Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ 10 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 3 Đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 10 (Có đáp án, ma trận)

Đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 10 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 1 Công nghệ 10 Kết nối tri thức quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

TOP 3 Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 10 Kết nối tri thức được biên soạn rất đa dạng gồm cả cấu trúc đề trắc nghiệm kết hợp tự luận với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 10 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 3 đề thi giữa kì 1 Công nghệ 10 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 mời các bạn cùng theo dõi.

Đề thi giữa kì 1 Thiết kế và công nghệ 10

Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 10

I.Phần trắc nghiệm (28 câu)

Câu 1: Bộ phân xử lí, của bàn là làm nhiệm vụ

A. dây dẫn từ nguồn điện đến bàn là.

B. xử lý nhiệt năng.

C. xử lý điện năng.

D. chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng.

Câu 2: Công nghệ CAD/CAM/CNC là công nghệ

A. sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển mô hình thiết kế đến phần mềm CAM để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết, sau đó sử dụng máy điều khiển số CNC.

B. sản xuất năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục, không động tiêu cực đến môi trường.CAD để thiết kế chi tiết đến phần mềm CAM để lập quy trình công nghệ ,sau đó sử dụng máy điều khiển số CNC.

C. phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano.

D. phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếp chồng lên nhau.

Câu 3: Công nghệ đầu tiên trong lĩnh vực điện – điện tử được đề cập đến công nghệ

A. điều khiển và tự động hóa.

B. điện – quang.

C. điện – cơ.

D. sản xuất điện năng.

Câu 4: Tiêu chí thứ ba của đánh giá sản phẩm công nghệ là

A. Cấu tạo sản phẩm.

B. Tính thẩm mĩ sản phẩm.

C. Độ bền sản phẩm.

D. Tính năng sản phẩm.

Câu 5: Công nghệ là

A. ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành máy móc, thiết bị, công trình, quy mô và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.

B. hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, chế tạo, vận hành máy.

C. giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật có hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm, dịch vụ.

D. hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy.

Câu 6: Công nghệ thứ tư trong lĩnh vực điện – điện tử được đề cập đến là công nghệ

A. sản xuất điện năng.

B. điện – cơ.

C. điện – quang.

D. điều khiển và tự động hóa.

Câu 7: Công nghệ thứ ba trong lĩnh vực luyện kim được đề cập đến la công nghệ

A. luyện kim.

B. gia công áp lực.

C. gia công cắt gọt.

D. đúc lỏng.

Câu 8: Ngành công nghệ nào, đột phá của cuộc cách mạng 4.0

A. In 3D.

B. Dệt may.

C. Xay sát thóc.

D. Sửa chữa ô tô.

Câu 9: Công nghệ thứ ba trong lĩnh vực điện – điện tử được đề cập đến là công nghệ

A. điện – cơ.

B. điều khiển và tự động hóa.

C. điện – quang.

D. sản xuất điện năng.

Câu 10: Công nghệ đã tác động tích cực đến con người là sự

A. Tiện nghi, đáp ứng nhu cầu, thay đổi cuộc sống của con người.

B. Giúp cải tạo và bảo vệ thiên nhiên, thay đổi cuộc sống con người.

C. Con người dần phụ thuộc vào công nghệ.

D. Cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Câu 11: Tiêu chí về kinh tế của đánh giá công nghệ là đánh giá về

A. chi phí đầu tư.

B. sự tác động của công nghệ.

C. độ chính xác của công nghệ.

D. năng suất công nghệ.

Câu 12: Có bao nhiêu tiêu chí đánh giá sản phẩm công nghệ.

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 13: Khoa học là

A. ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành máy móc, thiết bị, công trình, quy mô và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.

B. giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật có hoặc không kèm theo công cụ, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy

C. hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy.

D. giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật có hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm, dịch vụ.

Câu 14: Khái niệm hệ thống kĩ thuật

A. Có các phần tử đầu vào, các tín hiệu được nhận từ các cảm biến môi trường xung quanh, thực hiện nhiệm vụ ra lệnh.

B. Có các phần tử đầu ra kết quả xử lí, thuộc dạng các tín hiệu số hoặc đồ thị trạng thái, cho người quan sát thực hiện lệnh.

C. Có bộ phận xử lí, theo 2 dạng số hóa hoặc giải mã tương tự, truyền đến đầu ra các tín hiệ này dưới dạng khuếch đại.

D. Là hệ thống gồm các phần tử đầu vào, đầu ra và bộ phận xử lí có liên hệ với nhau để thực hiện nhiệm vụ.

Câu 15: Công nghệ đầu tiên trong lĩnh vực luyện kim được đề cập đến là công nghệ

A. công nghệ gia công cắt gọt.

B. công nghệ điện-cơ.

C. công nghệ đúc .

D. công nghệ gia công áp lực.

Câu 16: Công nghệ gia công áp lực là công nghệ

A. chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm theo yêu cầu.

B. điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác nhau.

C. dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến dạng theo hình dáng yêu cầu.

D. thực hiện việc lấy đi một phần của chi tiết phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

Câu 17: Công nghệ năng lượng tái tạo là công nghệ

A. sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển đến phần mềm CAM để lập quy trình gia công chi tiết, sau đó điều khiển số CNC.

B. sản xuất năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục, vô hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh.

C. Công nghệ phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano.

D. Công nghệ phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếp chồng lên nhau.

Câu 18: Công nghệ nano là công nghệ

A. sản xuấtt năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục, vô hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh.

B. phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếp chồng lên nhau

C. phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano.

D. sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển đến phần mềm CAM để lập quy trình gia công chi tiết, sau đó điều khiển số CNC.

Câu 19: Công nghệ đúc là công nghệ

A. chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm.

B. thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt và máy cắt chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

C. dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến dạng theo hình dáng yêu cầu.

D. điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác.

Câu 20: Tiêu chí đầu tiên đánh giá công nghệ là tiêu chí về

A. độ tin cậy.

B. hiệu quả.

C. môi trường.

D. kinh tế.

Câu 21: Công nghệ luyện kim là công nghệ

A. thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt và máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

B. dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến dạng theo hình dáng yêu cầu.

C. chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm.

D. điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác.

Câu 22: Công nghệ thứ hai trong lĩnh vực điện – điện tử được đề cập đến la công nghệ

A. điện – quang.

B. điều khiển và tự động hóa.

C. sản xuất điện năng.

D. điện – cơ.

Câu 23: Công nghệ nào sau đây được phân loại theo lĩnh vực khoa học_ công nghệ

A. trồng cây trong nhà kính.

B. giao thông- vận tải.

C. thông tin.

D. ô tô.

Câu 24: Tiêu chí về hiệu quả của đánh giá công nghệ là đánh giá

A. chi phí đầu tư.

B. đến môi trường không khí.

C. độ chính xác của công nghệ.

D. năng suất công nghệ.

Câu 25. Lịch sử loài người đã trải qua mấy cuộc cách mạng công nghệp?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 26. Đặc trưng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là

A. Động cơ hơi nước và cơ giới hóa.

B. Năng lượng điện và sản xuất hàng loạt.

C. Công nghệ thông tin và tự động hóa.

D. Công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.

Câu 27. Thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là

A. Máy hơi nước của James Watt.

B. Động cơ đốt trong.

C. Biến cơ năng thành điện năng.

D. Sản xuất điện năng.

Câu 28. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra

A. thế kỉ XVII

B. thể kỉ XIX

C. thế kỉ XVIII

D. thế kỉ XX

II.Phần Tự Luận

Câu 1: Nghiên cứu, xây dựng cấu trúc hệ thống kĩ thuật của (1) máy xay sinh tố; (2) máy điều hòa nhiệt độ trong gia đình. Trong hai hệ thống đó, hệ thống nào là mạch kín?

Câu 2: Công nghệ trí tuệ nhân tạo được ứng dụng ở những lĩnh vực nào? Lấy ví dụ cụ thể?

Câu 3: Đánh giá quạt trần và quạt cây (hình bên) để lựa chọn loạt quạt phù hợp với phòng ngủ và phòng khách của gia đình em?

Đáp án đề thi giữa kì 1 Công nghệ 10

Xem thêm đáp án chi tiết trong file tải về

Ma trận đề thi giữa kì 1 Công nghệ 10

STT

NỘI DUNG KIẾN THỨC

ĐƠN VỊ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

SỐ CÂU HỎI THEO CÁC MỨC ĐỘ

TỔNG

% TỔNG ĐIỂM

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian (ph)

Số CH

Thời gian (ph)

Số CH

Thời gian (ph)

Số CH

Thời gian (ph)

Số CH

Thời gian (ph)

TN

TL

1

Công nghệ và đời sống

1.1. Khái niệm Khoa học, Kĩ thuật, Công nghệ

2

1.5

2

2.5

1

5

4

1

9

20.00%

1.2. Mối liện hệ giữa Khoa học, Kĩ thuật, Công nghệ

1.3. Công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội

2

Hệ thống kĩ thuật

1.1. Khái niệm

2

1.5

2

2.5

0

1

8

4

1

12

20.00%

1.2. Cấu trúc

3

Một số công nghệ phổ biến và công nghệ mới

1.1. Công nghệ phổ biến

7

5.25

4

5

0

10

10.25

27.50%

1.2. Công nghệ mới

4

Đánh giá công nghệ

1.1. Khái quát về đánh giá công nghệ

3

2.25

2

2.5

1

5

4

1

9.75

22.50%

1.2. Tiêu chí đánh giá công nghệ và sản phẩm công nghệ.

5

Cách mạng công nghiệp

Cách mạng công nghiệp

2

1.5

2

2.5

0

4

4

10.00%

TỔNG

16

12

12

15

2

10

1

8

28

3

45

100.00%

TỈ LỆ (%)

40

30

20

10

70

30

100%

TỈ LỆ CHUNG (%)

70

30

100%

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I

MÔN: CÔNG NGHỆ 10 (THIẾT KẾ VÀ CÔNG NGHỆ) – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

TT

NỘI DUNG KIẾN THỨC

ĐƠN VỊ KIẾN THỨC

MỨC ĐỘ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

SỐ CÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG CAO

1

Công nghệ và đời sống

- Khái niệm Khoa học, Kĩ thuật, Công nghệ

- Mối liện hệ giữa Khoa học, Kĩ thuật, Công nghệ

- Công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội

Nhận biết

- Nêu được khái niệm khoa học.

- Nêu được khái niệm kĩ thuật.

- Nêu được khái niệm công nghệ.

- Trình bày được mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ.

- Mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên con người và xã hội

Thông hiểu

- Đánh giá được tác động của công nghệ và sản phẩm công nghệ đến đời sống con người.

- Liệt kê được một số sản phẩm công nghệ có mặt trong gia đình và cuộc sống.

Vận dụng

- Liên kết được một số ngành, nghề thuộc các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật và công nghệ.

- Phân tích được mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ.

Vận dụng cao

- Phân tích được mối liên hệ giữa công nghệ sản xuất với tự nhiên, con người và xã hội.

2

2

1

2

Hệ thống kĩ thuật

- Khái niệm

- Cấu trúc hệ thống kĩ thuật

Nhận biết

- Nêu được khái niệm hệ thống kĩ thuật.

- Trình bày được cấu trúc của hệ thống kĩ thuật.

Thông hiểu

- Giải thích được sơ đồ hệ thống kĩ thuật.

Vận dụng

- Phân tích được các phần tử của hệ thống kĩ thuật.

Vận dụng cao

- Giải thích được hệ thống kĩ thuật của một số thiết bị trong thực tiễn.

2

2

1

3

Một số công nghệ phổ biến và công nghệ mới

Công nghệ phổ biến

Công nghệ mới

Nhận biết

- Kể tên được một số công nghệ phổ biến và công nghệ mới.

- Phát biểu được hướng ứng dụng của một số công nghệ mới.

- Nêu được bản chất của một số công nghệ phổ biến và công nghệ mới.

- Trình bày được ưu, nhược điểm của một số công nghệ phổ biến trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí.

- Trình bày được ưu, nhược điểm của một số công nghệ phổ biến trong lĩnh vực điện - điện tử.

- Trình bày được ưu, nhược điểm của một số công nghệ mới.

- Kể được các ứng dụng thực tế của một số công nghệ phổ biến và công nghệ mới.

- Nêu được vai trò của công nghệ tự động hóa đối với sản xuất công nghiệp.

Thông hiểu

- Tóm tắt được nội dung cơ bản của một số công nghệ phổ biến và công nghệ mới.

- Giải thích được sự giống và khác nhau giữa rèn và dập.

- Giải thích được sự lựa chọn và sử dụng các loại đèn trong gia đình.

- Giải thích được những ứng dụng của công nghệ trong đời sống.

Vận dụng

- Giải thích được các ưu, nhược điểm của một số công nghệ phổ biến và công nghệ mới.

- So sánh một số công nghệ phổ biến trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí.

- So sánh một số công nghệ phổ biến trong lĩnh vực điện – điện tử.

- So sánh một số công nghệ mới.

- Lựa chọn được những công nghệ phù hợp với cuộc sống.

Vận dụng cao

- Đánh giá được sự ảnh hưởng của công nghệ phổ biến đối với nền kinh tế của nước ta.

- Đánh giá được tầm quan trọng của công nghệ mới đối với CMCN 4.0.

- Đề xuất một số công việc cụ thể có thể sử dụng Robot thông minh thay thế con người.

7

4

4

Đánh giá công nghệ

- Khái quát về đánh giá công nghệ

- Tiêu chí đánh giá công nghệ và sản phẩm công nghệ.

Nhận biết

- Nêu được khái niệm đánh giá công nghệ.

- Trình bày được mục đích của đánh giá công nghệ.

- Nêu được các tiêu chí đánh giá công nghệ.

- Nêu được các tiêu chí đánh giá sản phẩm công nghệ.

Thông hiểu

- Giải thích được các tiêu chí cơ bản trong đánh giá công nghệ.

- So sánh được ưu điểm và nhược điểm của một số sản phẩm công nghệ.

Vận dụng

- Đánh giá đươc một số sản phẩm công nghệ phổ biến.

Vận dụng cao

- Lựa chọn được sản phẩm công nghệ phục vụ cho đời sống.

3

2

1

5

Cách mạng công nghiệp

Cách mạng công nghiệp lần thứ 1

Cách mạng công nghiệp lần thứ 2

Cách mạng công nghiệp lần thứ 3

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Nhận biết

- Nêu được bối cảnh ra đời của các cuộc cách mạng công nghiệp.

- Nêu được vai trò, đặc điểm của các cuộc cách mạng công nghiệp.

- Nêu được những thành tựu công nghệ cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp.

Thông hiểu

- Giải thích được sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp đầu thứ nhất.

- So sánh được sự khác biệt của các cuộc cách mạng công nghiệp.

Vận dụng

- Giải quyết được những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Vận dụng cao

- Vận hành được một số sản phẩm công nghệ từ thành tựu của trong cách mạng công nghiệp 4.0.

2

2

TỔNG CỘNG

16

12

2

1

Lưu ý:

- Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

- Các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận.

- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0.25 điểm, cho mỗi câu tự luận được quy định rõ trong đáp án và hướng dẫn chấm.

- Với câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu thì mỗi câu hỏi cần được ra ở một chỉ báo của mức độ kiến thức, năng lực cần kiểm tra, đánh giá tương ứng (1 gạch đầu dòng thuộc mức độ đó).

Đề thi giữa kì 1 Công nghệ trồng trọt 10

Đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 10

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1: Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng?

A. Đưa giống tốt nhanh phổ biến.

B. Tạo số lượng lớn giống cung cấp cho sản xuất đại trà.

C. Duy trì độ thuần chủng của giống.

D. Đánh giá và công nhận giống mới.

Câu 2: Để có thể khảo nghiệm giống cây trồng, người ta tiến hành các thí nghiệm nào?

A. Thí nghiệm so sánh giống.

B. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.

C. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.

D. Thí nghiệm so sánh giống, thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật, thí nghiệm sản xuất quảng cáo.

Câu 3: Trong thí nghiệm so sánh thì giống mới được bố trí so sánh với giống nào?

A. Giống nhập nội.

B. Giống mới khác.

C. Giống thuần chủng.

D. Giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà.

Câu 4: Cho các thí nghiệm: (1): so sánh giống , (2): sản xuất quảng cáo , (3): kiểm tra kỹ thuật. Quy trình các bước trong thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng được biểu diễn theo thứ tự như thế nào?

A. (1) → (3) → (2)

B. (2) → (3) → (1)

C. (2) → (1) → (3)

D. (3) → (1) → (2)

Câu 5: Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng là gì?

A. Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng.

B. Đánh giá giống cây trồng mới.

C. Cung cấp thông tin của giống.

D. Tạo số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà.

Câu 6: Hệ thống sản xuất giống cây trồng trải qua các giai đoạn nào?

A. Sản xuất hạt siêu nguyên chủng → sản xuất hạt nguyên chủng → sản xuất hạt xác nhận.

B. Sản xuất hạt siêu nguyên chủng → sản xuất hạt xác nhận → sản xuất hạt nguyên chủng.

C. Sản xuất hạt nguyên chủng → sản xuất hạt siêu nguyên chủng → sản xuất hạt xác nhận.

D. Sản xuất hạt nguyên chủng → sản xuất hạt xác nhận → sản xuất hạt xác nhận.

Câu 7: Trong sản xuất giống cây trồng, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm 2 giai đoạn..

B. Hạt giống siêu nguyên chủng được tạo ra từ hạt xác nhận

C. Trong quy trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo được tiến hành qua 4 vụ.

D. Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì được tiến hành qua 5 năm.

Câu 8: Quy trình sản xuất giống ở cây trồng nhân giống vô tính trải qua mấy giai đoạn?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 9: Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì được tiến hành theo sơ đồ nào dưới đây?

A.Hạt siêu nguyên chủng, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → sản xuất hạt xác nhận.

B.Hạt siêu nguyên chủng, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → đánh giá dòng → nhân giống xác nhận.

C.Nhân giống nguyên chủng → hạt siêu nguyên chủng, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.

D.Đánh giá dòng → hạt siêu nguyên chủng, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.

Câu 10: Quy trình sản xuất giống cây rừng được thực hiện theo sơ đồ nào?

A. Khảo nghiệm – chọn cây trội – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

B. Chọn cây trội – khảo nghiệm – nhân giống cho sản xuất.

C. Chọn cây trội – khảo nghiệm – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

D. Chọn cây trội – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

Câu 11: Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào diễn ra theo trình tự nào dưới đây?

A. Chọn vật liệu → tạo rễ → tạo chồi → khử trùng → trồng cây trong vườn ươm → cấy cây vào môi trường thích ứng.

B. Chọn vật liệu → khử trùng → tạo chồi → tạo rễ → cấy cây vào môi trường thích ứng→ trồng cây trong vườn ươm.

C. Chọn vật liệu → tạo rễ → tạo chồi→ trồng cây trong vườn ươm → khử trùng → cấy cây vào môi trường thích ứng.

D. Chọn vật liệu → tạo rễ → tạo chồi → khử trùng → cấy cây vào môi trường thích ứng. → trồng cây vườn ươm.

Câu 12: Trong quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, trồng cây trong vườn ươm là bước thứ mấy?

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu13: Những phần tử có kích thước nhỏ < 1micromet, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù được gọi là gì?

A. Limon

B. Sét.

C. Keo đất.

D. Sỏi.

Câu 14: Keo đất dương có đặc điểm nào dưới đây?

A. Là keo đất có lớp ion khuếch tán mang điện tích dương.

B. Là keo đất có lớp ion quyết định điện mang điện tích dương.

C. Là keo đất có lớp ion bất động mang điện tích dương.

D. Là keo đất có lớp ion quyết định điện mang điện tích âm.

Câu 15: Dung dịch đất có những phản ứng nào?

A. Phản ứng chua.

B. Phản ứng kiềm.

C. Phản ứng trung tính.

D. Phản ứng chua, phản ứng kiềm hoặc phản ứng trung tính.

Câu 16: Khả năng hấp phụ của đất có tác dụng gì?

A. Giữ lại các chất dinh dưỡng.

B. Tăng số lượng keo đất.

C. Tăng số lượng hạt sét.

D. Giảm đi các chất dinh dưỡng.

Câu 17: Trong công tác khảo nghiệm giống cây trồng, thí nghiệm sản xuất quảng nhằm mục đích gì?

A. Tìm ra giống mới vượt trội so với giống đang sản xuất đại trà.

B. Nhằm kiểm tra đề xuất của cơ quan chọn tạo giống.

C. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.

D. Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà.

Câu 18: Giống cây trồng mới nếu không qua khảo nghiệm mà đưa vào sản xuất ngay thì trong quá trình sẽ gặp khó khăn do nguyên nhân nào?

A. Không được sử dụng và khai thác hiệu quả.

B. Không được nhân giống kịp thời.

C. Không biết thông tin về yêu cầu kỹ thuật canh tác.

D. Không biết năng suất cây.

Câu 19: Công tác tiến hành các thí nghiệm để xem xét, theo dõi các đặc điểm sinh học, kinh tế, kĩ thuật canh tác để đánh giá xác nhận cây trồng mới được gọi là gì?

A. Khảo nghiệm giống cây trồng.

B. Sản xuất giống cây trồng.

C. Nhân giống cây trồng.

D. Xác định sức sống của hạt.

Câu 20: Quy trình sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo khác gì với tự thụ phấn?

A. Sản xuất ra hạt giống xác nhận.

B. Lựa chọn ruộng sản xuất giống ở khu cách li.

C. Chọn lọc ra các cây ưu tú.

D. Bắt đầu sản xuất từ giống siêu nguyên chủng.

Câu 21: Hạt siêu nguyên chủng khác với hạt giống nguyên chủng như thế nào?

A. Là hạt giống được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng, để tiếp tục nghiên cứu.

B. Là hạt giống có chất lượng cao.

C. Là hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng, để tiếp tục nghiên cứu.

D. Là hạt giống có chất lượng và độ thuần khiết rất cao.

Câu 22: Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, tạo ra hạt giống xác nhận có tác dụng gì?

A. Do hạt nguyên chủng tạo ra.

B. Do hạt siêu nguyên chủng tạo ra.

C. Để nhân ra một số lượng hạt giống.

D. Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà.

Câu 23: Tại sao hạt giống nguyên chủng, siêu nguyên chủng cần được sản xuất tại các cơ sở sản xuất giống chuyên nghiệp?

A. Vì hạt giống có chất lượng và độ thuần khiết cao.

B. Đủ điều kiện về phương tiện, thiết bị hiện đại.

C. Có đủ phương tiện và trình độ thực hiện quy trình kĩ thuật gieo trồng.

D. Cơ sở sản xuất giống được trung ương quản lý.

Câu 24: Quy trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo bắt đầu từ hạt SNC cần lưu ý gì khác so với các quy trình sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn?

A. Chọn lọc qua mỗi vụ.

B. Đánh giá dòng lần 1.

C. Đánh giá dòng lần 2.

D. Luôn thay đổi hình thức sản xuất vì cây xảy ra thụ phấn chéo

Câu 25: Trong quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, việc cấy cây vào môi trường thích ứng có ý nghĩa như thế nào?

A. Cây phát triển rễ.

B. Cây thích nghi dần với điều kiện tự nhiên.

C. Cây thích ứng với điều kiện khí hậu bất thuận.

D. Cây ra chồi.

Câu 26: Trong quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, vật liệu nuôi cấy thường được chọn là tế bào nào?

A. Tế bào của mô phân sinh

B. Tế bào phôi sinh.

C. Tế bào chuyên hóa.

D. Tế bào mô mềm.

Câu 27: Quan sát hình, cho biết lớp ion nào có vai trò quan trọng đặc biệt đối với tên gọi của keo đất?

A. Lớp ion quyết định điện.

B. Lớp ion khuếch tán.

C. Lớp ion bất động.

D. Lớp ion bù.

Câu 28: Khả năng trao đổi ion của keo đất có tác dụng gì đối với cây trồng?

A. Chất dinh dưỡng trong đất ít bị rửa trôi.

B. Phản ứng dung dịch đất luôn ổn định.

C. Nhiệt độ đất luôn điều hòa.

D. Cây trồng được cung cấp đẩy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Khi đến nhà Bình chơi, Bình kể vừa được bà ngoại ở quê gửi lên cho một ít đỗ xanh còn nguyên hạt, nhà Bình đang có sẵn một số vỏ chai nhựa Lavie, Coca loại 1,5 lít nên muốn tận dụng để làm giá đỗ sạch cho gia đình sử dụng mà chưa biết làm như thế nào. Em hãy hướng dẫn Bình cách làm giá đỗ từ các nguyên, vật liệu sẵn có đó?

Câu 2: (1 điểm) Ruộng trồng ngô của hợp tác xã A vụ trước bị sụt giảm năng suất nghiêm trọng, khi kiểm tra độ pH người ta thu được kết quả pH= 4 ( cây ngô thích hợp với độ pH từ 6,5 đến 7). Theo em hợp tác xã A cần phải phổ biến cho nông dân áp dụng biện pháp nào để năng suất ngô đạt được cao ở các vụ tiếp theo?

Đáp án đề thi giữa kì 1 Công nghệ 10

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024

Môn: Công nghệ - Lớp 10

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Đáp án

D

D

D

A

D

A

C

B

A

C

B

D

C

B

Câu

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

Đáp án

D

A

D

C

A

B

D

D

C

A

B

A

A

A

* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

Câu 1

(2 điểm)

Bước 1: Chuẩn bị:

- Chai nhựa rửa sạch, để ráo nước. Dùng một que sắt nhọn như chiếc đinh hoặc tuốc nơ vít đục các lỗ nhỏ xung quanh thân chai và dưới đáy, nhằm giúp chai không bị ứ đọng nước khi cho đỗ uống nước, mỗi lỗ cách nhau khoảng 3cm, tránh đục quá dày hay quá thưa.

- Ngâm đỗ:Cho 100gr đỗ xanh vào một chậu nước ấm theo tỉ lệ 3 bát nước lạnh, 2 bát nước sôi và ngâm trong 1 tiếng.

Bước 2: Tiến hành ủ giá đỗ:

Cho toàn bộ số đỗ đã ngâm vào trong chai nhựa đã đục lỗ, sau đó mới để chai vào trong chỗ kín ánh sáng hoặc trùm bằng loại túi nilon đen, nhớ phải luôn để chai nằm ngang

Bước 3: Tưới nước hàng ngày:

Để giá mọc tốt, cho giá đỗ uống 2 lần một ngày. Có thể xả nước vào xô nhựa, rồi ngâm nguyên chai giá vào. Khoảng 5 phút sau nhấc chai lên để nước chảy thật ráo và tiếp tục để vào chỗ tối.

Bước 4: Thu hoạch:

Sau 3-5 ngày, có thể thu hoạch giá đỗ tươi bằng cách cắt thân chai và lấy giá ra ngoài.

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 2

(1 điểm)

- Bón vôi: có tác dụng khử chua, giảm độc chất ảnh hưởng đến cây ngô…

- Bón phân hữu cơ đã hoai mục: có tác dụng cải tạo đất tơi xốp, tăng hoạt động của VSV, hạ độ chua, giảm độc với cây trồng…

- Dùng phân hóa học loại trung tính hoặc kiềm như: phân lân, ure…

- Sử dụng các biện pháp canh tác thích hợp: quản lý nước thích hợp, hạn chế dòng chảy, hạn chế tối đa sử dụng thuốc trừ cỏ gây giảm chất hữu cơ trong đất…

0,25

0,25

0,25

0,25

Ma trận đề thi giữa kì 1 Công nghệ 10

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024

Môn: Công nghệ - Lớp 10

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% tổng

điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

TN

TL

1

Giống cây trồng

Khảo nghiệm giống cây trồng.

4

3,0

3

4,5

0

0

0

0

22

1

34

75

Sản xuất giống cây trồng.

6

4,5

5

7,5

1

10

0

0

Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp.

2

1,5

2

3,0

0

0

0

0

2

Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất

Một số tính chất của đất trồng.

4

3,0

2

3,0

0

0

1

5

6

1

11

25

Tổng

16

12

12

18

1

10

1

5

28

2

45

100

Tỉ lệ (%)

40

30

20

10

Tỉ lệ chung (%)

70

30

Lưu ý:

- Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

- Các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận.

- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu; số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.

.............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 10 năm 2023 - 2024

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 375
  • Lượt xem: 11.589
  • Dung lượng: 120,3 KB
Sắp xếp theo