Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì 1 HĐTN, HN 7 năm 2024 - 2025

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 giới hạn nội dung ôn tập và bài tập vận dụng được biên tập một cách logic và khoa học. Qua đó giúp các em học sinh lớp 7 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.

Đề cương ôn tập Hoạt động trải nghiệm 7 giữa kì 1 Chân trời sáng tạo còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Chân trời sáng tạo.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 HĐTN, HN 7 sách Chân trời sáng tạo

TRƯỜNG THCS............

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2024 - 2025

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 7

I. Giới hạn nội dung ôn thi giữa kì 1

- Nội dung ôn tập

Chủ đề 1: Rèn luyện thói quen

  • Nắm được những điểm mạnh và những điểm hạn chế của bản thân trong HT, LĐ và trong cuộc sống.
  • Biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân trước mọi tình huống.
  • Thể hiện rõ được thói quen tốt của thân trong cuộc sống, học tập, lao động.

Chủ đề 2: Rèn luyện sự kiên trì và chăm chỉ

- Hình thức kiểm tra

Kết hợp trắc nghiệm và tự luận.

II. Câu hỏi ôn thi giữa kì 1 lớp 7

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Em đã phát triển mối quan hệ hoà đổng với thầy cô và các bạn bằng cách nào?

A. Cởi mở tâm sự, chia sẻ với thầy cô về những khó khăn của bàn thân.
B. Giữ khoảng cách nhất định và không làm phiẽn thầy cô.
C. Chia sẻ tâm sự với bố mẹ và người thân trong gia đình.
D. Chỉ chia sẻ, nói chuyện với những bạn chơi thân trong lớp.

Câu 2. Em đã hợp tác với các bạn như thế nào khi giải quyết những nhiệm vụ chung?

A. Chọn những việc phù hợp với sở thích, sức khoẻ của bản thân.
B. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn và tin tưởng lẫn nhau.
C. Chỉ quan tầm thực hiện công việc của mình, không quan tâm đến việc chung.
D. Im lặng hoặc lảng tránh khi có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chung.

Câu 3. Em đã làm thế nào để xác định được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân?

A. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
B. Điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là những điểm có sẵn ở mỗi người nên em không cẩn làm gì cũng xác định được.
C. Lắng nghe nhận xét, đánh giá của các bạn và những người xung quanh.
D. Kết họp tự đánh giá bản thân dựa trên kết quả giao tiếp,... với nhận xét, đánh giá của mọi người.

Câu 4. Khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực, em đã giải toả cảm xúc đó bằng cách nào?

A. Để cảm xúc tiêu cực bộc lộ một cách tự nhiên, không cẩn giải toả.
B. Đi xem phim hay chơi điện tử.
C. Quát hoặc nói thật to với người đối diện cho hả giận.
D. Hít thở sâu hoặc đi dạo.

Câu 5. Khi gặp khó khăn trong học tập hoặc trong cuộc sống, em đã làm gì?

A. Nhờ bố mẹ tìm cách khắc phục nguyên nhân đó.
B. Cân nhắc xem có nên tiếp tục làm không vì sợ mất thời gian.
C. Tìm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè hoặc người thân đề vượt qua khó khăn.
D. Bỏ qua khó khăn đó, tìm việc khác dễ hơn để làm (dễ làm, khó bỏ).

Câu 6. Nhà Hằng và nhà Nga cách nhau gần 1 km, lại phải đi qua một cánh đổng. Hằng rủ Nga sang nhà Hằng học nhóm vào các buổi tối để giúp Hằng học môn Tiếng Anh. Theo em, Nga nên giải quyết vấn đề này thế nào?

A.Vui vẻ nhận lời sang nhà Hằng học nhóm vào các buổi tối.
B. Nói với Hằng là nên chuyển việc học nhóm vào ban ngày để tránh rơi vào tình huống nguy hiểm khi đi một mình qua cánh đồng vào buổi tối.
C. Từ chối thẳng với Hằng.
D. Cân nhắc xem có nên đồng ý với Hằng không.

Câu 7. Trên đường đi học về, Hưng bị mấy người lạ mặt chặn đường, đòi đưa chiếc xe đạp Hưng đang đi cho họ. Trong trường hợp này, Hưng nên xử lí thế nào đề tự bảo vệ?

A. Đưa xe cho họ để thoát khỏi nguy hiểm.
B. Giữ chặt xe, không cho họ cướp xe của mình,
C.Tìm cách chống cự lại những người đó.
D. Đưa xe cho họ, sau đó gọi cho số cứu trợ khẩn cấp (112, 113) hoặc báo cho công an.

Câu 8. Khi chứng kiến hành động bạo lực hoặc xâm hại cơ thể, em cần làm gì?

A. Gọi ngay đến số 115.
B. Báo ngay sự việc với người có trách nhiệm (thầy cô, cảnh sát, bảo vệ,...).
C. Không nên xen vào chuyện người khác..
D. Quay video clip để tố cáo hành động đó trên mạng.

Câu 9. Để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, em cần làm gì?

A. Nhờ người giúp việc sắp xếp sách vở, đồ dùng cá nhân ngăn nắp, gọn gàng, đúng chỗ quy định.
B. Khi nào thích thì em sắp xếp, lau dọn nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
C. Để đổ dùng cá nhân, sách vở ở những chỗ tiện sử dụng.
D.Thường xuyên tự giác lau dọn, sắp xếp đồ dùng trong nhà, lớp học sao cho ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.

Câu 10. Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong học tập như thế nào?

A. Đi học chuyên cần, tập trung vào việc học tập trên lớp và ở nhà.
B. Chỉ cần làm bài tập đầy đủ, trình bày sạch, đẹp .
C. Chỉ học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi kiểm tra.
D. Khi gặp bài tập khó em nhờ anh chị, người thân làm giúp.

Câu 11. Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong lao động và cuộc sống hằng ngày như thế nào?

A. Thường xuyên tham gia tập thể dục giữa giờ.
B. Chỉ làm những việc nhẹ nhàng khi có thời gian.
C. Làm những công việc hơi nặng nhọc, vất vả một chút.
D. Luôn cố gắng, kiên trì để hoàn thành mọi công việc đã nhận.

Câu 12. Em đã kiểm soát việc chi tiêu và tiết kiệm tiền như thế nào?

A. Em chưa biết cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền.
B. Lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu cá nhân.
C. Không cần tiết kiệm vì bố mẹ có thu nhập cao.
D. Gặp những thứ mình thích, nếu có tiền là em mua luôn, không cần cần nhắc.

Câu 13: Nhóm của Hằng được lớp giao nhiệm vụ chuẩn bị một tiểu phẩm để biểu diễn trong tiết Sinh hoạt dưới cờ. Tuy nhiên, ngay trước ngày biểu diễn thì một thành viên bị ốm. Nếu em là Hằng, em sẽ giải quyết như thế nào?

A. Nếu có thể tìm được bạn thay thế thì tập trung các bạn lại để hướng dẫn cho người mới có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ
B. Thăm hỏi về tình trạng ốm, bệnh của thành viên nhóm, động viên bạn nghỉ ngơi để giữ gìn sức khoẻ
C. Thay đổi nội dung cho phù hợp với vị trí bị thiếu
D. Tất cả các phương án trên

Câu 14: Trong tiết thực hành môn Hóa học, các bạn cùng nhóm với Khánh đang làm thí nghiệm thì Khánh mang bài tập Toán ra làm. Nếu em là bạn của Khánh, em sẽ đề xuất với Khánh cách phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn như thế nào trong tình huống trên?

A. Chỉ trích Khánh vì việc làm của Khánh làm ảnh hưởng đến kết quả của nhóm và sự đánh giá của thầy cô
B. Nhẹ nhàng nhắc Khánh không nên làm bài tập môn Toán trong tiết thực hành môn Hóa học vì không những ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của Khánh mà còn ảnh hưởng đến kết quả thực hành chung của nhóm, đặc biệt là tinh thần làm việc của nhóm và sự đánh giá của thầy cô
C. Nghiêm khắc nhắc nhở Khánh không nên làm bài tập môn Toán trong tiết thực hành môn Hóa học vì đó là làm việc riêng trong giờ học và thông báo cho thầy cô biết
D. Phương án khác

Câu 15: Cách hợp tác với các bạn có thể là?

A. Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp khó khăn.
B. Xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ
C. Lắng nghe hướng dẫn của thầy cô
D. Cả A, B, C

Câu 16: Những nét nổi bật, tự hào của trường em được thể hiện qua đâu?

A. Thành tích về hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ
B. Thành tích dạy – học
C. Hoạt động thiện nguyện, hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh)
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 17: Học sinh cần làm những gì để giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường?

A. Tích cực học tập và tham gia các hoạt động do Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, nhà trường và tập thể lớp phát động
B. Tuyên truyền truyền thống tốt đẹp, tự hào về nhà trường
C. Thực hiện tốt nội quy, quy định của trường
D. Cả A, B, C

Câu 18: Có thể sử dụng nội dung nào để giới thiệu truyền thống nhà trường?

A. Truyền thống tháng thi dạy tốt – học tốt
B. Truyền thống văn nghệ
C. Truyền thống đi học muộn
D. A và B đúng

Câu 19: Làm cách nào để giới thiệu truyền thống nhà trường tới đông đảo mọi người?

A. Làm clip truyền thông về trường
B. Làm báo tường về trường
C. Viết về lịch sử trường
D. Cả 3 ý trên

Câu 20: Ý nào không thể hiện việc làm giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường?

A. Học tập tấm gương học tập của anh chị khóa trước
B. Phá bỏ đi những điều tốt đẹp về trường mà mọi người đã gây dựng
C. Thực hiện tiêu chí “lớp học hạnh phúc”
D. Cả 3 ý trên

Câu 21: Khi thiết kế sản phẩm giới thiệu truyền thống trường, em cần chú ý những gì?

A. Trình bày rõ ràng, dễ hiểu các nội dung lựa chọn
B. Thiết kế sản phẩm giới thiệu truyền thống nhà trường theo nội dung và hình thức đã lựa chọn và thống nhất
C. Cả hai phương án trên đều đúng
D. Cả hai phương án trên đều sai

Câu 22: Em cần làm gì để phát huy tính dạy tốt – học tốt của trường?

A. Chăm chỉ học tập, tiếp thu kiến thức mới
B. Hưởng ứng các phong trào thi đua học tập trường tổ chức
C. Đợi cuối kì mới học
D. A và B đúng

Câu 23: Truyền thống lao động tốt của trường sẽ được thể hiện qua những công việc nào?

A. Dọn cỏ tại nhà
B. Chiến dịch quét sạch hè phố quanh cổng trường
C. Dọn dẹp nhà cửa
D. Cả 3 ý trên

Câu 24: Đâu là việc làm thể hiện sự giữ gìn truyền thống của đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh?

A. Kết nạp đoàn, đội
B. Đeo khăn quàng đỏ
C. Đọc 5 điều Bác Hồ dạy
D. Cả 3 ý trên

Câu 25: Khi thiết kế clip truyền thông cần tránh lỗi nào?

A. Dài dòng, không trọng tâm
B. Không đưa ra thông tin chính xác
C. Hình ảnh khó nhìn
D. Cả 3 ý trên

B. TỰ LUẬN

Câu 1: Chỉ ra những biểu hiện của tính kiên trì và sự chăm chỉ trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: H. dành 30 phút mỗi ngày học từ mới và rèn luyện nghe tiếng Anh để có thể tự tin giao tiếp.

Trường hợp 2: Để có sức khỏe tốt. M. duy trì thói quen tập thể dục mỗi buổi sáng.

Trường hợp 3: Hằng ngày, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký rèn luyện từng nét chữ bằng đôi chân của mình.

Trường hợp 4: Thomas Edison đã tìm ra cách tạo bóng đèn tròn sau 10000 lần nghiên cứu, thử nghiệm thất bại.

Câu 2: Em có những biểu hiện nào của tính kiên trì và sự chăm chỉ trong những biểu hiện sau:

- Theo đuổi mục tiêu trong thời gian dài.

- Nỗ lực tìm cách để đạt mục tiêu.

- Cố gắng vượt qua khó khăn để đi đến đích.

- Làm/thử nghiệm nhiều lần không nản chí.

Câu 3:

Chia sẻ ý nghĩa của tính kiên trì, sự chăm chỉ thông qua tình huống trong học tập, cuộc sống mà em đã trải qua.

Gợi ý:

Ý nghĩa của tính kiên trì, sự chăm chỉ trong học tập và cuộc sống:

- Tạo nên sự thành thục của kĩ năng.

- Đảm bảo sự thành công cho mục tiêu đặt ra.

- Sẵn sàng đáp ứng yêu cầu, cơ hội mới của cuộc sống.

- Tạo nên sự tự tin, lạc quan.

Câu 4:

Thực hiện những việc làm sau để rèn luyện sự chăm chỉ và chia sẻ kết quả rèn luyện của em.

1. Lập kế hoạch cho học tập và các hoạt động khác.

2. Cam kết thực hiện đúng theo kế hoạch đã đặt ra,

3. Tìm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn để kế hoạch được thực hiện theo đúng tiến độ thời gian và chất lượng.

4. Tự thưởng cho bản thân khi hoàn thành được mỗi phần việc trong kế hoạch.

5. Thực hiện liên tục các công việc theo kế hoạch đến khi trở thành thói quen làm việc chăm chỉ.

Câu 5:

Nhận xét về hành động của mỗi bạn trong các tình huống sau và chỉ ra những điều chưa đúng khi rèn luyện sự chăm chỉ.

Tình huống 1: Quyết tâm rèn luyện trở thành người chăm chỉ trong học tập, M. lập thời gian biểu cho các môn học, hoạt động ở trường và cố gắng thực hiện theo kế hoạch đề ra. Tuần đầu tuân thủ tốt, M. vui lắm. Tuy nhiên, bước sang tuần thứ 2, M. không ngồi vào bàn học đúng giờ vì còn cố xem hết phim, đọc hết phần truyện hoặc đôi lúc mải nói chuyện với bạn qua điện thoại,...Vì vậy, M. chưa hoàn thành bài đầy đủ trước khi đến lớp.

Tình huống 2: Đi học về, T. lấy chổi quét nhà và lau nhà. Mẹ thấy vậy liền nói: “Thôi con nghỉ đi, vừa đi học về mệt, để mẹ làm cho”. T. cảm ơn mẹ và đi vào trong phòng. Tối ăn cơm xong, T. dọn mâm bát đi rửa, bố lại bảo : “Thôi, có mấy cái bát, để bố rửa cho, con nghỉ ngơi rồi chuẩn bị học bài đi”. T. cảm ơn bố và ra phòng khách và xem ti vi.

Câu 6:

Đóng vai các bạn trong những tình huống trên và thể hiện sự chăm chỉ trong học tập, cuộc sống.

Câu 7:

Chia sẻ một số việc làm khác của em để rèn luyện sự chăm chỉ và cảm nhận của em sau khi rèn luyện.

Câu 8:

Thực hiện những việc làm sau để rèn luyện tính kiên trì và chia sẻ kết quả rèn luyện của em.

1. Xác định rõ mục tiêu của bản thân.

2. Xác định rõ việc cần làm, cách thức thực hiện từng công việc để đạt được mục tiêu.

3. Sắp xếp thời gian hoàn thành các công việc đặt ra với tinh thần quyết tâm cao.

4. Tìm cách đứng lên khi thất bại.

5. Luôn đặt ra mục tiêu cao hơn để hoàn thiện bản thân.

Câu 9:

Đóng vai các bạn trong mỗi tình huống sau và thể hiện tính kiên trì trong học tập.

Tình huống 1: Tối nay, T. có kế hoạch xem đá bóng cùng bố. Chỉ 10 phút nữa là trận bóng bắt đầu nhưng T. vẫn còn một bài toán chưa giải được, T. phân vân không biết nên làm thế nào vì cô giáo yêu cầu sáng hôm sau phải nộp đủ bài tập.

Tình huống 2: Có lần, B. Sang nhà A. học cùng thì thấy A. cứ đọc đề bài xong là mở phần lời giải, B. bảo bạn: “Cậu phải nghĩ đã chứ”. A, nói: “Tại mình thấy khó nên xem lời giải để hiểu cho nhanh”

Câu 10: Rèn luyện tính kiên trì trong cuộc sống thông qua hình thành/từ bỏ thói quen theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Lựa chọn một thói quen tốt em muốn hình thành/một thói quen chưa tốt em muốn từ bỏ.

Bước 2: Dự kiến những khó khăn trong quá trình rèn luyện và đề xuất cách khắc phục.

Bước 3: Rèn luyện để hình thành thói quen tốt/từ bỏ thói quen chưa tốt và chia sẻ kết quả thực hiện.

Câu 11:Chỉ ra một số điểm mạnh, điểm hạn chế của em trong học tập và cuộc sống.

Gợi ý:

Điểm mạnh:

- Biết cách giải quyết vấn đề.

- Có khả năng thuyết trình.

- Có năng khiếu nghệ thuật.

- Thành thạo công nghệ thông tin.

- Tính kỉ luật cao.

Điểm hạn chế:

- Dễ nổi nóng, thiếu bình tĩnh.

- Ngại giao tiếp.

- Giao tiếp tiếng Anh chưa tốt.

- Hay lo lắng thái quá.

- Không tự tin trước đám đông.

Câu 12

Nêu điểm mạnh mà em tự hào nhất và điểm hạn chế mà em muốn khắc phục nhất.

Câu 13

Chia sẻ cách em đã phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm hạn chế của bản thân.

Gợi ý:

- Điểm mạnh của N. là học tốt môn Tiếng Anh. N. quyết định sẽ rèn luyện để phát huy điểm mạnh của mình bằng cách:

+ Học thêm từ mới tiếng Anh mỗi ngày.

+ Luyện phát âm và tích cực giao tiếp với người nước ngoài.

- K. đặt mục tiêu khắc phục điểm hạn chế của mình là thiếu tự tin trong giao tiếp bằng cách:

+ Chủ động nói chuyện với người thân, bạn bè về các vấn đề trong cuộc sống.

+ Chăm đọc sách để nâng cao kiến thức.

Câu 14

Chỉ ra cách em kiểm soát cảm xúc trong các tình huống sau:

Tình huống 1: Nghe bạn thân nói không đúng về mình

Tình huống 2: Bị bố mẹ mắng nặng lời.

Tình huống 3: Bị các bạn trong nhóm phản bác ý kiến khi tranh luận.

Câu 15

Trao đổi về các biện pháp kiểm soát cảm xúc

Gợi ý:

- Hít thở đều và tập trung vào hơi thở.

- Lấy 1 cốc nước uống từng ngụm nhỏ.

- Đếm 1,2,3,... và tập trung vào việc đếm.

- Suy nghĩ về những điều tích cực.

- Không giữ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực trong người.

Câu 16

Chia sẻ những việc làm thể hiện sự gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ của em ở gia đình và ở trường

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm