Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 5 Đề kiểm tra học kì 2 Lý 10 (Có đáp án)

Đề thi cuối kì 2 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 bao gồm 5 đề kiểm tra học kì 2 có đáp án giải chi tiết kèm theo.

TOP 5 Đề kiểm tra cuối kì 2 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 10. Thông qua 5 đề kiểm tra cuối kì 2 Vật lí 10 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Đây là tài liệu hỗ trợ học sinh lớp 10 trong quá trình học tập, ôn luyện tại nhà được tốt hơn. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo, bộ đề thi học kì 2 môn tiếng Anh 10 Chân trời sáng tạo.

Bộ đề thi học kì 2 Vật lý 10 Chân trời sáng tạo

1. Đề thi học kì 2 môn Vật lí 10 - Đề 1

1.1 Đề thi học kì 2 môn Vật lí 10

SỞ GD&ĐT ……..

TRƯỜNG THPT……………..

(Đề thi gồm có 03 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2023-2024

Môn: Vật lí 10

Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất của năng lượng?

A. Năng lượng là một đại lượng vô hướng.
B. Năng lượng có thể tồn tại ở những dạng khác nhau.
C. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, hoặc chuyển hóa qua lại giữa các dạng khác nhau và giữa các hệ, thành phần
của hệ.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Tìm phát biểu sai.

A. Công cơ học là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số.
B. Công suất được dùng để biểu thị tốc độ thực hiện công của một vật.
C. Những lực vuông góc với phương dịch chuyển thì không sinh công.
D. Công suất được đo bằng công sinh ra trong thời gian t.

Câu 3: Tìm kết luận sai khi nói về cơ năng.

A. Cơ năng của một vật là năng lượng trong chuyển động cơ của vật tạo ra.
B. Cơ năng của một vật là năng lượng của vật đó có để thực hiện.
C. Cơ năng của một vật bao gồm tổng động năng chuyển động và thế năng của vật.
D. Cơ năng của một vật có giá trị bằng công mà vật thực hiện được.

Câu 4: Hai vật có cùng khối lượng m, chuyển động với vận tốc lần lượt là v1, v2. Động lượng của hệ hai vật được tính theo biểu thức?

A.\overrightarrow p  = 2m\overrightarrow {{v_1}}\(\overrightarrow p = 2m\overrightarrow {{v_1}}\)B. \overrightarrow p  = 2m\overrightarrow {{v_2}}\(\overrightarrow p = 2m\overrightarrow {{v_2}}\)
C. \overrightarrow p  = m\overrightarrow {{v_1}}  + m\overrightarrow {{v_2}}\(\overrightarrow p = m\overrightarrow {{v_1}} + m\overrightarrow {{v_2}}\)D. \overrightarrow p  = m\left( {\overrightarrow {{v_1}}  + \overrightarrow {{v_2}} } \right)\(\overrightarrow p = m\left( {\overrightarrow {{v_1}} + \overrightarrow {{v_2}} } \right)\)

Câu 5: Động năng của một vật có khối lượng m, đang chuyển động với vận tốc v được tính theo biểu thức:

A.{W_d} = \frac{1}{2}{mv^2}\({W_d} = \frac{1}{2}{mv^2}\)B.{W_d} = \frac{1}{2}{m^2}{v^2}\({W_d} = \frac{1}{2}{m^2}{v^2}\)
C.{W_d} = \frac{1}{2}{m^2}v\({W_d} = \frac{1}{2}{m^2}v\)D.{W_d} = \frac{1}{2}mv\({W_d} = \frac{1}{2}mv\)

Câu 6: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên, trong quá trình chuyển động cảu vật thì?

A. Động năng tăng, thế năng tăng.B. Động năng giảm, thế năng giảm.
C. Động năng tăng, thế năng giảm.D. Động năng giảm, thế năng tăng.

Câu 7: Nội năng của một vật là?

A. Tổng động năng và thế nằng.
B. Tổng nhiệt năng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công.
C. Nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
D. Tổng động năng và thế năng của các phần tử cấu tạo nên vật.

Câu 8: Tìm câu sai.

A. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau.
B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn
lực đẩy phân tử.
C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.

Câu 9: Hệ thức đúng nguyên lí I NĐHL là?

A. Q = ΔU + A, với Q là nhiệt lượng cung cấp, ΔU là độ biến thiên nội năng, A là công.
B. Q = ΔU + A, với Q là nhiệt lượng, ΔU là độ biến thiên nội năng, A là công.
C. Q = ΔU + A, với Q là nhiệt lượng, ΔU là nội năng của hệ, A là công.
D. Q = ΔU + A, với Q là nhiệt lượng cung cấp, ΔU là độ biến thiên nội năng, A là công.

Câu 10: Một thác nước cao 30 m đổ xuống phía dưới 104 kg nước trong mỗi giây. Thế năng của nước bằng bao nhiêu, lấy g = 10 m/s2.

A. 2.106 J.
B. 3.106 J.
C. 4.106 J.
D. 5.106 J.

Câu 11: Cơ năng là đại lượng

A. vô hướng, luôn dương hoặc bằng không.
B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
C. vectơ cùng hướng với vectơ vận tốc.
D. vectơ, có thể âm, dương hoặc bằng không.

Câu 12: Một kiện hàng khối lượng 15 kg được kéo cho chuyển động thẳng đều lên cao 10 m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Lấy g = 10 m/s2. Công suất của lực kéo là?

A. 150 W.B. 5 W.C. 15 W.D. 10 W.

Câu 13: Một quả cầu khối lượng m, bắt đầu rơi tự do từ độ cao cách mặt đất 80 m. Lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Vận tốc quả cầu khi vừa chạm đất là (bỏ qua sự mất mát năng lượng)?

A. 2√20 m/s.B. 40 m/s.C. 80 m/s.D. 20 m/s.

Câu 14: Ném một vật có khối lượng m từ độ cao 1 m theo hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi chạm đất, vật này lên tới độ cao h’ = 1,8 m. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua mất mát năng lượng khi vật chạm đất. Vận tốc ném ban đầu có giá trị bằng?

A. 4 m/s.B. 3,5 m/s.C. 0,3 m/s.D. 0,25 m/s.

Câu 15: Trong khẩu súng đồ chơi có một lò xo dài 12 cm, độ cứng là103 N/m. Lúc lò xo bị nén chỉ còn dài 9 cm thì có thể bắn lên theo phương thẳng đứng một viên đạn có khối lượng 30 g lên tới độ cao bằng (Lấy g = 10 m/s2)?

A. 0,5 m.B. 15 m.C. 2,5 mD. 1,5 m.

Câu 16: Một vật khối lượng m = 500 g, chuyển động thẳng theo chiều âm trục tọa độ x với vận tốc 72km/h. Động lượng của vật có giá trị là?

A. 10 kg.m/s.B. – 5 kg.m/s.C. 36 kg.m/s.D. 5 kg.m/s.

Câu 17: Một hòn đá được ném xiên một góc 30o so với phương ngang với động lượng ban đầu có độ lớn bằng 3 kg.m/s từ mặt đất. Độ biến thiên động lượng \overrightarrow {\Delta p}\(\overrightarrow {\Delta p}\) khi hòn đá rơi tới mặt đất có giá trị là (bỏ qua sức cản không khí)?

A. 3√3 kg.m/s.B. 4 kg.m/s.C. 2 kg.m/s.D. 1 kg.m/s.

Câu 18: Một vật khối lượng 0,9 kg đang chuyển động nằm ngang với tốc độ 6 m/s thì va vào bức tường thẳng đứng. Nó nảy trở lại với tốc độ 3 m/s. Độ biến thiên động lượng của vật là?

A. 8,1 kg.m/s.B. 4,1 kg.m/s.C. 36 kg.m/s.D. 3,6 kg.m/s.

Câu 19: Một lượng khí có thể tích không đổi. Nếu nhiệt độ T được làm tăng lên gấp hai lần thì áp suất của chất khí sẽ?

A. Tăng gấp hai lần.B. Giảm đi hai lần.
C. Giảm đi bốn lần.D. Tăng gấp bốn lần.

Câu 20: Một xe chở cát khối lượng 38 kg đang chạy trên một đường nằm ngang không ma sát với tốc độ 1 m/s. Một vật nhỏ khối lượng 2 kg bay theo phương chuyển động của xe, cùng chiều với tốc độ 7 m/s (đối với mặt đất) đến chui vào cát và nằm yên trong đó. Tốc độ mới của xe là:

A. 1,3 m/s.
B. 0,5 m/s.
C. 0,6 m/s.
D. 0,7 m/s.

Câu 21: Chọn phát biểu đúng:

A. 1 rad là số đo góc ở tâm một đường tròn chắn cung có độ dài bằng bán kính đường tròn đó.
B. 1 rad là số đo góc ở tâm một đường tròn chắn cung có độ dài bằng đường kính đường tròn đó.
C. 1 rad = 180o.π.
D. 1 rad ≈ 40o.

Câu 22: Một đường tròn có bán kính 0,5 m, chiều dài của cung tròn chắn bởi góc 90o là:

A. 0,52 m.
B. 0,78 m.
C. 1 m.
D. 1,5 m.

Câu 23: Khí trong xilanh lúc đầu có áp suất 2 atm, nhiệt độ 17oC và thể tích 120 cm3. Khi pit-tông nén khí đến 40 cm3 và áp suất là 10 atm thì nhiệt độ cuối cùng của khối khí là?

A. 210 o C.B. 290 o C.C. 483 o C.D. 270 o C.

Câu 24: Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 27oC và áp suất 30 atm. Nếu giảm nhiệt độ xuống còn 10oC và để một nửa lượng khí thoát ra ngoài thì áp suất khí còn lại trong bình bằng?

A. 2 atm.B. 14,15 atm.C. 15 atm.D. 1,8 atm.

Câu 25: Một xilanh chứa 100 cm3 khí ở áp suất 1,5.105 Pa. Pit-tông nén khí trong xilanh xuống còn 75 cm3. Coi nhiệt độ không đổi. Áp suất khí trong xilanh lúc này bằng?

A. 3.10 5 PaB. 4.10 5 PaC. 5.10 5 PaD. 2.10 5 Pa

Câu 26: Một động cơ điện cung cáp công suất 5 kW cho một cần cẩu nâng vật 500 kg chuyển động đều lên cao 20 m. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian để thực hiện công việc đó là?

A. 20 s.B. 5 s.C. 15 s.D. 10 s.

Câu 27: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dậy hợp với phương ngang góc 30o. Lực tác dụng lên dây bằng 200 N. Công của lực đó thực hiện khi hòm trượt được 10 m bằng?

A. 1732 J.B. 2000 J.C. 1000 J.D. 860 J.

Câu 28: Một vật rơi tự do từ độ cao 180 m. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Động năng của vật lớn gấp đôi thế năng tại độ cao?

A. 20 m.B. 30 m.C. 40 m.D. 60 m.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Bài 1: Một ô tô khối lượng m = 2 tấn lên dốc có độ nghiêng α = 30o so với phương ngang, vận tốc đều 10,8 km/h. Công suất của động cơ lúc là 60 kW. Tìm hệ số ma sát giữa ô tô và mặt đường.

Bài 2: Một vật không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt dốc có độ cao 20 m. Tới chân mặt dốc, vật có vận tốc 15 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực ma sát trên mặt dốc này bằng bao nhiêu, biết khối lượng vật là 20 kg.

Bài 3: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài 24 cm thì lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?

1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Vật lí 10

I. Trắc nghiệm

Câu12345678910
Đáp ánDDBCADDCBB
Câu11121314151617181920
Đáp ánACBADAAAAA
Câu21222324252627282930
Đáp ánABABDAADDD

II. Tự luận

Bài 1

Phân tích các lực tác dụng lên vật và lựa chọn trục tọa độ Oxy như hình vẽ.

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật.

Vật chịu tác dụng của: trọng lực \vec{P}\(\vec{P}\); lực tác dụng của mặt phẳng nghiêng lên vật \vec{N}\(\vec{N}\); lực kéo \overrightarrow{F_{\mathrm{k}}}\(\overrightarrow{F_{\mathrm{k}}}\) và lực ma sát \overrightarrow{F_{\mathrm{ms}}}.\(\overrightarrow{F_{\mathrm{ms}}}.\)

Theo định luật II Newton: \vec{N}+\vec{P}+\overrightarrow{F_k}+\overrightarrow{F_{m s}}=m \vec{a} (1)\(\vec{N}+\vec{P}+\overrightarrow{F_k}+\overrightarrow{F_{m s}}=m \vec{a} (1)\)

Chiếu lên trục \mathrm{Ox}\(\mathrm{Ox}\), ta có:F_{\mathrm{k}}-F_{\mathrm{ms}}-P_{\mathrm{x}}=0\(F_{\mathrm{k}}-F_{\mathrm{ms}}-P_{\mathrm{x}}=0\) (do vật chuyển động đều nên a = 0)

\Rightarrow F_{\mathrm{k}}=P_{\mathrm{x}}+F_{\mathrm{ms}}=\mathrm{mg} \cdot \sin \alpha+\mu \cdot \mathrm{mg} \cdot \cos \alpha\(\Rightarrow F_{\mathrm{k}}=P_{\mathrm{x}}+F_{\mathrm{ms}}=\mathrm{mg} \cdot \sin \alpha+\mu \cdot \mathrm{mg} \cdot \cos \alpha\)

Mặt khác, t lại có, công suất của động cơ là:\mathrm{P}=\frac{A}{t}=F_k \cdot v\(\mathrm{P}=\frac{A}{t}=F_k \cdot v\)

\Rightarrow \mu=\frac{F_k-m g \sin \alpha}{m g \cos \alpha}=\frac{\frac{\mathrm{P}}{v}}{m g \cos \alpha}-\tan \alpha=\frac{60 \cdot 10^3}{3.2000 \cdot 10 \cdot \frac{\sqrt{3}}{2}}-\frac{1}{\sqrt{3}}=\frac{\sqrt{3}}{3}\(\Rightarrow \mu=\frac{F_k-m g \sin \alpha}{m g \cos \alpha}=\frac{\frac{\mathrm{P}}{v}}{m g \cos \alpha}-\tan \alpha=\frac{60 \cdot 10^3}{3.2000 \cdot 10 \cdot \frac{\sqrt{3}}{2}}-\frac{1}{\sqrt{3}}=\frac{\sqrt{3}}{3}\)

Bài 2:

Chọn gốc thế năng tại chân dốc.

Cơ năng của vật tại đỉnh dốc là:

W1 = mgh = 20.10.20 = 4000 J.

Cơ năng của vật tại chân dốc là:

W2= 0,5.m.v 2 = 0,5.20.15 2 = 2250 J.

Công của lực ma sát:A_{\mathrm{ms}}=W_2-W_1=2250-4000=-1750 \mathrm{~J}.\(A_{\mathrm{ms}}=W_2-W_1=2250-4000=-1750 \mathrm{~J}.\)

Bài 3

\begin{aligned}
& \text { Ta có: } F_{\text {đh }}=\mathrm{k} .|\Delta \mathrm{l}| \Rightarrow k=\frac{F_1}{\left|\Delta \mathrm{l}_1\right|}=\frac{F_2}{\left|\Delta \mathrm{l}_2\right|} \\
& \Delta l_1=l_1-l_0=24-20=4 \mathrm{~cm}=0,04 \mathrm{~m} . \\
& \Rightarrow k=\frac{F_1}{\left|\Delta \mathrm{l}_1\right|}=\frac{F_2}{\left|\Delta \mathrm{l}_2\right|} \Leftrightarrow \frac{5}{0,04}=\frac{10}{\left|\Delta \mathrm{l}_2\right|} \Rightarrow\left|\Delta \mathrm{l}_2\right|=\frac{10.0,04}{5}=0,08 \\
& \Delta \Delta l_2=l_2-l_0=l_2-0,2=0,08 \mathrm{~m} \Rightarrow l_2=0,2+0,08=0,28 \mathrm{~m}=28 \mathrm{~cm} .
\end{aligned}\(\begin{aligned} & \text { Ta có: } F_{\text {đh }}=\mathrm{k} .|\Delta \mathrm{l}| \Rightarrow k=\frac{F_1}{\left|\Delta \mathrm{l}_1\right|}=\frac{F_2}{\left|\Delta \mathrm{l}_2\right|} \\ & \Delta l_1=l_1-l_0=24-20=4 \mathrm{~cm}=0,04 \mathrm{~m} . \\ & \Rightarrow k=\frac{F_1}{\left|\Delta \mathrm{l}_1\right|}=\frac{F_2}{\left|\Delta \mathrm{l}_2\right|} \Leftrightarrow \frac{5}{0,04}=\frac{10}{\left|\Delta \mathrm{l}_2\right|} \Rightarrow\left|\Delta \mathrm{l}_2\right|=\frac{10.0,04}{5}=0,08 \\ & \Delta \Delta l_2=l_2-l_0=l_2-0,2=0,08 \mathrm{~m} \Rightarrow l_2=0,2+0,08=0,28 \mathrm{~m}=28 \mathrm{~cm} . \end{aligned}\)

2. Đề thi cuối kì 2 Vật lí 10 - Đề 2

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Mômen lực tác dụng lên vật là đại lượng

A. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực.
B. véctơ .
C. để xác định độ lớn của lực tác dụng.
D. luôn có giá trị dương.

Câu 2. Tính giá trị của hợp lực của hai lực đồng quy theo định lí hàm số nào sau đây?

A. Hàm sin.
B. Hàm cosin
C. Hàm tan.
D. Hàm cotan.

Câu 3. Hình vẽ bên cạnh thể hiện thí nghiệm gì?

A. Tổng hợp hai lực đồng quy.
B. Tổng hợp hai lực song song.
C. Xác định moment lực.
D. Xác định độ lớn của lực căng.

Câu 4. Chọn câu sai. Năng lượng

A. có thể truyền từ vật này sang vật khác.
B. có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
C. có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi.
D. không thể truyền từ vật này sang vật khác.

Câu 5. Đơn vị của công suất là

A. Oát chia giây (W/s).
B. Kilôoát (kW).
C. Jun nhân giây (J.s).
D. Jun (J).

Câu 6. Một vật được ném thẳng đứng lên cao, khi vật đạt độ cao cực đại thì tại đó

A. động năng cực đại, thế năng cực tiểu.
B. động năng cực tiểu, thế năng cực đại.
C. động năng bằng thế năng.
D. động năng bằng nữa thế năng.

Câu 7. Cơ năng của vật được bảo toàn trong trường hợp

A. vật rơi trong không khí.
B. vật trượt có ma sát.
C. vật rơi tự do.
D. vật rơi trong dầu nhớt.

Câu 8. Tại sao trong thí nghiệm tổng hợp hai lực đồng quy, khi di chuyển lực kế phải luôn đảm bảo các đoạn sợi dây và dây cao su luôn nằm trên cùng mặt phẳng? Việc làm trên để đảm bảo hai lực thành phần luôn

A. bằng nhau.
B. cùng phương.
C. đồng quy.
D. đồng phẳng.

Câu 9. Một người kéo thùng gỗ trên mặt sàn nằm ngang với lực kéo theo phương ngang có độ lớn 10 N. Công của lực kéo vật dịch chuyển được quãng đường 10m bằng

A. 100J.
B. 1J.
C. 0.
D. 10J.

Câu 10. Trong xe máy có bộ phận hộp số (sử dụng các bánh xe truyền động có bán kính to nhỏ khác nhau) nhằm mục đích

A. thay đổi công suất của x
B. thay đổi lực phát động của xe.
C. thay đổi công của xe.
D. duy trì vận tốc không đổi của xe.

Câu 11. Một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 2m/s từ độ cao 1m so với mặt đất. Lấy gia tốc trọng trường bằng10m/s2. Cơ năng của vật khi vật chuyển động bằng

A. 2,4J.
B. 1,6J.
C. 2,2J.
D. 4J.

Câu 12. Đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của một vật khi tương tác với vật khác gọi là

A.động năng.
B. động lượng.
C. thế năng.
D. Cơ năng.

Câu 14. Dụng cụ thí nghiệm nào sau đây không sử dụng để xác định động lượng của vật trước và sau va chạm?

A. Cân điện tử.
B. Đồng hồ đo thời gian hiện số.
C. Cổng quang điện.
D. Lực kế.

Câu 15. Để xác định động lượng của hai vật trước và sau va chạm không cần đo

A. khối lượng các xe.
B. tốc độ các xe trước va chạm.
C. tốc độ các xe sau va chạm.
D. lực tương tác giữa 2 vật khi va chạm.

Câu 16. Trường hợp nào sau đây có thể xem là hệ kín?

A. Hai xe chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang.
B. Hai xe chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.
C. Hai viên bi rơi thẳng đứng trong không khí.
D. Hai xe chuyển động trên đệm không khí nằm ngang.

Câu 18. Một chất điểm chuyển động không vận tốc ban đầu dưới tác dụng của lực không đổi có độ lớn 0,5 N. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 2s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là

A. 0,25 kg.m/s.
B. 4 kg.m/s.
C. 1 kg.m/s.
D. 2,5 kg.m/s.

Câu 19. Quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô được bảo toàn?

A. Ôtô tăng tốc.
B. Ôtô chuyển động tròn.
C. Ôtô giảm tốc.
D. Ôtô chuyển động thẳng đều.

Câu 20. Sở dĩ khi bắn súng trường các chiến sĩ phải tì vai vào báng súng vì hiện tượng giật lùi của súng có thể gây chấn thương cho vai. Hiện tượng súng giật lùi trên trên liên quan đến

A. chuyển động theo quán tính.
B. chuyển động do va chạm.
C. chuyển động ném ngang.
D. chuyển động bằng phản lực.

Câu 21. Chuyển động tròn đều là chuyển động có

A. tốc độ góc thay đổi.
B. tốc độ góc không đổi.
C. tần số thay đổi.
D. độ lớn vận tốc tức thời không đổi.

Câu 22. Chu kỳ trong chuyển động tròn đều là

A. thời gian vật chuyển động.
B. số vòng vật đi được trong 1 giây.
C. thời gian vật đi được một vòng.
D. thời gian vật di chuyển.

Câu 23. Chọn phát biểu sai? Một chuyển động tròn đều có bán kính r thì

A. tốc độ dài tỉ lệ thuận với bán kính quỹ đạo.
B. chu kì càng lớn thì tốc độ góc càng nhỏ.
C. tốc độ góc tỉ lệ thuận với tốc độ dài.
D. tần số càng lớn thì tốc độ góc càng lớn.

Câu 24. Chọn phát biểu sai?Trong các chuyển động tròn đều có cùng chu kì

A. chuyển động nào có bán kính quĩ đạo lớn hơn thì có tốc độ dài lớn hơn.
B. chuyển động nào có bán kính quĩ đạo nhỏ hơn thì có tốc độ dài nhỏ hơn.
C. chuyển động nào có bán kính quĩ đạo lớn hơn thì có gia tốc lớn hơn.
D. chuyển động nào có bán kính quĩ đạo lớn hơn thì có tốc độ góc lớn hơn.

Câu 25. Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh, ta cần dùng những dụng cụ gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Chỉ cần dùng một cái cân.
B. Chỉ cần dùng một cái lực kế.
C. Chỉ cần dùng một cái bình chia độ.
D. Cần dùng một cái cân và một cái bình chia độ.

Câu 26. Đơn vị đo áp suất là

A. N/m2.
B. N/m3.
C. kg/m3.
D. N.

Câu 27. Trong các cách sau, cách nào tăng được áp suất nhiều nhất

A. Tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
B. Tăng áp lực, tăng diện tích bị ép.
C. Giảm áp lực, giảm diện tích bị ép.
C. Giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.

Câu 28. Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.

II. Phần tự luận ( 4 câu)

Câu 1: (VDC)

Một tàu lượn siêu tốc nặng 1 tấn (khi chở đầy khách) trượt từ đỉnh một cầu trượt (xem là mặt phẳng nghiêng) dài 30m nghiêng một góc 300 so với phương ngang. Khi đến chân cầu trượt cầu trượt tốc độ của tàu là 20m/s. lấy gia tốc trọng trường là 10m/s2.

a. Tính độ lớn lực ma sát tác dụng vào tàu trượt đó.

b. Tính hiệu suất của quá trình chuyển thế năng thành động năng của tàu lượn.

............

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Vật lí 10 CTST

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm