Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học 10 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì 1 môn Sinh học 10 (Có đáp án)

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Sinh 10 Chân trời sáng tạo là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 10 tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm theo.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Hóa học 10 Chân trời sáng tạo, Đề cương ôn tập giữa kì 1 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Cấp độ tổ chức nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống là

A. Tế bào.
B. Cơ thể
C. Phân tử.
D. Mô.

Câu 2: Đâu không phải là đặc điểm chung của thế giới sống

A. tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
B. hệ thống mở và tự điều chỉnh.
C. hệ thống kép kín với bên ngoài.
D. liên tục tiến hóa.

Câu 3: Nguyên tố hóa học nào sau đây là nguyên tố đa lượng

A. Mangan (Mn)
B. Iodine (I).
C. Carbon (C).
D. Coban (Co).

Câu 4: Trong cấu trúc của phân tử nước, một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng

A. liên kết hydro.
B. liên kết disulfua.
C. liên kết cộng hóa trị.
D. liên kết peptide.

Câu 5: Trong tự nhiên, lactose được xếp vào nhóm nào trong Carbohydrate?

A. đường đơn.
B. đường đôi.
C. đường đa.
D. đường phức tạp.

Câu 6: Các phát biểu đúng khi nói về vai trò của các phân tử sinh học đối với cơ thể sinh vật là

(1) Dầu và mỡ đều có cấu tạo gồm một phân tử glycerol liên kết với ba phân tử acid béo.

(2) Chittin tạo bộ khung xương của nhiều loài như tôm, cua, nhện …

(3) Tinh bột là nguồn dự trữ năng lượng trong cơ thể động vật.

(4) Protein giúp tế bào thay đổi hình dạng và di chuyển.

(5) RNA có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

A. (1), (2), (5).
B. (1), (3), (5).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (4).

Câu 7: Trong cấu tạo của phân tử DNA không có nucleotide loại

A. adenine (A).
B. thymine (T).
C. cytosine (C).
D. uracil (U).

Câu 8: Ở người, nếu thiếu Iodine, tuyến giáp sẽ phát triển bất thường và gây ra bệnh:

A. cao huyết áp.
B. xơ vữa động mạch.
C. sỏi thận.
D. bướu cổ.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phân tử phospholipid?

A. Cấu tạo từ một phân tử glycerol liên kết với hai acid béo.
B. Có tính lưỡng cực, đầu phosphatidycholine ưa nước và đuôi acid béo kị nước.
C. Là thành phần chính trong cấu tạo của thành tế bào ở thực vật.
D. Có tính phân cực, đầu phosphatidycholine ưa nước và đuôi acid béo kị nước.

Câu 10: Trong các nguyên tố hóa học cần thiết cho cơ thể người, nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn nhất là:

A. Carbon.
B. Hydrogen.
C. Oxygen.
D. Nitrogen.

Câu 11: Thành phần nào sau đây không nằm trong cấu tạo của một amino acid?

A. Đường ribose.
B. Nhóm amino.
C. Nhóm R.
D. Nhóm carboxyl.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của nước đối với tế bào:

A. Nước định hình cấu trúc không gian đặc trưng cho nhiều phân tử hữu cơ.
B. Nước không phân cực nên có thể hòa tan nhiều chất cần thiết với tế bào.
C. Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
D. Nước tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng sinh hóa trong tế bào.

Câu 13: Loại carbonhydrate dự trữ năng lượng trong cơ thể thực vật là:

A. Cellulose.
B. Tinh bột.
C. Glycogen.
D. Glucose.

Câu 14: Cho một phân tử DNA có 600 nucleotide loại adenin. Theo lí thuyết, số nucleotide loại timin trong phân tử DNA này là?

A. 400
B. 500.
C. 300.
D. 600.

Câu 15: Tập hợp các cá thể của cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhất định và vào thời điểm nhất định tạo nên cấp tổ chức:

A. Cơ thể.
B. Loài.
C Quần xã.
D. Quần thể.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nội dung của học thuyết tế bào?

A. Tế bào được sinh ra từ sự kết hợp của các tế bào có trước.
B. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cấu tạo nên mọi cơ thể.
C. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.
D. Sự sống được tiếp diễn do có sự chuyển hóa và sự di truyền bên trong tế bào.

Câu 17: Nguyên tố đóng vai trò là bộ “khung xương” cấu tạo nên các phân tử hữu cơ trong tế bào là;

A. Hydrogen.
B. Carbon
C. Calci.
D. Nitrogen.

Câu 18: Các amino acid cơ thể con người không thể tự tổng hợp được mà phải lấy từ nguồn thức ăn gọi là:

A. Amino acid hiếm
B. Amino acid thiết yếu.
C. Amino acid không thay thế.
D. Amino acid đặc biệt.

Câu 19: Trong các loại nucleic acid, phân tử nào sau đây trong cấu trúc không có liên kết hydrogen?

A. mRNA.
B. DNA
C. rRNA.
D. tRNA.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phân tử protein:

A. Hai phân tử amino acid liên kết với nhau bằng liên kết ion, loại đi một phân tử nước.
B. Trình tự amino acid của protein quyết định chức năng của protein.
C. Cấu trúc của protein không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH …
D. Cấu trúc không gian ba chiều của protein được hình thành ở cấu trúc bậc 2.

.........

Tải File tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 07
  • Lượt xem: 120
  • Dung lượng: 120,8 KB
Sắp xếp theo