Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Toán 7 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo 10 Đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 7 (Có ma trận, đáp án)

Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 gồm 10 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo có đáp án được biên soạn bám sát chương trình học trong SGK gồm 10 đề với cấu trúc 30% trắc nghiệm kết hợp 70% tự luận.

TOP 10 Đề thi giữa kì 1 Toán 7 CTST với cấu trúc đề đa dạng gồm cả trắc nghiệm kết hợp tự luận kèm theo với nhiều mức độ câu hỏi khác nhau. Thông qua bộ đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 7 CTST các em lớp 7 có thêm nhiều tư liệu ôn tập, làm quen với các dạng bài tập trọng tâm để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời giúp giáo viên ôn luyện cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đề thi giữa kì 1 Toán 7 các em xem thêm bộ đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo, bộ đề thi giữa kì 1 tiếng Anh 7 Chân trời sáng tạo.

Đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025

Đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 7

PHÒNG GD&ĐT………….

TRƯỜNG THCS ……………..

(Đề có 04 trang)

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

NĂM HỌC: 2024– 2025

MÔN: TOÁN – LỚP: 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào phương án đúng duy nhất trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Trong các câu sau, câu nào đúng?

A. Số hữu tỉ âm nhỏ hơn số hữu tỉ dương;

B. Số 0 là số hữu tỉ dương;

C. Số nguyên âm không phải là số hữu tỉ âm;

D. Tập hợp ℚ gồm các số hữu tỉ dương và các số hữu tỉ âm.

Câu 2: Kết quả của phép tính \frac{4}{5} - \frac{{23}}{{15}}\(\frac{4}{5} - \frac{{23}}{{15}}\) bằng:

A. \frac{7}{{15}}\(\frac{7}{{15}}\)B. \frac{{ - 1}}{{15}}\(\frac{{ - 1}}{{15}}\)C. \frac{{ - 11}}{{15}}\(\frac{{ - 11}}{{15}}\)D. \frac{{ - 7}}{{15}}\(\frac{{ - 7}}{{15}}\)

Câu 3: Giá trị x thỏa mãn x - \left( { - \frac{4}{5}} \right) = \frac{6}{{20}}\(x - \left( { - \frac{4}{5}} \right) = \frac{6}{{20}}\) là:

A. x = \frac{1}{5}\(x = \frac{1}{5}\)B. x = \frac{1}{2}\(x = \frac{1}{2}\)C. x = \frac{{ - 1}}{2}\(x = \frac{{ - 1}}{2}\)D. x = \frac{{ - 1}}{5}\(x = \frac{{ - 1}}{5}\)

Câu 4: Cho x1 là giá trị thỏa mãn \frac{3}{7} + \frac{1}{7}:x = \frac{3}{{14}}\(\frac{3}{7} + \frac{1}{7}:x = \frac{3}{{14}}\) và x2 là giá trị thỏa mãn \frac{5}{7} + \frac{6}{{11}}:x = 2\(\frac{5}{7} + \frac{6}{{11}}:x = 2\). Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

A. {x_1} = {x_2}\({x_1} = {x_2}\)

B. {x_1} < {x_2}\({x_1} < {x_2}\)

C. {x_1} > {x_2}\({x_1} > {x_2}\)

D. {x_1} = 2{x_2}\({x_1} = 2{x_2}\)

Câu 5: Tìm số nguyên dương n thỏa mãn {\left( {\frac{5}{3}} \right)^n} = \frac{{625}}{{81}}\({\left( {\frac{5}{3}} \right)^n} = \frac{{625}}{{81}}\)

A. n = 2

B. n = 3

C. n = 4

D. n = 5

Câu 6. \frac{1}{4}\(\frac{1}{4}\)là kết quả của phép tính:

A. \frac{5}{{16}} + \frac{7}{8} + \frac{{30}}{{32}}\(\frac{5}{{16}} + \frac{7}{8} + \frac{{30}}{{32}}\)B. \frac{7}{8} - \frac{{30}}{{32}}\(\frac{7}{8} - \frac{{30}}{{32}}\)C. \frac{5}{{16}} + \frac{7}{8}\(\frac{5}{{16}} + \frac{7}{8}\)D. \frac{5}{{16}} + \frac{7}{8} - \frac{{30}}{{32}}\(\frac{5}{{16}} + \frac{7}{8} - \frac{{30}}{{32}}\)

Câu 7. Trong hình dưới đây có bao nhiêu hình lập phương, bao nhiêu hình hộp chữ nhật?

A. 2 hình lập phương, 3 hình hộp chữ nhật;

B. 1 hình lập phương, 3 hình hộp chữ nhật;

C. 2 hình lập phương, 2 hình hộp chữ nhật;

D. 0 hình lập phương, 4 hình hộp chữ nhật.

Câu 8 . Hãy chọn khẳng định sai.

Hình lập phương ABCD.A ' B ' C ' D ' có:

A. 8 đỉnh;

B. 4 mặt bên;

C. 6 cạnh;

D. 6 mặt.

Câu 9. Cho hình hộp chữ nhật ABCD. EFGH. Cho AB = 4 cm, BC = 2 cm,

AE = 4 cm. Khẳng định đúng là:

A. HG = 4 cm, HE = 2 cm, GC = 4 cm;

B. HG = 2 cm, HE = 2 cm, GC = 4 cm;

C. HG = 4 cm, HE = 2 cm, GC = 2 cm;

D. HG = 4 cm, HE = 4 cm, GC = 4 cm.

Câu 10. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

A. Hình lăng trụ đứng tam giác có mặt bên là hình tam giác;

B. Hình lăng trụ đứng tam giác là có mặt đáy là hình chữ nhật;

C. Hình lăng trụ đứng tam giác có mặt đáy là hình tam giác;

D. Hình lăng trụ đứng tam giác có mặt đáy là hình tứ giác.

Câu 11. Tấm bìa bên dưới có thể tạo lập thành một hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều.

Chiều cao của hình lăng trụ đứng là:

A. 2 cm;

B. 2,2 cm;

C. 4 cm;

D. 4,4 cm.

Câu 12. Chọn phát biểu sai:

A. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau;

B. Hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia được gọi là hai góc đối đỉnh;

C. Hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm tạo thành hai cặp góc đối đỉnh;

D. Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm) Thực hiện phép tính:

a. {{\left( \frac{-1}{2} \right)}^{2}}+\frac{3}{4}:\frac{-2}{3}\(a. {{\left( \frac{-1}{2} \right)}^{2}}+\frac{3}{4}:\frac{-2}{3}\)
b. \left( 2\frac{1}{3}+\frac{1}{6} \right):\left( -3\frac{2}{3}+4\frac{1}{2} \right)\(b. \left( 2\frac{1}{3}+\frac{1}{6} \right):\left( -3\frac{2}{3}+4\frac{1}{2} \right)\)
c. \left( -0,5-\frac{3}{5} \right):3+\frac{1}{3}+\frac{1}{6}:2\(c. \left( -0,5-\frac{3}{5} \right):3+\frac{1}{3}+\frac{1}{6}:2\)
Bài 2. (1,5 điểm) Tìm x, biết:

a. 2x+\frac{1}{3}=\frac{5}{6}\(a. 2x+\frac{1}{3}=\frac{5}{6}\)

b. 1\frac{2}{3}:x+\frac{3}{7}=-\frac{6}{5}\(b. 1\frac{2}{3}:x+\frac{3}{7}=-\frac{6}{5}\)

c) (x – 5)2 = (1 – 3x)2.

Bài 3. (0,75 điểm) Bác Long có một căn phòng hình hộp chữ nhật có một cửa ra vào và một cửa sổ hình vuông với các kích thước như hình vẽ.

Hỏi bác Long cần trả bao nhiêu chi phí để sơn bốn bức tường xung quanh của căn phòng này (không sơn cửa)? Biết rằng để sơn mỗi mét vuông tốn 30 nghìn đồng.

Bài 4. (1,5 điểm) Một khối gỗ có dạng hình lăng trụ đứng đáy là tam giác vuông có kích thước thước hai cạnh góc vuông là 3 dm; 4 dm, cạnh huyền (cạnh đối diện với góc vuông) là 0,5 m. Người ta khoét một lỗ lăng trụ đứng đáy tam giác vuông hai cạnh góc vuông có kích thước là 1,5 dm; 2 dm; cạnh huyền 2,5 dm. Biết khối gỗ dài 0,45 m (hình vẽ).

a) Tính thể tích của khối gỗ.

b) Người ta muốn sơn tất cả các bề mặt của khối gỗ. Tính diện tích cần sơn (đơn vị mét vuông).

Bài 5 (1,25 điểm)

Vẽ góc xOy có số đo bằng 600. Vẽ tia Om là tia đối của tia Ox.

a) Gọi tên hai góc kề bù có trong hình vừa vẽ.

b) Tính số đo góc yOm.

c) Vẽ tia Ot là tia phân giác của góc xOy. Tính số đo các góc tOy và tOm.

Bài 6 (0,5 điểm) Một công ty phát triển kĩ thuật có một số thông báo rất hấp dẫn: Cần thuê một nhóm kĩ thuật viên hoàn thành một dự án trong vòng 17 ngày, công việc rất khó khăn nhưng tiền công cho dự án rất thú vị. Nhóm kĩ thuật viên được nhận làm dự án sẽ lựa chọn một trong hai phương án trả tiền công như sau:

– Phương án 1: Nhận một lần và nhận tiền công trước với mức tiền 170 triệu đồng;

– Phương án 2: Ngày đầu tiên nhận 3 đồng, ngày sau nhận gấp 3 lần ngày trước đó.

Em hãy giúp nhóm kỹ thuật viên lựa chọn phương án để nhận được nhiều tiền công hơn và giải thích tại sao chọn phương án đó.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 7

I. TRẮC NGHIỆM

1. A2. C3. C4. B5. C6. D
7. D8. C9. A10. C11. B12. D

II. TỰ LUẬN

Bài 1. (1,5 điểm)

a,{{\left( \frac{-1}{2} \right)}^{2}}+\frac{3}{4}:\frac{-2}{3}=\frac{1}{4}+\frac{3}{4}.\frac{3}{-2}=\frac{1}{4}-\frac{9}{8}=\frac{2}{8}-\frac{9}{8}=\frac{-7}{8}\(a,{{\left( \frac{-1}{2} \right)}^{2}}+\frac{3}{4}:\frac{-2}{3}=\frac{1}{4}+\frac{3}{4}.\frac{3}{-2}=\frac{1}{4}-\frac{9}{8}=\frac{2}{8}-\frac{9}{8}=\frac{-7}{8}\)

\begin{align}

& b,\left( 2\frac{1}{3}+\frac{1}{6} \right):\left( -3\frac{2}{3}+4\frac{1}{2} \right)=\left( \frac{7}{3}+\frac{1}{6} \right):\left( \frac{-7}{3}+\frac{9}{2} \right) \\

& =\left( \frac{14}{6}+\frac{1}{6} \right):\left( \frac{-14}{6}+\frac{27}{6} \right)=\frac{15}{6}:\frac{13}{6}=\frac{15}{6}.\frac{6}{13}=\frac{15}{13} \\

\end{align}\(\begin{align} & b,\left( 2\frac{1}{3}+\frac{1}{6} \right):\left( -3\frac{2}{3}+4\frac{1}{2} \right)=\left( \frac{7}{3}+\frac{1}{6} \right):\left( \frac{-7}{3}+\frac{9}{2} \right) \\ & =\left( \frac{14}{6}+\frac{1}{6} \right):\left( \frac{-14}{6}+\frac{27}{6} \right)=\frac{15}{6}:\frac{13}{6}=\frac{15}{6}.\frac{6}{13}=\frac{15}{13} \\ \end{align}\)

\begin{align}

& c,\left( -0,5-\frac{3}{5} \right):3+\frac{1}{3}+\frac{1}{6}:2=\left( -\frac{1}{2}-\frac{3}{5} \right):3+\frac{1}{3}+\frac{1}{12}=-\frac{11}{10}:3+\frac{5}{12} \\

& =\frac{-11}{30}+\frac{5}{12}=\frac{-22}{60}+\frac{25}{60}=\frac{3}{60}=\frac{1}{20} \\

\end{align}\(\begin{align} & c,\left( -0,5-\frac{3}{5} \right):3+\frac{1}{3}+\frac{1}{6}:2=\left( -\frac{1}{2}-\frac{3}{5} \right):3+\frac{1}{3}+\frac{1}{12}=-\frac{11}{10}:3+\frac{5}{12} \\ & =\frac{-11}{30}+\frac{5}{12}=\frac{-22}{60}+\frac{25}{60}=\frac{3}{60}=\frac{1}{20} \\ \end{align}\)

Bài 2. (1,5 điểm)

Câu 2:

\begin{align}

& a,2x+\frac{1}{3}=\frac{5}{6} \\

& 2x=\frac{5}{6}-\frac{1}{3} \\

& 2x=\frac{1}{2} \\

& x=\frac{1}{4} \\

\end{align}\(\begin{align} & a,2x+\frac{1}{3}=\frac{5}{6} \\ & 2x=\frac{5}{6}-\frac{1}{3} \\ & 2x=\frac{1}{2} \\ & x=\frac{1}{4} \\ \end{align}\)

Vậy x=\frac{1}{4}\(x=\frac{1}{4}\)

\begin{align}

& b,1\frac{2}{3}:x+\frac{3}{7}=-\frac{6}{5} \\

& \frac{5}{3}:x=\frac{-6}{5}-\frac{3}{7} \\

& \frac{5}{3}:x=\frac{-57}{35} \\

& x=\frac{5}{3}:\frac{-57}{35}=\frac{5}{3}.\frac{35}{-57} \\

& x=\frac{-175}{171} \\

\end{align}\(\begin{align} & b,1\frac{2}{3}:x+\frac{3}{7}=-\frac{6}{5} \\ & \frac{5}{3}:x=\frac{-6}{5}-\frac{3}{7} \\ & \frac{5}{3}:x=\frac{-57}{35} \\ & x=\frac{5}{3}:\frac{-57}{35}=\frac{5}{3}.\frac{35}{-57} \\ & x=\frac{-175}{171} \\ \end{align}\)

Vậy x=\frac{-175}{171}\(x=\frac{-175}{171}\)

c) (x – 5)2 = (1 – 3x)2.

Trường hợp 1: x – 5 = 1 – 3x.

x + 3x = 1 + 5.

4x = 6.

x = 6/4

x = 3/2

Trường hợp 2: x – 5 = ‒(1 – 3x)

x – 5 = ‒1 + 3x

x ‒ 3x = ‒1 + 5.

‒2x = 4.

x = 4 : (‒2).

x = ‒2.

Vậy x = 3/2; x = ‒2.

Bài 3. (0,75 điểm)

Để tính được số tiền bác Long dùng để sơn căn phòng ta phải tính được diện tích phần cần sơn.

Diện tích phần cần sơn = Diện tích xung quanh của căn phòng – Diện tích các cửa.

Diện tích xung quanh của căn phòng là:

Sxq = 2. (5 + 6) . 3 = 66 (m2).

Diện tích phần cửa lớn và cửa sổ là:

1,2 . 2 + 1 . 1 = 3,4 (m2)

Diện tích phần cần sơn là:

66 – 3,4 = 62,6 (m2).

Tổng chi phí cần để sơn là:

62,6. 30 000 = 1 878 000 (đồng).

Vậy bác Long cần 1 878 000 đồng để sơn bốn bức tường xung quanh của căn phòng này.

Bài 4. (1,5 điểm)

Đổi 3 dm = 30 cm; 4 dm = 40 cm; 5 dm = 50 cm;

1,5 dm = 15 cm; 2 dm = 20 cm; 2,5 dm = 25 cm;

0,45 m = 45 cm.

a) Thể tích của khối gỗ là:

1 2 12 . 40 . 30 . 45 – 1 2 12 . 20 . 15 . 25 = 23 250 (cm3).

b) Diện tích xung quanh của khối kim loại là:

(30 + 40 + 50).45 = 5 400 (cm2).

Diện tích xung quanh của cái lỗ là:

(20 + 15 + 25).45 = 2 700 (cm2).

Diện tích hai đáy trừ đi diện tích hai cái đáy lỗ là:

1 2 12 .30.40 – 1 2 12 .15.20 = 450 (cm2).

Diện tích bề mặt cần sơn là:

5 400 + 2 700 – 450 = 7 650 (cm2) = 0,765 (m2)

Vậy diện tích cần sơn là 0,765 mét vuông.

Bài 5 (1,25 điểm)

a) Hai góc kề bù có trong hình vẽ là góc xOy và góc yOm.

b) Quan sát hình vẽ ta có:

Góc xOy và góc yOm là hai góc kề bù (câu a)

Suy ra: \widehat {xOy} + \widehat {yOm} = {180^0}\(\widehat {xOy} + \widehat {yOm} = {180^0}\)

\begin{matrix}  {60^0} + \widehat {yOm} = {180^0} \hfill \\   \Rightarrow \widehat {yOm} = {180^0} - {60^0} = {120^0} \hfill \\ \end{matrix}\(\begin{matrix} {60^0} + \widehat {yOm} = {180^0} \hfill \\ \Rightarrow \widehat {yOm} = {180^0} - {60^0} = {120^0} \hfill \\ \end{matrix}\)

Vậy góc yOm có số đo là 1200

c) Theo bài ra ta có:

Ot là tia phân giác của góc xOy

=> \widehat {xOt} = \widehat {yOt} = \frac{{\widehat {xOy}}}{2} = \frac{{{{60}^0}}}{2} = {30^0}\(\widehat {xOt} = \widehat {yOt} = \frac{{\widehat {xOy}}}{2} = \frac{{{{60}^0}}}{2} = {30^0}\)

Ta có:

\widehat {tOm} = \widehat {yOm} + \widehat {yOt} = {120^0} + {30^0} = {150^0}\(\widehat {tOm} = \widehat {yOm} + \widehat {yOt} = {120^0} + {30^0} = {150^0}\)

(Hay \widehat {tOm} = {180^0} - \widehat {xOt} = {180^0} - {30^0} = {150^0}\(\widehat {tOm} = {180^0} - \widehat {xOt} = {180^0} - {30^0} = {150^0}\))

Bài 6 (0,5 điểm)

Theo phương án 2 ta có: Số tiền nhận được vào ngày thứ nhất là 3 đồng; ngày thứ hai là 3 . 3 = 32 đồng; ngày thứ ba là 32 . 3 = 33 đồng; … ; ngày thứ mười bảy là 317 đồng.

Như vậy số tiền công nhận được theo phương án 2 là:

T = 3 + 32 + 33 + … + 317

Suy ra 3T = 3 . (3 + 32 + 33 + … + 317)

= 3. 3 + 3. 32 + 3 . 33 + … + 3 . 317

= 32 + 33 + 34 + … + 318

Do đó 3T – T = (32 + 33 + 34 + … + 318) – (3 + 32 + 33 + … + 317)

Hay 2T = 318 – 3 = 387 420 489 – 3 = 387 420 486 (đồng)

Suy ra T = 193 710 243 (đồng) > 170 000 000 (đồng).

Vậy nhóm kĩ thuật viên nên chọn phương án 2 để nhận được nhiều tiền công hơn.

...........

Tải file tài liệu để xem trọn bộ đề thi giữa kì 1 Toán 7

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

1 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • han chu
    han chu

    hay và bổ ích lắm ạ =)

    Thích Phản hồi 19:54 15/11
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Toán 7 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo