Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 1 môn Địa lý 10

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 10 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 là tài liệu rất hữu ích, bao gồm lý thuyết, một số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận trọng tâm. Qua đó giúp các em học sinh lớp 10 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lý 10 Kết nối tri thức còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Bên cạnh đó các bạn tham khảo đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 10 Kết nối tri thức, đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Hóa học 10 Kết nối tri thức, Đề cương ôn tập giữa kì 1 Vật lí 10 Kết nối tri thức.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lý 10 Kết nối tri thức

TRƯỜNG THPT ………….

BỘ MÔN: ĐỊA LÍ 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2024 - 2025

MÔN: ĐỊA LÍ KHỐI 10

A.LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

BÀI 1: MÔN ĐỊA LÍ VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

1. Đặc điểm, vai trò môn địa lí ở trường phổ thông

a. Đặc điểm

- Là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội

- Là môn mang tính tổng hợp vì nó bao gồm cả địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội

- Có tính liên quan đến các môn: Toán học, vật lí, hóa học, lịch sử, giáo dục kinh tế và pháp luật…

b. Vai trò

- Giúp các em có hiểu biết về khoa học Địa lí, khả năng ứng dụng Địa lí trong đời sống, củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông, tăng vốn hiểu biết về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất thêm phong phú, giải thích được các hiện tượng địa lí trong cuộc sống.

- Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, trách nhiệm với môi trường

- Dần hình thành kĩ năng, năng lực giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, thích ứng với một thế giới luôn biến động, trở thành công dân toàn cầu có trách nhiệm

2. Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp

Kiến thức Địa lí phù hợp với nhiều ngành nghề, lĩnh vực do đặc điểm của môn Địa lí có tính tổng hợp, kiến thức phong phú

+ Địa lí tự nhiên: Các ngành nghề như nông nghiệp, quản lí tài nguyên, môi trường, kĩ sư trắc địa, các ngành liên quan đến khí tượng, thủy văn, thổ nhưỡng…

+ Địa lí kinh tế xã hội: Kinh tế, du lịch, tài chính ngân hàng, các ngành liên quan đến dân số, xã hội

+ Địa lí tổng hợp: Giáo viên, quy hoạch phát triển, kĩ sư bản đồ, quân sự, ngoại giao

BÀI 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ

Phương pháp biểu hiện

Đối tượng biểu hiện

Cách thức biểu hiện

Khả năng biểu hiện

PP kí hiệu

Các đối tượng phân bố cụ thể theo những điểm cụ thể

Dùng kí hiệu (hình học, chữ, hình tượng) đặt tại vị trí đối tượng với màu sắc, kích thước khác nhau.

Chất lượng, số lương, cấu trúc, sự phát triển của đối tượng.

PP kí hiệu đường chuyển động

Sự di chuyển của đối tượng

Dùng mũi tên để biểu hiện thông qua độ dài ngắn, dày, mảnh,…

Hướng di chuyển, số lượng, chất lượng, tốc độ di chuyển

PP chấm điểm

Sự phân bố của dân cư, các điểm công nghiệp,…

Dùng các điểm chấm để biểu hiện

Số lượng được quy ước bởi giá trị của mỗi chấm

PP bản đồ - biểu đồ

Cấu trúc của các đối tượng

Dùng biểu đồ đặt tại vị trí của đối tượng cần mô tả

Số lượng, chất lượng và giá trị của đối tượng

PP khoanh vùng

Các đối tượng có quy mô lớn, phân bố theo vùng nhất định

Đường nét liền, đương fnets đứt, kí hiệu chữ, màu sắc,…

Ranh giới, qui mô phân bố của đối tượng

BÀI 3:SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG, MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA GPS.

1. Sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và đời sống

Để sử dụng, khai thác bản đồ hiệu quả, cần lưu ý những điểm sau

- Xác định rõ nội dung, yêu cầu của việc đọc bản đồ

- Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu

- Hiểu các yêu tố cơ bản của bản đồ: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

- Tìm hiểu kĩ bảng chú giải

- Xác định được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ

- Đọc các bản đồ có nội dung liên quan để phân tích, so sánh và rút ra nhận định cần thiết. Ví dụ: Khi tìm hiểu về sự phân bố sông ngòi Việt Nam cần tìm hiểu thêm bản đồ gió và bão để hiểu thêm về chế độ nước sông.

2. Một số ứng dụng của GPS và bản đồ trong đời sống

a. Khái niệm GPS và bản đồ số

- GPS (Global Positioning System) – Hệ thống định vị toàn cầu là hệ thống xác định vị trí của bất kì đối tượng nào trên bề mặt trái đất thông qua hệ thống vệ tinh.

- Nguyên lí hoạt động:

Các vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất theo quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các trạm thu GPS nhận thông tin và tính chính xác về vị trí của đối tượng. Khi vị trí đối tượng được xác định, trạm thu GPS có thể tính các thông tin như: tốc độ, hướng chuyển động, thời gian tới điểm đích.

- Bản đồ số: là tập hợp có tổ chức, lưu trữ các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả năng đọc như máy tính, điện thoại thông minh, thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.

b. Ứng dụng của GPS và bản đồ số

- GPS và bản đồ số được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hiện đại với nhiều ứng dụng hữu ích

- Ứng dụng: Định vị, xác định vị trí, dẫn đường, quản lí điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn các thiết bị định vị, tìm người, thiết bị đã mất…

- GPS và bản đồ số được ứng dụng rộng rãi trong giao thông vận tải, đo đạc khảo sát và thi công công trình, quân sự, khí tượng, giám sát trái đất

..........

B. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến thành phần tự nhiên là

A. dân số học, đô thị học.
B. khí hậu học, địa chất.
C. môi trường, tài nguyên.
D. nông nghiệp, du lịch.

Câu 2. Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với

A. bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng thông tin.
B. bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu.
C. bản đồ, lược đồ, số học, bảng số liệu.
D. bản đồ, Atlat địa lí, sơ đồ, bảng số liệu.

Câu 3. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến tự nhiên tổng hợp là

A. nông nghiệp, du lịch.
B. khí hậu học, địa chất.
C. môi trường, tài nguyên.
D. dân số học, đô thị học.

Câu 4. Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản về

A. khoa học địa lí.
B. khoa học xã hội.
C. khoa học vũ trụ.
D. khoa học tự nhiên.

Câu 5. Đối với xã hội hiện nay, môn Địa lí có vai trò nào sau đây?

A. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.
B. Góp phần hình thành phẩm chất, năng lực chuyên biệt về xã hội.
C. Cung cấp kiến thức cơ bản về tự nhiên, toán học và ngoại ngữ.
D. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.

Câu 6. Địa lí học gồm có

A. kinh tế đô thị và địa chất học.
B. địa lí tự nhiên và bản đồ học.
C. bản đồ học và kinh tế - xã hội.
D. kinh tế - xã hội và địa lí tự nhiên.

Câu 7. Ở cấp Trung học phổ thông môn Địa lí thuộc nhóm môn nào sau đây?

A. Khoa học xã hội.
B. Kinh tế vĩ mô.
C. Khoa học tự nhiên.
D. Xã hội học.

Câu 8: Để thể hiện qui mô các đô thị lớn ở nước ta người ta thường dùng phương pháp

A. kí hiệu
B. bản đồ – biểu đồ
C. vùng phân bố
D. chấm điểm

Câu 9: Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm

A. phân bố với phạm vi rộng rải.
B. phân bố theo những điểm cụ thể.
C. phân bố theo dải.
D. phân bố không đồng đều.

Câu 10: Phương pháp chấm điểm thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm:

A. phân bố phân tán, lẻ tẻ.
B. phân bố tập trung theo điểm.
C. phân bố theo tuyến.
D. phân bố ở phạm vi rộng.

Câu 11: Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là:

A. các nhà máy, sự trao đổi hàng hoá..
B. biên giới, đường giao thông..
C. các luồng di dân, các luồng vận tải..
D. các nhà máy, đường giao thông..

Câu 12: Để thể hiện sự phần bố dân cư trên bản đồ, người ta thường dùng phương pháp

A. kí hiệu.
B. khoanh vùng.
C. chấm điểm.
D. bản đồ - biểu đồ.

Câu 13: Phương pháp khoanh vùng thể hiện đối tượng

A. phân bố theo vị trí cụ thể.
B. có sự di chuyển trong không gian.
C. phân bố phân tán, lẻ tẻ.
D. phân bố theo vùng không đều.

Câu 14. Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ phần

A. kí hiệu và vĩ tuyến.
B. vĩ tuyến và kinh tuyến.
C. kinh tuyến và chú giải.
D. chú giải và kí hiệu.

Câu 15. Thiết bị nào sau đây bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất?

A. Vệ tinh nhân tạo.
B. Các loại ngôi sao.
C. Vệ tinh tự nhiên.
D. Trạm hàng không.

Câu 16. Hệ thống định vị toàn cầu viết tắt là

A. GPS.
B. GPRS.
C. GSO.
D. VPS.

Câu 17. Thiết bị thông minh nào sau đây được gắn định vị GPS?

A. Điện thoại thông minh.
B. Tủ lạnh samsung lớn.
C. Nồi chiên không dầu.
D. Máy lọc không khí.

Câu 18. GPS do quốc gia nào sau đây xây dựng, vận hành và quản lí?

A. Liên bang Nga.
B. Nhật Bản.
C. Trung Quốc.
D. Hoa Kì.

Câu 19. Ranh giới giữa vỏ Trái Đất và manti được gọi là

A. mặt Mô-hô.
B. tầng đối lưu.
C. khí quyển.
D. tầng badan.

Câu 20. Đặc điểm của lớp Manti dưới là

A. cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
B. không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.
C. hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.
D. có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900 km.

Câu 21. Các tầng đá theo thứ tự từ trên xuống dưới của lớp vỏ lục địa là

A. badan, trầm tích, granit.
B. trầm tích, granit, badan.
C. trầm tích, badan, granit.
D. granit, badan, trầm tích.

Câu 22. Lớp vỏ đại Dương khác với lớp vỏ lục địa ở chỗ

A. có một ít tầng trầm tích.
B. không có tầng đá trầm tích.
C. tầng granit rất mỏng.
D. không có tầng đá granit.

Câu 23: Nơi nào sau đây không có sự chênh giữa ngày và đêm?

A. Chí tuyến.
B. Xích đạo.
C. Hai cực.
D. Vòng cực.

Câu 24: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về mùa đông ở bán cầu Bắc?

A. Ngày dài hơn đêm.
B. Mặt Trời đang ở nửa cầu Bắc.
C. Ngày ngắn hơn đêm.
D. Mặt trời đang ở xích đạo.

Câu 25: Nếu đi từ phải tây sang phải đông, khi đi qua kinh tuyến 180⁰ người ta phải?

A. Lùi lại 1 giờ.
B. Tăng thêm 1 ngày lịch.
C. Tăng thêm 1 giờ.
D. Lùi lại 1 ngày lịch.

.............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 10 Kết nối tri thức 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm