Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 16 Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn GDCD 7 (Có ma trận, đáp án)
Bộ đề thi giữa kì 1 GDCD 7 năm 2024 - 2025 gồm 16 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Bộ đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 7 được biên soạn bám sát chương trình học trong SGK Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức.
TOP 16 đề thi giữa học kì 1 lớp 7 GDCD với cấu trúc đề đa dạng gồm cả trắc nghiệm kết hợp tự luận. Thông qua bộ đề kiểm tra này các em lớp 7 có thêm nhiều tư liệu ôn tập, làm quen với các dạng bài tập trọng tâm để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời giúp giáo viên ôn luyện cho các em học sinh của mình. Ngoài ra quý thầy cô tham khảo thêm bộ đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7, bộ đề thi giữa kì 1 tiếng Anh lớp 7.
TOP 16 Đề thi giữa kì 1 GDCD 7 năm 2024 - 2025
- 1. Đề thi GDCD lớp 7 giữa học kì 1 - Kết nối tri thức
- 2. Đề thi giữa kì 1 môn GDCD 7 Cánh diều
- 3. Đề thi GDCD lớp 7 giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
1. Đề thi GDCD lớp 7 giữa học kì 1 - Kết nối tri thức
1.1 Đề thi giữa kì 1 GDCD 7
Phần I: Trắc nghiệm khách quan(3 điểm - Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm)
Lựa chọn đáp án em cho là đúng nhất:
Câu 1: Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:
A. truyền thống quê hương.
B. truyền thống gia đình.
C. truyền thống dòng họ.
D. truyền thõng dân tộc.
Câu 2: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?
A. Tìm hiểu giá trị tốt đẹp của quê hương.
B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
C. Giữ gìn, phát huy các truyển thống quê hương.
D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?
A. Kiên quyết duy trì các hủ tục lạc hậu
B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.
C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.
Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống nhân nghĩa của quê hương?
A. Tích cực giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
B. Sống trong sạch và lương thiện.
C. Tìm hiểu, lưu giữ nghề làm gốm.
D.Quảng bá nghề truyền thống.
Câu 5: Thường xuyên chú ý đến người khác là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
Câu 6: Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.
Câu 7: Đồng cảm, san sẻ với ngưòi khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ
D. Yêu thương.
Câu 8: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Giúp đỡ những người gặp khó khăn.
B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.
C. Gen ghét, đố kị với người khác.
D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.
Câu 9: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập giác tích cực?
A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
B. Học trước chơi sau.
C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.
D. Chơi điện tử trong giờ học.
Câu 10. Cách học tập nào sau đây thể hiện tự giác, tích cực học tập?
A. Phong cho rằng học hiểu bài là được, không cần thiết phải phát biểu ý kiến trước lớp.
B. Để đạt kết quả học tập tốt chỉ cần làm hết bài tập trong sách giáo khoa là đủ.
C. Có bài nào khó Lan lập tức nhờ bố hướng dẫn ngay.
D. Luôn chủ động hoàn thành bài tập về nhà sớm hơn thời gian cô giáo quy định.
Câu 11: Câu tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn nào sau đây thể hiện tích cực, tự giác trong học tập?
A. Dễ làm khó bỏ
B. Việc hôm nay chớ để ngày mai.
C. Học học nữa, học mãi.
C. Cái khó bó cái khôn.
Câu 12: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác tích cực?
A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học và làm bài tập về nhà.
B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn.
C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo.
D. Bạn A cho rằng chỉ cần học thuộc tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra
Phần II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Em hãy liệt kê những việc nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Câu 2 (3 điểm):)
H và N là bạn học cùng lớp và ở gần nhà nhau. H bị ốm và phải nghỉ học nhiều ngày. Để giúp đỡ H, buổi chiều N thường sang nhà đưa vở cho H chép bài và giải thích những chỗ khó hiểu cho bạn. M cùng lớp thấy vậy cho rằng N làm vậy là không đúng, vì học là nhiệm vụ của học sinh nên H phải tự học tập để hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao.
1, Em nhận xét gì về việc làm của N? Theo em ý kiến của M như vậy có đúng không? Tại sao?
2. Liên hệ những việc làm của bản thân em thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh em?
3. Em hãy vận dụng kiến thức đã học giải thích ý nghĩa câu “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”?
Câu 3 (1 điểm): Mỗi khi sang nhà T chơi, thấy T cặm cụi làm thêm những bài tập nâng cao, mở rộng kiến thức, H liền nói:"Cậu ngốc quá đây có phải là những bài tập thầy cô giao đâu mà phải làm. Chúng mình chỉ cần làm hết các bài trong sách giáo khoa là tốt lắm rồi!".
Em có nhận xét gì về lời nói của H? Nếu là T, em sẽ nói gì với H?
1.2 Đáp án đề thi giữa kì 1 GDCD 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
CÂU | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đ/A | A | B | C | A | A | B | C | A | D | D | C | C |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) | Tìm hiểu về truyền thống của quế hương mình. Tham gia các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của địa phương, quê hương. Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm như: chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ về nghề truyền thông, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống,.. Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống. | 3,0 điểm |
Câu 3 (3,0 điểm) | a, Theo em việc của N rất là đúng vì nếu bạn H ốm thì không thể ghi bài và không thể đến lớp , cho lên bạn N đã ghi đầy đủ bài vở rồi mang về cho bạn chép và giảng cho bạn . - Theo em , ý kiến của bạn M là sai vì thấy bạn bị ốm phải giúp đỡ bạn để bạn theo kịp bài học. b, Học sinh tự liên hệ bản than về những việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh. c, HS vận dụng kiến thức đã học để giải thích. (Tuỳ từng mức độ vận dụng của Hs để cho điểm) | 3,0 điểm |
Câu 3 (1,0 điểm) | - Không đổng tình với lời nói của H vì trong học tập, để nắm vững kiến thức thì ngoài việc làm các bài tập trong sách giáo khoa, học sinh cần tích cực làm thêm các bài tập mở rộng, nâng cao ở sách tham khảo. Việc làm đó sẽ giúp em nhanh tiến bộ trong học tập. - Giảng giải, phân tích để giúp H hiểu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác ôn tập, làm thêm các bài tập ở ngoài sách giáo khoa để củng cố kiến thức và kĩ năng. Đồng thời khuyên H nên dành thời gian cho việc học tập và hẹn bạn đi chơi vào dịp cuối tuần. | 1,0 điểm |
1.3 Ma trận đề thi giữa kì 1 GDCD 7
TT | Nội dung/chủ đề/bài học | Mức độ đánh giá | Tổng | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Câu TN | Câu TL | Tổng điểm | ||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |||||
1 | 1.Tự hào về truyền thống quê hương | 4 câu | 1 câu | 4 câu | 1 câu | 4 điểm | ||||||
2.Quan tâm, cảm thông và chia sẻ | 4 câu | 1 câu | 4 câu | 1 câu | 4 điểm | |||||||
3. Học tập tự giác, tích cực | 4 câu | 1 câu | 4 câu | 1 câu | 2 điểm | |||||||
Tổng câu | 12 câu |
|
|
|
|
|
|
| 12 câu | 3 câu |
| |
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | 30% | 70% | 10 điểm | |||||
| ||||||||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | 100% |
.............
2. Đề thi giữa kì 1 môn GDCD 7 Cánh diều
2.1 Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) Chọn đáp án đúng nhất ( mỗi câu 0.25đ)
Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp của quê hương?
A. Yêu nước.
B. Hà tiện ích kỷ.
C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ.
D. Cần cù lao động.
Câu 2: Trang phục nào sau đây không phải là truyền thống của Việt Nam?
A. Áo dài.
B. Áo bà ba.
C. Kimono
D. Áo tứ thân.
Câu 3: “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” câu nói đề cập đến truyền thống nào của quê hương?
A. Truyền thống yêu thương con người
B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.
C. Truyền thống yêu nước.
D. Truyền thống cần cù yêu lao động.
Câu 4: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?
A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh P thường bỏ cuộc.
B. K luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.
C. T rất lễ phép với bố mẹ và thầy cô.
D. Q hào hứng tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi.
Câu 5: Di sản văn hóa là:
A. Sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị Lịch sử, văn hóa khoa học.
B. Sản phẩm tinh thần có giá trị Lịch sử, văn hóa khoa học .
C. Di tích lịch sử văn hóa có giá trị.
D. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có giá trị.
Câu 6: Di sản văn hóa vật thể là:
A. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
B. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học..
C. Di tích lịch sử văn hóa.
D. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Câu 7: Di sản văn hóa bao gồm?
A. Di sản văn hóa vật thể,di vật.
B. Di sản văn hóa vật chất và di vật.
C. Di sản văn háo vật thể và phi vật thể.
D. Di sản văn hóa tinh thần và di tích.
Câu 8: Di sản văn hóa phi vật thể là:
A. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
B. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học..
C. Di tích lịch sử văn hóa.
D. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Câu 9: Hành động nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông chia sẻ ?
A.Giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân
B.Tỏ thái độ thờ ơ trước khó khăn mất mát của người khác
C. Khích lệ động viên, an ủi khi bạn bè, người thân gặp khó khăn
D.Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi cho bản thân
Câu 10: Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là
A. trung thực.
B. khiêm tốn.
C. chia sẻ.
D. tiết kiệm.
Câu 11: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Giúp đỡ những người gặp khó khăn.
B. Chế giễu, trêu chọc bạn bị tật.
C. Gen ghét, đố kị với người khác.
D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.
Câu 12: Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác theo
A. khả năng của mình.
B. nhu cầu của mình.
C. sở thích của mình.
D. mong muốn của mình.
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (2,5đ) ? Em hãy nêu một số truyền thống của địa phương em ? Nêu những việc nên làm để phát huy truyền thống quê hương ?
Câu 2: (2,5đ) Tình huống
Vào những ngày lễ lớn, mẹ Trang thường có thói quen mặc áo dài và luôn cảm thấy tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống này. Nhưng Trang lại tỏ thái độ chê bai vì cho rằng áo dài nước mình rất quê mùa và không hợp mốt thời trang hiện đại với ngày nay.
a.Theo em, suy nghĩ của Trang là đúng hay sai? Tại sao?
b.Nếu là bạn của Trang, em sẽ nói như thế nào với Trang?
Câu 3: (2đ) Tại sao trong cuộc sống mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau?
2.2 Đáp án đề thi giữa kì 1 GDCD 7
I. Phần trắc nghiệm: 3 điểm (Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm/câu)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | B | C | A | B | A | B | C | A | C | C | A | A |
II. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1(2,5đ)
| - HS nêu được ít nhất 2 truyền thống quê hương - Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết, giúp đỡ nhau. -Tích cực tham gia hoạt động cộng đồng địa phương - Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống quê hương. | 1 0,5
0,5 0,5 |
Câu 2(2,5đ) | a/- Suy nghĩ của Trang là sai - Việc mẹ Trang mặc áo dài vào các ngày lễ lớn là biết giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương - Đây là nét văn hóa rất đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong các dịp lễ hội cần được giữ gìn và phát huy. b/ Nếu là bạn của Trang, em sẽ nói với Trang: - Mình thấy mẹ bạn mặc áo dài rất đẹp chứ không như bạn nghĩ. - Việc mẹ mặc áo dài vào các ngày lễ là một việc làm rất cần thiết để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương. Nếu ai cũng nghĩ như bạn thì truyền thống mặc áo dài sẽ bị mai một, đánh mất. Vì thế việc mẹ mặc áo dài vào các ngày lễ là bạn nên khuyến khích và khen ngợi để mẹ thêm yêu tà áo dài Việt Nam. | 0,5 1
1 |
Câu 3(2đ) | -Quan tâm, cảm thông và chia sẻ có ý nghĩa vô cùng lớn trong đời sống. - Giúp chúng ta hiểu rõ nhau hơn, gắn bó, đoàn kết hơn và là cầu nối giữa người với người tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp - Người nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ có thêm động lực để vượt qua khó khăn, có thêm ý chí để bước tiếp. - Người cho đi sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ luôn cảm thấy vui vẻ, được mọi người xung quanh yêu quý, tôn trọng. | 0,5
0,5
0,5
0,5 |
2.3 Ma trận đề thi giữa kì 1 GDCD 7
TT | Mạch nội dung | Chủ đề | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tỉ lệ | Tổng điểm | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 Giáo dục Đạo đức
| Tự hào truyền thông quê hương | 4 câu | 1/2 câu | 1/2 câu | 4 câu | 1 câu | 3 | ||||||
Bảo vệ di sản văn hóa | 4 câu | 1/2 câu | 1/2 câu | 4câu | 1 câu | 3.5 | |||||||
Quan tâm, thông cảm, chia sẻ | 4 câu | 1 câu | 4câu | 1 câu | 3.5 | ||||||||
Tổng | 12 |
|
| 1,5 |
| 1 |
| 0.5 | 12 | 3 | 10 điểm | ||
Tỉ lệ % | 30% | 35% | 20% | 15% | 30% | 70% | |||||||
Tỉ lệ chung | 65% | 35% | 100% |
BẢN ĐẶC TẢ
TT | Mạch nội dung | Chủ đề
| Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ đánh giá | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1
| Giáo dục Đạo đức | 1. Tự hào truyền thông quê hương | Nhận biết: - Nhận biết được các truyền thống tốt đẹp của quê hương Thông hiểu: - Hiểu được ý nghĩa của việc phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. Vận dụng: + Vận dụng để liên hệ truyền thống tốt đẹp của địa phương em. | 4 TN | 1/2TL | 1/2TL | |
2. Bảo vệ di sản văn hóa | + Nêu được khái niệm của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể + Nêu được biểu hiện của việc bảo vệ di sản văn hóa + Thực hành việc bảo vệ di sản văn hóa + Phê phán những biểu hiện hủy hoại di sản văn hóa. | 4 TN | 1/2 câu | 1/2 câu | |||
3. Quan tâm, thông cảm, chia sẻ | + Nêu được khái niệm quan tâm, thông cảm, chia sẻ + Biểu hiện của quan tâm, thông cảm, chia sẻ + Thực hành được việc quan tâm, thông cảm, chia sẻ. + Nhận xét, đánh giá sự quan tâm, thông cảm, chia sẻ của bản thân và những người xung quanh. | 4 TN | 1 TL | ||||
Tổng |
| 12 TN | 1,5 TL | 1 TL | 1/2 TL | ||
Tỉ lệ % |
| 30 | 35 | 20 | 15 | ||
Tỉ lệ chung |
| 30% | 70% |
...........
3. Đề thi GDCD lớp 7 giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
3.1 Đề thi GDCD lớp 7 giữa kì 1
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)
Lựa chọn phương án đứng trước câu trả lời đúng (mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)
Câu 1: Việc làm nào dưới đây thể hiện cá nhân biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?
A. Tự ti về văn hoá quê hương
B. Tìm hiểu phong trào của quê hương
C. Bài trừ mọi nét văn hoá của quê hương.
D. Xúc phạm truyền thống văn hoá quê hương.
Câu 2: Câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?
a. Lao động
b. Tôn sư trọng đạo
c. Nhân ái, yêu thương con người
d. Hiếu học
Câu 3: Việc nào dưới đây thể hiện truyền thống yêu nước?
a. Dọn vệ sinh, nhổ cỏ, thắp hương ở nghĩa trang liệt sĩ.
b. Không tham gia luật nghĩa vụ quân sự khi đủ điều kiện.
c. Ký tên lên bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.
d. Từ chối tham gia hoạt động tìm hiểu truyền thống quê hương.
Câu 4: Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?
A. Chị ngã, em nâng
B. Nhường cơm, sẻ áo
C. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau
D. Một con ngưạ đau cả tàu bỏ cỏ.
Câu 5: Việc làm nào dưới đây không thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
a. Gọi cấp cứu khi thấy người bị tai nạn giao thông.
b. Thăm hỏi và tặng quà cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
c. Chép bài hộ bạn khi bạn bị ốm.
d. Nhìn thấy tai nạn giao thông thờ ơ đứng nhìn, quay clip, chụp ảnh.
Câu 6: Biểu hiện nào thể hiện sự quan tâm cảm thông chia sẻ với đồng bào vùng bị lũ lụt?
a. Tìm hiểu thông tin về nơi bị bão lụt.
b. Vùng nào lũ lụt đồng bào vùng đấy tự do.
c. Dùng tiền ủng hộ lũ lụt để chơi điện tử.
d. Từ chối tham gia ủng hộ đồng bào lũ lụt.
Câu 7: Biểu hiện việc học tự giác tích cực?
A. Thường xuyên học bài làm trước khi đến lớp.
B. Mua sách học tốt, sách giải bài tập để trả lời câu hỏi của thầy cô trên lớp.
C. Trao đổi với bạn trong khi cô giáo đang giảng bài.
D. Nhờ bạn làm hộ bài khó.
Câu 8: Em đồng tình với ý kiến nào sau đây về việc tích cực, tự giác trong học tập?
A. Chỉ học bài khi cần lấy điểm kiểm tra.
B. Luôn chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập không để ai nhắc nhở.
C. Chỉ cần xây dựng kế hoạch học tập còn thực hiện thì tùy thuộc hoàn cảnh.
D. Khi nào thầy cô cho đề cương ôn thi thì mới cần phải học bài.
Câu 9: Đâu không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.
B. Có mục tiêu học tập rõ ràng để đạt kết quả cao nhất
C. Chủ động lập kế hoạch để đạt mục tiêu đã đề ra.
D. Hoàn thành những nhiệm vụ học tập dễ, còn những nhiệm vụ khó bỏ qua
Câu 10: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác, tích cực?
A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học bài và làm bài tập về nhà.
B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn
C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo
D. Bạn A cho rằng chỉ cần học tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra.
Câu 11: Ý kiến nào dưới đây thể hiện rõ nhất về biểu hiện tích cực, tự giác trong học tập?
a. Chỉ cần xây dựng mục đích và động cơ học tập khi được yêu cầu.
b. Chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi bố mẹ nhắc nhở.
c. Luôn cố gắng đi học sớm để mượn bài các bạn chép.
d. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.
Câu 12: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự tự giác trong học tập?
a. Chỉ làm bài tập mình biết.
b. Chủ động hỏi thầy cô khi gặp bài khó.
c. Bố mẹ phải nhắc nhở mới học bài.
d. Không giơ tay trả lời câu hỏi kể cả câu mình biết.
Phần II: Tự luận (7,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm):
Vì sao nói: “Học tập tự giác, tích cực là yếu tố quan trọng giúp chúng ta đạt được ước mơ của bản thân”. Em hãy trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên? (viết 3-5 dòng).
Câu 2 (3,0 điểm):
a. Tại sao quan tâm, cảm thông và chia sẻ lại cần thiết trong cuộc sống?
b. Trong trường em có một bạn gia đình chẳng may bị hỏa hoạn. Em sẽ làm gì để chia sẻ với hoàn cảnh của bạn?
Câu 3 (3,0 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Cứ đến mùa lễ hội, xã X lại tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về những loại hình nghệ thuật dân gian của địa phương. Thấy vậy, bạn Tuân ngăn cản các bạn cùng lớp không cho tham gia tuyên truyền. Tuân còn nói với mọi người nên loại bỏ các loại hình nghệ thuật này vì tốn thời gian và không cần thiết.
a. Em có đánh giá như thế nào về việc làm của Tuân?
b. Nếu là bạn của Tuân, em sẽ ứng xử như thế nào?
3.2 Đáp án đề thi giữa kì 1 GDCD 7
ĐÁP ÁN ĐỀ THI Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
* Lưu ý: Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 đ Phần II: Tự luận (7 điểm)
|
3.3 Ma trận đề thi giữa kì 1 GDCD 7
TT | Mạch nội dung | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tỉ lệ | Tổng điểm | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Giáo dục đạo đức | Tự hào về truyền thống quê hương(2t) | 3 câu | 1 câu | 3 câu | 1 câu | 3,75 | ||||||
2 | Quan tâm, cảm thông và chia sẻ (2t) | 3 câu | 1 câu | 3 câu | 1 câu | 3,75 | |||||||
3 | Học tập tự giác, tích cực (2t) | 6 câu | 1 câu | 6 câu | 1 câu | 2,5 | |||||||
Tổng | 12 |
|
| 1 |
| 1 |
| 1 | 12 | 3 | 10 điểm | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | 30% | 70% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | 100% |
BẢN ĐẶC TẢ GIỮA KÌ I MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7
TT | Mạch nội dung | Nội dung | Mức đô ̣đá nh giá | Số câu hỏi theo mứ c đô ̣nhâṇ thức | |||
Nhậṇ biết | Thông hiểu | Vâṇ dụng | Vâṇ dụng cao | ||||
1 |
Giáo dục đạo đức | Tự hào về truyền thống quê hương | Nhận biết: - Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương. - Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương. Vận dụng: - Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. - Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương. Vận dụng cao: Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương. | 3 câu | 1 câu | ||
2 | Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
| Nhận biết: Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thôngvà chia sẻ với người khác. Thông hiểu: Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau. Vận dụng: - Đưa ra lời/cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. - Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. Vận dụng cao: Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người. | 3 câu | 1 câu | |||
3 | Học tập tự giác, tích cực | Nhận biết: - Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực. Thông hiểu: Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực. Vận dụng: - Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này. Vận dụng cao: Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực. | 6 câu | 1 câu | |||
Tổng |
| 12 TN | 1 TL | 1 TL | 1 TL | ||
Tỉ lệ % |
| 30 % | 30 % | 30 % | 10 % | ||
Tỉ lệ chung |
| 60 % | 40 % |
...........
Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi GDCD lớp 7 giữa kì 1
Link Download chính thức:
- Hà Mi NguyễnThích · Phản hồi · 10 · 30/10/22
- anh li hoangThích · Phản hồi · 2 · 11/11/22