Toán 7 Bài 18: Biểu đồ hình quạt tròn Giải Toán lớp 7 trang 93 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1
Giải bài tập SGK Toán 7 Tập 1 trang 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các bài tập của Bài 18: Biểu đồ hình quạt tròn.
Thông qua đó, các em sẽ biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài 18 Chương V - Thu thập và biểu diễn dữ liệu trong sách giáo khoa Toán 7 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải Toán 7 bài 18: Biểu đồ hình quạt tròn sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 99 tập 1
Bài 5.6
Cho biểu đồ Hình 5.18.
a) Cho biết các thành phần của biểu đồ này.
b) Hình tròn trong biểu đồ được chia thành mấy hình quạt? Mỗi hình quạt biểu diễn số liệu nào?
c) Châu lục nào có số dân đông nhất? Ít nhất?
d) Biết rằng năm 2020 tổng số dân của 5 châu lục là 7773 triệu người.
Tính số dân của mỗi châu lục.
Gợi ý đáp án:
a) Thành phần của biểu đồ trên là tỉ lệ số dân của các châu lục: Châu Á, Châu Phi, Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Úc.
b) Hình tròn được chia thành 5 hình quạt, mỗi hình quạt biểu diễn tỉ lệ số dân của mỗi châu lục.
c) Châu Á có số dân đông nhất
d) Số dân của Châu Á là: \(7773.\frac{{59,52}}{{100}} \approx 4626\)(triệu người)
Số dân của Châu Phi là: \(7773.\frac{{17,21}}{{100}} \approx 1338\)(triệu người)
Số dân của Châu Âu là: \(7773.\frac{{9,61}}{{100}} \approx 747\)(triệu người)
Số dân của Châu Mĩ là: \(7773.\frac{{13,11}}{{100}} \approx 1019\)(triệu người)
Số dân của Châu Úc là: \(7773-4626-1338-747-1019 = 43\)(triệu người).
Bài 5.7
An khảo sát về thú nuôi được yêu thích của các bạn trong lớp và thu được kết quả như bảng sau:
Vật nuôi | Chó | Mèo | Chim | Cá |
Số bạn yêu thích | 10 | 20 | 7 | 3 |
Hãy hoàn thiện biểu đồ Hình 5.19 vào vở để biểu diễn bảng thống kê trên.
Gợi ý đáp án:
Số bạn tham gia khảo sát là: 20 + 10 + 3 + 7 = 40 ( bạn)
Tỉ lệ các bạn thích mèo là: \(\frac{{20}}{{40}}.100\% = 50\%\)
Tỉ lệ các bạn thích chó là: \(\frac{{10}}{{40}}.100\% = 25\%\)
Tỉ lệ các bạn thích cá là: \(\frac{3}{{40}}.100\% = 7,5\%\)
Tỉ lệ các bạn thích chim là: \(\frac{7}{{40}}.100\% = 17,5\%\)
Bài 5.8
Biểu đồ Hình 5.20 cho biết tỉ lệ của một đội hiến máu gồm 200 tình nguyện viên. Hỏi:
a) Có bao nhiêu người mang nhóm máu A, bao nhiêu người mang nhóm máu B?
b) Có bao nhiêu người mang nhóm máu A hoặc O?
Gợi ý đáp án:
a) Số người mang nhóm máu A là: \(200.\frac{{20}}{{100}} = 40\)(người)
Số người mang nhóm máu B là: \(200.\frac{{30}}{{100}} = 60\)(người)
b) Số người mang nhóm máu O là: \(200.\frac{{40}}{{100}} = 80\)(người)
=> Số người mang nhóm máu A hoặc O là: 40+80=120 (người)
Bài 5.9
Từ kết quả thu thập dữ liệu về kĩ năng bơi của học sinh tiểu học (H.5.12), em hãy ước lượng xem trong 800 học sinh tiểu học của một xã trong huyện đó, có bao nhiêu học sinh bơi thành thạo, bao nhiêu học sinh chưa biết bơi.
Gợi ý đáp án:
Số học sinh bơi thành thạo là: \(800.\frac{{50}}{{100}} = 400\)(học sinh)
Số học sinh chưa biết bơi là: \(800.\frac{{15}}{{100}} = 120\)(học sinh)