Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2023 - 2024 Tổng hợp kiến thức Vật lý 9 học kì 2

Đề cương ôn tập học kì 2 Vật lí 9 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận cuối học kì 2.

Đề cương ôn tập Vật lý 9 cuối học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 9. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Vật lí 9 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm: đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 9, đề cương ôn tập học kì 2 tiếng Anh 9.

Đề cương ôn tập học kì 2 Vật lí 9 năm 2023 - 2024

TRƯỜNG THCS ……….

Tổ LÝ - TIN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: VẬT LÝ 9

I. Lý thuyết ôn tập cuối kì 2 Lí 9

1.Viết công thức công suất hao phí trên đường dây tải điện?

2.Nêu đặc điểm ảnh của một vật đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ?

3. Nêu đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua TKHT?

5.Muốn nhìn rõ vật thì vật phải ở phạm vi nào của mắt?

6. Nêu đặc điểm của mắt cận, cách khắc phục?

7. Ban ngày, lá cây ngoài đường thường có màu gì? Trong đêm tối ta thấy nó có màu gì? Hãy giải thích tại sao?

8.Chiếu ánh sáng từ nguồn sáng qua tấm lọc màu đỏ ,ta được ánh sáng màu đỏ .Hỏi nguồn sáng đó là nguồn sáng gì?

9. Dùng kính lúp có độ bội giác 4X và kính lúp có độ bội giác 5X để quan sát cùng một vật với cùng điều kiện thì trong trường hợp nào ta sẽ thấy ảnh lớn hơn? Trong hai kính đó, kính nào có tiêu cự dài hơn?

II. Bài tập ôn thi cuối kì 2 Lý 9

Bài 1. Một máy phát điện xoay chiều cho một hiệu điện thế ở hai cực của máy là 2000V. Muốn tải điện năng đi xa, người ta phải tăng hiệu điện thế lên 20.000V. Hỏi phải dùng máy biến thế với các số vòng dây theo tỉ lệ nào? Cuộn dây nào mắc với hai cực của máy phát điện?

Bài 2. Đường dây tải điện dài 200km, truyền đi một dòng điện 250A. Dây dẫn bằng đồng, cứ 1km có điện trở 0,2Ω. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây.

Bài 3. Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 1000 vòng, cuộn thứ cấp có 5000 vòng đặt ở một đầu đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện là 10000kW. Biết hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là 100kV.

a) Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp.

b) Biết điện trở của toàn bộ đường dây là 100W. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây.

Bài 4. Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một TKPK, điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính 15cm. Thấu kính có tiêu cự 10cm; vật cao 8cm.

a) Hãy vẽ ảnh của vật AB cho bởi thấu kính và nêu đặc điểm của ảnh.

b) Ảnh cách thấu kính bao nhiêu cm? Tìm độ cao của ảnh.

Bài 5. Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f = 18cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng d = 36cm, AB có chiều cao h = 4cm. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB rồi tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.

Bài 6. Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một TKHT, điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính 30cm. Thấu kính có tiêu cự 10cm. Vật cao 4cm.

a) Hãy vẽ ảnh của vật AB cho bởi thấu kính và nêu đặc điểm của ảnh.

b) Ảnh cách thấu kính bao nhiêu cm? tìm độ cao của ảnh.

c) Dịch chuyển vật lại gần thấu kính một khoảng 4cm, tìm vị trí của ảnh và độ lớn của ảnh.

Bài 7. Một bạn học sinh, mắt có khoảng cực cận là 12cm và khoảng cực viễn là 70cm.

Mắt bạn này bị tật gì?

Để nhìn rõ được vật ở rất xa mà không phải điều tiết mắt, bạn này phải đeo kính thuộc loại thấu kính gì, có tiêu cự là bao nhiêu?

Bài 8: Một vật sáng AB cao 4 cm có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ (TKPK), có điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính 10 cm.Thấu kính có tiêu cự 20cm.

a/ Hãy vẽ ảnh của vật AB cho bởi thấu kính

b/ Đó là ảnh thật hay ảnh ảo, vì sao ?

c/ Ảnh cách thấu kính bao nhiêu xentimet ?Tính chiều cao ảnh.

Bài 9:Trong hình sau đây , xy là trục chính thấu kính.S là điểm vật thật, S’ là điểm ảnh. Bằng phép vẽ hãy xác định :

b.S’ là ảnh gì ( thật.- ảo)

c.TK thuộc loại nào?

d.Các tiêu điểm chính.

Bài 10: Ngâm một dây điện trở vào một bình cách nhiệt đựng 2l nước. Cho dòng điện chạy qua dây này trong một thời gian, nhiệt độ của nước trong bình tăng từ 200Clên 800C. Tính phần điện năng dòng điện đã truyền cho nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K

III. Trắc nghiệm ôn thi học kì 2 Vật lí 9

Câu 1. Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm thì trong cuộn dây

A. xuất hiện dòng điện một chiều.

B. xuất hiện dòng điện xoay chiều.

C. xuất hiện dòng điện không đổi.

D. không xuất hiện dòng điện.

Câu 2.Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có

A. phần rìa mỏng hơn phần giữa.

B. phần rìa dày hơn phần giữa.

C. phần rìa và phần giữa bằng nhau.

D. hình dạng bất kỳ.

Câu 3. Khi nói về thấu kính phân kì, câu phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa.

B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính.

C. Tia tới đến quang tâm của thấu kính, tia ló tiếp tục truyền thẳng theo hướng của tia tới.

D. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm của thấu kính.

Câu 4.Trên cùng một đường dây dẫn tải đi cùng một công suất điện, với cùng một hiệu điện thế, nếu dùng dây dẫn có đường kính tiết diện dây dẫn lên gấp đôi thì công suất hao phí trên đường dây tải điện sẽ:

A. Giảm đi hai lần.

B. Giảm đi bốn lần.

C. Tăng lên hai lần.

D. Tăng lên bốn lần.

Câu 5. Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây?

A. Chiếu một chùm sáng trắng vào một gương phẳng.

B. Chiếu một chùm sáng trắng vào một thấu kính phân kì.

C. Chiếu một chùm sáng trắng vào một lăng kính.

D. Chiếu một chùm sáng trắng vào một tấm thủy tinh mỏng.

Câu 6. Số ghi trên vành của một kính lúp là 10x. Tiêu cự kính lúp có giá trị là.

A. f = 2,5cm.

B. f = 10cm.

C. f = 10mm.

D. f = 25cm.

Câu 7. Máy biến thế có tác dụng gì.

A. Giữ cho hiệu điện thế ổn định

B. Giữ cho cường độ dòng điện ổn định

C. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế

D. làm thay đổi vị trí của máy.

Câu 8. Trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ?

A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt.

B. Khi ta soi gương

C. Khi ta quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh

D. Khi ta xem chiếu bóng

Câu 9 Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ. Chỉ ra câu sai.

A. Ta có thể thu được ảnh của cây nến trên màn ảnh

B. ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn cây nến

C. ảnh của cây nên trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo

D. Ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến

Câu 10. Đặt một ngón tay trước một thấu kính, rồi đặt mắt sau thấu kính, ta nhận thấy một ảnh lớn hơn chính ngón tay. Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo? Thấu kính là hội tụ hay phân kì?

A. ảnh đó là ảnh thật ; thấu kính đó là thấu kính hội tụ

B. ảnh đó là ảnh ảo ; thấu kính đó là thấu kính hội tụ

C. ảnh đó là ảnh thật ; thấu kính đó là thấu kính phân kì

D. Ảnh đó là ảnh ảo ; thấu kính đó là thấu kính phân kì

Câu 11. Có thể coi mắt người là một dụng cụ quang học tạo ra

A. Ảnh thật của vật, nhỏ hơn vật

B. Ảnh thật của vật, cùng chiều với vật

C. Ảnh ảo của vật, nhỏ hơn vật

D. Ảnh ảo của vật cùng chiều với vật

Câu 12. Biết tiêu cự của kính cận bằng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt. Thấu kính nào trong số bốn thấu kính dưới đây có thể làm kính cận

A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm

B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5cm

C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm

D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40cm

Câu 13 Có thể dùng kính lúp để quan sát vật nào dưới đây?

A. Một ngôi sao.

B. Một con vi trùng.

C. Một con kiến.

D. Một bức tranh phong cảnh.

Câu 14 Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu.

A. Chiếu một chùm sáng đỏ vào một tấm bia màu vàng

B. Chiều một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng

C. Chiếu một chùm sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ và sau đó qua kính lọc màu vàng

D. Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng

Câu 15 Trong trường hợp nào dưới đây, ánh sáng trắng sẽ không bị phân tích?

A. Chiếu một tia sáng trắng qua một lăng kính

B. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào một gương phẳng

C. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào mặt ghi âm của một đĩa CD

D. Chiếu chùm sáng trắng vào một bong bóng xà phòng

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 5.627
  • Lượt xem: 33.403
  • Dung lượng: 117,1 KB
Tìm thêm: Vật lý 9
Sắp xếp theo