Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 1 môn KHTN 7 năm 2023 - 2024

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 7 tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn tập, cấu trúc kèm theo các dạng câu hỏi trắc nghiệm, tự luận ôn luyện.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn tham khảo đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức, đề cương giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Kết nối tri thức.

I. Giới hạn nội dung ôn thi giữa kì 1 KHTN 7

Phân môn Hóa:

Kiểm tra giữa học kì 1 khi kết thúc nội dung:

  • Nguyên tử
  • Nguyên tố hóa học
  • Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Phân môn Sinh

  • Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
  • Quang hợp ở thực vật
  • Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
  • Hô hấp tế bào
  • Một số yếu tố ảnh hưởng hô hấp tế bào
  • Trao đổi khí ở sinh vật

Phân môn Vật lí

  • Tốc độ chuyển động
  • Đo tốc độ

II. Cấu trúc thi giữa kì 1 KHTN 7

Hình thức: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận).

- Cấu trúc:

- Mức độ đề :40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.

- Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm;

- Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).

II. Một số câu hỏi ôn thi KHTN 7

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1 (NB): “Trên cơ sở các sổ liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng!” Đó là kĩ năng nào?

A. Kĩ năng quan sát, phân loại.
B. Kĩ năng liên kết tri thức.
C. Kĩ năng dự báo.
D. Kĩ năng đo.

Câu 2 (NB): Khẳng định nào dưới đâỵ là không đúng?

A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.
B. Dự báo là kĩ năng không cấn thiết của người làm nghiên cứu.C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức,suy luận của con người,... về các sự vật, hiện
tượng.
D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phươngpháp tìm hiểu tự nhiên.

Câu 3 (NB): Cho các bước sau:

(1) Hình thành giả thuyết

(2) Quan sát và đặt câu hỏi

(3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết

(4) Thực hiện kế hoạch

(5) Kết luận

Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là?

A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5).
B. (2) - (1) - (3) - (4) - (5).
C. (1) - (2) - (3) - (5) - (4).
D. (2) - (1) - (3) - (5) - (4).

Câu 4 (NB): Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào?

A. Kĩ năng quan sát, phân loại.
B. Kĩ năng liên kết tri thức.
C. Kĩ năng dự báo.
D. Kĩ năng đo.

Câu 5 (NB): Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt;
B. Kĩ năng quan sát;
C. Kĩ năng dự báo;
D. Kĩ năng đo đạc.

Câu 6 (TH): Cho các bước sau:

(1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.

(2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp.

(3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.

(4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.

Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là:

A. (1) (2) (3) (4).
B. (1) (3) (2) (4).
C. (3) (2) (4) (1).
D. (2) (1) (4) (3).

Câu 7 (TH): Hãy kết nối các thông tin ở cột A với cột B tạo thành sự liên kết giữa sự vật với hiện tượng hoặc hiện tượng với hiện tượng.

Cột A

Nối

Cột B

1. Nước mưa

1-

a. do ánh sáng từ Mặt Trời

2. Một sổ loài thực vật

2-

b. ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật

3. Trời nắng

3-

c. có khi trời mưa

4. Phân bón

4-

d. rụng lá vào mùa đông

Đáp án: 1- c; 2 - d; 3 - a; 4 - b.

Câu 8 (TH): Trong Hình 1.1, ban đầu bình a chứa nước,
bình b chứa một vật rắn không thấm nước.
Khi đổ hết nước từ bình a sang bình b thì
mức nước trong bình b được vẽ trong hình.

Thể tích của vật rắn là:

A. 33 mL.

B. 73 mL.

C. 32,5 mL.

D. 35,2 mL

Câu 9 (TH): Cổng quang điện có vai trò:

A. Điều khiển mở đồng hồ đo thời gian hiện số.
B. Điều khiển đóng đồng hồ đo thời gian hiện số.
C. Điều khiển mở/đóng đồng hồ đo thời gian hiện số.
D. Gửi tín hiệu điện tự tới đồng hồ.

Câu 10 (TH): Một bản báo cáo thực hành cần có những nội dung nào, sắp xếp lại theo thứ tự nội dung bản báo cáo.

(1). Kết luận.

(2). Mục đích thí nghiệm.

(3). Kết quả.

(4). Các bước tiến hành

(5). Chuẩn bị

(6). Thảo luận

A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5) - (6).
B. (2) - (5) - (4) - (3) - (6) - (1).
C. (1) - (2) – (6) - (3) - (5) - (4).
D. (2) - (1) - (3) - (5) - (6)- (4).

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (NB): Trình bày phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Trả lời:

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm 5 bước:

- Đề xuất vấn đề cùng tìm hiểu

- Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề

- Lập kế hoạch kiểm tra dự án

- Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự án

- Viết báo cáo, thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.

Câu 2 (NB): Làm cách nào để đo độ dày của một tờ giấy trong sách KHTN 7 bằng một thước có độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là 1 mm?

Trả lời:

- Dựa vào sổ trang tính số tờ giấy trong sách.

- Ép chặt các tờ giấy bên trong sách (không chứa hai tờ bìa ngoài) và dùngthước có ĐCNN 1 mm để đo độ dày.

- Tính độ dày của 1 tờ giấy bằng cách lấy độ dày của sách chia cho tổng số tờ.

Câu 3 (TH): Khi đo chiều cao của một người ở các thời điểm khác nhau trong ngày, kết quả đo được ghi lại trong Bảng 1. Em hãy nhận xét và giải thích về kết quả thu được.

Lần đo

Thời gian

Kết quả thu được

1

6 giờ

162,4 cm

2

12 giờ

161,8 cm

3

18 giờ

161,1 cm

Bảng 1. Kết quả đo chiều cao của người ở các thời điểm trong ngày

Trả lời:

- Lần đo 1: Cao nhất do mới ngủ dậy, đĩa sụn ở cột sống chưa bị nén bởitrọng lực cơ thể.

- Lần đo 2: Thấp hơn do đĩa sụn ở cột sống bị nén bởi trọng lực cơ thể sau 6 giờ.

- Lẩn đo 3: Thấp hơn nữa do đĩa sụn ở cột sống bị nén bởi trọng lực cơ thểsau 12 giờ.

Câu 4 (VD): Vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên, em hãy tìm hiểu về hiện tượng lũ lụt và đề xuất các biện pháp phòng chống hiện tượng trên.

Trả lời:

* Nghiên cứu về hiện tượng lũ lụt và đề xuất các biện pháp phòng chống hiện tượng lũ lụt

- Bước 1: Xác định vấn đề "Tại sao hiện tượng thiên tai lũ lụt lại xảy ra?".

- Bước 2: Đưa ra giả thuyết: Lũ lụt là hậu quả của rừng đầu nguồn bị mất.

- Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện: Để xuất các phương pháp tìm hiểu "rừng đầunguổn bị mất có liên quan đến lũ lụt hay không?".

- Bước 4: Thực hiện kế hoạch theo các phương pháp ở bước 3 bao gồm việcthu thập, phân tích số liệu nhằm chứng minh có hoặc không mõi liên quan giữa rừng đầu nguồn bị mất và hiện tượng lũ lụt.

- Bước 5: Viết báo cáo quy trình nghiên cứu vế hậu quả của mất rừng đẩunguồn có liên quan đến tình trạng thiên tai lũ lụt. Trong trường hợp khôngtìm thấy sự liên quan thì xây dựng lại giả thuyết khoa học.

- Bước 6: Để xuất tiếp tục nghiên cứu mở rộng đối với các nguyên nhân gâylũ lụt khác.

Câu 5 (VD): Tìm hiểu hiện tượng độ tan của đường với nhiệt độ theo phương pháp nghiên cứu khoa học.

Trả lời:

Tìm hiểu mối quan hệ giữa độ tan của đường với nhiệt độ.

Bước 1: Đề xuất vấn đề

Nhận thấy đường là chất rắn, có tan trong nước ở nhiệt độ thường. Vậy ở nhiệt độ cao hoặc ở nhiệt độ thấp thì độ tan của đường sẽ thay đổi như thế nào?

Bước 2: Dự đoán

Ở nhiệt độ cao, đường sẽ tan tốt hơn.

Ở nhiệt độ thấp, đường sẽ tan kém hơn.

Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán

Chuẩn bị: 1 lọ đường, thìa, 1 cốc nước lạnh, 1 cốc nước nóng, 1 cốc nước ở nhiệt độ phòng (lưu ý: dùng cốc thủy tinh để dễ dàng quan sát và mực nước ngang nhau)

Tiến hành: Cho vào mỗi cốc 2 thìa đường. Quan sát sự tan của đường trong 3 cốc nước với nhiệt độ khác nhau: nước sôi, nước nguội, nước đá.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra

Thực hiện thí nghiệm

Kết quả quan sát: đường tan nhiều nhất trong cốc nước nóng, tan ít nhất trong cốc nước lạnh.

⇒ Kết luận:

Độ tan của đường phụ thuộc vào nhiệt độ. Độ tan tăng khi tăng nhiệt độ.

Bước 5: Báo cáo kết quả và thảo luận về kết quả.

Bài 2: NGUYÊN TỬ

1. Trắc nghiệm

Câu 1. (NB)

Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là

A. electron và neutron.
B. proton và neutron.
C. neutron và electron.
D. electron, proton và neutron

Câu 2. (NB)

Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là

A. electron.
B. proton.
C. neutron.
D. proton và electron.

Câu 3. (TH)

Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên

A. số hạt proton = số hạt neutron.
B. số hạt electron = số hạt neutron.
C. số hạt electron = số hạt proton.
D. số hạt proton = số hạt electron = số hạt neutron.

Câu 4. (NB)

Khối lượng nguyên tử bằng

A. tổng khối lượng các hạt proton, neutron và electron.
B. tổng khối lượng các hạt proton, neutron trong hạt nhân.
C. tổng khối lượng các hạt mang điện là proton và electron.
D. tổng khối lượng neutron và electron.

Câu 5.(TH) Nguyên tử X có 19 proton. Số hạt electron của X là

A. 17.
B. 18.
C. 19.
D. 20.

Câu 6 (VD). Nguyên tử X có 11 proton và 12 neutron. Tổng số hạt trong nguyên tử X là

A. 23.
B. 34.
C. 35.
D. 46.

Câu 7 (VD) . Nguyên tử X có tổng số hạt trong nguyên tử là 2. Biết số hạt proton là 1. Tìm số hạt neutron?

A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.

Câu 8 (VD). Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17. Số electron và số nơtron của X lần lượt là

A. 18 và 17.
B. 19 và 16.
C. 16 và 19.
D. 17 và 18.

Câu 9 (TH). Số electron tối đa ở lớp electron thứ nhất là

A. 1.
B. 2
C. 3.
D. 8.

Câu 10 (VD). Nguyên tử X có 9 electron, lớp ngoài cùng nguyên tử X có số electron là

A. 1.
B. 2.
C. 7.
D. 8.

2. Tự luận

Câu 1. (NB)

Điền từ vào chỗ trống

a. …………………….. là hạt vô cùng nhỏ tạo nên các chất.

b. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích ………….. và vỏ nguyên tử mang điện tích …………...

c. Nguyên tử …………………….. về điện nên tổng số hạt proton ………….. tổng số hạt electron.

Lời giải

Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ tạo nên các chất.

Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dươngvà vỏ nguyên tử mang điện tích âm

Nguyên tử trung hòavề điện nên tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.

Câu 2. (NB) Cho sơ đồ một số nguyên tử sau:

Nitrogen Magnesium

Hãy chỉ ra: Số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử, số lớp electron và số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

Lời giải

Số p trong hạt nhân

số e trong nguyên tử

số lớp electron

số e lớp ngoài cùng

Nitrogen

7

7

2

5

Magnesium

12

12

3

2

Câu 3. (TH) Vẽ sơ đồ cấu tạo các nguyên tử có số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân là 8, 13. Từ những sơ đồ đó có thể cho ta biết những thông tin gì về các nguyên tử đó?

Sơ đồ cấu tạo các nguyên tử X và Y có số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân lần lượt là 8, 13

Câu 4. (VD) Nguyên tử của một nguyên tố có tổng số các loại hạt là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định số p, số n, số e của nguyên tử nguyên tố đó.

...........

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết đề cương

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 921
  • Lượt xem: 19.107
  • Dung lượng: 462 KB
Sắp xếp theo