119 \\
& \text { Vậy } \mathrm{M}_X=119-39=80 \text { nên KX là KBr. }
\end{aligned}

Câu 3:

Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.

- Sử dụng quỳ tím làm thuốc thử.

+ Nếu quỳ tím chuyển sang màu đỏ → HBr.

+ Nếu quỳ tím không đổi màu → NaI; KCl (nhóm I).

- Phân biệt nhóm I bằng AgNO3.

+ Nếu có kết tủa trắng → KCl.

KCl + AgNO3 → AgCl + KNO3.

+ Nếu có kết tủa vàng → NaI.

NaI + AgNO3 → AgI + NaNO3.

...........

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 lớp 10 sách Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 46
  • Lượt xem: 1.592
  • Dung lượng: 620,9 KB
Sắp xếp theo