Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều 8 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn KHTN 7 (Có đáp án + Ma trận)

Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Cánh diều năm 2024 - 2025 gồm 8 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Bộ 8 đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 7 Cánh diều được biên soạn bám sát chương trình học trong SGK gồm 1 đề dạy song song và 7 đề theo chương trình học nối tiếp.

TOP 8 đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn KHTN - Cánh diều với cấu trúc đề đa dạng gồm cả trắc nghiệm kết hợp tự luận. Thông qua bộ đề kiểm tra này các em lớp 7 có thêm nhiều tư liệu ôn tập, làm quen với các dạng bài tập trọng tâm để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời giúp giáo viên ôn luyện cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Cánh diều các em xem thêm bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 7 Cánh diều, bộ đề thi giữa kì 1 Toán 7 Cánh diều.

Đề kiểm tra giữa kì 1 - Phân môn Hóa

TRẮC NGHIỆM (1,5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:

Câu 1: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào :

A . Kỹ năng quan sát phân loại
B. Kỹ năng liên kết tri thức
C . Kỹ năng dự báo
D. Kỹ năng đo

Câu 2: Một nguyên tử có 10 proton trong hạt nhân. Theo mô hình nguyên tử của Ro- do –pho – bo số lớp electron của nguyên tử đó là

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 3: Ký hiệu nào sau đây là ký hiệu hóa học của nguyên tố magnesium

A. MG
B. mg
C. Mg
D. Mg

Câu 4: Ở phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố kim loại tồn tại ở thể rắn.
B. Ở điều kiện thường tất cả các nguyên tố phi kim tồn tại ở thể lỏng.
C. Ở điều kiện thường , tất cả các khí hiếm tồn tại ở thể khí .
D. Ở điều kiện thường tất cả các nguyên tử nguyên tố phi kim ở tồn tại ở thể khí.

Câu 5 . Vàng và cacbon có tính chất khác nhau vì vàng là nguyên tố kim loại còn cacbon là nguyên tố

A. Phi kim
B. Hợp chất
C. Đơn chất
D. Khí hiếm

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng :

A. nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và được sếp cùng một hàng
B. Các nguyên tố có cùng nhóm có tính chất gần giống nhau
C. Bảng tuần hoàn gồm tám nhóm được ký hiệu từ một đến tám
D. Các nguyên tố trong nhóm được xếp thành một cột theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần

II. TỰ LUẬN (1 điểm)

Câu 5 (1 điểm):

Nguyên tố

beryllium

Oxygen

Sodium

Kí hiệu hóa học

Be

?

?

Số hiệu nguyên tử

4

8

11

Khối lượng nguyên tử(amu)

9

16

?

Sự sắp xếp electron vào lớp vỏ (*)

2,2

?

2,8,1

(*) Từ trái sang phải tương ứng với từ lớp trong ra lớp ngoài

HƯỚNG DẪN CHẤM

I. TRẮC NGHIỆM (1,5 điểm)

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
DBCCAB
0,250,250,250,250,250,25

II. TỰ LUẬN (1 điểm)

Nguyên tố

Oxygen

Sodium

Điểm

Kí hiệu hóa học

O

Na

0,25 x 2 = 0,5

Số hiệu nguyên tử

Khối lượng nguyên tử(amu)

23

0,25

Sự sắp xếp electron vào lớp vỏ

2,6

0,25

Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 - Phân môn Vật lí

I. TRẮC NGHIỆM ( 1,5 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:

Câu 1. Đơn vị đo tốc độ thường dùng là:

A. km/s
B. km/h
C. m/h
D. m/min

Câu 2. Hãy sắp xếp các thao tác theo thứ tự đúng khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian

(1) Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.
(2) Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.
(3) Nhấn nút START để bắt đầu đo thời gian.

Thứ tự đúng của các bước là

A. (1), (3), (2).
B. (3), (2), (1).
C. (1), (2), (3).
D. (3), (1), (2).

Câu 3. Hình dưới là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động.

Dựa vào hình vẽ, hãy kiểm tra các thông tin sau đây là SAI.

A. Tốc độ của vật là 2 m/s.
B. Sau 2s, vật đi được 4 m.
C. Từ giây thứ 4 đến giây thứ 6, vật đi được 12 m.
D. Thời gian để vật đi được 8 m là 4 s.

Câu 4. Ô tô chạy trên đường cao tốc có biển báo tốc độ như trong Hình 11. 2 với tốc độ v nào sau đây là an toàn?

A. Khi trời mưa: 100 km/h < v < 120 km/h.
B. Khi trời nắng: 100 km/h < v < 120 km/h.
C. Khi trời mưa: 100 km/h < v < 110 km/h.
D. Khi trời nắng: v > 120 km/h.

Câu 5. Nguồn âm là

A. Các vật dao động phát ra âm
B. Các vật chuyển động phát ra âm
C. Vật có dòng điện chạy qua
D. Vật phát ra năng lượng nhiệt

Câu 6. Khi một người thổi sáo, tiếng sáo được tạo ra bởi sự dao động của

A. thành ống sáo.
B. các ngón tay của người thổi sáo
C. đôi môi của người thổi sáo
D. cột không khí trong ống sáo.

II. TỰ LUẬN (1,0 điểm)

Câu 7. (0,75 điểm)

a) Dựa vào bảng, em hãy cho biết khoảng cách an toàn đối với xe ô tô chạy với tốc độ 25m/s là bao nhiêu?

b) Hãy dùng quy tắc “3 giây” để xác định khoảng cách an toàn của xe ô tô chạy với tốc độ

70km/h. Khoảng cách này có phù hợp với quy định tốc độ tối đa trong bảng trên không? Tại sao?

Câu 8. (0,25 điểm) Thế nào là sóng âm ?

HƯỚNG DẪN CHẤM

I. TRẮC NGHIỆM (1,5 điểm)

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

A

C

B

A

D

Số điểm

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

II. TỰ LUẬN (1,0 điểm)

Nội dung

Thang điểm

Câu 5. (0,75 điểm)

a) Khoảng cách an toàn đối với xe ô tô là 70m

b) Ta có: t = 3 s, v = 70 km/h = 19,4 m/s.

Khoảng cách an toàn của xe ô tô là

s = v. t = 3. 19,4 = 58,2 m

Theo Bảng 11. 1, ta thấy khi xe đi với tốc độ khoảng cách an toàn tối thiểu là 55m, mà 58,2 m > 55 m, vậy xe tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 6. ( 0,25 điểm)

- Sóng âm là sự lan truyền dao động của nguồn âm trong môi trường

0,25 điểm

Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 - Phân môn Sinh học

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:

Câu 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với:

A. Sự chuyển hóa của sinh vật.
B. Sự biến đổi các chất.
C. Sự trao đổi năng lượng.
D. Sự sống của sinh vật.

Câu 2: Sản phẩm của quang hợp là

A. Nước, carbon dioxide.
B. Ánh sáng, diệp lục.
C. Oxygen, glucose.
D. Glucose, nước.

Câu 3: Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là

A. Nước, hàm lượng khí cacbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
B. Nước, hàm lượng khí cacbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
C. Nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
D. Nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.

Câu 4: Trong tế bào của hầu hết các sinh vật nhân thực,quá trình hô hấp xảy ra trong loại bào quan nào?

A. Ti thể.
B. Lục nạp.
C. Không bào.
D. Nhân tế bào.

Câu 5: Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp của tế bào để giúp hạt nảy mầm là

A. Nước, khí oxygen.
B. Khí oxygen, khí cacbon dioxide
C. Khí cacbon dioxide, nhiệt độ.
D. Nước, khí oxygen, khí cacbon dioxide, nhiệt độ.

Câu 6: Trao đổi khí ở thực vật diễn ra thông qua quá trình nào?

A, Quang hợp và thoát hơi nước.
B, Quang hợp và hô hấp.
C, Thoát hơi nước.
D, Hô hấp.

Câu 7: Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

A. Nhiệt dung riêng cao.
B. Liên kết hidrogen giữa các phân tử.
C. Nhiệt bay hơi cao.
D. Tính phân cực cao.

Câu 8: Loài thực vật nào sau đây có thể thích nghi với môi trường khô hạn, thiếu nước kéo dài?

A. Xương rồng
B. Hoa hồng.
C. Ngô.
D. Sen.

Câu 9: Cây trồng nào dưới đây cần nhiều phân đạm hơn những cây còn lại?

A. Củ đậu.
B. Rau muống.
C. Lạc.
D. Cà rốt.

Câu 10: Một số nguyên tố khoáng cây trồng cần một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu như Cu, Bo, Mo,… Các nguyên tố này tham gia cấu tạo nên

A. Diệp lục.
B. Các chất hữu cơ xây dựng nên tế bào.
C. Các enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào
D. Protein và nucleic acid.

Câu 11: Một cánh hoa bị héo sau khi được cắm vào nước một thời gian thì cành hoa tươi trở lại. Cấu trúc nào sau đây có vai trò quan trọng trong hiện tượng trên?

A, Mạch rây.
B,Mạch gỗ.
C,Lông hút.
D,Vỏ rễ.

Câu 12: Các hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh?

(1)Rửa tay trước khi ăn.
(2) Ăn chín uống sôi.
(3) Ăn tái các loại thịt, cá.
(4) Không ăn thức ăn ôi thiu.
(5) Vừa ăn vừa làm việc.
(6) Ăn tối muộn.

A, (1), (2), (3), (4), (5), (6)
B, (1), (3), (4), (6)
C, (1), (2), (4)
D, (1), (2), (5), (6)

II. TỰ LUẬN ( 2 điểm)

Câu 13 (1 điểm): Hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người?

Câu 14 (1 điểm): Theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40 ml nước/1 kg thể trọng mỗi ngày. Dựa vào khuyến nghị này, hãy tính lượng nước cần uống mỗi ngày của bản thân để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể.

HƯỚNG DẪN CHẤM

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

D

C

B

A

D

B

D

A

B

C

B

C

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

II. TỰ LUẬN ( 2 điểm)

Nội dung

Thang điểm

Câu 13 (1 điểm): Khi di chuyển cây đi trồng ở nơi khác, người ta thường cắt bớt một phần cành, lá vì:

- Khi đào gốc để di chuyển cây, bộ rễ sẽ bị tổn thương. Lúc mới trồng rễ chưa phục hồi nên không thể hút nước để bù vào lượng nước vẫn bị thoát qua lá.

- Nếu để nhiều lá, cây bị mất quá nhiều nước sẽ héo và rất dễ chết. Vì vậy khi đem trồng cây ở một nơi khác, người ta phải chọn ngày râm mát, cắt bớt cành lá nhằm giảm bớt sự mất nước do thoát hơi qua lá.

0,5 đ

0,5 đ

Câu 14( 1 điểm):. Lượng nước cần uống mỗi ngày của bản thân để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể được tính theo công thức:

Lượng nước( ml) = 40 x cân nặng( kg)

hoặc Lượng nước( l) = 0,04 x cân nặng( kg)

(Học sinh áp dụng tính đúng theo công thức trên được điểm tối đa)

0,5 đ

0,5 đ

................

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm