Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì 1 GDKT&PL 10
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Qua đó giúp các em học sinh lớp 10 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Bên cạnh đó các bạn tham khảo: đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 10 Chân trời sáng tạo.
Đề cương giữa kì 1 GDKT&PL 10 Chân trời sáng tạo
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội
- Hoạt động sản xuất và vai trò của hoạt động sản xuất.
- Hoạt động phân phối trao đổi và vai trò của hoạt động phân phối trao đổi.
- Hoạt động tiêu dùng và vai trò của hoạt động tiêu dùng.
Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
- Chủ thể sản xuất
- Chủ thể trung gian
- Chủ thể tiêu dùng
Bài 3: Thị trường
- Khái niệm thị trường
- Các loại thị trường
- Chức năng của thị trường.
Bài 4: Cơ chế thị trường
- Khái niệm cơ chế thị trường.
- Ưu điểm và nhược điểm của cơ chế thị trường.
- Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường.
Bài 5: Ngân sách nhà nước
- Khái niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nước.
- Vai trò của ngân sách nhà nước.
- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách.
Bài 6: Thuế
- Thuế và vai trò của thuế
- Một số loại thuế phổ biến.
- Quyền và nghĩa vụ công dân trong thực hiện pháp luật thuế.
B. LUYỆN TẬP
Phần I – Trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Mục đích cuối cùng của hoạt động kinh tế là tạo ra
A.sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.
B.các sản phẩm hữu hình phục vụ con người.
C.các sản phẩm vô hình phục vụ con người.
D.các giá trị về mặt tinh thần và vật chất
Câu 2: Khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của một quốc gia được gọi là
A. nền văn hóa.
B. nền kinh tế.
C. trao đổi, phân phối.
D. phương thức sản xuất.
Câu 3: Trong các hoạt động kinh tế cơ bản không bao gồm hoạt động nào sau đây?
A. Sản xuất.
B. Phân phối – trao đổi.
C. Tiêu dùng.
D. Nghiên cứu.
Câu 4: Các hoạt động kinh tế có mối quan hệ như thế nào với nhau?
A. Thống nhất, tác động qua lại với nhau.
B. Mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau.
C. Tách rời, không liên quan tới nhau.
D. Rời rạc, bài xích lẫn nhau.
Câu 5: Hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng (bao gồm cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt) được gọi là
A. phân phối.
B. điều tiết.
C. trao đổi.
D. tiêu thụ.
Câu 6: Phân phối – trao đổi đóng vai trò như thế nào với tiêu dùng?
A. Chất xúc tác.
B. Cầu nối, trung gian.
C. Quyết định.
D. Chi phối toàn bộ.
Câu 7: Trong các hoạt động kinh tế, hoạt động nào dưới đây đóng vai trò trung gian, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng?
A. Hoạt động phân phối – trao đổi.
B. Hoạt động sản xuất – vận chuyển.
C. Hoạt động vận chuyển – tiêu dùng.
D. Hoạt động sản xuất – tiêu thụ.
Câu 8: Hoạt động kinh tế nào dưới đây đóng vai trò là các hoạt động kinh tế cơ bản, quyết định sự tồn tại, phát triển của cá nhân và xã hội?
A. Hoạt động phân phối.
B. Hoạt động trao đổi.
C. Hoạt động sản xuất.
D. Hoạt động tiêu dùng.
Câu 9: Những người tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế được gọi là
A. chủ thể của nền kinh tế.
B. người kinh doanh.
C. chủ thể sản xuất.
D. người tiêu dùng.
Câu 10: Có bao nhiêu loại chủ thể kinh tế?
A. Hai.
B. Ba.
C. Bốn.
D. Năm.
Câu 11: Những người sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được gọi là
A. chủ thể tiêu dùng.
B. chủ thể sản xuất.
C. chủ thể trung gian.
D. Nhà nước.
Câu 12: Chủ thể sản xuất không bao gồm các nhà
A. đầu tư.
B. sản xuất.
C. kinh doanh.
D. tiêu dùng.
Câu 13: Mục đích cuối cùng mà chủ thể sản xuất hướng đến là
A. thu hồi vốn.
B. lợi nhuận.
C. tạo uy tín.
D. thâu tóm thị trường.
Câu 14: Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán
A. vật phẩm.
B. sản phẩm nông nghiệp.
C. hàng hoá.
D. lương thực.
Câu 15: Thị trường ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển của
A. kinh tế hàng hóa.
B. kinh tế tự cấp tự túc.
C. kinh tế bộ lạc.
D. kinh tế thời nguyên thủy.
Câu 16: Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của
A. người tiêu dùng.
B. các quy luật kinh tế.
C. người sản xuất.
C. quan hệ cung - cầu.
Câu 17: Câu thành ngữ "quần ngư tranh thực" chỉ quy luật kinh tế nào?
A. Quy luật tiền tệ.
B. Quy luật cạnh tranh.
C. Quy luật cung - cầu.
D. Quy luật giá trị.
Câu 18: Cơ chế thị trường có ưu điểm: Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và
A. tăng trưởng kinh tế.
B. đa dạng sinh học.
C. phân hóa giai cấp.
D. khai hóa văn minh.
Câu 19: Quá trình phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất để tạo ra sản phẩm là nội dung của khái niệm
A. sản xuất
B. phân phối.
C. tiêu dùng
D. trao đổi.
Câu 20: Trong nền kinh tế, việc tiến hành phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng được gọi là
A. sản xuất của cải vật chất.
B. phân phối cho sản xuất
C. phân phối cho tiêu dùng.
D. tiêu dùng cho sản xuất.
Câu 21: Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người
A. lao động.
B. tiêu dùng.
C. phân phối.
D. sản xuất.
............
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương giữa kì 1 GDKT&PL 10 Chân trời sáng tạo