Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 6 Đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 10 (Có đáp án + Ma trận)

Đề thi cuối kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 gồm 6 đề kiểm tra học kì 2 có đáp án giải chi tiết kèm theo.

TOP 6 Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 10 tập 2. Thông qua 6 đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 10 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Với 6 đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án kèm theo sẽ giúp các bạn so sánh được kết quả sau khi hoàn thành bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi học kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo.

Bộ đề thi cuối kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo (Có đáp án)

1. Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề 1

1.1 Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn 10

SỞ GD&ĐT…………

TRƯỜNG………………….

(Đề thi gồm có … trang)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC II

Môn: NGỮ VĂN 10

(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

[…]

Dần dần Tân cũng quen với đứa trẻ lặng lẽ sống bên mình. Mỗi lần đi về, Tân lại đến cạnh cái nôi, vén tấm màn trắng lên và nhìn một lát đứa bé nằm trong đó vẫn hai tay cọ quậy và con mắt lờ đờ nhìn mọi vật. Tuy vậy, Tân không nhận thấy rõ rệt cái liên lạc gì với đứa trẻ. Vả lại chàng cũng không nghĩ sâu xa gì về sự đó, chỉ thoáng qua trong trí mà thôi.

Một lần, chàng đang ngồi làm việc ở bàn giấy thì nghe tiếng vợ tắm cho đứa bé ở trong buồng. Vợ chàng gọi:

- Cậu vào đây hộ tôi một tý.

Tân quay mặt vào phía buồng, đáp:

- Con sen đâu, sao không gọi nó?

- Nó còn bận giặt ngoài kia. Thì cậu vào hộ tôi một tí có làm sao. Giữ hộ tôi cái đầu để tôi tắm cho nó thôi mà.

Tân ngần ngại bỏ dở công việc:

- Nào thì vào!

Rồi chàng vào trong buồng ngồi xuống bên cái chậu, hai tay giữ lấy đầu đứa bé. Vợ chàng nói lấy lòng:

- Cậu chỉ cầm một tý thôi. Tôi tắm cho nó xong ngay bây giờ đây.

Tân nhìn đứa bé, không thích một chút nào. Cái thân hình ngắn ngủi và chân tay khẳng khiu của nó làm chàng khó chịu không muốn để ý đến. Chàng càu nhàu mắng đứa bé:

- Nằm im! Mày cứ cọ quậy bắn cả nước lên tao đây này.

Cái đầu đứa bé đầy xà phòng nên càng trơn khó giữ. Tân đã thấy mỏi tay. Chàng bảo vợ:

- Thôi, giữ lấy nó, tôi mỏi tay lắm rồi.

Vợ chàng hơi gắt:

- Hãy giữ một chút nữa. Mới có một tí thế đã kêu mỏi!

Cái giọng nói ấy làm cho Tân không bằng lòng. Chàng buông đứa trẻ, đứng dậy trả lời xẵng:

- Không phải công việc của tôi. Với lại tôi trông nó khó chịu lắm.

Tân không nhận thấy nét mặt ngạc nhiên và buồn rầu của vợ, bước ra ngoài. Một chút hối hận, đến cửa, làm chàng quay mặt lại: vợ chàng đang ôm đầu đứa bé trong lòng khóc nức nở.

Ra ngoài, Tân mới nhận thấy cái cử chỉ vô lý của mình. Một tình thương nảy nở trong lòng chàng. Tân muốn trở vào an ủi vợ, xin lỗi nàng vì đã làm nàng phải buồn rầu. Chàng đứng lại, định quay vào, nhưng không biết cái gì vẫn giữ chàng lại. Tân đến ngồi bên bàn, nghĩ ngợi.

Từ khi hai vợ chồng lấy nhau, những cuộc cãi cọ nhỏ mọn, không có nghĩa lý gì, vẫn thường xảy ra luôn. Vì một câu nói, vì một cớ không đâu, hai vợ chồng lại giận nhau. Mà cũng như lần này, Tân cảm thấy chàng chỉ nói một lời dịu ngọt, êm ái, là đủ cho hai bên hòa hợp lại như cũ. Nhưng những câu ấy tan đi trên miệng trước khi nói ra lời. Một ý xấu khiến chàng yên lặng, và xui chàng giận dữ thêm lên để lấy phần phải về mình.

Khi Tân trở lại phòng, chàng thấy vợ đang ngồi cho con bú. Đứa bé tắm rửa sạch sẽ trông hồng hào như đánh phấn. Cái bàn tay mập mạp xinh xắn của nó nắm chặt lấy tay mẹ như để cầu sự âu yếm và che chở. Thỉnh thỏang nó ầm ừ trong miệng có vẻ rất bằng lòng.

Tân lại gần cúi nhìn đứa bé. Chàng thấy trong lòng một mối cảm động êm đềm và phiền phức. Nhìn đứa trẻ ngây thơ nằm trong lòng mẹ, Tân cảm thấy lần đầu cái thiêng liêng sâu xa của sự sống, và nhận thấy chính cái bé nhỏ, hèn mọn hàng ngày phá hoại cuộc đời.

Từ đấy, đứa con như cái dây giữ sự hòa hợp trong hai vợ chồng. Tân và vợ chàng không cãi nhau nữa. Mà nếu có xảy ra cuộc hờn giận, hai người chỉ cùng trông đứa trẻ mũm mỉm là lại hòa hợp như cũ.

Thỉnh thỏang vợ chồng bồng con đưa đến trước mặt Tân, chỉ cho chàng biết những cái thay đổi trong đứa bé.

- Này cậu trông, cái thóp bây giờ đã nhỏ đi rồi đấy.

Tân cũng chăm chú xem, rồi nói chuyện với con. Lúc chàng ngẩng lên nhìn, chàng thấy vợ ngượng nghịu muốn giấu sự vui mừng làm ửng hồng đôi gò má. Tân cũng thấy trong tâm can một sự vui vẻ khác thường.

Buổi sáng nay, vừa bước chân vào trong nhà, Tân đã hỏi vợ:

- Em đâu?

- Nó ngủ, cái gì thế?

- Tôi có cái này hay lắm.

Tân giơ lên cho vợ xem một đôi bít tất len trắng xinh đẹp. Chàng bước lại bên cạnh cái nôi rủ màn trắng sạch sẽ.

Vợ chàng vội nói:

- Ấy, khẽ chứ cậu, để nó ngủ. Tôi vừa mới đặt xong.

Tân rón rén, khe khẽ giở tấm màn tuyn, nhìn thấy đứa trẻ nằm gọn trong vải trắng. Chàng cúi mình xuống, yên lặng đợi trên cặp môi nhỏ bé một nụ cười.

Và Tân thấy trong lòng rung động khẽ như cánh bướm non, một tình cảm sâu xa và mới mẻ chàng chưa từng thấy.

(Trích Đứa con đầu lòng, Thạch Lam, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Thời đại, tr.10-12)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Xác định ngôi kể của truyện.

A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 2. Tác giả chọn điểm nhìn nào?

A. Từ nhân vật Tân
B. Từ vợ Tân
C. Từ người vú em
D. Từ tác giả

Câu 3. Đoạn trích viết về đề tài gì?

A. Tình yêu quê hương
B. Cuộc sống gia đình
C. Tình cha con
D. Tình vợ chồng

Câu 4. Không gian của đoạn trích diễn ra ở đâu?

A. Căn phòng hộ sinh
B. Căn phòng trọ
C. Nhà mẹ Tân
D. Căn nhà của vợ chồng Tân

Câu 5. Đoạn trích viết về chủ đề gì?

A. Tình cảm vợ chồng thắm thiết, thuỷ chung
B. Sự nảy nở kì diệu, thiêng liêng của tình mẫu tử.
C. Sự nảy nở kì diệu, thiêng liêng của tình phụ tử.
D. Tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý.

Câu 6. Khi được vợ nhờ giữ đứa con mới sinh để tắm cho con, thái độ của Tân thế nào?

A. Khó chịu, càu nhàu
B. Vui vẻ, nhiệt tình
C. Bực tức, khó chịu
D. Thờ ơ, lạnh nhạt

Câu 7. Dòng nào nêu đúng nội dung khái quát của đoạn trích?

A. Nỗi buồn của Tân khi đứa con đầu lòng chào đời
B. Những rung động của Tân khi vợ sinh con đầu lòng
C. Những cảm giác của Tân khi đón đứa con đầu lòng chào đời.
D. Trạng thái, cảm xúc của Tân khi ngắm con đầu lòng

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Nêu đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích?

Câu 9. Thông điệp nhà văn gửi gắm đến độc giả qua đoạn trích?

Câu 10. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của anh/chị về tình phụ tử

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận phân tích và đánh giá nhân vật Tân trong đoạn trích truyện “Đứa con đầu lòng” - Thạch Lam

1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 10

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0.5

2

A

0.5

3

B

0.5

4

D

0.5

5

C

0.5

6

A

0.5

7

C

0.5

8

Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích:

- Cốt truyện đơn giản, không phức tạp

- Đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm của nhân vật

- Ngôn ngữ trong sáng, giàu tình cảm, giàu chất thơ

0.5

9

Thông điệp:

- Sự ấm áp của tình yêu thương

- Trân trọng, nâng niu tình cảm gia đình

- Trân trọng vẻ đẹp giản dị của cuộc sống thường nhật

1,0

10

HS bày tỏ suy nghĩ về tình phụ tử bằng đoạn văn 5 – 7 câu:

- Tình phụ tử - những tình cảm mà người cha giành cho người con của mình

- Vai trò: Tình phụ tử sẽ giúp chúng ta bước qua sóng gió cuộc đời, nó cũng như tình mẹ vậy, vô cùng mãnh liệt, vô cùng vững bền. Cha cũng như mẹ, luôn lo lắng cho ta, luôn bao dung cho ta mọi lỗi lầm cùng như sai trái. Nếu như mẹ ân cần khuyên bảo, nhẹ nhàng răn dạy chúng ta để chúng ta đi đúng con đường đời thì cha lại khác.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.

Viết bài văn nghị luận phân tích và đánh giá nhân vật Tân trong đoạn trích truyện “Đứa con đầu lòng” - Thạch Lam

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

– Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận.

– Xác định đúng vấn đề: Phân tích và đánh giá nhân vật Tân trong đoạn trích.

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về nhân vật và vấn đề phân tích.

2. Thân bài

Lần lượt trình bày các luận điểm. Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm:

- Những cảm giác của Tân khi đón đứa con đầu lòng chào đời (từ lúc ở phòng hộ sinh, khi về nhà, từ chôc thấy xa lạ, thậm chí khó chịu, đến khi nhận ra một tình cảm sâu xa và mới mẻ chàng chưa từng thấy)

- Câu chuyện chỉ giản đơn xoay quanh Tân và sự chào đời của đứa con đầu lòng của vợ chồng chàng. Không làm độc giả thót tim với những tình tiết gay cấn hay lấy nước mắt bao anh chàng, cô nàng bằng những câu chuyện tình trắc trở, những tình tiết và suy nghĩ của nhân vật gắn chặt với cuộc sống, rất chân thật. Truyện vẫn nối tiếp phong cách văn chương của Thạch Lam khi là một dòng chảy của suy cảm, mênh mang bao cảm xúc của nhân vật Tân.

- Những suy nghĩ ấy có thể phân chia làm ba giai đoạn:

+ Trong lúc vợ sinh con, mâu thuẫn trong lần tắm cho em bé và sau cùng là những thay đổi tích cực trong tâm tưởng chàng. Những đối thoại giữa các nhân vật với nhau rất thưa thớt và kiệm lời, thay vào đó là dòng suy nghĩ miên man.

+ Nhìn ngắm đứa con vừa mới lọt lòng, chàng “ thấy một cảm tưởng lạ, không rõ rệt, nẩy nở trong lòng. Nhưng cái rúm thịt động đậy, cái mầm sống nhỏ mọn và yếu ớt kia hình như không có một chút liên lạc gì với chàng cả. Tân không thấy cảm động như chàng tưởng, và cũng không thấy có một cảm tình gì đối với đứa con mới đẻ ”. Rồi chàng làm quen với việc có thêm một thành viên đặc biệt trong gia đình, song với chàng “ Tân không nhận thấy rõ rệt cái liên lạc gì với đứa trẻ. Vả lại chàng cũng không nghĩ sâu xa gì về sự đó, chỉ thoáng qua trong trí mà thôi ”. Những ý nghĩ lạ lùng này khiến người đọc băn khoăn và quyết tâm theo dõi đến cùng câu chuyện.

+ Đỉnh điểm của chuỗi cảm xúc này là việc Tân khó chịu khi phải giúp vợ tắm cho con. Với Tân, đó là lần chàng làm vợ buồn vì hờ hững, thậm chí bực dọc khi giúp vợ tắm cho con. Những suy nghĩ hỗn loạn, người ta biết mình sai nhưng không có đủ can đảm để sửa chữa: “Ra ngoài, Tân mới nhận thấy cái cử chỉ vô lý của mình. Một tình thương nảy nở trong lòng chàng. Tân muốn trở vào an ủi vợ, xin lỗi nàng vì đã làm nàng phải buồn rầu. Chàng đứng lại, định quay vào, nhưng không biết cái gì vẫn giữ chàng lại. Tân đến ngồi bên bàn, nghĩ ngợi”.

Phải có đủ thời gian và đủ thử thách, cuối cùng Tân mới nhận ra với chàng, với cuộc sống bình thường trước kia, đứa bé thật sự là một điều kì diệu. Chàng kịp nhận ra vẻ đẹp đáng nâng niu của con chàng: “Đứa bé tắm rửa sạch sẽ trông hồng hào như đánh phấn. Cái bàn tay mập mạp xinh xắn của nó nắm chặt lấy tay mẹ như để cầu sự âu yếm và che chở”. Và từ đây, nó trở thành một phần không thể bức lìa trong cuộc sống của chàng, là mối dây ràng buộc chàng với gia đình

Tân lại gần cúi nhìn đứa bé. Chàng thấy trong lòng một mối cảm động êm đềm và phiền phức. Nhìn đứa trẻ ngây thơ nằm trong lòng mẹ, Tân cảm thấy lần đầu cái thiêng liêng sâu xa của sự sống, và nhận thấy chính cái bé nhỏ, hèn mọn hàng ngày đang phá hoại cuộc đời”. Và cuối truyện, khi mọi chuyện được giải quyết, trong Tân một dòng suy nghĩ khác lại ngự trị “Tân thấy trong lòng rung động khẽ như cánh bướm non, một tình cảm sâu xa và mới mẻ chàng chưa từng thấy”. Một câu chuyện, bao cảm xúc, quắn quện nhiều khi đến đạm đặc, nhưng rất người, rất thật, làm rung động sâu xa trong lòng người

3. Kết bài

- Nêu nhận xét, đánh giá về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả

- Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về nhân vật Tân

- Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả.

– Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt.

2,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,5

Tổng điểm

10.0

2. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề 2

2.1 Đề thi học kì 2 Văn 10

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Năm mươi người con theo cha xuống biển
Năm mươi người con theo mẹ lên rừng
Những người con ngồi đúc trống đồng
Tiếng chim hót phổ vào giọng nói

Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi
Nghe dịu dàng âu yếm biết bao
Tiếng Việt ơi, tiếng Việt có từ đâu
Sau tiếng Mẹ là tiếng Yêu thánh thót

Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt
Tiếng Đất nghe chắc nịch vững bền
Tiếng Cơm nghe ngạt ngào hương thơm
Người Giao Chỉ lắng nghe tiếng gió

Tiếng dòng sông rì rào sóng vỗ
Tiếng trời xanh lồng lộng mênh mang
Tiếng xôn xao của nắng thu vàng
Tiếng dế đêm trăng thanh vời vợi

Tiếng hổ gầm vang trong hốc núi
Tiếng mây bay vương vấn sắc trời
Tiếng sấm rền và tiếng mưa rơi
Tiếng nhịp đập trái tim thiếu nữ
Tiếng bập bùng nhen trong bếp lửa

Những thanh âm tha thiết bồi hồi
Bật ra thành tiếng Việt trên môi…

(Trích Tiếng Việt mến yêu, Nguyễn Phan Hách)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích?

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 2. Theo tác giả, Tiếng Đất nghe như… . Trong dấu “…” là gì?

A. Chắc nịch
B. Thánh thót
C. Ngạt ngào
D. Âu yếm

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ: Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt.

A. Điệp từ.
B. Nhân hoá.
C. Ẩn dụ.
D. Hoán dụ.

Câu 4. Cảm xúc được gợi lên qua 2 câu thơ sau là gì?

Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi
Nghe dịu dàng âu yếm biết bao

A. Bối rối.
B. Bồi hồi.
C. Yêu thương.
D. Lo lắng.

Câu 5. Hai câu thơ đầu trong đoạn trích được gợi từ truyện dân gian nào?

A. Thánh Gióng.
B. Con Rồng cháu Tiên.
C. Bánh chưng bánh giầy.
D. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ.

Câu 6. Nguồn gốc của tiếng Việt trong đoạn trích xuất phát từ đâu?

A. Tiếng mẹ đẻ.
B. Tiếng của thiên nhiên.
C. Âm thanh của muôn loài.
D. Tiếng những thanh âm tha thiết của cuộc sống.

Câu 7. Đoạn trích đề cập đến đề tài nào dưới đây?

A. Thiên nhiên.
B. Đất nước.
C. Con người.
D. Tiếng Việt.

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Hãy nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Người Giao Chỉ lắng nghe tiếng gió
Tiếng dòng sông rì rào sóng vỗ
Tiếng trời xanh lồng lộng mênh mang
Tiếng xôn xao của nắng thu vàng.

Câu 9. Nhận xét về giọng điệu của đoạn trích.

Câu 10. Trách nhiệm của Anh/ Chị trong việc giữ gìn tiếng Việt.

II. VIẾT (4.0 điểm)

Đọc truyện ngắn:

MÂY TRẮNG CÒN BAY – Bảo Ninh

Máy bay cất cánh trong mưa. Tiếng càng bánh xe gấp lại có vẻ mạnh hơn bình thường dội độ rung vào thân máy bay. Tôi tiếc là đã không nghe lời vợ. Đáng lý nên trả vé, đừng theo chuyến này. Ngày xấu, giờ xấu, thời tiết xấu.

Máy bay hẫng một cái như hụt bước. Tay vận complet ngồi bên cạnh tôi mặt nhợt đi, mắt nhắm nghiền, cặp môi run run. Tôi bấu chặt các ngón tay vào thành ghế. Con người tôi bé tí hin treo trên vực sâu đang càng lúc càng sâu thẳm.

Mây ngay ngoài, các bác kìa! - bà cụ ngồi ở ghế trong cùng, kề cửa sổ, thốt kêu lên.

Chiếc TU đã lấy được độ cao cần thiết, bắt đầu bay bằng. Hàng chữ điện “Cài thắt lưng an toàn” đã được tắt đi. Nhưng ngoài cửa sổ vẫn cuồn cuộn mây.

Mây cận quá, bác nhỉ, với tay ra là với được - Bà cụ nói - Y thể cây lá ngoài vườn.

Tay vận complet nhấc mi mắt lên. Môi y mím chặt, vẻ căng thẳng đổi thành quàu quạu.

Vậy mà sao nhiều người họ kháo là tàu bay trỗi cao được hơn mây bác nhỉ?

Tay nọ làm thinh.

Chả biết đâu trời đâu đất thế này biết lối nào mà về bến, thưa các bác?

Không được trả lời, bà cụ chẳng dám hỏi han gì thêm. Bà ngồi im, ôm chặt trong lòng một chiếc làn mây. Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế. Khi cô tiếp viên đẩy xe đưa bữa điểm tâm đến, bà không muốn nhận khay đồ ăn. Bà bảo cơm nước lạ kiểu chẳng đũa bát gì chẳng quen, mấy lại đã ăn no bụng hồi sớm, mấy lại cũng thực tình là già chẳng có lắm tiền. Cô gái ân cần giải thích để bà cụ yên tâm rằng giá của suất ăn này đã được tính gộp trong tiền vé.

Thảo nào hai lượt tàu bay những triệu bạc - bà cụ nói - Vậy mà lúc biếu già tấm vé các chú không quân cùng đơn vị với con trai già ngày nọ bảo là tốn có trăm ngàn. Các chú ấy cho già thì có, chứ còn tính ở quê đừng nói triệu với trăm ngàn, ngàn với trăm cũng khó.
Bà cụ hạ chiếc bàn gấp xuống song không bày bữa ăn lên đấy. Tất cả các thứ hộp thứ gói trên khay bà dồn hết vào chiếc làn mây. Bà chẳng ăn chút gì. Lúc người ta mang đồ uống đến, bà cũng chỉ xin một cốc nước lọc. Bà hỏi cô tiếp viên:

Đã sắp đến sông Bến Hải chưa con?

Dạ thưa - Cô gái nhìn đồng hồ đeo tay - Còn chừng dăm phút nữa ạ. Nhưng thưa cụ vì chúng ta bay trên biển nên không ngang qua sông mà sẽ chỉ ngang qua vùng trời vĩ tuyến 17.

Lát qua đấy con bật dùm già cái cửa tròn này con nhé, cho thoáng.

Ấy chết, mở thế nào được ạ. Cô gái bật cười.

Ngoài cửa sổ nắng loé lên, cánh máy bay lấp lánh, nhưng chỉ trong chốc lát. Trên rất cao này, trời vẫn còn mây. Người tôi nôn nao như ngồi trên đu quay. Chưa chuyến nào thấy mệt như chuyến này. Có lẽ vì cơn bão đang hoành hành ở miền trung nên không trung đầy rẫy ổ gà. Máy bay chòng chành, dồi lắc, bên thân và dưới sàn khe khẽ phát ra những tiếng răng rắc như sắp rạn.

Tay vận complet xoè diêm châm thuốc. Là dân nghiện nhưng lúc này tôi thấy gai với khói. Lẽ ra y nên xuống phía dưới mà thả khí chứ chẳng nên phớt lờ hàng chữ “không hút thuốc” sáng nay trước mũi y như vậy, tôi sẽ uể oải thầm nghĩ, đậy tờ báo lên mặt và nhắm mắt lại.

Giấc ngủ thiu thiu chầm chậm trườn tới.

Làm cái gì vậy? Hả! Cái bà già này!

Tôi giật bắn mình. Tôi bị giằng khỏi giấc ngủ không phải vì tiếng quát, tay ngồi cạnh tôi không quát to tiếng, chỉ nạt, nạt khẽ thôi, đủ nghe. Nhưng âm hưởng của nỗi hoảng hốt và sự cục cằn trong giọng y như tát vào mặt người ta. Thận trọng, tôi liếc nhìn. Khói thuốc và cặp vai to đùng của y che khuất cả bà cụ già, cả ô cửa sổ.

Này, cô kia, cô nhân viên! - Y sang trọng đứng dậy mắng - Tới mà nhìn! Đây là hàng không hay là cái xô bếp? Là phi cơ hay là cái miếu thờ thế này, hả?

Van bác... - Bà cụ sợ sệt - Bác ơi, van bác... Chẳng là, bác ạ, bữa nay giỗ thằng cả nhà tôi. Non ba chục năm rồi, bác ơi, tôi mới lên được đến miền cháu khuất.

Tay nọ gần như bước xéo lên đùi tôi, xấn ra lối đi. Bộ mặt hồng hào bừng bừng giận dữ và khinh miệt.

Bà cụ ngồi, lặng phắt, lưng còng xuống, hai bàn tay chắp lại, gầy guộc. Trên chiếc bàn gấp bày đĩa hoa cúng, nải chuối xanh, mấy cái phẩm oản và ba cây nhang cắm trong chiếc cốc thuỷ tinh đựng gạo. Một bức ảnh ép trong tấm kính cỡ bàn tay để dựng vào thành cốc.

Cô tiếp viên vội đi tới. Cô đứng sững bên cạnh tôi. Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn.

Máy bay vươn mình nâng độ cao vượt qua trần mây. Sàn khoang dốc lên. Cái bàn thờ nhỏ bé bỏng của bà cụ già hơi nghiêng đi. Tôi xoài người sang giữ lấy cái khung ảnh. Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ.

Khói nhang nhả nhè nhẹ, bốc lên dìu dịu, mờ mỏng trong bầu không khí lành lạnh của khoang máy bay. Những cây nhang trên trời thẳm toả hương thơm ngát. Ngoài cửa sổ đại dương khí quyển ngời sáng.

Thực hiện yêu cầu:

Nhan đề phản ánh khía cạnh nội dung nào của tác phẩm? Anh/ Chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).

2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Văn 10

PhầnCâuNội dungĐiểm
IĐỌC HIỂU6,0
1C0,5
2A0,5
3C0,5
4C0,5
5B0,5
6D0,5
7D0,5

8

Tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ:

Tạo nhịp điệu, gợi sự sinh động, tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ.

Thể hiện sự đa dạng, phong phú của tiếng Việt.

+ Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.

+ Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.

+ Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

0,5

9

Nhận xét về giọng điệu của đoạn trích:

Giọng điệu: ngọt ngào, tha thiết – rất phù hợp cho việc thể hiện cảm xúc: sự trân trọng, yêu quý của tác giả dành cho tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1.0

10

Trách nhiệm của Anh/ Chị trong việc giữ gìn tiếng Việt:

Mỗi người phải tự hào, trân trọng; gìn giữ và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 1,0 điểm.

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm.

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1.0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Mối quan hệ giữa nhan đề và khía cạnh nội dung của truyện Mây trắng còn bay

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

2.0

- “Mây trắng còn bay” tạo nên không gian bồng bềnh, hư ảo; gợi sự thanh thản, bình yên, sự chảy trôi của cuộc đời, của quá khứ.

- Nhan đề còn là sự chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời, vết thương chiến tranh; là sự trân trọng những hi sinh thầm lặng của con người trước, trong và sau chiến tranh.

- Nghệ thuât: Tạo tình huống đặc sắc; hình ảnh giàu sức gợi; ngôn ngữ phù hợp với đặc điểm, tính cách của các nhân vật…

- Đánh giá chung:

+ Nhan đề phù hợp, khó thay thế; góp phần làm nên giá trị, sức dẫn của truyện.

+ Tài năng nghệ thuật và lòng nhân đạo của tác giả.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

I + II

10

3. Đề thi cuối kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề 3

3.1 Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Trẫm nghĩ, việc chọn người hiền là rất đúng lí. Chọn được người hiền là do sự tiến cử. Cho nên, khi đã được nước rồi, việc đó là việc đầu tiên. Thời cổ, ở nơi triều đình, người hiền vái nhường chen vai nhau đầy dẫy. Vì thế, ở dưới, không có người bị sót, ở trên ko có người bị quên. Có thế, việc chính trị mới được hoà vui. Xét như các đời Hán, Đường, bọn bày tôi đều tôn nhường, tiến cử người hiền: Tiêu Hà tiến Tào Nham, Nguỵ Vô Tri tiến Trần Bình, Địch nhân kiên tiến cử Trương Cửu Linh, Tiêu Tung tiến Hàn Hưu. Tuy rằng tài có cao thấp, không giống nhau, nhưng cũng được dùng đúng việc, đúng chỗ.

Nay trẫm giữ trách nhiệm lớn, ngày đêm sợ hãi y như đi trên vực sâu, chính là vì chưa được người hiền ra giúp việc trị nước. Nay lệnh cho văn võ đại thần, công hầu đại phu, từ tam phẩm trở lên, phải tiến cử một người, hoặc tại triều, hoặc tại quận, không cứ đang làm quan, hay chưa làm quan. Xét cứ có tài văn hay võ, đáng coi dân chúng là trẫm giao cho việc. Mà người tiến cử thì được thưởng vào bực thượng thưởng, theo như phép xưa. Nếu tiến cử người có tài trung bình thì được thưởng thăng hai trật. Nếu cử người có tài đức đều trội hơn đời, thì được trọng thưởng. Xét ở đời, không hiếm người có tài, mà phép cầu tài thì không hiếm. Hoặc có người đủ tài kinh luân, ở hàng quan lại thấp kém, không được ai cất nhắc, hoặc có bực hào kiệt, ở trong nơi thảo mãng lẫn với bọn sĩ tốt, vì thiếu người đề đạt, trẫm làm sao mà biết rõ được. Vậy từ nay, bực quân tử nào muốn cùng trẫm coi việc, ai nấy tự tiến cử.

(…)

Tờ chiếu này ban ra , phàm đang ở hàng quan lại. đều gắng sức là phần việc của mình, mà cố tiến cử đề đạt. Còn như kẻ chốn nơi thôn dã, dừng lấy việc tự tiến cử làm xấu hổ, mà trẫm thành mang tiếng để xót nhân tài.

(Chiếu cầu hiền tài, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi toàn tập,  NXB Văn hoá thông tin, 1970, tr.317, 318)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo Lê Lợi khi có được nước rồi, việc làm đầu tiên là gì?

Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản.

Câu 4 (1.0 điểm). Mục đích và đối tượng hướng đến của văn bản

Câu 5 (1,0 điểm). Nhận xét của anh/chị về tình cảm, tư tưởng, nhân cách của Lê Lợi thể hiện qua văn bản.

Câu 6 (1,0 điểm). Anh/chị rút ra được thông điệp gì từ văn bản trên?

Phần 2: Viết (5 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà anh/chị dã học hoặc đã đọc.

3.2 Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 10

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Thể loại: chiếu.

0,5 điểm

Câu 2

Theo Lê Lợi khi có được nước rồi, việc làm đầu tiên là chọn người hiền tài.

0,5 điểm

Câu 3

Những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản:

- Người tiến cử được thưởng vào bực thượng thưởng, theo như phép xưa.

- Tiến cử người có tài trung bình thì được thưởng thăng hai trật.

- Tiến cử người có tài đức đều trội hơn đời, thì được trọng thưởng.

1,0 điểm

Câu 4

- Mục đích: tìm kiếm người hiền tài, có đủ vẹn đức vẹn toàn để giúp vua xây dựng đất nước.

- Đối tượng: bất cứ ai có đủ tiêu chí mà vua đề ra.

1,0 điểm

Câu 5

Qua đoạn trích trên, ta thấy được tầm nhìn rộng lớn của vua Lê Lợi cùng cách xử trí, tìm kiếm người hiền tài anh minh, chính trực, cho ta thấy được cách nhìn nhận việc nước, nhân cách xứng đáng là vị vua, người trị vì đứng đầu đất nước.

1,0 điểm

Câu 6

HS rút ra thông điệp từ đoạn trích.

Gợi ý: cách tìm kiếm và lựa chọn người hiền tài của vua thời xưa giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan, đem lại bài học ý nghĩa về cách tuyển chọn nhân tài.

1,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5 điểm



0,5 điểm




3,0 điểm













0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà anh/chị dã học hoặc đã đọc.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu tác phẩm kịch (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,…)

- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

- Nêu chủ đề của tác phẩm.

- Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm.

- Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Khẳng định lại những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm.

- Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

3.3 Ma trận đề kiểm tra học kì 2 Văn 10

T

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

0

3

0

2

0

1

0

50

2

Viết

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được nội dung, mối quan hệ, cách sắp xếp của luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu và vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.

- Nhận biết và phân tích được tính mạch lạc, liên kết trong đoạn văn và văn bản.

Thông hiểu:

- Xác định được mục đích, quan điểm của người viết.

- Sửa lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn và văn bản.

Vận dụng:

- Tác động của văn bản với bản thân.

3TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận văn học và vấn đề nghị luận.

- Xác định được vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá.

Thông hiểu:

- Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm văn học để viết được bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

3TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

.............

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Ngữ văn 10 CTST

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 567
  • Lượt xem: 14.659
  • Dung lượng: 122,4 KB
Sắp xếp theo