Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 1 môn Công nghệ 10

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Công nghệ 10 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 là tài liệu rất hữu ích, bao gồm một số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận trọng tâm. Qua đó giúp các em học sinh lớp 10 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Công nghệ 10 Kết nối tri thức còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Bên cạnh đó các bạn tham khảo đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 10 Kết nối tri thức, đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Hóa học 10 Kết nối tri thức, Đề cương ôn tập giữa kì 1 Vật lí 10 Kết nối tri thức.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Công nghệ 10 Kết nối tri thức

TRƯỜNG THPT ………….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2024 - 2025

MÔN: CÔNG NGHỆ KHỐI 10

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1A: Ngành nào tạo ra lương thực?

A. Chăn nuôi
B. Công nghiệp chế biến lương thực
C. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
D. Trồng trọt.

Câu 1B: Ngành nào tạo ra lương thực?

A. Lâm nghiệp
B. Công nghiệp chế biến lương thực
C. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
D. Trồng trọt.

Câu 2A: Phần lớn thức ăn dùng cho chăn nguôi là sản phẩm của ngành nào?

A. Chăn nuôi
B. Thủy sản.
C. Trồng trọt.
D. Lâm nghiệp.

Câu 2B: Phần lớn thức ăn dùng cho chăn nguôi là sản phẩm của ngành nào?

A. Thủy hải sản
B. Thủy sản.
C. Trồng trọt.
D. Lâm nghiệp

Câu 3: Các sản phẩm trồng trọt xuất khẩu của Việt Nam gồm những gì?

A. Gạo, cà phê,hạt điều, chè, các loại trái cây, các loại rau xanh.
B. Gạo, cà phê,hạt điều,hồ tiêu, chè,các loại trái cây, các loại rau xanh. . .
C. Gạo, bột mì, cà phê,hạt điều,hồ tiêu, chè,các loại trái cây, các loại rau xanh. . .
D. Gạo, chè,các loại trái cây, các loại rau xanh. . .

Câu 4A: năm 2018 tỉ lệ lao động ở nước ta trong lĩnh vực nông lâm thủy sản là:

A. 20%
B. 37,7%
C. 40%
D. 15%

Câu 4B: năm 2018 tỉ lệ lao động ở nước ta trong lĩnh vực nông lâm thủy sản là:

A. 20%
B. 37,7%
C. 40%
D. 25%

Câu 5: Áp dụng công nghệ cao vào trồng trọt nhằm mục đích gi?

A. Giúp trồng trọt tiết kiệm chi phí,.
B. Giúp trồng trọt tăng năng suất, hạ giá thành.
C. Giúp trồng trọt nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. .
D. Gồm cả A, B và C.

Câu 6A: Tính đến năm 2020 , về trồng lúa cơ giới hóa trong khâu gieo trồng đạt khoảng bao nhiêu phần trăm?

A. 42%
B. 50%
C. 70%
D. 90%

Câu 6B: Tính đến năm 2020 , về trồng lúa cơ giới hóa trong khâu gieo trồng đạt khoảng bao nhiêu phần trăm?

A. 42%
B. 60%
C. 70%
D. 90%

Câu 7: Công nghệ thủy canh, khí canh cho phép con người có thể trồng trọt ở những nơi:

A. Những nơi không có đất trồng.
B. Những nơi không có đất trồng, điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
C. Những nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
D. Những nơi có điều áp dụng công nghệ thủy canh, khí canh.

Câu 8: Công nghệ nhà kính trong trồng trọt giúp:

A. Kiểm soát sâu bệnh hại, kiểm soát nhiệt độ , ẩm độ của đất và không khí, giúp bảo vệ cây trồng tránh được các điều kiện bất lợi của thời tiết
B. Kiểm soát bệnh hại, kiểm soát nhiệt độ , ẩm độ của đất và không khí, giúp bảo vệ cây trồng tránh được các điều kiện bất lợi của thời tiết
C. Kiểm soát sâu bệnh hại, kiểm soát nhiệt độ , ẩm độ của không khí, giúp bảo vệ cây trồng tránh được các điều kiện bất lợi của thời tiết
D. Kiểm soát sâu bệnh hại, kiểm soát nhiệt độ , ẩm độ của đất , giúp bảo vệ cây trồng tránh được các điều kiện bất lợi của thời tiết

Câu 9: Công nghệ tưới nước tự động giúp:

A. Tiết kiệm nước.
B. Tiết kiệm công lao động
C. Gồm cả A và B.
D. Tiết kiệm nước, tiết kiệm công lao động, tạo điều kiện tối ưu cho cây trồng phát triển, bảo vệ đất trồng.

Câu 10: Dựa vào nguồn gốc cây trồng có được chia thành các nhóm:

A. Nhóm cây ôn đới, nhóm cây nhiệt đới và nhóm cây á nhiệt đới.
B. Nhóm cây nhiệt đới và nhóm cây á nhiệt đới .
C. Nhóm cây ôn đới và nhóm cây nhiệt đới .
D. Nhóm cây ôn đới, nhóm cây á nhiệt đới .

Câu 11: Phân loại cây trông theo đặc tính sinh vật học có thẻ chia thành nhiều nhóm:

A. Cây hằng năm và cây lâu năm, cây than thảo và cây thân gỗ.
B. Cây hằng năm và cây lâu năm, cây than thảo và cây thân gỗ, cây một lá mầm và cây hai lá mầm, cây hoa , cây lấy gỗ…
C. Cây hằng năm và cây lâu năm, cây than thảo và cây thân gỗ, cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
D. Cây thân thảo và cây thân gỗ, cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

Câu 12: Dựa vào mục đích sử dụng , cây trồng có thể chia thành nhiều loại cây như:

A. Cây lương thực, cây ăn quả, cây rau…
B. Cây lương thực, cây ăn quả, cây rau, cây dược liệu, cây lấy gỗ, cây hoa, cây một năm và cây lâu năm…
C. Cây lương thực, cây ăn quả, cây rau, cây dược liệu, cây lấy gỗ, cây hoa…
D. Cây ăn quả, cây rau, cây dược liệu, cây lấy gỗ, cây hoa…

Câu 13A: Những phần tử có kích thước nhỏ 1micromet, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù được gọi là gì?

A. Limon.
B. Sét.
C. Keo đất.
D. Sỏi.

Câu 13B: Những phần tử có kích thước nhỏ 1micromet, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù được gọi là gì?

A. Limon.
B. Sét
C. Keo đất.
D. Sỏi.

Câu 14: Keo đất dương có đặc điểm nào dưới đây?

A. Là keo đất có lớp ion khuếch tán mang điện tích dương.
B. Là keo đất có lớp ion quyết định điện mang điện tích dương.
C. Là keo đất có lớp ion bất động mang điện tích dương.
D. Là keo đất có lớp ion quyết định điện mang điện tích âm.

Câu 15: Dung dịch đất có những phản ứng nào?

A. Phản ứng chua.
B. Phản ứng kiềm.
C. Phản ứng trung tính.
D. Phản ứng chua, phản ứng kiềm hoặc phản ứng trung tính.

Câu 16: Khả năng hấp phụ của đất có tác dụng gì?

A. Giữ lại các chất dinh dưỡng.
B. Tăng số lượng keo đất.
C. Tăng số lượng hạt sét.
D. Giảm đi các chất dinh dưỡng.

Câu 17: Một số yếu tố chính trong trồng trọt:

A. Chính trị, giống cây trồng, ánh sáng, nhiệt độ, nước và độ ẩm, đất trồng, dinh dưỡng, kĩ thuật canh tác .
B. Giống cây trồng, ánh sáng, nhiệt độ, nước và độ ẩm, đất trồng, dinh dưỡng, kĩ thuật canh tác.
C. Nước và độ ẩm, đất trồng, dinh dưỡng, kĩ thuật canh tác..
D.Giống cây trồng, ánh sáng, nhiệt độ, nước và độ ẩm, đất trồng .

Câu 18: Khái niệm về đất trồng?

A.Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống.
B. Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống, phát triển và sản xuất ra sản phẩm.
C.Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống, phát triển.
D.Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm .

Câu 19: Các thành phần cơ bản của đất trồng là những thành phần nào?

A. Phần lỏng, phần rắn, phần khí ,phần sinh vật đất và chất hữu cơ.
B. Phần lỏng, phần rắn, phần khí và phần sinh vật đất.
C. Phần lỏng, phần rắn, phần khí ,phần sinh vật đất và chất vô cơ.
D. Phần lỏng , phần rắn và phần khí.

Câu 20: Cấu tạo của keo đất gồm:

A. . Keo đất gồm nhân keo và lớp ion quyết định điện.
B. Keo đất gồm nhân keo(nằm trong cùng) và lớp điện kép(nằm trên bề mặt của nhân keo).
C. . Keo đất gồm lớp điện kép.
D. . Keo đất gồm nhân keo(nằm trong cùng) và lớp điện bù ở bên ngoài.

.........

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Công nghệ 10 Kết nối tri thức

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm