Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (10 môn) 55 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 (Có ma trận, đáp án)

TOP 55 Đề thi giữa kì 1 lớp 7 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 có đáp án, bản đặc tả và ma trận đề thi giữa kì 1 theo chương trình mới. Thông qua tài liệu này giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình.

Với 55 đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 Kết nối tri thức được biên soạn rất đa dạng với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 7 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 55 đề thi giữa kì 1 lớp 7 năm 2023 - 2024 mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 7 sách Kết nối tri thức.

TOP 55 đề thi giữa kì 1 lớp 7 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024

Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ……….

TRƯỜNG THCS…………

(Đề có 03 trang)

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

NĂM HỌC: 20232024

MÔN: TOÁN – LỚP: 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái có đáp án trả lời đúng nhất.

Câu 1._NB Trong các câu sau, câu nào đúng?

A. Số hữu ti âm nhỏ hơn số hữu ti dương.

B. Số 0 là số hữu ti dương.

C. Số nguyên âm không phải là số hữu ti âm.

D. Tập hợp Q gồm các số hữu ti dương và các số hữu tỉ âm.

Câu 2._NB_Cho các số sau:\frac{5}{4} ; 3 \frac{2}{5} ; \frac{-2}{7} ; \frac{0}{3} ; \frac{3}{0} ; \frac{-8}{-8} ; 0,625. Hãy cho biết số nào không phải là số hữu tỉ?

A. \frac{3}{0}.

B. 0,625 .

C. \frac{-2}{7}.

D. 3 \frac{2}{5}.

Câu 3._NB_Chu kỳ của số thập phân vô hạn tuần hoàn -4,31(2) là:

A. 312 .

B. 2 .

C. 12 .

D. 0,312 .

Câu 4._TH_ Giá trị của biểu thức 3^5 \cdot \frac{1}{27}

A. 1 .

B. 9 .

C.9^2.

D. 9^4.

Câu 5._NB_Căn bậc hai số học của 81 là

A. 9 .

B. -9 .

C. \pm 9 .

D. 81 .

Câu 6._NB_Số \sqrt{3} thuộc tập hợp số nào sau đây?

A. R

B. Z

C, A

D. Z

Câu 7._NB_Giá trị tuyệt đối của -1,5 là

A. 2 .

B. -1,5.

C. 1,5 .

D. -2 .

Câu 8. _NB_ Khẳng định nào dưới đây là đúng

A. Hai góc đối đỉnh thì bù nhau.

B. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

C. Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh.

D. Hai góc đối đỉnh thì phụ nhau.

Câu 9. _ NB_ Đọc tên các tia phân giác trong hình vẽ sau.

A. AB, BE là các tia phân giác.

B. AD, BC là các tia phân giác.

C.AD, BE là các tia phân giác.

D. AD, AB là các tia phân giác.

Câu 10. _NB_ Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng, có bao nhiêu đường thẳng song song với đường thẳng đó?

A. Không có.

B. Có vô số

C. Có ít nhất một.

D. Chỉ có một.

Câu 11. _NB_ Chọn câu trả lời đúng.

Trong định lí: " Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia."

Ta có giả thiết là:

A. "Nếu một đường thẳng vuông góc".

B. "Nó cũng vuông góc với đường thẳng kia".

C. "Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia".

D. "Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song".

Câu 12._TH_ hình vẽ, biết x / / y và \widehat{M}_1=55^{\circ}. Tính số đo góc N_l.

A. \widehat{N}_1=35^{\circ}.

B. \widehat{N}_1=55^{\circ}.

C. \widehat{N}_1=65^{\circ}.

D. \widehat{N_1}=125^{\circ}.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm)_TH, VD Thực hiện phép tính

a) \frac{-4}{12}+\frac{14}{21}

b) \frac{-8}{3} \cdot \frac{2}{11}-\frac{8}{3}: \frac{11}{9}

c) 0,1 \cdot \sqrt{400}+0,2 \cdot \sqrt{1600}

d) \left(\frac{-1}{3}\right)^2-\frac{3}{8}:(0,5)^3-\frac{5}{2} \cdot(-4)+2022^{\circ}

Câu 2 (1 điểm)_VD_Tìm x, biết:

a) \left(x-\frac{3}{5}\right): \frac{-1}{3}=0,4

b) |x-1|=4

Câu 3 (1 điểm)_NB_Cho hình vẽ sau, hãy chi ra:

a) Các cặp góc kề bù.

b) Các cặp góc đối đỉnh.

Câu 4 (2 điểm)_TH, VD_Cho \triangle A B C\widehat{A B C}=70^{\circ}, \widehat{A C B}=40^{\circ}. Vẽ tia C x là tia đối của tia C B. Vẽ tia C y là tia phân giác của \widehat{A C x}.

a) Tinh \widehat{A C x}, \widehat{x C y}.

b) Chứng minh rằng A B / / C y.

Câu 5_VDC_(1 điểm) Theo yêu cầu của kiến trúc sư, khoảng cách tối thiểu giữa vòi nước và ổ cắm điện nhà bác Năm phải là 60 cm. Trên bản vẽ có ti lệ \frac{1}{20} của thiết kế nhà bác Năm, khoảng cách từ ồ điện đến vòi nước đo được là 2,5 cm. Khoảng cách trên bản vẽ như vậy có phù hợp với yêu cầu của kiến trúc sư không? Vị sao?

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 7

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

ĐÁP ÁN

A

A

B

B

A

A

C

B

C

D

D

D

II. TỰ LUẬN

Xem thêm đáp án giải chi tiết trong file tải về

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 7 kết nối tri thức

TT

(1)

Chương /

Chủ đề.

(2)

Nội dung/đơn vị kiến thức

(3)

Mức độ đánh giá

(4-11)

Tổng % điểm

(12)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Chương I: số hữu tỉ.

(14 tiết)

Số hữu tỉ và tập hợp các số hữu tỉ. Thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ

2

(0,5đ)

C1 +C2

1

(0,5 đ)

1,0đ

Các phép tính với số hữu tỉ

2

(0,5đ)

C3+C4

1 (0,75)

1

(0,75đ)

1

(1,0 đ)

3,0đ

2

Chương II: số thực.

(10 tiết)

Căn bậc hai số học

1

(0,25đ)

C5

0,25đ

Số vô tỉ. Số thực

2

(0,5đ)

C6+C7

2

(0,5đ)

C8+C9

3

(1,75đ)

2,75đ

3

Chương III:

Góc và đường thẳng song song.

(11 tiết)

Góc ở vị trí đặc biệt. Tia phân giác của một góc

1

(0,25đ)

C11

1

(1,0đ)

1,25đ

Hai đường thẳng song song. Tiên đề Euclid về đường thẳng song song

2

(0,5đ)

C10 +C12

1

(0,75 đ

1,25 đ

Khái niệm định lí, chứng minh một định lí

1

(0,5 đ)

0,5đ

Tổng

2,0 đ

1,0đ

1,0đ

2,0đ

3,0đ

1,0đ

10đ

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

100%

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

BẢN ĐẶC TẢ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ MÔN TOÁN -LỚP 7

TT

Chương/ Chủ đề:

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Chương I:

Số hữu tỉ

1

Số hữu tỉ và tập hợp các số hữu tỉ. Thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ

Nhận biết:

– Nhận biết được số hữu tỉ và lấy được ví dụ về số hữu tỉ.

– Nhận biết được tập hợp các số hữu tỉ.

– Nhận biết được số đối của một số hữu tỉ.

– Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ.

2 (TN)

Thông hiểu

– Biểu diễn được số hữu tỉ trên trục số.

1

(TL)

Vận dụng:

– So sánh được hai số hữu tỉ.

Các phép tính với số hữu tỉ và thứ tự thực hiện các phép tính

Thông hiểu:

– Mô tả được phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ và một số tính chất của phép tính đó (tích và thương của hai luỹ thừa cùng cơ số, luỹ thừa của luỹ thừa).

– Mô tả được thứ tự thực hiện các phép tính, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế trong tập hợp số hữu tỉ.

2(TN)

1(TL)

Vận dụng:

– Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong tập hợp số hữu tỉ.

– Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc với số hữu tỉ trong tính toán (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí).

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với các phép tính về số hữu tỉ. (ví dụ: các bài toán liên quan đến chuyển động trong Vật lí, trong đo đạc,...).

1 (TL)

Vận dụng cao:

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc) gắn với các phép tính về số hữu tỉ.

1(TL)

Chương II: Số thực.

Số thực

Căn bậc hai số học

Nhận biết:

– Nhận biết được khái niệm căn bậc hai số học của một số không âm.

1(TN)

Thông hiểu:

– Tính được giá trị (đúng hoặc gần đúng) căn bậc hai số học của một số nguyên dương bằng máy tính cầm tay.

Số vô tỉ. Số thực

Nhận biết:

– Nhận biết được số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn.

– Nhận biết được số vô tỉ, số thực, tập hợp các số thực.

– Nhận biết được trục số thực và biểu diễn được số thực trên trục số trong trường hợp thuận lợi.

– Nhận biết được số đối của một số thực.

– Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số thực.

– Nhận biết được giá trị tuyệt đối của một số thực.

2(TN)

2 (TN)

Vận dụng:

– Thực hiện được ước lượng và làm tròn số căn cứ vào độ chính xác cho trước.

3(TL)

Chương III:

Góc và đường thẳng song song.

3

Góc

Góc ở vị trí đặc biệt. Tia phân giác của một góc

Nhận biết :

– Nhận biết được các góc ở vị trí đặc biệt (hai góc kề bù, hai góc đối đỉnh).

– Nhận biết được tia phân giác của một góc.

– Nhận biết được cách vẽ tia phân giác của một góc bằng dụng cụ học tập

1(TN)

1(TL)

4

Đường thẳng song song.

Hai đường thẳng song song. Tiên đề Euclid về đường thẳng song song

Nhận biết:

– Nhận biết được tiên đề Euclid về đường thẳng song song.

2(TN)

Thông hiểu:

– Mô tả được một số tính chất của hai đường thẳng song song.

– Mô tả được dấu hiệu song song của hai đường thẳng thông qua cặp góc đồng vị, cặp góc so le trong.

1(TL)

5

Khái niệm định lí, chứng minh một định lí

Nhận biết:

- Nhận biết được thế nào là một định lí.

Thông hiểu:

- Hiểu được phần chứng minh của một định lí;

Vận dụng:

- Chứng minh được một định lí;

1(TL)

Tổng

3,0

3,0

3,0

1,0

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức

Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7

TRƯỜNG THCS …..

TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2023 - 2024

Môn: Ngữ văn 7

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Phần I: ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Sang năm con lên bảy

“Sang năm con lên bảy

Cha đưa con đến trường

Giờ con đang lon ton

Khắp sân vườn chạy nhảy

Chỉ mình con nghe thấy

Tiếng muôn loài với con

Mai rồi con lớn khôn

Chim không còn biết nói

Gió chỉ còn biết thổi

Cây chỉ còn là cây

Đại bàng chẳng về đây

Đậu trên cành khế nữa

Chuyện ngày xưa, ngày xửa

Chỉ là chuyện ngày xưa

Đi qua thời ấu thơ

Bao điều bay đi mất

Chỉ còn trong đời thật

Tiếng người nói với con

Hạnh phúc khó khăn hơn

Mọi điều con đã thấy

Nhưng là con giành lấy

Từ hai bàn tay con”

(Vũ Đình Minh, Theo https: //www.thivien.net/)

Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ trên viết theo thể thơ gì?

Câu 2 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

Câu 3 (0,5 điểm): Bài thơ trên chủ yếu được gieo vần gì?

Câu 4 (0,5 điểm): Tổ hợp từ “đưa con đến trường” trong câu thơ Cha đưa con đến trường, thuộc cụm từ gì?

Câu 5 (0,5 điểm): Các sự việc, nhân vật được nhắc đến trong khổ thơ thứ hai gợi cho em nhớ đến câu chuyện cổ tích nào đã học?

Câu 6 (0,5 điểm): Xác định số từ được sử dụng trong bài thơ.

Câu 7 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của bài thơ trên?

Câu 8 (2,0 điểm): Từ nội dung của bài thơ, em hãy viết đoạn văn từ 3 – 5 câu nêu suy nghĩ của em về vai trò của tình cảm gia đình đối với mỗi con người.

Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (4,0 điểm)

Trong các bài học vừa qua, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Đó là các bạn nhỏ với tâm hồn trong sáng, tinh tế, nhân hậu như Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi), An, Cò (Đi lấy mật) … và cả những người cha (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ), người thầy (Người thầy đầu tiên),…hết lòng yêu thương con trẻ. Những nhân vật ấy chắc hẳn đã mang đến cho em nhiều cảm xúc và ấn tượng.

Từ ấn tượng về các nhân vật trên, hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật mà em yêu thích.

Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7

Phần I:

Câu 1 (0.5 điểm): Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ.

Câu 2 (0.5 điểm): Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

Câu 3 (0.5 điểm): Bài thơ chủ yếu được gieo vần chân.

Câu 4 (0.5 điểm): Tổ hợp từ “đưa con đến trường” trong câu thơ Cha đưa con đến trường, là cụm động từ.

Câu 5 (0.5 điểm): Các sự việc, nhân vật được nhắc đến trong các dòng thơ sau gợi cho em nhớ đến câu chuyện cổ tích Cây khế.

Câu 6 (0.5 điểm): Số từ được sử dụng trong bài thơ: bảy (số từ chỉ thứ tự), hai (số từ chỉ lượng xác định)

Câu 7 (1,0 điểm): Nội dung chính của bài thơ:

Bài thơ là khúc tâm tình người cha muốn nhắn nhủ với con của mình: Khi con lên bảy tuổi, con sẽ đi học, những truyện cổ tích và thế giới trẻ thơ sẽ nhường bước cho một thế giới mới, nhiều khó khăn nhưng cũng đầy thú vị mà tự con sẽ khám phá, con phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, công sức và trí tuệ (bàn tay khối óc) của chính bản thân minh.

Câu 8 (2,0 điểm): Học sinh viết đoạn văn theo cảm nhận của bản thân:

* Gợi ý:

- Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, là điểm tựa tinh thần giúp con người ta yêu đời, lạc quan, tiếp thêm sức mạnh giúp chúng ta có động lực vươn lên trong cuộc sống

- Gia đình là cái nôi cơ sở nền tảng bồi dưỡng để hình thành nên nhân cách con người

- Tình cảm gia đình có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó là nơi cho ta sự an ủi, niềm tin, sự hi vọng để vượt qua những khó khăn một cách dễ dàng

- Xã hội phát triển thì có rất nhiều mối quan hệ nhưng không có mối quan hệ nào đáng giá bằng tình cảm gia đình, nó luôn chiếm vị trí cao trong đời sống tinh thần của con người

Phần II (4,0 điểm):

Hướng dẫn chấm

Điểm

*Hình thức: xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn, đảm bảo bố cục 3 phần, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật mà em có ấn tượng sâu sắc cùng ấn tượng khái quát về nhân vật.

0,5

Thân bài:

- Phân tích đặc điểm của nhân vật (dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm) và nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.

- Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

3,0

Kết bài:

- Nêu ấn tượng sâu đậm và đánh giá về nhân vật.

0,5

* Biểu điểm chung:

- Điểm 4: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn nghị luận, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, mạch lạc, liên kết.

- Điểm 2 - 3: Bố cục rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn nghị luận nhưng còn mắc một vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 1: Chưa đảm bảo yêu cầu.

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

TT

năng

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Tổng

%

điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số

câu

T.gi

an

TL

Số

câu

T.

gian

T

L

Số

câu

T.

gian

T

L

Số

câu

T.

gian

T

L

Số

câu

T.

gian

1

Đọc

hiểu

Thơ (bốn chữ, năm chữ)

6

15P

30

%

1

15P

10

%

1

15 P

20

%

8

45p

60%

2

Viết

Viết bài văn nghị luận

1

45p

40

%

1

45p

40%

Số

câu

6

1

1

1

9

Số

điểm

3,0

1,0

2,0

4,0

10

Tổng tỉ lệ %

30%

10%

20%

40%

90p

100%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

cao

1

Đọc hiểu

Thơ bốn chữ, năm chữ

(ngoài chương trình)

- Nhận biết được từ ngữ, thể thơ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ, cụm từ được sử dụng trong bài thơ…

- Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

- Xác định được số từ,…

-Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của bản thân về vai trò của tình cảm gia đình đối với mỗi con người.

2

Viết

Viết bài văn nghị luận

Viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật mà em yêu thích.

Tỉ lệ %

30%

10%

20%

40%

Số câu (9 câu)

6

1

1

1

Số điểm (10 điểm)

3,0

1,0

2,0

4,0

Tỉ lệ chung

60 %

40%

Đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 7

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Chọn phương án đúng nhất, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm:

Câu 1: Cây nào sau đây thuộc nhóm cây lương thực?

A. Cây ngô
B. Cây su hào
C. Cây vải thiều
D. Cây tiêu

Câu 2: Cây nào sau đây thuộc nhóm cây ăn quả?

A. Cây lạc
B. Cây su hào
C. Cây nhãn
D. Cây ngô.

Câu 3: Đất trồng có mấy thành phần?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 4: Mục đích của việc lên luống là:

A. Dễ chăm sóc, chống ngập úng.
B. Chống ngập úng, cho đẹp.
C. Chống ngập úng giúp cây phát triển.
D. Dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng đất cho cây sinh trưởng, phát triển.

Câu 5: Các loại nông sản như su hào, khoai mì, củ lạc, đậu phộng…được thu hoạch bằng phương pháp nào?

A. Hái
B. Nhổ
C. Đào
D. Cắt.

Câu 6: Yêu cầu kĩ thuật khi thu hoạch cây trồng là:

A. Đúng thời điểm
B. Nhanh
C. Hạn chế rơi vãi
D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 7. Khi gieo trồng phải đảm bảo yêu cầu về:

A. Thời vụ
B. Mật độ
C. Khoảng cách
D. Thời vụ, mật độ, khoảng cách và độ nông sâu.

Câu 8. Quy trình giâm cành có bao nhiêu bước?

A. 4
B. 5
C. 6
D. 7

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 9: (2,0 điểm) Em hãy trình bày các bước trong quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành?

Câu 10: (3,0 điểm) Kể tên các công việc chính để chăm sóc cây trồng. Ở gia đình em đã chăm sóc cây trồng qua các công việc nào?

Câu 11: (1 điểm) Phương thức trồng trọt nào phù hợp cho một số cây trồng phổ biến ở địa phương em.

Đáp án đề thi giữa kì 1 Công nghệ 7

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM:(4 điểm)- Mỗi câu trả lời đúng được 0.5đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

C

C

D

B

D

D

A

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 9

(2,0 điểm)

Bước 1:Chuẩn bị giá thể giâm cành:

+ Giá thể phải phù hợp với giống cây trồng, phải tơi xốp, đảm bảo đủ độ ẩm để giâm cành sinh rễ, không có sâu, bệnh hại.

+ Lượng đất vừa đủ.

Bước 2:Chuẩn bị giâm cành

+ Cành giâm phải được lấy từ cây mẹ khỏe, không mang mầm bệnh

+ Cành được chọn phải trong giai đoạn phát triển, không quá non, không quá già.

+ Cắt cành giâm thành từng đoạn có độ dài 15 - 20cm; cắt vát và tỉa bớt lá.

Bước 3.Giâm cành vào giá thể

+ Cắm cành giâm vào giá thể hoặc vào luống đảm bảo đầu già hơn được cắm vào giá thể.

+ Cành được giâm hơi chếch so với mặt đất trồng.

+ Khoảng cách giữa các cành đều nhau

Bước 4:Chăm sóc cành giâm

+ Tưới nước, bó phân, phòng trừ sâu bệnh hại -> Cây phát triển tốt không bị sâu bệnh hại.

+ Cần đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp

+ Khi cành chưa sinh rễ (tránh ánh nắng soi trực tiếp vào cành giâm)

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 10

(3,0 điểm)

- Các công việc chính để chăm sóc cây trồng

+ Tỉa, dặm cây.

+ Làm cỏ, vun xới.

+ Tưới tiêu nước.

+ Bón thúc phân.

- Kể tên được 1 số công việc chăm sóc cây trồng ở gia đình em.

0,5

0,5

0,5

0,5

1,0

Câu 11

(1,0 điểm)

- Kể được cây trồng phổ biến ở địa phương.

- Đề xuất được 1 số phương thức trồng trọt phù hợp với cây trồng phổ biến ở địa phương: trồng trọt tự nhiên, trồng trọt trong nhà có mái che, trồng trọt kết hợp.

0,5

0,5

Ma trận đề thi giữa kì 1 Công nghệ 7

TT

Chương

Chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Tổng số câu

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TL

TL

1

Trồng trọt

Giới thiệu về trồng trọt

2

1

2

1

Làm đất trồng cây

2

2

Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng.

1

1/2

1/2

1

1

Thu hoạch sản phẩm trồng trọt

2

2

Nhân giống vô tính cây trồng

1

1

1

1

Tổng số câu

8

3/2

1/2

1

8

3

Tổng số điểm

4,0

4,0

1,0

1,0

4,0

6,0

Tỉ lệ

40%

40%

20%

100%

BẢNG ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ - LỚP 7

TT

Chủ đề

Mức độ đánh giá

Số lượng câu hỏi cho từng mức độ nhận thức

Tổng số câu

NB

TH

VD

VDC

TN

TL

1

Trồng trọt

Giới thiệu về trồng trọt

Nhận biết:

- Trình bày được vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người và nền kinh tế. Nêu được triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam.

- Kể tên được một số nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam (cây lương thực, cây ăn quả, cây rau…). Cho ví dụ minh họa.

- Nêu được một số phương thức trồng trọt phổ biến ở nước ta.

- Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.

2TN

2

Thông hiểu:

- Nêu được bộ phận sử dụng và mục đích sử dụng của một số loại cây trồng phổ biến.

- Nêu được ưu, nhược điểm của một số phương thức trồng trọt phổ biến ở nước ta.

- Nhận thức được sở thích, sự phù hợp của bản thân

với các ngành nghề trong trồng trọt.

Vận dụng cao:

- Đề xuất được phương thức trồng trọt phù hợp cho một số đối tượng cây trồng phổ biến ở địa phương.

1TL

1

Làm đất trồng cây

Nhận biết:

- Nêu được các bước trong quy trình trồng trọt.

- Nêu được các công việc làm đất trồng cây, các cách bón phân lót.

- Trình bày được mục đích của việc làm đất, bón phân lót.

2TN

2

Thông hiểu:

- Trình bày được yêu cầu kĩ thuật của việc làm đất, bón phân lót.

Vận dụng:

- Trình bày được yêu cầu kĩ thuật của việc làm đất, bón phân lót cho một đối tượng cây trồng cụ thể.

- Vận dụng kiến thức làm đất và bón phân lót với thực tiễn sản xuất ở gia đình, địa phương.

Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng.

Nhận biết :

- Nêu được các phương thức gieo trồng phổ biến. Nêu được các mùa vụ gieo trồng chính ở nước ta.

- Kể tên được các công việc chính để chăm sóc cây trồng. Trình bày được mục đích của việc chăm sóc cây trồng.

- Kể tên được một số biện pháp chính phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

- Trình bày được nguyên tắc của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

- Nêu được mục đích của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

1TN

1

1/2

Thông hiểu

- Trình bày được yêu cầu kĩ thuật của việc gieo trồng.

- Trình bày được yêu cầu kĩ thuật của việc chăm sóc cây trồng (tỉa dặm cây, làm cỏ, vun xới, tưới tiêu nước, bón phân thúc).

- Trình bày được yêu cầu kĩ thuật của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

- Trình bày được ưu, nhược điểm của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

1/2

TL

Vận dụng

- Vận dụng kiến thức về gieo trồng vào thực tiễn sản xuất ở gia đình, địa phương.

- Vận dụng kiến thức về chăm sóc cây trồng vào thực tiễn sản xuất ở gia đình, địa phương.

1/2

TL

1/2

Vận dụng cao

- Lựa chọn được các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng phù hợp với thực tiễn sản xuất ở gia đình, địa phương.

Thu hoạch sản phẩm trồng trọt

Nhận biết:

- Kể tên được một số phương pháp chính trong thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm trồng trọt. Cho ví dụ minh họa.

- Trình bày được mục đích của việc bảo quản, chế biến sản phẩm trồng trọt.

2TN

2

Thông hiểu:

- Trình bày được yêu cầu kĩ thuật của một số biện pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm trồng trọt.

Vận dụng:

- Lựa chọn được biện pháp thu hoạch, bảo quản sản phẩm trồng trọt phù hợp với thực tiễn ở gia đình, địa phương.

Nhân giống vô tính cây trồng

Nhận biết:

- Nêu được các bước trong quy trình giâm cành.

1TN

1

Thông hiểu:

- Trình bày được yêu cầu kĩ thuật của các bước trong quy trình giâm cành.

1TL

1

Vận dụng:

- Vận dụng kiến thức về giâm cành vào thực tiễn ở gia đình, địa phương.

Tổng số câu

8

3/2

1/2

1

8

3

Tổng số điểm

4,0

4,0

1,0

1,0

4,0

6,0

Tỉ lệ

40%

40%

10%

10%

100%

Đề kiểm tra giữa kì 1 Tin 7 Kết nối tri thức

Đề kiểm tra giữa kì 1 Tin 7

I. Trắc nghiệm (7 điểm – mỗi câu 0.5 điểm)

Chọn đáp áp đúng nhất từ các đáp án A, B, C, D.

Câu 1 (Biết) Em hãy quan sát hình bên dưới, cho biết thiết bị nào là chuột vi tính?

Câu 2 (Biết) Em hãy quan sát hình bên dưới, cho biết thiết bị nào là màn hình máy vi tính?

Câu 3 (Biết) Trong các tên ứng dụng đã cho, ứng dụng nào có chức năng soạn thảo văn bản?

A. MS PowerPoint
B. MS Word
C. iMindMap 10
D. Google Chrome

Câu 4 (Biết) Trong các tên ứng dụng đã cho, ứng dụng nào có chức năng tạo sơ đồ tư duy?

A. MS PowerPoint
B. MS Word
C. iMindMap 10
D. Google Chrome

Câu 5 (Hiểu) Khi thực hiện lắp ráp thiết bị, em cắm đầu nối không chặt và cổng kết nối sẽ gây tác hại gì?

A. Hỏng thiết bị
B. Không cắm được đầu nối vào cổng kết nối
C. Có thể làm trượt, rơi gây đổ, vỡ thiết bị
D. Thiết bị không hoạt động hoặc hoạt động không ổn định

Câu 6 (Hiểu) Khi sử dụng thiết bị, em KHÔNG nên làm những việc nào dưới đây.

A. Giữ tay khô, sạch, khi thao tác với máy tính
B. Gõ phím nhẹ, dứt khoát
C. Đóng các chương trình ứng dụng rồi tắt máy tính bằng chức năng Shut down.
D. Vừa ăn, uống vừa sử dụng máy tính.

Câu 7 (Hiểu) Đặc điểm nào dưới đây KHÔNG thuộc về hệ điều hành?

A. Cài đặt vào máy tính khi có nhu cầu sử dụng
B. Phải được cài đặt thì máy tính mới có thể hoạt động được.
C. Tạo môi trường để chạy phần mềm ứng dụng.
D. Tự động chạy khi bật máy tính

Câu 8 (Hiểu) Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Phần mềm ứng dụng được cài đặt sau khi máy tính đã cài đặt hệ điều hành.
B. Hệ điều hành được tự động chạy khi bật máy vi tính
C. Phần cứng máy tính có thể hoạt động không cần hệ điều hành
D. Hệ điều hành có vai trò trung gian giữa phần cứng và phần mềm ứng dụng

Câu 9 (Biết) Trong các website dưới đây, website nào là mạng xã hội?

A. https://www.facebook.com
B. https://www.trunghocphubinh.edu.vn
C. https://www.giaoductanphudn.edu.vn
D. https://www.dongnai.edu.vn

Câu 10 (Biết) Các website sau nào KHÔNG phải là trang mạng xã hội

A. Facebook
B. YouTube
C. Zalo
D. Google

Câu 11 (Biết) Các website sau website nào cho phép người sử dụng có thể xem, chia sẻ, bình luận các video hoặc tải lên video của riêng họ.

A. Facebook
B. YouTube
C. Zalo
D. Instagram

Câu 12 (Hiểu) Trong lớp học có một số học sinh sử dụng mạng xã hội Facebook để làm vào những việc khác nhau. Trong các việc làm của các học sinh sau việc nào KHÔNG được phép khi chúng ta sử dụng mạng xã hội.

A. Em học sinh A thường xuyên đăng tải một số hình ảnh cá nhân khi em đi du lịch.
B. Học sinh B đăng tải các hình ảnh quần áo để bán phụ gia đình.
C. Học sinh C tự ý đăng các hình ảnh hoạt động của lớp mình.
D. Học sinh D thường đăng tải các clip các bài em hát khi học âm nhạc.

Câu 13 (Hiểu) Bạn An đổi ảnh đại diện tài khoản Facebook cá nhân bằng hình ảnh của bạn Long. Theo em điều đó là:

A. Hành vi cung cấp thông tin giả mạo, sai sự thật.
B. Bạn An đang khám phá chức năng mạng xã hội.
C. Bạn An đang chia sẻ hình ảnh qua mạng xã hội.
D. Hành vi tận dụng lợi ích mạng xã hội

Câu 14 (Hiểu) Những việc nào sau đây có thể gây hại cho bạn nếu em tự ý chia sẻ thông tin cá nhân của bạn mình trên mạng xã hội?

A. Bạn em bị mạo danh để thực hiện hành vi phạm pháp
B. Bạn em sẽ được nhiều người quan tâm, giúp đỡ khi cần
C. Được gửi tiền từ tài khoản ngân hàng
D. Bạn em sẽ vui hơn vì có nhiều bạn mới

II. Tự luận ( 3 điểm)

Câu 15 (2 điểm) (VDC)

Em hãy tạo cây thư mục như hình vẽ. (Thực hành trên máy tính)

Câu 16 (1.0 điềm) (VD)

Bạn Lan đã có tài khoản Facebook muốn tạo nhóm “Học tập” để cùng các bạn trong lớp trao đổi về nhiệm vụ học tập của lớp. Em hãy hướng dẫn các bước bạn Lan thực hiện nhé.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Tin 7

I. Trắc nghiệm: (7 điểm- Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Đáp án

A

C

B

C

D

D

A

C

A

D

A

C

A

A

II; Tự luận:

Câu 15. (2 điểm – Đúng mỗi ý cho 0.5đ)

Đáp án:

Thư mục cấp 1

Tạo được 1 thư mục đúng tên đạt 0.5đ

Tạo được 2 đến 3 thư mục đúng tên đạt 0.5đ

Thư mục cấp 2

Tạo được 2 thư mục đúng tên và đúng vị trí đạt 0.5đ

Tạo được 3 đến 4 thư mục đúng tên và đúng vị trí đạt 0.5đ

Câu 16. (1 điểm – Đúng mỗi ý cho 0.25đ)

Bước 1: Đăng nhập tài khoản Facebook 0.25 đ

Bước 2: Chọn mục Nhóm à Chọn Tạo nhóm 0.25 đ

Bước 3: Đặt tên nhóm “Học tập” và chọn Quyền riêng tư “Riêng tư” 0.25 đ

Bước 4: Mời thành viên là các bạn trong lớp. 0.25 đ

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Tin 7

TT

Chương/chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Câu hỏi

TL

Câu hỏi

TL

Câu hỏi

TL

Câu hỏi

TL

1

Chủ đề A. Máy tính và cộng đồng

(6 tiết) à 60% x 14câu=8 câu

1. Sơ lược về các thành phần của máy tính

2

4 phút

2

4 phút

20%

(2đ)

2. Khái niệm hệ điều hành và phần mềm ứng dụng

2

4 phút

2

4 phút

1(TL)

8phút

30%

(2đ)

2

Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin

(2 tiết) à40%X14câu = 6 câu

Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet (2 tiết)

3

6 phút

3

6 phút

1 (TL)

9phút

50%

(5đ)

Tổng

7 (TN)

14phút

7(TN)

14phút

1 (TL)

9phút

1 (TL)

8phút

16c

(45p)

Tỉ lệ %

35%

(3.5 đ)

35%

(3.5đ)

20%

(2 đ)

10%

(1đ)

100%

(10đ)

Tỉ lệ chung

70% (0,5đ x 14câu=7.0 điểm)

30%

100%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1

MÔN: TIN HỌC LỚP: 7

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Chủ đề A. Máy tính và cộng đồng

1. Sơ lược về các thành phần của máy tính (3 tiết)

Nhận biết

– Biết và nhận ra được các thiết bị vào ra trong mô hình thiết bị máy tính, tính đa dạng và hình dạng của các thiết bị. (Chuột, bàn phím, màn hình, loa, màn hình cảm ứng, máy quét, camera,…)

– Biết được chức năng của một số thiết bị vào ra trong thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin. (Chuột, bàn phím, màn hình, loa, màn hình cảm ứng, máy quét, camera,…)

Thông hiểu

– Nêu được ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách sẽ gây ra lỗi cho các thiết bị và hệ thống xử lí thông tin.

Vận dụng

– Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.

2 (TN)

2 (TN)

2. Khái niệm hệ điều hành và phần mềm ứng dụng (3 tiết)

Nhận biết

– Biết được tệp chương trình cũng là dữ liệu, có thể được lưu trữ trong máy tính.

– Nêu được tên một số phần mềm ứng dụng đã sử dụng (Phần mềm luyện gõ phím, Word, Paint, …..)

– Nêu được một số biện pháp để bảo vệ máy tính cá nhân, tài khoản và dữ liệu cá nhận. (Cài mật khẩu máy tính, đăng xuất tài khoản khi hết phiên làm việc, sao lưu dữ liệu, quét virus…)

Thông hiểu

– Giải thích được chức năng điều khiển của hệ điều hành, qua đó phân biệt được hệ điều hành với phần mềm ứng dụng.

– Phân biệt được loại tệp thông qua phần mở rộng.

Vận dụng

– Thao tác thành thạo với tệp và thư mục.

2 (TN)

2 (TN)

1 (TL)

2

Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin

(2 tiết)

Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet (2 tiết)

Nhận biết

– Nhận biết một số website là mạng xã hội (Facebook, YouTube, Zalo, Instagram …)

– Nêu được tên kênh và thông tin trao đổi chính trên kênh đó như Youtube cho phép trao đổi, chia sẻ …về Video; Website nhà trường chứa các thông tin về hoạt động giáo dục của nhà trường, …..)

– Nêu được một số chức năng cơ bản của mạng xã hội: kết nối, giao lưu, chia sẻ, thảo luận và trao đổi thông tin…

Thông hiểu

– Nêu được ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái.

Vận dụng

– Sử dụng được một số chức năng cơ bản của một mạng xã hội để giao lưu và chia sẻ thông tin: tạo tài khoản, hồ sơ trực tuyến, kết nối với bạn cùng lớp, chia sẻ tài liệu học tập, tạo nhóm trao đổi ….

3 (TN)

3 (TN)

1 (TL)

Tổng

7 TN

7 TN

1 TL

1 TL

Tỉ lệ %

35%

35%

20%

10%

Tỉ lệ chung

70%

30%

Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 7 Địa lý 7 Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 7

A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1: Ở Tây Âu thời trung đại, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những lực lượng nào?

A. Quý tộc người Rô-ma.
B. Nô lệ được giải phóng.
C. Quý tộc quân sự và tăng lữ.
D. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất.

Câu 2: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong xã hội phong kiến phân quyền ở Tây Âu là

A. Thành thị trung đại.
B. Lãnh địa phong kiến.
C. Pháo đài quân sự.
D. Nhà thờ giáo hội.

Câu 3: Lĩnh vực nào đạt được thành tựu rực rỡ nhất trong phong trào Văn hoá Phục hưng?

A. Văn học, Triết học.
B. Nghệ thuật, Lịch sử - Địa lí học.
C. Khoa học - Kĩ thuật.
D. Văn học, Nghệ thuật.

Câu 4: Câu nói nổi tiếng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” là của nhà khoa học nào?

A. N. Cô-péc-ních (Ba Lan).
B. G. Ga-li-lê (I-ta-li-a).
C. G. Bru-nô (I-ta-li-a).
D. Pơ-tô-lê-mê (Hy Lạp).

Câu 5: Trong các thế kỉ XIV - XVII, giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại giáo lí của tôn giáo nào?

A. Hồi giáo.
B. Thiên Chúa giáo.
C. Phật giáo.
D. Ấn Độ giáo.

Câu 6: Ý nào dưới đây không phải là nội dung của phong trào Cải cách tôn giáo?

A. Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.
B. Phê phán những giáo lí giả dối của Giáo hội.
C. Đòi bỏ bớt những lễ nghỉ tốn kém.
D. Đề cao công lao của Giáo hoàng.

Câu 7: Châu Âu có diện tích

A. trên 9 triệu km2
B. trên 10 triệu km2.
C. trên 11 triệu km2.
D. trên 12 triệu km2.

Câu 8: Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm trong đới khí hậu nào sau đây?

A. Đới ôn hòa.
B. Đới lạnh.
C. Đới nóng.
D. Đới cận nhiệt

Câu 9: Ở châu Âu, thảm thực vật thảo nguyên ôn đới chủ yếu nằm ở

A. phía bắc.
B. phía nam.
C. phía đông nam.
D. phía tây.

Câu 10: Các sông lớn ở châu Âu là

A. Đa - nuyp, Rai- nơ và U-ran.
B. Đa -nuyp, Rai- nơ và Von- ga.
C. Đa - nuyp, Von- ga và U-ran.
D. Rai- nơ, Von- ga và U-ran.

Câu 11: Năm 2020, số dân của châu Âu đứng thứ nào sau đây trên thế giới?

A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.

Câu 12: Tỷ lệ dân đô thị của châu Âu năm 2020 là

A. 65%.
B. 70%.
C. 75%.
D. 80%.

B. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1: Hãy chỉ ra những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế - xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI? (2 điểm)

Câu 2: Quan sát lược đồ sau: (1,5 điểm)

a). Em hãy giới thiệu những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới? (1đ)

b). Theo em, cuộc phát kiến địa lý nào quan trọng nhất? Vì sao? (0,5)

Câu 3: Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu? (2 điểm)

Câu 4. (1,5 điểm)

a). Trình bày một số giải pháp bảo vệ môi trường không khí và ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu?(1đ)

b). Nêu một số dẫn chứng về mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu? (0,5)

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 7

I. TRẮC NGHIỆM ( Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

B

D

B

B

D

B

A

C

B

D

C

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

14

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(2điểm)

Những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế - xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI

- Từ cuối thế kỉ XIII, tình hình kinh tế - xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi.

- Các hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và ngày càng mở rộng như: Công trường thủ công, công ty thương mại, đồn điền.

- Giai cấp tư sản đã ra đời mặc dù có thế lực kinh tế song không có địa vị xã hội và chính trị tương xứng.

- Họ phản đối các giáo lý lỗi thời, chủ trương xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, thúc đẩy khoa học – kỹ thuật phát triển.

- Tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

0,25

0,5

0,5

0,5

0,25

2

(1,5 điểm)

a). Những nét chính về các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới:

+ Năm 1487, B. Đi-a-xơ – Hiệp sĩ Hoàng gia Bồ Đào Nha đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đến được mũi cực Nam châu Phi. Nơi này được ông đặt tên là Mũi Bão Táp (sau đó, đổi thành Mũi Hảo Vọng).

+ Năm 1492, C.Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ từ Tây Ban Nha đi về phía Tây, vượt qua Đại Tây Dương, đến được vùng đất mới – đó chính là châu Mĩ.

+ Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon, vòng qua mũi Hảo Vọng và cập bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ (vào năm 1498).

+ Năm 1519, Ph.Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm từ tây Ban Nha, đi về phía Tây, hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới.

(1đ)

0,25

0,25

0,25

0,25

b). Cuộc phát kiến địa lý quan trọng nhất và vì sao:

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Các em có thể tham khảo các ý kiến dưới đây:

- Ý kiến 1: cuộc phát kiến địa lý của Ph. Ma-gien-lăng là quan trọng nhất, vì đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lăng đã thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới. Thông qua cuộc phát kiến này, đã chứng minh được trên thực tế rằng: trái đất hình cầu.

- Ý kiến 2: cuộc phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô là quan trọng nhất, vì với cuộc phát kiến này, một lục địa mới đã được phát hiện – đó là châu Mĩ.

(0,5đ)

3

(2điểm)

*Đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu (2 điểm).

Châu Âu có hai khu vực địa hình: đồng bằng và miền núi.

- Khu vực đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu lục, gồm: đồng bằng Bắc Âu, đồng bằng Đông Âu, các đồng bằng trung lưu và hạ lưu Đa-nuýp,... Các đồng bằng được hình thành do nhiều nguồn gốc khác nhau nên có đặc điểm địa hình khác nhau.
- Khu vực miền núi, bao gồm:

+ Địa hình núi già phân bố ở phía bắc và trung tâm châu lục, gồm các dãy: Xcan-đi-na-vi, U-ran,... Phần lớn là các núi có độ cao trung bình hoặc thấp.

+ Địa hình núi trẻ phân bố chủ yếu ở phía nam, gồm các dãy An-pơ, Các-pát, Ban-căng,... Phần lớn là các núi có độ cao trung bình dưới 2 000 m. Dãy An-pơ cao và đồ sộ nhất châu Âu, có nhiều đỉnh trên 4 000 m.

0,5

0,5

0,5

0,5

4

(1,5điểm)

a. Những giải pháp cải thiện chất lượng không khí (1,0 điểm)

- Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển.

- Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các nhiên liệu có hàm lượng Các-bon cao như dầu mỏ và khí tự nhiên, góp phần giảm tải khí CO2vào khí quyển.

- Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo để dần thay thế năng lượng hóa thạch.

- Đối với thành phố: giảm lượng xe lưu thông thành phố, ưu tiên giao thông công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên cho người đi xe đạp và đi bộ.

* Cách ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu

- Trồng rừng và bảo vệ rừng.

- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở mức tối đa và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như: năng lượng gió, thủy triều, mặt trời…

(Nếu HS đưa các giải pháp khác phù hợp vẫn cho điểm tối đa)

0,25

0,25

0,25

0,25

b. Một số dẫn chứng về mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu. (0,5điểm)

- Tháng 11/1990 thiết lập quan hệ ngoại giao lên minh châu Âu – Việt Nam

- Tháng 6/ 2012 Ký kết các hiệp định thương mại tự do.

- Hiện nay EU là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

- EU là nhà tài trợ song phương lớn thứ 2 về ODA và cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Viêt Nam….

0,25

0,25

Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 7

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết (TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phân môn Lịch sử

1

TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI

1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

2TN

5%

2. Các cuộc phát kiến địa lí

1TL(a)

1TL(b)

15%

3. Văn hoá Phục hưng

2TN

1TL

25%

4. Cải cách tôn giáo

2TN

5%

Tỉ lệ

15%

20%

10%

5%

50%

Phân môn địa lý

CHÂU ÂU

1. Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu.

2TN

2. Đặc điểm tự nhiên.

2TN

1TL

3. Đặc điểm dân cư, xã hội

2TN

4. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên.

1TL(a)

5. Khái quát về Liên minh châu Âu (EU).

1TL(b)

Tỉ lệ

15%

20%

10%

5%

50%

Tổng hợp chung

30%

40%

20%

10%

100%

................

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7 Kết nối tri thức

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 272
  • Lượt xem: 9.122
  • Dung lượng: 5,9 MB
Sắp xếp theo