Toán 7 Bài 22: Đại lượng tỉ lệ thuận Giải Toán lớp 7 trang 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2
Giải Toán lớp 7 bài 22: Đại lượng tỉ lệ thuận bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 7 Tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 11, 12, 13, 14.
Lời giải Toán 7 Bài 22 Kết nối tri thức trình bày khoa học, biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 7, từ đó học tốt môn Toán lớp 7 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài 22 Chương VI - Tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ . Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải Toán 7 bài 22: Đại lượng tỉ lệ thuận sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 bài 22 - Luyện tập
Luyện tập 1
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cứ trong 100 g đậu tương (đậu nành) thì có 34 g protein. Khối lượng protein trong đậu tương có tỉ lệ thuận với khối lượng đậu tương không? Nếu có thì hệ số tỉ lệ là bao nhiêu?
Gợi ý đáp án:
Ta có:
Cứ trong 100 g đậu tương thì có 34 g protein
=> Khối lượng protein trong đậu tương tỉ lệ thuận với khối lượng đậu tương
=> Hệ số tỉ lệ bằng: \(34:100 = \frac{{34}}{{100}} = \frac{{17}}{{50}}\)
Luyện tập 2
Hai thanh kim loại đồng chất có thể tích tương ứng là 10 cm3 và 15 cm3. Hỏi mỗi thanh nặng bao nhiêu gam, biết rằng một thanh nặng hơn thanh kia 40 g?
Gợi ý đáp án:
Kiến thức quan trọng: Khối lượng của một vật đồng chất tỉ lệ thuận với thể tích của nó.
Gọi khối lượng thanh kim loại có thể tích 10cm3 là x (g)
Khối lượng thanh kim loại có thể tích15 cm3 là: y (g)
Điều kiện: x > 0, y > 0
Do 10 < 15 => x < y
Ta có: Một thanh nặng hơn thanh kia 40 g
=> y – x = 40
Mặt khác khối lượng của một vật tỉ lệ thuận với thể tích của nó
=> \(\frac{x}{{10}} = \frac{y}{{15}}\)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
=> \(\frac{x}{{10}} = \frac{y}{{15}} = \frac{{y - x}}{{15 - 10}} = \frac{{40}}{5} = 8\)
=> x = 8 . 10 = 80 (thỏa mãn)
=> y = 8 . 15 = 120 (thỏa mãn)
(hoặc y = x + 40 = 80 + 40 = 120 (g)
Vậy khối lượng thanh kim loại có thể tích 10cm3 là 80g
Khối lượng thanh kim loại có thể tích15 cm3 là 120g
Luyện tập 3
Hãy chia 1 tấn gạo thành ba phần có khối lượng tỉ lệ thuận với 2; 3; 5
Gợi ý đáp án:
Đổi: 1 tấn = 1000kg
Gọi số gạo của ba phần chia lần lượt là x, y, z (kg)
Điều kiện: x > 0, y > 0, z > 0
Theo bài ra ta có:
Tổng số gạo là 1000 kg => x + y + z = 1000
Chia số lượng gạo thành ba phần có khối lượng tỉ lệ thuận với 2; 3; 5
=> \(\frac{x}{2} = \frac{y}{3} = \frac{z}{5}\)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\frac{x}{2} = \frac{y}{3} = \frac{z}{5} = \frac{{x + y + z}}{{2 + 3 + 5}} = \frac{{1000}}{{10}} = 100\)
=> x = 100 . 2 = 200 (thỏa mãn)
=> y = 100 . 3 = 300 (thỏa mãn)
=> z = 5 . 100 = 500 (thỏa mãn)
Vậy số gạo của ba phần chia lần lượt là 200kg, 300kg, 500kg
Giải Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 14 tập 2
Bài 6.17
Cho biết x, y là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Thay mỗi dấu “?” trong bảng sau bằng số thích hợp.
x | 2 | 4 | 5 | ? | ? | ? |
y | -6 | ? | ? | 9 | 18 | 1,5 |
Viết công thức mô tả mối quan hệ phụ thuộc giữa hai đại lượng x và y.
Gợi ý đáp án:
x | 2 | 4 | 5 | -3 | -6 | -0,5 |
y | -6 | -12 | -15 | 9 | 18 | 1,5 |
Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận, có \(\dfrac{{{y_1}}}{{{x_1}}} = \dfrac{{ - 6}}{2} = - 3\) nên ta có công thức y = -3. x
Bài 6.18
Theo bảng giá trị dưới đây, hai đại lượng x và y có phải là hai đại lượng tỉ lệ thuận không?
Gợi ý đáp án:
a) Ta có: \(\dfrac{5}{{15}} = \dfrac{9}{{27}} = \dfrac{{15}}{{45}} = \dfrac{{24}}{{72}}\) nên 2 đại lượng x, y là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
b) Ta có: \(\dfrac{4}{8} = \dfrac{8}{{16}} = \dfrac{{25}}{{50}} \ne \dfrac{{16}}{{30}}\) nên 2 đại lượng x, y không là hai đại lượng tỉ lệ thuận. \(\dfrac{5}{{15}} = \dfrac{9}{{27}} = \dfrac{{15}}{{45}} = \dfrac{{24}}{{72}}\)
Bài 6.19
Cho biết y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a, x tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ b. Hỏi y có tỉ lệ thuận với z không? Nếu có thì hệ số tỉ lệ là bao nhiêu?
Gợi ý đáp án:
Vì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a nên y = a.x
Vì x tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ b nên x = b.z
Do đó, y = a.x = a.(b.z ) = (a.b).z ( a,b là hằng số vì a,b là các hằng số)
Vậy y có tỉ lệ thuận với z và hệ số tỉ lệ là a.b
Bài 6.20
Hai bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài và chiều rộng tương ứng bằng nhau, nhưng chiều cao của bể thứ nhất bằng \(\dfrac{3}{4}\) chiều cao của bể thứ hai. Để bơm đầy nước vào bể thứ nhất mất 4,5 giờ. Hỏi phải mất bao nhiêu thời gian để bơm đầy nước vào bể thứ hai (nếu dùng máy bơm có cùng công suất)?
Gợi ý đáp án:
Gọi thời gian để bơm đầy nước vào bể thứ hai là x (giờ) (x > 0)
Vì 2 bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài và chiều rộng tương ứng bằng nhau và máy bơm có cùng công suất nên chiều cao bể nước và thời gian đầy bể là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
Áp dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận, ta có:
\(\dfrac{3}{4} = \dfrac{{4,5}}{x} \Rightarrow x = \dfrac{{4.4,5}}{3} = 6\)(thỏa mãn)
Vậy thời gian để bơm đầy nước vào bể thứ hai là 6 giờ
Bài 6.21
Để chuẩn bị cho học sinh làm thí nghiệm, cô Hương chia 1,5 lít hóa chất thành ba phần tỉ lệ thuận với 4;5;6 và đựng trong ba chiếc lọ. Hỏi mỗi chiếc lọ đựng bao nhiêu lít hóa chất đó?
Gợi ý đáp án:
Gọi thể tích 3 phần lần lượt là x,y,z (lít) (x,y,z > 0)
Vì cô Hương chia 1,5 lít hóa chất thành ba phần nên x+y+z=1,5
Vì ba phần tỉ lệ thuận với 4;5;6 nên \(\dfrac{x}{4} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{z}{6}\)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
\(\begin{array}{l}\dfrac{x}{4} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{z}{6} = \dfrac{{x + y + z}}{{4 + 5 + 6}} = \dfrac{{1,5}}{{15}} = 0,1\\ \Rightarrow x = 0,1.4 = 0,4\\y = 0,1.5 = 0,5\\z = 0,1.6 = 0,6\end{array}\)
Vậy 3 chiếc lọ đựng lần lượt là 0,4 lít, 0,5 lít, 0,6 lít hóa chất.