Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì 1 môn Hóa học 10

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Hóa 10 Chân trời sáng tạo là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 10 tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi giữa kì 1 các dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm theo.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Hóa học 10 Chân trời sáng tạo giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Hóa học 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo.

Đề cương giữa học kì 1 môn Hóa 10 Chân trời sáng tạo

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ

1. Thành phần cấu tạo của nguyên tử, mối quan hệ giữa số hạt p,n,e.

2. Các khái niệm và cách xác định : điện tích hạt nhân, số khối, số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình, lớp và phân lớp electron, nguyên tố: s, p, d, f .

3. Khái niệm orbital nguyên tử và hình dạng orbital s và p.

4. Cách viết cấu hình electron của nguyên tử, ion. Điền electron vào AO. Xác định số electron độc thân.

5. Nêu được đặc điểm của lớp electron ngoài cùng, mối quan hệ giữa đặc điểm lớp e ngoài cùng đến tính chất của nguyên tố.

6. Giải được các dạng bài tập: liên quan đến kí hiệu nguyên tử; đồng vị; các loại hạt trong: nguyên tử, phân tử và ion.

CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

(Bài 5 và 6)

1. Nêu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH.

2. Trình bày được cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm nguyên tố.

3. Nắm được qui luật biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử, tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện, hóa trị của các nguyên tố theo chu kỳ và nhóm A của các nguyên tố theo chu kì.Vận dụng vào bài tập cụ thể.

4. Giải được các dạng bài tập xác định nguyên tố thông qua phương trình hoá học và vị trí nguyên tố trong BTH.

B. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN LUYỆN

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số các hạt p, e, n bằng 58. Trong hạt nhân số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt. Số proton của X là

A. 17.
B.16.
C. 19.
D. 20.

Câu 2: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (proton, neutron, electron) là 82, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Tổng số proton và số neutron của X là

A. 57.
B. 55.
C. 56.
D. 58.

Câu 3: Nguyên tử R có tổng số các hạt là 46. Trong hạt nhân nguyên tử R, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1 hạt. Số proton của R là

A. 15.
B.16.
C. 14.
D. 17.

Câu 4: Tổng số hạt trong cation R+ là 57. Trong nguyên tử R, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18 hạt. số electron của R+

A.19.
B.18.
C. 20.
D. 17.

Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt là 16. Số electron của nguyên tử Y là

A. 5.
B.6.
C. 10.
D. 11.

..................

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Hóa học 10 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 04
  • Lượt xem: 57
  • Dung lượng: 455,3 KB
Sắp xếp theo