Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 7 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 1 GDCD 7 năm 2024 - 2025

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Cánh diều năm 2024 - 2025 bao gồm phạm vi ôn tập, các dạng bài tập tự luyện kèm theo đề thi minh họa. Qua đó giúp các em học sinh lớp 7 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.

Đề cương ôn tập Giáo dục công dân 7 giữa kì 1 Cánh diều còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Vậy dưới đây là toàn bộ Đề cương ôn tập Giáo dục công dân 7 giữa kì 1 Cánh diều mời các bạn cùng theo dõi nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề cương ôn tập giữa học kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều, đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 7 Cánh diều.

TRƯỜNG THCS............

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2024 - 2025

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

I. Nội dung ôn thi giữa kì 1 môn GDCD 7

Các em vận dụng nội dung chương trình học của 3 bài sau đây:

Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

- Hiểu được truyền thống tốt đẹp của quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

- Biết phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng thời biết thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn truyền thống của quê hương.

Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa

- Nêu được khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam.

- Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.

- Nhận biết được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa.

- Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.

- Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bản vệ di sản văn hóa.

Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

- Nêu được một số việc làm để quan tâm, thông cảm, chia sẻ với người khác.

- Hiểu vì sao mọi người phải quan tâm, thông cảm, chia sẻ với nhau.

- Thường xuyên có những lời nói việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, thông cảm với mọi người.

- Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, chia sẻ và thông cảm với người khác

- Phê phán những việc làm không thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, thông cảm.

II. Bài tập ôn thi giữa kì 1 GDCD 7

Câu 1: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua

A. định kiến.
B. thời gian.
C. quan niệm.
D. lối sống.

Câu 2: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?

A. Hiếu thảo.
B. Hiếu học.
C. Cần cù.
D. Trung thực.

Câu 3: Làm gốm Bát Tràng là nét đẹp nghề truyền thống của tỉnh thành nào sau đây?

A. Hà Nội.
B. Ninh Bình.
C. Thái Bình.
D. Hưng Yên.

Câu 4: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ

A. thế hệ này sang thế hệ khác.
B. địa phương này sang địa phương khác.
C. đất nước này sang đất nước khác.
D. người vùng này sang người vùng khác.

Câu 5: Chị T sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm nước mắm của quê hương, sau nhiều năm hãng nước mắm mà chị T phát triển đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân. Trường hợp này cho thấy chị T là người

A. biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
B. không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
C. không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.
D. chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.

Câu 6: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?

A. Uống nước nhớ nguồn.
B. Lao động cần cù.
C. Hiếu thảo.
D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 7: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây?

A. Tương thân, tương ái.
B. Dũng cảm.
C. Cần cù lao động.
D. Hiếu học.

Câu 8: Ông K muốn truyền lại bí quyết làm bánh tráng ngon cho anh T là cháu mình để mai sau có cơ hội phát huy, phát triển, tuy nhiên bố mẹ của anh T lại ngăn cản vì muốn con sau này học ngành nghề tốt hơn thay vì phát huy nghề truyền thống. Trong trường hợp này việc làm của bố mẹ anh T thể hiện

A. có ý thức phát huy nghề truyền thống.
B. không có ý thức phát huy nghề truyền thống.
C. lối sống theo hướng hiện đại.
D. tầm nhìn xa trông rộng.

Câu 9. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Từ chối tìm hiểu về giá trị của truyền thống quê hương.
B. Không quan tâm đến truyền thống quê hương.
C. Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương.
D. Làm xấu hình ảnh quê hương.

Câu 10: Những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gọi là:

A. di tích lịch sử - văn hóa
B. di sản văn hóa vật thể
C. di sản văn hóa phi vật thể
D. danh lam thắng cảnh

Câu 11: Chùa Thiên Mụ (Huế) được xếp vào?

A. Bảo vật quốc gia
B. Di sản văn hóa phi vật thể
C. Di sản thiên nhiên
D. Di tích lịch sử - văn hóa

Câu 12: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?

A. Di sản.
B. Di sản văn hóa.
C. Di sản văn hóa vật thể.
D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 13: Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào ?

A. Di sản văn hóa vật thể.
B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di tích lịch sử.
D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 14. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là?

A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.
B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.
C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.
D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.

Câu 15: Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào?

A. Di sản văn hóa vật thể.
B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di tích lịch sử.
D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 16: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

A. Phú Thọ
B. Thừa Thiên Huế
C. Quảng Bình
D. Quảng Nam

Câu 17. Đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.
B. Cầm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.

Câu 18. Thường xuyên chú ý đến người khác là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.
B. Cầm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.

Câu 19. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Thường xuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn.
B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.
C. Ganh ghét, để kị với người khác.
D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.

Câu 20. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Chị ngã em nâng.
B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
C. Nhường cơm, sẻ áo.
D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.

Câu 21. Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.

Câu 22. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của người thân.
B. Giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình.
C. Thương cảm trước nỗi đau của người khác.
D. Bao che cho bạn khi mắc lỗi.

Câu 23: Đối với bạn bè, mỗi học sinh cần có những hành động như thế nào để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

A. Cho bạn mượn đồ dùng học tập khi bạn quên.
B. Đến thăm khi bạn ốm.
C. Tâm sự chia sẻ mỗi khi bạn có chuyện buồn.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 24: Hành động nào sau đây không thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ ?

A. Các em học sinh lớp 7H quyên góp tiền ủng hộ người có hoàn cảnh khó khăn.
B. Cô Minh mở cửa hàng miễn phí đồ ăn cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
C. Bạn Nam luôn thờ ơ trước những nỗi buồn của bạn bè xung quanh.
D. Bé Hoa phụ giúp bố mẹ nấu ăn.

Câu 25: Hành động nào sau đây không phải sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ ?

A. Lớp học tổ chức quyên góp tiền để giúp đỡ những người khó khăn.
B. Bạn Hà cõng bạn Hiền đi học, vì Hiền bị liệt hai chân.
C. Huy đã cho Nam vay tiền chơi game.
D. Các bạn trong lớp tới thăm khi bạn Trí bị ốm.

Câu 26: Hoạt động “Áo ấm cho em”xuất phát từ:

A. Sự yêu nước, đoàn kết và dũng cảm.
B. Tinh thần hiếu học và tôn sư trọng đạo.
C. Tinh thần dũng cảm, bất khuất, kiên cường.
D. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Câu 27: Ý nào không biểu hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ ?

A. Luôn quan tâm đến bạn bè, chia sẻ cùng với bạn khi bạn gặp khó khăn.
B. Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm đến bạn bè.
C. Chia sẻ những khó khăn về vật chất với những người gặp khó khăn.
D. Nói xấu sau lưng bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.

Câu 28: Trong các tình huống sau, hành động nào thể hiện là người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

A. Anh Tuấn thường sống gần gũi với mọi người trong khu dân cư.
B. Thấy ông lão ăn xin quần áo rách rưới ngồi trước cửa, Nga liền ra đuổi đi vì sợ ông làm bẩn cửa nhà mình.
C. Do tật nói ngọng, Cúc bị bạn bè trong lớp chế nhạo, xa lánh.
D. Đi học về, em trai của Hiến luôn tranh giành xem ti vi với anh trai mình.

Câu 29: Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo

A. Khả năng của mình.
B. Nhu cầu của mình.
C. Mong muốn của mình.
D. Nguyện vọng của mình.

Câu 30: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự chia sẻ?

A. Lá lành đùm lá rách.
B. Ăn không nói có.
C. Uống nước nhớ nguồn.
D. Ở hiền gặp lành.

III. Đề thi minh họa giữa kì 1 GDCD 7

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ

A. dân tộc này qua dân tộc khác.
B. thế hệ này sang thế hệ khác.
C. tỉnh này qua tỉnh khác.
D. vùng này sang vùng khác.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phải là nét đẹp của squê hương?

A. Hẹp hòi, ích kỉ.
B. Dũng cảm, kiên cường.
C. Cần cù lao động.
D. Vị tha, bao dung.

Câu 3. Làm gốm là nét đẹp nghề truyền thống của cư dân ở địa phương nào dưới đây?

A. Làng Bát Tràng (Hà Nội).
B. Làng Non Nước (Đà Nẵng).
C. Làng Vòng (Hà Nội).
D. Làng Nga Sơn (Thanh Hóa).

Câu 4. Hát Dân ca Quan họ là nét đẹp truyền thống của cư dân ở địa phương nào sau đây?

A. Thừa Thiên Huế.
B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Bắc Ninh, Bắc Giang.
D. Vĩnh Phúc, Phú Thọ.

Câu 5. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về truyền thống tôn sư trọng đạo?

A. Lá lành đùm lá rách.
B. Đói cho sạch, rách cho thơm.
C. Giấy rách phải giữ lấy lề.
D. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

Câu 6. Truyền thống tốt đẹp nào được phản ánh trong câu ca dao dưới đây?

“Ai về, tôi gửi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy,
Ai về, tôi gửi đôi giày
Phòng khi mưa gió để thầy, mẹ đi”.

A. Hiếu thảo.
B. Hiếu học.
C. Chăm chỉ.
D. Yêu nước.

Câu 7. Hành động: mở các “cây ATM gạo”, “cây ATM khẩu trang”,… để giúp đỡ người dân gặp khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 được xuất phát từ truyền thống nào dưới đây?

A. Cần cù lao động.
B. Tôn sư trọng đạo.
C. Tương thân, tương ái.
D. Dũng cảm, kiên cường.

Câu 8. Anh P sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm gốm truyền thống của quê hương, sau nhiều năm, sản phẩm gốm sứ từ cơ sở sản xuất của anh P đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân trong vùng.
Trường hợp này cho thấy: anh P là người như thế nào?

A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
B. Chưa có tầm nhìn xa trong việc sản xuất, kinh doanh.
C. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
D. Không biết bắt kịp xu thế phát triển kinh tế trong thời đại mới.

Câu 9. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm dưới đây: “…….. là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

A. Di sản văn hóa.
B. Thuần phong, mĩ tục.
C. Truyền thống dân tộc.
D. Phong tuch, tập quán.

Câu 10. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và

A. di sản văn hóa vật chất.
B. di sản văn hóa phi vật thể.
C. danh lam thắng cảnh.
D. di tích lịch sử - văn hóa.

Câu 11. Di sản văn hóa phi vật thể không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Di vật, bảo vật quốc gia.
B. Làn điệu dân ca truyền thống.
C. Trò chơi dân gian.
D. Lễ hội truyền thống.

Câu 12. Di sản nào dưới đây là di sản văn hóa vật thể?

A. Nhã nhạc cung đình Huế.
B. Dân ca Quan họ.
C. Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
D. Nghi lễ và trò chơi kéo co.

Câu 13. Nhận định nào dưới đây không đúng về di sản văn hóa?

A. Chỉ những sản phẩm vật chất mới được coi là di sản văn hóa.
B. Di sản văn hóa là tài sản và niềm tự hào của toàn dân tộc.
C. Di sản văn hóa gồm: di sản vật thể và di sản phi vật thể.
D. Góp phần phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc.

Câu 14. Theo Điều 14 luật di sản văn hóa năm 2001, các tổ chức, cá nhân có quyền nào sau đây?

A. Chiếm đoạt và sử dụng trái phép các bảo vật quốc gia.
B. Vận chuyển trái phép bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
C. Tham quan, nghiên cứu về di sản văn hóa.
D. Phá hoại các di sản văn hóa.

Câu 15. Hành vi nào sau đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?

A. Ông P tuyên truyền sai lệch về di sản văn hóa của địa phương.
B. Nghệ nhân C truyền bá làn điệu dân ca quan họ cho thế hệ trẻ.
C. Anh K tổ chức vận chuyển trái phép cổ vật ra nước ngoài.
D. Bạn X có hành vi xả rác bừa bãi ra khu di tích lịch sử - văn hóa.

Câu 16. Trong quá trình đào móng để lầm lại nhà, ông K đã phát hiện ra một số chén đĩa, bình hoa bằng gốm sứ có hoa văn đẹp mắt. Hoa văn và màu men gốm trên số chén đĩa, bình hoa đó mang nét đặc trưng của gốm hoa nâu thời Trần. Chuyện ông K đào được cổ vật truyền ra ngoài, có nhiều người tới hỏi mua và trả giá cao.

Trong trường hợp trên, theo em, ông K nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Tổ chức đấu giá để bán số cổ vật vừa tìm được.
B. Cất giữ số cổ vật đó và coi đó là “bảo vật gia truyền”.
C. Cất giữ một nửa, còn một nửa thì nộp lại cho chính quyền địa phương.
D. Nhanh chóng báo cáo và giao nộp toàn bộ cổ vật cho cơ quan chức năng.

Câu 17. Quan tâm được hiểu là

A. thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh.
B. đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu được cảm xúc của họ.
C. sự cho đi hoặc giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.
D. tôn trọng và tin tưởng mọi người xung quanh.

Câu 18. Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để

A. chiếm được lòng tin của người đó.
B. nhận được sự yêu mến của người đó.
C. hiểu được cảm xúc của người đó.
D. trêu chọc, mỉa mai người đó.

Câu 19. “Sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.
B. Chia sẻ.
C. Cảm thông.
D. Thấu hiểu.

Câu 20. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Mỉa mai.
B. Trêu chọc.
C. Lợi dụng.
D. Động viên, an ủi.

Câu 21. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về sự sẻ chia?

A. Chia ngọt, sẻ bùi.
B. Tích tiểu thành đại.
C. Năng nhặt, chặt bị.
D. Ở hiền gặp lành.

Câu 22. Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là người thường xuyên

A. đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu.
B. động viên, an ủi khi người khác gặp khó khăn.
C. bất chấp mọi việc để đạt được mục đích cá nhân.
D. trêu ghẹo, gây gổ, đánh nhau với người khác.

Câu 23. A và N là bạn cùng lớp và ở gần nhà nhau. N bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Hết giờ học, A sang nhà, đưa vở của mình cho N chép và giải thích những chỗ khó hiểu để N có thể theo kịp bào học trên lớp. H là bạn cùng lớp, thấy vậy, nên đã trách A làm thế là không đúng vì việc học là nhiệm vụ của học sinh, N phải tự tìm hiểu và hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.

Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào đã biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Bạn H.
B. Bạn A.
C. Bạn H và N.
D. Bạn A và H.

Câu 24. Để rèn luyện đức tính cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác, mỗi chúng ta nên có biểu hiện nào sau đây?

A. Không chơi với những bạn học kém.
B. Làm ngơ khi thấy người bị tai nạn giao thông.
C. Sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn.
D. Quan tâm người khác khi bản thân thấy có lợi.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ di sản văn hóa?

Câu 2 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng, quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác không còn phù hợp trong xã hội hiện đại sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Em nhận xét thế nào về ý kiến trên?

Đáp án đề thi giữa kì 1 GDCD 7

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-A

3-A

4-C

5-D

6-A

7-C

8-A

9-A

10-B

11-A

12-C

13-A

14-C

15-B

16-D

17-A

18-C

19-B

20-D

21-A

22-B

23-B

24-C

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Để góp phần bảo vệ di sản văn hóa, học sinh cần:

+ Tôn trọng và nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa

+ Tìm hiểu, giới thiệu về các di sản văn hóa tới người thân, bạn bè trong và ngoài nước.

+ Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa

+ …

Câu 2 (2,0 điểm):

- Em không đồng tình với ý kiến trên, vì:

+ Tuy những robot được phát triển trí thông minh nhân tạo để đọc các tín hiệu cảm xúc, nhưng chúng không thể thay thế con người giải quyết mọi tình huống, đặc biệt là các tình huống phức tạp và máy móc cũng không thể thay thế con người trong việc xây dựng, phát triển các mối quan hệ xã hội.

+ Trong xã hội hiện đại, con người ngày càng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, áp lực và sự cô đơn, do đó, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ càng cần thiết.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

1 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • Thư Anh
    Thư Anh

    cảm ơn trang web ạ

    Thích Phản hồi 03/10/22
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm