Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 2 Lý 10 Cánh diều, CTST, KNTT

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu tổng hợp đề cương cuối kì 2 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận cuối học kì 2.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Vật lý 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Vật lí 10 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10.

Đề cương ôn tập học kì 2 Vật lí 10 năm 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Vật lí 10 Cánh diều


PHÒNG GD&ĐT……..

TRƯỜNG THPT …………

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024

MÔN: VẬT LÍ 10 CÁNH DIỀU

A. Lý thuyết ôn thi học kì 2 Vật lí 10

CHỦ ĐỀ 3: NĂNG LƯỢNG

1. Năng lượng

- Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi; năng lượng chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. Nói cách khác, năng lượng được bảo toàn

2. Công, công suất, hiệu suất

- Thực hiện công là một cách để truyền năng lượng từ vật này sang vật khác. Độ lớn của công mà lực đã thực hiện được bằng phần năng lượng đã được truyền đi.

- Công được tính bằng tích của lực tác dụng và độ dịch chuyển theo phương của lực.

- Biểu thức tính công: A=F.S.cos\alpha\(A=F.S.cos\alpha\), trong đó \alpha\(\alpha\) là góc hợp bởi lực F với hướng dịch chuyển, s là quãng đường vật đi được dưới tác dụng của lực F.

- Đơn vị đo công là đơn vị đo năng lượng: jun, 1 J = 1 N.m.

- Công suất đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm, do vậy công suất còn được gọi là tốc độ thực hiện công.

- Công suất đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian: P=\frac{A}{t}\(P=\frac{A}{t}\). Trong đó, A là công thực hiện được trong thời gian t. Đơn vị đo công suất là oát, 1 W=1J/s.

- Biểu thức liên hệ công suất trung bình P với lực F không đổi và vận tốc v không đổi: P =Fv.

- Hiệu suất cho biết tỉ lệ (có thể tính theo phần trăm) giữa năng lượng có ích được tạo ra và tổng năng lượng cung cấp.

3. Thế năng, động năng, cơ năng

- Trong trường trọng lực đều, thế năng của vật có khối lượng m ở độ cao h so với mặt đất được xác định bằng công thức: Wt = mgh, trong đó g \approx 9,81 m/s^{2}\(g \approx 9,81 m/s^{2}\).

- Động năng của vật có khối lượng m chuyển động với tốc độ v được xác định bằng công thức: W_{t}=\frac{1}{2}mv^{2}\(W_{t}=\frac{1}{2}mv^{2}\)

- Động năng của vật có thể chuyển hoá thành thế năng và ngược lại. Nếu bỏ qua sự hao phí năng lượng trong quá trình chuyển động thì tổng thế năng và động năng của vật không đổi, tức là cơ năng của vật được bảo toàn.

CHỦ ĐỀ 4: ĐỘNG LƯỢNG

- Động lượng đặc trưng cho sự truyền tương tác giữa các vật, là tích của khối lượng và vận tốc của vật. \overrightarrow{p}=m\overrightarrow{v}\(\overrightarrow{p}=m\overrightarrow{v}\)

- Hợp lực tác dụng lên một vật bằng tốc độ thay đổi động lượng của nó \overrightarrow{F}=\frac{\Delta \overrightarrow{p}}{\Delta t}\(\overrightarrow{F}=\frac{\Delta \overrightarrow{p}}{\Delta t}\). Hướng của hợp lực theo hướng của độ thay đổi động lượng.

- Đối với một hệ kín, tổng động lượng của hệ không thay đổi.

- Trong các va chạm, động lượng và tổng năng lượng được bảo toàn.

- Va chạm đàn hồi, tổng động năng của các vật không thay đổi.

CHỦ ĐỀ 5: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN VÀ BIẾN DẠNG

1. Chuyển động tròn

- Vận tốc của chuyển động tròn đều tiếp tuyến với quỹ đạo của chuyển động và có độ lớn không đổi.

- Tốc độ góc được xác định bởi góc quay trong một khoảng thời gian xác định. Đơn vị của tốc độ góc là rad/s.

- Lực hướng tâm là lực cần thiết để làm cho một vật chuyển động theo đường tròn. Lực hướng tâm hướng vào tâm quỹ đạo tròn và có độ lớn được xác định bởi

F= mr\omega^{2}=m\frac{v^{2}}{r}\(F= mr\omega^{2}=m\frac{v^{2}}{r}\)

- Gia tốc của vật chuyển động tròn đều hướng vào tâm của quỹ đạo và được gọi là gia tốc hướng tâm. Biểu thức của gia tốc hướng tâm là a=r\omega^{2}=\frac{v^{2}}{r}\(a=r\omega^{2}=\frac{v^{2}}{r}\)

2. Sự biến dạng và định luật Hooke

- Các vật có thể bị biến dạng nén và biến dạng kéo.

- Định luật Hooke: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. F=k|\Delta l|\(F=k|\Delta l|\)

B. Một số dạng bài tập trọng tâm

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chọn câu sai.

A. Công của trọng lượng có thể có giá trị dương hay âm.
B. Công của trọng lực không phụ thuộc dạng đường đi của vật.
C. Công của lực ma sát phụ thuộc vào dạng đường đi của vật chịu lực.
D. Công của lực đàn hồi phụ thuộc dạng đường đi của vật chịu lực .

Câu 2: Nhận xét nào sau đây là đúng về công?

A. Công là đại lượng vô hướng.
B. Giá trị của công không phụ thuộc vào người quan sát.
C. Công là đại lượng có hướng.
D. Công là đại lượng vô hướng và luôn dương.

Câu 3: Một người tác dụng một lực có độ lớn không đổi lên một vật. Trong khoảng thời gian chịu tác dụng của lực vật đó bị dời chỗ so với vị trí ban đầu một đoạn thẳng có độ dài s. Nhận xét nào sau đây là chính xác nhất?

A. Người đó đã thực hiện một công Fs lên vật.
B. Người đó nhận công Fs từ vật.
C. Công mà người đó thực hiện lên vật có giá trị cực đại là .
D. Công của lực F không thể mang dấu âm.

Câu 4: Một chiếc xe khối lượng m = 10,0 tấn, chuyển động trên mặt đường nằm ngang với ận tốc không đổi v= 40km/h. Biết gia tốc rơi tự do g = 9,8 .

Lực mà đường tác dụng lên xe là

A. 98 k/N
B 97,2 k/N
C. 82,9 k/N
D. 98,3 k/N

Câu 5: Trong giai đoạn gần tiếp đất, một giọt nước mưa có khối lượng m = 65,5 mg chuyển động thẳng đều với tốc độ 9,0m/s. Biết rằng gia tốc rơi tự do hầu như không phụ thuộc vào độ cao và có giá trị g= 9,8 m/s2 . Tính công của trọng lực thực hiện lên giọt nước mưa nói trên trong giai đoạn nó rơi từ độ cao là 10.0 m xuống mặt đất, giả sử trong giai đoạn này khối lượng và hình dạng của giọt mưa đang xét hầu như không thay đổi.

A. 5,82 mJ
B. 6,42 mJ
C. 9,13 mJ
D. 8,21 mJ

Câu 6: Chỉ ra câu sai trong các phát biểu sau:

A. Thế năng của một vật có tính tương đối. Thế năng tại mỗi vị trí có thể có giá trị khác nhau tưy theo cách chọn gốc tọa độ.
B. Động năng của một vật chỉ phụ thuộc khối lượng và vận tốc của vật. Thế năng chỉ phụ thuộc vị trí tương đối giữa các phần của hệ với điều kiện lực tương tác trong hệ là lực thế.
C. Công của trọng lực luôn luôn làm giảm thế năng nên công của trọng lực luôn luôn dương.
D. Thế năng của quả cầu dưới tác dụng của lực đàn hồi cũng là thế năng đàn hồi.

Câu 7: Khi tăng tốc một vật từ tốc độ lên tốc độ , động năng của nó

A. Tăng lên 2 lần.
B. Tăng lên 4 lần.
C. Giảm đi 2 lần.
D. Giảm đi 4 lần.

Câu 8: Lực nào sau đây không làm vật thay đổi động năng?

A. Lực cuing hướng với vận tốc vật.
B. Lực vuông góc với vận tốc vật.
C. Lực ngược hướng với vận tốc vật.
D. Lực hợp với vận tốc một góc nào đó.

..........

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức

A. GIỚI HẠN KIẾN THỨC

I. Ôn tập kiến thức các chương

+ Chương VI: NĂNG LƯỢNG VÀ CÔNG

+ Chương VII: ĐỘNG LƯỢNG VÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

+ Chương VIII: CHUYỀN ĐỘNG TRÒN

II. Các nội dung sau KHÔNG kiểm tra

+ Bài 18: Các đơn vị kiến thức về độ biến thiên động lượng khi vật thay đổi hướng chuyển động.

+ Bài 19: Các đơn vị kiến thức về va chạm đàn hồi.

+ Bài 21: Động lực học của chuyển động tròn.

B. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I.1. Chương VI: NĂNG LƯỢNG VÀ CÔNG

1. Định nghĩa, công thức, đặc điểm và đơn vị của công, động năng, thế năng, cơ năng.

2. Định lý động năng.

3. Định luật bảo toàn cơ năng.

4. Ứng dụng bảo toàn cơ năng trong cuộc sống

I.2. Chương VII: ĐỘNG LƯỢNG VÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

1. Định nghĩa, công thức, đặc điểm và đơn vị của động lượng.

2. Định luật bảo toàn động lượng.

3. Va chạm mềm.

4. Ứng dụng kiến thức động lượng vào cuộc sống.

I.3. Chương VIII: CHUYỀN ĐỘNG TRÒN

1. Định nghĩa, công thức, đặc điểm vận tốc, tốc độ góc, gia tốc hướng tâm.

2. Cách đổi đơn vị từ rad sang độ. Liên hệ giữa cung tròn và góc.

II. BÀI TẬP

Tất cả các bài tập trong SGK và bài tập trong SBT thuộc phạm vi kiến thức đã nêu ở mục B.I.

C. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VÀ BÀI TẬP TỰ LUẬN MINH HỌA

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

I.1. Chương VI: NĂNG LƯỢNG VÀ CÔNG

Câu 1. Công có thể biểu thị bằng tích của:

A. Lực và quãng đường đi được.
B. Lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian.
C. Lực và vận tốc.
D. Năng lượng và khoảng thời gian.

Câu 2. Động năng của vật tăng khi:

A. Vận tốc của vật v > 0.
B. Gia tốc của vật a > 0.
C. Gia tốc của vật tăng.
D. Các lực tác dụng lên vật sinh công dương.

Câu 3. Cơ năng của hệ vật và Trái Đất bảo toàn khi:

A. Không có các lực cản, lực ma sát.
B. Vận tốc của vật không đổi.
C. Vật chuyển động theo phương ngang.
D. Lực tác dụng duy nhất là trọng lực (lực hấp dẫn).

Câu 4. Một vật nằm yên có thể có:

A. Động năng.
B. Vận tốc.
C. Động lượng.
D. Thế năng.

Câu 5. Cơ năng là:

A. Một đại lượng vô hướng có giá trị đại số.
B. Một đại lượng vô hướng luôn luôn dương.
C. Một đại lượng véc tơ.
D. Một đại lượng vô hướng luôn dương hoặc có thể bằng 0

Câu 6. Một vật nhỏ được ném thẳng đứng hướng xuống từ một điểm phía trên mặt đất. Trong quá trình rơi:

A. Thế năng tăng.
B. Động năng giảm.
C. Cơ năng không đổi.
D. Cơ năng cực tiểu ngay trước khi chạm đất.

I.2. Chương VII: ĐỘNG LƯỢNG VÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

Câu 1. Điều nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về động lượng:

A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.
B. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.
C. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn.
D. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.

Câu 2. Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô được bảo toàn khi ô tô

A. giảm tốc.
B. chuyển động tròn đều.
C. chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát.
D. tăng tốc.

Câu 3. Chọn câu đúng khi nói về định luật bảo toàn động lượng:

A. Trong hệ kín động lượng của hệ được bảo toàn.
B. Trong hệ kín, tổng động lượng của hệ không đổi cả về hướngvà độ lớn.
C. Định luật bảo toàn động lượng là cơ sở của nguyên tắc chuyển động bằng phản lực của các tên lửa vũ trụ.
D. Các phát biểu A,B,C đều đúng.

Câu 4. Trong các chuyển động sau, chuyển động nào dựa trên nguyên tắc của định luật bảo toàn động lượng?

A. Một người đang bơi trong nước.
B. chuyển động của tên lửa.
C. Chiếc xe ôtô đang chuyển động trên đường.
D. Chiếc máy bay trực thăng đang bay trên bầu trời.

I.3. Chương VIII: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN

Câu 1. Chọn câu SAI. Trong chuyển động tròn đều:

A. Véc tơ gia tốc của chất điểm luôn hướng vào tâm.
B. Véc tơ gia tốc của chất điểm luôn vuông góc với véc tơ vận tốc.
C. Độ lớn của véc tơ gia tốc của chất điểm luôn không đổi
D. Véc tơ gia tốc của chất điểm luôn không đổi

..............

D. ĐỀ THI MINH HỌA

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)

Câu 1. Khi đang hoạt động, sự chuyển hóa năng lượng của bàn là phần lớn là từ điện năng sang

A. hóa năng.
B. cơ năng.
C. quang năng.
D. nhiệt năng.

Câu 2. Động năng của một chiếc ô tô có khối lượng 3000 kg đang chuyển động với tốc độ không đổi 15 m/s là

A. 675000 J.
B. 22500 J.
C. 459000 J.
D. 337500 J.

Câu 3. Chuyển động bằng phản lực tuân theo định luật bảo toàn

A. cơ năng.
B. động năng.
C. năng lượng.
D. động lượng.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về động năng?

A. Động năng của một vật là một đại lượng vô hướng.
B. Trong hệ kín, động năng của hệ được bảo toàn.C. Động năng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.
D. Động năng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.

Câu 5. Chọn phát biểu sai ?

A. Công của lực được tính bằng biểu thức
B. Công của lực có giá trị đại số.
C. Công của lực là đại lượng luôn dương.
D. Công của lực là đại lượng vô hướng.

Câu 6. Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng

A. bảo toàn.
B. vô hướng
C. không bảo toàn.
D. biến thiên.

Câu 7. Một vật khối lượng 4 kg, ở độ cao 15 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2, chọn mốc thế năng ở mặt đất. Thế năng của vật là

A. 600 J.
B. 700 J.
C. 500 J.
D. 400 J.

Câu 8. Hiệu suất của một máy là tỉ số giữa năng lượng

A. có ích và năng lượng hao phí.
B. có ích và năng lượng toàn phần.
C. hao phí và năng lượng có ích.
D. hao phí và năng lượng toàn phần.

..............

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo

I. MÔ MEN LỰC

Câu 1: Đơn vị của mômen lực là

A. m/s
B. N. m
C. kg. m
D. N. kg

Câu 2: Mômen lực tác dụng lên vật là đại lượng

A. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực.
B. véctơ.
C. để xác định độ lớn của lực tác dụng.
D. luôn có giá trị dương.

Câu 3: Cánh tay đòn của lực bằng

A. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
B. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật.
C. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
D. khoảng cách từ trong tâm của vật đến giá của trục quay.

Câu 4: Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục khi

A. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay
B. lực có giá song song với trục quay
C. lực có giá cắt trục quay
D. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay

Câu 5: Điều kiện cân bằng của một chất điểm có trục quay cố định còn được gọi là

A. quy tắc hợp lực đồng quy
B. quy tắc hợp lực song song
C. quy tắc hình bình hành
D. quy tắc mômen lực

Câu 6: Hệ hai lực cân bằng và ba lực cân bằng có chung tính chất

A. tổng momen lực bằng 0.
B. cùng giá và cùng độ lớn.
C. ngược chiều và cùng độ lớn.
D. đồng phẳng và đồng quy.

Câu 7: Biểu thức mômen của lực đối với một trục quay là

A. M=F. f
B. M=\frac{F}{d}\(M=\frac{F}{d}\)

C.\ \frac{F_1}{d_1}=\frac{F_2}{d_2}\(C.\ \frac{F_1}{d_1}=\frac{F_2}{d_2}\)

D. F1d1=F2d2

Câu 8: Nhận xét nào sau đây là đúng. Quy tắc mômen lực:

A. Chỉ được dùng cho vật rắn có trục cố định.
B. Chỉ được dùng cho vật rắn không có trục cố định.
C. Không dùng cho vật nào cả.
D. Dùng được cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định.

Câu 9: Khi một lực tác dụng vào vật rắn, yếu tố nào sau đây của lực có thể thay đổi mà không ảnh hưởng đến tác dụng của lực:

A. độ lớn
B. chiều
C. điểm đặt
D. phương

Câu 10: Một lực có độ lớn là 5,5 N và cánh tay đòn là 2m. Mômen của lực đó là:

A. 10 N.
B. 10 Nm.
C. 11N.
D. 11Nm.

Câu 11: Một lực có mômen với trục quay cố định là 10 Nm, khoảng cách từ giá của lực đến tâm quay là 20cm. Độ lớn của lực là:

A. 0. 5 (N).
B. 50 (N).
C. 200 (N).
D. 20(N)

Câu 12: Một lực có độ lớn 10N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20cm. Mômen của lực tác dụng lên vật có giá trị là

A. 200N. m
B. 200N/m
C. 2N. m
D. 2N/m

Câu 13. Chọn đáp án đúng. Mô men của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho

A. tác dụng kéo của lực.
B. tác dụng làm quay của lực.
C. tác dụng uốn của lực.
D. tác dụng nén của lực.

Câu 14. Một thanh chắn đường dài 7,8m, có trọng lượng 2100N và có trọng tâm ở cách đầu trái 1,2m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái. 1,5m. Hỏi phải tác dụng vào đầu bên phải một lực bằng bao nhiêu để thanh ấy nằm ngang.

A. 100N.
B. 200N.
C. 300N.
D. 400N.

II. NĂNG LƯỢNG. CÔNG. CÔNG SUẤT

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng?

A. Năng lượng là một đại lượng vô hướng.
B. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
C. Năng lượng luôn là một đại lượng bảo toàn.
D. Trong hệ SI, đơn vị của năng lượng là calo.

Câu 16: Đại lượng nào sau đây không phải là một dạng năng lượng?

A. nhiệt năng.
B. động năng.
C. hóa năng.
D. quang năng.

Câu 17: Năng lượng từ pin Mặt Trời có nguồn gốc là

A. năng lượng hóa học.
B. năng lượng nhiệt.
C. năng lượng hạt nhân.
D. quang năng.

Câu 18: Vật dụng nào sau đây không có sự chuyển hóa từ điện năng sang cơ năng?

A. Quạt điện.
B. Máy giặt.
C. Bàn là.
D. Máy sấy tóc.

Câu 19: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công?

A. N/m.
B. cal.
C. N/s.
D. kg.m2

Câu 20. Đơn vị của công trong hệ SI là

A.W.
B. M.kg.
C. J.
D. N.

Câu 21. Đơn vị của công suất

A.J.s.
B. kg.m/s.
C. J.m.
D. W.

Câu 22. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?

A. Oát (W).
B. Kilôoat (KW).
C. Kilôoat giờ (KWh).
D. Mã lực (HP).

Câu 23. KWh là đơn vị của

A. hiệu suất.
B. công suất.
C. động lượng.
D. công.

Câu 25. Chọn phát biểu sai? Công của lực

A. là đại lượng vô hướng.
B. có giá trị đại số.
C. được tính bằng biểu thức F.s.cosα.
D. luôn luôn dương.

Câu 26. Lực thực hiện công âm khi vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang là

A. lực ma sát.
B. lực phát động.
C. lực kéo.
D. trọng lực.

...........

Tải file tài liệu để xem trọn bộ đề cương học kì 2 Vật lí 10 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm