Bộ đề thi học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 16 Đề kiểm tra học kì 2 lớp 6 môn Toán (Có bảng ma trận, đáp án)

TOP 16 Đề thi học kì 2 môn Toán 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, giúp các em học sinh tham khảo, luyện giải đề để nắm thật chắc cấu trúc đề thi cuối học kì 2 năm 2023 - 2024.

Bộ đề thi học kì 2 Toán 6 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi học kì 2 năm 2023 - 2024 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi môn Ngữ văn. Vậy chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

1. Đề thi học kì 2 môn Toán 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

1.1. Đề thi học kì 2 môn Toán 6

UBND THỊ XÃ …………
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN: TOÁN - LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề gồm 02 trang, 18 câu)

I. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải phân số?

A. \frac{3}{-4}
B. -\frac{3}{7}
C. \frac{2}{0}
D. \frac{-11}{-17}

Câu 2: Số đối của phân số -\frac{15}{16} là:

A. \frac{16}{15}
B. -\frac{15}{16}
C. \frac{15}{16}
D. -\frac{16}{15}

Câu 3: Phân số nào bằng phân số \frac{2}{7}?

A. \frac{7}{2}
B. \frac{4}{14}
C. \frac{-4}{14}
D. \frac{-7}{-2}

Câu 4: Tìm phân số tối giản trong các phân số sau:

A. \frac{-3}{4}
B. \frac{-4}{16}
C. \frac{15}{20}
D. \frac{6}{12}

Câu 5: Kết quả khi rút gọn phân số \frac{20}{-140} đến tối giản là:

A. -\frac{10}{70}
B. -\frac{4}{28}
C. -\frac{2}{14}
D. -\frac{1}{7}

Câu 6: Kết quả của phép chia -5: \frac{-1}{2} bằng:

A. \frac{-1}{-10}
B. -10
C. 10
D. \frac{-5}{2}

Câu 7: Phân số không bằng phân số \frac{-2}{9} là:

A. \frac{-6}{27}
B. \frac{-12}{19}
C. \frac{-10}{45}
D. \frac{2}{-9}

Câu 8: Phân số \frac{27}{100}được viết dưới dạng số thập phân là:

A. 0,27
B. 2,7
C. 0,027
D. 2,07

Câu 9: Số thập phân 0,009 được viết dưới dạng phân số thập phân là:

A.\frac{9}{10}
B. \frac{9}{100}
C. \frac{0,9}{1000}
D. \frac{9}{1000}

Câu 10: Số đối của số -2,5 là:

A. 5,2
B. 2,5
C. -5,2
D. \frac{5}{2}

Câu 11: Kết quả của phép nhân 5 \cdot \frac{1}{4} bằng:

A. \frac{5}{20}
B. \frac{21}{4}
C. \frac{1}{20}
D.\frac{5}{4}

Câu 12: Số nào là số nghịch đảo của phân số \frac{-13}{4}?

A. \frac{13}{4}
B. -\frac{13}{4}
C. \frac{4}{13}
D. \frac{-4}{13}

II. Phần tự luận (7,0 điểm)

Câu 13: (1,0 điểm) Tính một cách hợp lí:

a) \frac{-5}{13}+\frac{2}{5}+\frac{-8}{13}+\frac{3}{5}
b) 0,5 \cdot \frac{7}{13}+0,5 \cdot \frac{9}{13}-0,5 \cdot \frac{3}{13}

Câu 14: (1,0 điểm) Tìm x, biết:

a) \frac{3}{5} \cdot(x+2)=\frac{1}{5}
b) x-5,14=(15,7+2,3) \cdot 2

Câu 15: (1,0 điểm) Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 20m. Chiều rộng của thửa ruộng bằng \frac{9}{10} chiều dài.

a) Tính chiều rộng và diện tích của thửa ruộng;

b) Biết mỗi mét vuông đất thu hoạch được 0,75kg thóc và khi đem xay thành gạo thì tỉ lệ đạt 70%. Hỏi thửa ruộng trên thu hoạch được bao nhiêu kilôgam gạo?

Câu 16: ( 1,5 điểm) Lớp 6A dự định tổ chức một trò chơi dân gian khi đi dã ngoại. Lớp trưởng đã yêu cầu mỗi bạn đề xuất một trò chơi bằng cách ghi vào phiếu, mỗi bạn chỉ chọn một trò chơi. Sau khi thu phiếu, tổng hợp kết quả lớp trưởng thu được bảng sau:

Trò chơi

Cướp cờ

Nhảy bao bố

Đua thuyền

Bịt mắt bắt dê

Kéo co

Số bạn chọn

5

12

6

9

8

a) Cho biết lớp 6A có bao nhiêu học sinh? Trò chơi nào được các bạn lựa chọn nhiều nhất? Trò chơi nào được các bạn ít lựa chọn nhất?

b) Vẽ biểu đồ cột biểu diễn số liệu trên.

Câu 17: (1,5 điểm) Cho đường thẳng xy. Lấy điểm O thuộc đường thẳng xy. Trên tia Oy, lấy hai điểm A và B sao cho OA = 2cm; OB = 7cm.

a) Tính độ dài đoạn thẳng AB.

b) Vẽ tia Om không trùng với các tia Ox, Oy. Kể tên các góc có trong hình tạo bởi các tia Ox, Oy và Om?

Câu 18: (1,0 điểm) Tìm các số nguyên n để phân số sau có giá trị nguyên: \mathrm{A}=\frac{n-5}{n-3}

1.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Toán 6

I. Đáp án phần trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

C

B

A

D

C

B

A

D

B

D

D

II. Hướng dẫn chấm phần tự luận (7,0 điểm)

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

Câu 13

(1,0đ)

a)

\frac{-5}{13}+\frac{2}{5}+\frac{-8}{13}+\frac{3}{5}=\left(\frac{-5}{13}+\frac{-8}{13}\right)+\left(\frac{2}{5}+\frac{3}{5}\right)

=\frac{-13}{13}+\frac{5}{5}=-1+1=0

0,25

0,25

b)

0,5 \cdot \frac{7}{13}+0,5 \cdot \frac{9}{13}-0,5 \cdot \frac{3}{13}=0,5 \cdot\left(\frac{7}{13}+\frac{9}{13}-\frac{3}{13}\right)

0,5 \cdot 1=0,5

0,25

0,25

Câu 14

(1,0đ)

a)

\frac{3}{5} \cdot(x-2)=\frac{1}{5}

x-2=\frac{1}{5}: \frac{3}{5}

x-2=\frac{1}{3}

x=\frac{1}{3}+2

x=2 \frac{1}{3}

0,25

0,25

b)

x-5,14=(15,7+2,3) \cdot 2

x-5,14=18.2

x-5,14=36

x=36+5,14

x=41,14

0,25

0,25

Câu 15

(1,0đ)

a)

Chiều rộng của thửa ruộng là: 20 \cdot \frac{9}{10}=18(\mathrm{~m})
Diện tích của thưa ruộng là: 20.18=360\left(\mathrm{~m}^2\right)

0,25

0,25

b)

Khối lượng thóc thu hoạch được là: 360.0,75=270(\mathrm{~kg})
Khối lượng gạo thu được là: 270.70 \%=270 \cdot \frac{70}{100}=189(\mathrm{~kg})

0,25

0,25

Câu 16

(1,5đ)

a)

Lớp 6A có số học sinh là: 5 + 12 + 6 + 9 + 8 = 40 (học sinh)

Trò chơi được các bạn lựa chọn nhiều nhất là: Nhảy bao bố

Trò chơi các bạn ít chọn lựa nhất là: Cướp cờ

0,25

0,25

0,25

b)

Biểu đồ cột

Biểu đồ cột

0,75

Câu 17

(1,5đ)

a)

Vẽ hìnhVẽ hình

0,25

Ta thấy: Điểm A nằm giữa hai điểm O và B nên: OA + AB = OB

Thay số 2 + AB = 7 ⇒ AB = 7 - 2 = 5(cm)

0,25

0,25

b)

Vẽ hình

Các góc có trong hình là: \widehat{x O m} ; \widehat{\mathrm{yOm} ;} \widehat{\mathrm{xOy}}

0,75

Câu 18

(0,5đ)

Đ K: n \neq 3

Ta có \mathrm{A}=\frac{n-5}{n-3}=\frac{n-3-2}{n-3}=1-\frac{2}{n-3}

Để A có giá trị nguyên thì \frac{2}{n-3} có giá trị nguyên \Rightarrow 2:(n-3)

Hay n-3 \in U^{\prime}(2)=\{1 ;-1 ; 2 ;-2\} \Rightarrow n \in\{4 ; 2 ; 5 ; 1\} (thỏa mãn)

Vậy n \in\{4 ; 2 ; 5 ; 1\}

0,25

0,25

0,25

0,25

1.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Toán 6

TT (1)Chương/ Chủ đề (2)Nội dung/đơn vị kiến thức (3)Mức độ đánh giá(4-11)Tổng % điểm (12)
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
TNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL

1

Phân số

Phân số. Tính chất cơ bản của phân số. So sánh phân số

4

(TN1,2, 4,12)

1,0

5

(TN3,5,6,7,11)

1,25

2,25

Các phép tính với phân số

5

(TL13ab, 14ab,15b)

2,5

1

(TL18)

1,0

3,5

2

Số thập phân

Số thập phân và các phép tính với số thập phân

1

(TN10)

0,25

2

(TN8,9)

0,5

0,75

3

Thu thập và tổ chức dữ liệu

Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên biểu đồ

1

(TL16a)

0,75

1

(TL16b)

0,75

1,5

4

Các hình phẳng trong thực tiễn

Hình chữ nhật

1

(TL15a)

0,5

0,5

5

Các hình hình học cơ bản

Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng

1

(TL17a)

0,75

0,75

Góc

1

(TL17b)

0,75

0,75

Tổng

7

7

8

1

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

100

Tỉ lệ chung

60%

40%

100

1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Toán 6

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Phân số

Phân số. Tính chất cơ bản của phân số. So sánh phân số

Nhận biết:

- Nhận biết được phân số với tử hoặc mẫu là số nguyên âm, phân số tối giản.

- Nhận biết được số đối, số nghịch đảo của 1 phân số.

4

(TN1, 2, 4, 12)

Thông hiểu:

- So sánh được hai phân số cho trước.

- Biết cộng, trừ, nhân, chia hai phân số.

5

(TN3, 5, 6, 7, 11)

Các phép tính với phân số

Vận dụng

- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với phân số.

- Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc với phân số trong tính toán (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí).

- Tính được giá trị phân số của một số cho trước.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với các phép tính về phân số.

5

(TL13ab, 14ab, 15b)

Vận dụng cao:

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc) gắn với các phép tính về phân số.

1

(TL18)

2

Số thập phân

Số thập phân và các phép tính với số thập phân

Nhận biết:

- Nhận biết được số đối của một số thập phân.

1

(TN10)

Thông hiểu:

- So sánh được hai số thập phân cho trước.

2

(TN8, 9)

3

Thu thập và tổ chức dữ liệu

Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên biểu đồ

Nhận biết:

- Đọc được các dữ liệu ở dạng bảng thống kê

1

(TL16a)

Vận dụng

- Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào biểu đồ thích hợp ở dạng biểu đồ dạng cột.

1

(TL16b)

4

Các hình phẳng trong thực tiễn

Hình chữ nhật

Vận dụng

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính diện tích của hình chữ nhật.

1

(TL15a)

5

Các hình hình học cơ bản

Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng

Vận dụng

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với việc tính độ dài đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng.

1

(TL17a)

Góc

Nhận biết:

- Nhận biết được góc.

1

(TL17b)

Tổng

7

7

8

1

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

2. Đề thi học kì 2 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo

2.1. Đáp án đề thi học kì 2 môn Toán 6

Trường THCS:................
ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề gồm có 03 trang)

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM 2023 - 2024
Môn: TOÁN – Lớp 6
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần 1. Trắc nghiệm khách quan. (3,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào phương án đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. [NB-1]Trong các cách viết sau đây, cách viết nào là phân số "âm hai phần năm"?

A. \frac{-2}{5}
B. \frac{2}{5}
C. \frac{5}{-2}
D. \frac{5}{2}

Câu 2. [NB-2] Cách viết nào sau đây biểu thị hỗn số?

A. 7\frac{6}{0}

B. 12 \frac{3}{5}

C. 1 \frac{7}{3}

D. 2 \frac{9}{0,5}

Câu 3. [NB-3] Số đối của số thập phân -12,34 là:

A. \frac{-100}{1234}

C. \frac{-1234}{100}

C. 12,34

D. 0

Câu 4. [TH-TN4] Sắp xếp các số thập phân sau -5,9; 0,8;-7,3; 1,2; 3,41 theo thứ tự tăng dần, ta được:

A. -5,9 ;-7,3 ; 0,8 ; 1,2 ; 3,41.
B. 3,41 ; 1,2 ; 0,8 ;-5,9 ;-7,3.
C. -7,3 ;-5,9 ; 1,2 ; 3,41 ; 0,8.
D. -7,3 ;-5,9 ; 0,8 ; 1,2 ; 3,41.

Câu 5. [NB-4] Biển báo giao thông nào sau đây, không có trục đối xứng?

Câu 5

Câu 6. [NB-5] Chữ cái nào sau đây, có tâm đối xứng?

A. C
B. A
C. 0
D. U

Câu 7. [NB-6] Qua hai điểm A và B cho trước có bao nhiêu đường thẳng?

A. 2
B. 1
C. Nhiều hơn 2
D. Không có đường thẳng nào.

Câu 8. [NB-7] Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB khi:

A. M nằm giữa A, B và MA = MB.
B. MA = MB.
C. M nằm giữa A và B.
D. MA = AB

Câu 9. [NB-TN9] Đoạn thẳng MN dài 10cm. Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng MN. Khi đó, đoạn thẳng MI dài:

A. 5cm.
B. 5dm.
C. 2,5cm.
D. 2,5dm.

Câu 10. [NB-8] Góc có số đo bằng 900 là góc:

A. bẹt.
B. vuông.
C. nhọn.
D. tù.

Câu 11. [NB-9] Khả năng mặt sấp xuất hiện khi tung đồng xu là bao nhiêu?

A. 1
B. 0 .
C. \frac{1}{2}

D. \frac{1}{4}

Câu 12. [TH-TN12] Khả năng lấy được quả bóng màu đỏ trong hộp kín đựng 3 quả bóng (1 bóng xanh, 1 bóng vàng, 1 bóng đỏ) là bao nhiêu?

A. 0
B. 1
C. \frac{1}{2}
D. \frac{1}{3}

Phần 2: Tự luận (7,0 điểm)

Câu 13. (1 điểm) So sánh các số sau:

a) [TH-TL1] \frac{3}{5}\frac{2}{3}

b) [TH-TL2] 6,345 và 6,325

Câu 14. (0,5 điểm) [VD-TL3] Một mảnh vườn có diện tích là 1600m² được trồng hai loại cây là cây sầu riêng và cây chôm chôm. Phần diện tích trồng cây chôm chôm chiếm \frac{1}{4} diện tích cả vườn. Hỏi diện tích trồng cây sầu riêng là bao nhiêu mét vuông?

Câu 15. (1,0 điểm)

a) [VD-TL4] Tìm x, biết: x+24,4=-75,6

b) [VD-TL5] Tính diện tích một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 24,25 m và chiều rộng là 16,32m?

Câu 16. (0,75 điểm) [VD-TL6] Một cái ti vi giá 12500000 đồng. Tìm giá mới của nó sau khi giảm giá 20%?

Câu 17. (1,0 điểm) [TH-TL7] Hãy viết kí hiệu góc và viết số đo góc trên hình vẽ sau:

Câu 17

Câu 18. (1,5 điểm) Trong hình vẽ dưới đây:

Câu 18

a) [NB-TL8] Hãy nêu ba điểm thẳng hàng và một bộ ba điểm không thẳng hàng?

b) [NB-TL9] Trong ba điểm A; B; C điểm nào nằm giữa?

Câu 19. (0,75 điểm) [TH-TL10] Trong hộp có 4 thẻ được đánh số 1,2,3,4. Thảo nhắm mắt lấy ra 1 thẻ từ hộp, ghi số rồi trả lại hộp. Lặp lại hoạt động trên 20 lần, Thảo được bảng kết quả như sau:

Câu 19

Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện: Thảo lấy được thẻ ghi số chẵn.

Câu 20. (0,5 điểm) [VDC-TL11] Một người đăng kí mua một căn hộ và trả tiền thành 3 đợt. Đợt đầu tiên, ngay khi kí hợp đồng mua bán, người đó phải trả \frac{1}{3} số tiền mua căn hộ. Sáu tháng sau, người đó trả tiếp \frac{1}{4} số tiền mua căn hộ. Đọ̣t cuối, sau 1 năm kể từ khi kí hợp đồng, sẽ trả nốt số tiền còn lại là 800000000 đồng và nhận căn hộ. Hỏi số tiền để mua căn hộ là bao nhiêu?

2.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Toán 6

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Mỗi phương án chọn đúng ghi 0,25điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

B

C

D

D

C

B

A

A

B

C

D

II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu

Lời giải

Điểm

13a

\frac{3}{5}=\frac{9}{15} ; \frac{2}{3}=\frac{10}{15}

\frac{9}{15}<\frac{10}{15} \Rightarrow \frac{3}{5}<\frac{2}{3}

0,5

b

6,345 > 6,325

0,5

14

(0,5đ)

Diện tích trồng cây chôm chôm là: 1600 \cdot \frac{1}{4}=400\left(\mathrm{~m}^{2}\right)

Diện tích trồng cây sầu riêng là: 1600 – 400 = 1200 (m2)

0,25

0,25

15a

(0,5đ)

x + 24,4 = -75,6

x = -75,6 - 24,4 = -100

0,5

b

(0,5đ)

Diện tích một mảnh vườn hình chữ nhật là: 24,25.16,32 = 395,76 (m2)

0,5

16

(0,75đ)

Ta có 100% - 20% = 80%

Giá mới của ti vi sau khi giảm giá 20% là:

12500000.80\%=12500000.\frac{80}{100}=10000000 (đồng)

0,25

0,5

17

(1,0đ)

Kí hiệu góc \widehat{x O y}

\widehat{\mathrm{xOy}}=115^{\circ}

0,5

0,5

18a

(1,0đ)

* Ba điểm thẳng hàng là: A, B, C

* Một bộ ba điểm không thẳng hàng là: A, B, D

0,5

0,5

b

(0,5đ)

Trong ba điểm A; B; C điểm B nằm giữa

0,5

19

(0,75đ)

Số lần Thảo lấy được thẻ ghi số chẵn trong 20 lần thử là 10

Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện "Thảo lấy được thẻ ghi số chẵn" trong 20 lần thử là: \frac{10}{20}=0,5

0,25

0,5

20

(0,5đ)

Phân số biểu thị số tiền phải trả trong hai đợt đầu là: \frac{7}{12}

Phân số biểu thị số tiền phải trả trong đợt ba là: \frac{5}{12}

Do \frac{5}{12} số tiền mua căn hộ bằng 800 000 000 đồng

Vậy số tiền mua căn hộ là: 800000000:\frac{5}{12}=1920000000 đồng

0,25

0,25

2.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Toán 6

TT

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Phân số

(17 tiết)

Phân số. Tính chất cơ bản của phân số. So sánh phân số

2

(TN1,2)

0,5đ

2,5

Các phép tính với phân số

1(TL1)

0,5đ

1(TL3)

0,5đ

1

(TL11) 1,0đ

2

Số thập phân

(11 tiết)

Số thập phân và các phép tính với số thập phân. Tỉ số và tỉ số phần trăm

1 (TN3)

1 (TN4)

1(TL2)

0,5đ

3

(TL4,5,6)

1,5đ

2,5

3

Tính đối xứng của hình phẳng trong thế giới tự nhiên

(9 tiết)

Hình có trục đối xứng

1 (TN5)

0,5

Hình có tâm đối xứng

1 (TN6)

Vai trò của tính đối xứng trong thế giới tự nhiên

4

Các hình hình học cơ bản

(20 tiết)

Điểm, đường thẳng, tia

1 (TN7)

2

(TL8,

9)

1,5đ

3,5

Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng

2 (TN8,9)

Góc. Các góc đặc biệt. Số đo góc

1 (TN10)

1

(TL7)

1,0đ)

5

Một số yếu tố xác suất. (7 tiết)

Làm quen với một số mô hình xác suất đơn giản. Làm quen với việc mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện trong một số mô hình xác suất đơn giản.

1

(TN11)

1,0

Mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện trong một số mô hình xác suất đơn giản

1 (TN12)

1 (TL10)

0,5

Tổng: Số câu

Điểm

10

2,5

3

2,5

2

0,5

3

1,5

4

2,0

1

1,0

23

10,0

Tỉ lệ %

50%

20%

20%

10%

100%

Tỉ lệ chung

70%

30%

100%

2.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Toán 6

TTChương/Chủ đềMức độ đánh giáSố câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
SỐ - ĐẠI SỐ

1

Phân số

Phân số. Tính chất cơ bản của phân số. So sánh phân số

Nhận biết:

– Nhận biết được phân số với tử số hoặc mẫu số là số nguyên âm.

1TN (TN1)

– Nhận biết được khái niệm hai phân số bằng nhau và nhận biết được quy tắc bằng nhau của hai phân số.

– Nêu được hai tính chất cơ bản của phân số.

– Nhận biết được số đối của một phân số.

- Nhận biết được hỗn số dương.

1TN

(TN2)

Thông hiểu:

– So sánh được hai phân số cho trước.

1TL (TL1)

Các phép tính với phân số

Vận dụng:

– Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với phân số.

– Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc với phân số trong tính toán (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí).

– Tính được giá trị phân số của một số cho trước và tính được một số biết giá trị phân số của số đó.

Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với các phép tính về phân số (ví dụ: các bài toán liên quan đến chuyển động trong Vật lí,...).

1TL (TL11)

Vận dụng cao:

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc) gắn với các phép tính về phân số.

2

2

2

Số thập phân

Số thập phân và các phép tính với số thập phân. Tỉ số và tỉ số phần trăm

Nhận biết:

– Nhận biết được số thập phân âm, số đối của một số thập phân.

1TN

(TN3)

Thông hiểu:

– So sánh được hai số thập phân cho trước.

1TN

(TN4)

1TL

(TL2)

Vận dụng:

– Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số thập phân.

– Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc với số thập phân trong tính toán (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí).

– Thực hiện được ước lượng và làm tròn số thập phân.

– Tính được tỉ số và tỉ số phần trăm của hai đại lượng.

– Tính được giá trị phần trăm của một số cho trước, tính được một số biết giá trị phần trăm của số đó.

Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với các phép tính về số thập phân, tỉ số và tỉ số phần trăm (ví dụ: các bài toán liên quan đến lãi suất tín dụng, liên quan đến thành phần các chất trong Hoá học,...).

3TL

(TL4,5,6)

Vận dụng cao:

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc) gắn với các phép tính về số thập phân, tỉ số và tỉ số phần trăm.

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

3

Tính đối xứng của hình phẳng trong thế giới tự nhiên

Hình có trục đối xứng

Nhận biết:

– Nhận biết được trục đối xứng của một hình phẳng.

- Nhận biết được những hình phẳng trong tự nhiên có trục đối xứng (khi quan sát trên hình ảnh 2 chiều).

1TN

(TN5)

Hình có tâm đối xứng

Nhận biết:

– Nhận biết được tâm đối xứng của một hình phẳng.

- Nhận biết được những hình phẳng trong thế giới tự nhiên có tâm đối xứng (khi quan sát trên hình ảnh 2 chiều).

1TN

(TN6)

Vai trò của tính đối xứng trong thế giới tự nhiên

Nhận biết:

– Nhận biết được tính đối xứng trong Toán học, tự nhiên, nghệ thuật, kiến trúc, công nghệ chế tạo,...

- Nhận biết được vẻ đẹp của thế giới tự nhiên biểu hiện qua tính đối xứng (ví dụ: nhận biết vẻ đẹp của một số loài thực vật, động vật trong tự nhiên có tâm đối xứng hoặc có trục đối xứng).

4

4

Các hình hình học cơ bản

Điểm, đường thẳng, tia

Nhận biết:

– Nhận biết được những quan hệ cơ bản giữa điểm, đường thẳng: điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng; tiên đề về đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

1TN

(TN7)

– Nhận biết được khái niệm hai đường thẳng cắt nhau, song song.

– Nhận biết được khái niệm ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.

1TL

(TL10)

– Nhận biết được khái niệm điểm nằm giữa hai điểm.

1TL

(TL11)

- Nhận biết được khái niệm tia.

Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng

Nhận biết:

– Nhận biết được khái niệm đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng.

2TN

(TN8,9)

Góc. Các góc đặc biệt. Số đo góc

Nhận biết:

– Nhận biết được khái niệm góc, điểm trong của góc (không đề cập đến góc lõm).

– Nhận biết được các góc đặc biệt (góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt).

1TN

(TN10)

- Nhận biết được khái niệm số đo góc.

1TL

(TL7)

MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

5

Một số yếu tố xác suất.

Làm quen với một số mô hình xác suất đơn giản. Làm quen với việc mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện trong một số mô hình xác suất đơn giản.

Nhận biết:

– Làm quen với mô hình xác suất trong một số trò chơi, thí nghiệm đơn giản (ví dụ: ở trò chơi tung đồng xu thì mô hình xác suất gồm hai khả năng ứng với mặt xuất hiện của đồng xu, ...).

1TN

(TN11)

Thông hiểu:

– Làm quen với việc mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện trong một số mô hình xác suất đơn giản.

1TN

(TN12)

1TL (TL10)

Mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện trong một số mô hình xác suất đơn giản

Vận dụng:

– Sử dụng được phân số để mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần thông qua kiểm đếm số lần lặp lại của khả năng đó trong một số mô hình xác suất đơn giản.

3. Đề thi học kì 2 môn Toán 6 sách Cánh diều

3.1. Đề thi học kì 2 môn Toán 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo.........
Trường THCS:........................

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Toán 6
Thời gian làm bài: .....phút
(không kể thời gian phát đề)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Phân số bằng phân số \frac{-3}{4}là: \frac{5}{6};\frac{2}{5};\frac{7}{8};\frac{8}{17}

A. \frac{−3}{−4};

B. \frac{−6}{4};

C. \frac{6}{−8};

D. \frac{−3}{8}.

Câu 2. \frac{2}{3} của 8,7 bằng bao nhiêu: \frac{2}{6};\ \sqrt{67};\ \sqrt[3]{4}

A. 8,5;
B. 0,58;
C. 5,8;
D. 13,05.

Câu 3. Biết \frac{1}{4} quả dưa hấu nặng 0,8 kg. Quả dưa hấu đó nặng là: \frac{1}{2};\ \frac{7}{9};14;\frac{7}{4}

A. 3 kg;
B. 3,2 kg;
C. 4 kg;
D. 4,2 kg.

Câu 4. Trong đợt thực hiện kế hoạch nhỏ của trường THCS A, khối 6 của trường đã thu được 1035 kg giấy vụn. Trong đó lớp 6A thu được 105 kg. Tỉ số phần trăm số giấy vụn mà lớp 6A đã thu được so với khối 6 của trường (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất) là:

A. 10%;
B. 10,1%;
C. 10,2%;
D. 10,4%.

Câu 5. Để thu được dãy dữ liệu về “Số bạn thuận tay trái trong lớp” thì em sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu nào là sai?

A. Quan sát;
B. Lập bảng hỏi;
C. Làm thí nghiệm;
D. Truy cập internet.

Câu 6. Một hệ thống siêu thị thống kê số thịt lợn bán được trong bốn tháng đầu tiên năm 2023 như sau:

Câu 6

Tháng nào hệ thống siêu thị bán được nhiều thịt lợn nhất?

A. Tháng 1;
B. Tháng 2;
C. Tháng 3;
D. Tháng 4.

Câu 7. Tung đồng xu 50 lần thì thấy mặt S xuất hiện 18 lần. Số lần xuất hiện mặt N là:

A. 18;
B. 50;
C. 32;
D. 68.

Câu 8. Bạn Tùng gieo một con xúc xắc 50 lần liên tiếp thì thấy mặt 5 chấm xuất hiện 4 lần. Xác suất thực hiện xuất hiện mặt 5 chấm là:

A. \frac{2}{25};
B. \frac{1}{10};
C. \frac{4}{46};
D. \frac{46}{50}.

Câu 9. Đường thẳng a chứa những điểm nào?

Câu 9

A. M và N;
B. M và S;
C. N và S;
D. M, N và S.

Câu 10. Quan sát hình vẽ bên, khẳng định nào sau đây là đúng?

Câu 10

A. Điểm J chỉ nằm giữa hai điểm K và L;
B. Chỉ có hai điểm J và L nằm giữa hai điểm K, N.
C. Hai điểm L và N nằm cùng phía so với điểm K.
D. Trong hình không có điểm nào nằm giữa hai điểm nào.

Câu 11. Khẳng định đúng là

A. Góc có số đo 120° là góc vuông;
B. Góc có số đo 80° là góc tù;
C. Góc có số đo 100° là góc nhọn;
D. Góc có số đo 140° là góc tù.

Câu 12. Quan sát mặt đồng hồ dưới đây. Số vạch chỉ số trên mặt đồng hồ nằm trong góc tạo bởi kim phút và kim giây là:

Câu 12

A. 3;
B. 4;
C. 5;
D. 6.

PHẦN II. TỰ LUẬN

Bài 1. Thực hiện phép tính (tính hợp lí nếu có thể):

a) \frac{7}{-25}+\frac{-18}{25}+\frac{4}{23}+\frac{5}{7}+\frac{19}{23}
b) 0,75-\frac{43}{80}:\left(\frac{-4}{5}+2,5 \cdot \frac{3}{4}\right)
C) \frac{-7}{11} \cdot \frac{11}{19}+\frac{-7}{11} \cdot \frac{8}{19}+\frac{-4}{11}

Bài 2. Tìm x biết

a) \frac{1}{2}: x+\frac{3}{4}=\frac{6}{9}
b) \left(x-\frac{7}{18}\right) \cdot \frac{18}{29}=-\frac{12}{29}
c) x+30 \% x=-1,3

Bài 3. Ba lớp 6 trường THPT có 120 học sinh. Số học sinh lớp 6A chiếm 35% so với học sinh của khối. Số học sinh lớp 6B bằng \frac{20}{21} số học sinh lớp 6A. Còn lại là học sinh lớp 6C. Tính số học sinh của mỗi lớp?

Bài 4. Gieo con xúc xắc có 6 mặt 100 lần, kết quả thu được ghi ở bảng sau:

Mặt

1 chấm

2 chấm

3 chấm

4 chấm

5 chấm

6 chấm

Số lần xuất hiện

17

18

15

14

16

20

a) Trong 100 lần gieo xúc xắc thì mặt nào xuất hiện nhiều nhất? Mặt nào xuất hiện ít nhất?

b) Hãy tìm xác suất của thực nghiệm của các sự kiện gieo được mặt có chấm lẻ?

Bài 5.

a) Vẽ góc xOy có số đo bằng 55°. Góc xOy là góc nhọn, góc vuông hay góc tù?

b) Trên Ox lấy hai điểm A, B sao cho OA = 2 cm, OB = 6 cm. Gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính AM.

Bài 6. Tính nhanh A=\frac{1}{15}+\frac{1}{35}+...+\frac{1}{2499}.

3.2. Ma trận đề thi Toán 6 cuối kì 2

Chủ đề
Cấp độ
Tổng
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
TNTLTNTLTNTLTNTL

Phân số - Số thập phân

2 câu

2 câu

1 câu

4 câu

1 câu

1 câu

1 câu

0,5 điểm

1 điểm

0,25 điểm

2 điểm

0,25 điểm

1,5 điểm

0,5 điểm

6 điểm

Dữ liệu và xác suất thực nghiệm

1 câu

1 câu

2 câu

1 câu

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

1 điểm

2 điểm

Hình học phẳng cơ bản

1 câu

2 câu

1 câu

1 câu

0,25 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm

1 điểm

2 điểm

Tổng

10 điểm

..........

Mời bạn đọc cùng tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
657
  • Lượt tải: 51.599
  • Lượt xem: 339.814
  • Dung lượng: 1,8 MB
4 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nhân
    Nhân

    Hú lê

    Thích Phản hồi 14/04/23
    • duc nguyen
      duc nguyen

      😅

      Thích Phản hồi 17/04/23
      • đại việt vương
        đại việt vương

        đáp án bài cuối đâu ?

        Thích Phản hồi 21:37 16/05
        • Minh Ánh
          Minh Ánh

          b tham khảo ở file tải về nhé

          Thích Phản hồi 14:12 17/05
      • Thông Lý
        Thông Lý

         đề đầu tiên câu 11 phải là d chứ

        Thích Phản hồi 09:27 05/05
        • Tuyết Mai
          Tuyết Mai

          Cảm ơn bạn đã góp ý

          Thích Phản hồi 08:50 06/05
        • hiếu hoàng
          hiếu hoàng

          ủa đúng r mà bn

          Thích Phản hồi 20:16 02/04
        • 0983910407
          0983910407

          đáp án đúng r mà bn


          Thích Phản hồi 08:45 14/04