Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Ôn thi học kì 2 lớp 6 môn HĐTN, HN sách KNTT, CTST
Đề cương học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, tổng hợp kiến thức quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình học kì 2, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập học kì 2 cho học sinh của mình.
Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi cuối học kì 2 đạt kết quả cao. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương môn Toán, Tiếng Anh 6. Mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kì 2 năm 2023 - 2024:
Đề cương học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 6 năm 2023 - 2024
Đề cương học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Chân trời sáng tạo
UBND THÀNH PHỐ…… | NỘI DUNG ÔN TẬP HKII MÔN HĐTN-HN LỚP 6 |
I. HỌC SINH ÔN TẬP CÁC NỘI DUNG SAU
1. Nhiệm vụ 5, nhiệm vụ 7 chủ đề 7 [SGK trang 62, 64]
2. Nhiệm vụ 3, nhiệm vụ 6 chủ đề 8 [SGK trang 69, 72]
II. ĐỀ THAM KHẢO
I. TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu 1: Em hãy chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của việc giữ gìn các nghề truyền thống
A. Quảng bá hình ảnh
B. Lưu truyền cho đời sau
C. Hướng nghiệp cho thế hệ mai sau
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Theo em có bao nhiêu bước làm quạt giấy?
A. 2 bước
B. 3 bước
C. 4 bước
Câu 3: Theo em chúng ta phải làm gì để ứng phó sau bão?
A. Tiếp tục theo dõi tin tức
B. Kiểm tra chỗ hư hỏng và sửa chữa
C. Kiểm tra nguồn nước và vệ sinh an toàn thực phẩm
D. Tất cả các ý trên trên.
Câu 4: Khi xảy ra bão em cần phải làm gì?
A. Không trú, tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ
B. Không sử dụng điện thoại khi có sấm sét
C. Trú ẩn nơi an toàn, kiên cố và thông tin kịp thời chính xác tình trạng sức khỏe vị trí cho đội cứu hộ
D. Tất cả các ý trên.
Câu 5: Theo em có bao nhiêu cách phòng chống dịch bệnh sau thiên tai ? [Theo nguồn tin từ cục dự phòng, bộ y tế]
A. 8 cách
B. 9 cách
C. 10 cách
Câu 6: Theo em khu vực Tây nguyên thường xảy ra hiện tượng thiên tai gì?
A. Bão
B. Hạn hán, cháy rừng và sạt lở đất
C. Mưa đá
II. TỰ LUẬN (7 đ)
Câu 1 (2đ): Kể tên các làng nghề truyền thống ở tỉnh Bà rịa – Vũng tàu mà em biết. Em hãy trình bày những việc cần làm để giữ gìn nghề truyền thống?
Câu 2 (2đ): Khi chưa có sự tiến bộ về phương tiện truyền thông và khoa học kỹ thuật, ông cha ta thường dự báo thời tiết qua quan sát hiện tượng thiên nhiên và đúc kết thành những câu ca dao, tục ngữ để lưu truyền qua nhiều đời sau. Em hãy nêu ít nhất 2 câu nói về hiện tượng thời tiết mà em biết.
Câu 3 (3đ): Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng nói lên suy nghĩ của mình về câu ca sau:
“Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy,
Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi.
Cơn đằng Bắc đổ thóc ra phơi,
Cơn đằng Tây, mưa ngu bão ngáo”.
TỔ VĂN – SỬ- ĐỊA – GDCD
| GIÁO VIÊN
|
Đề cương học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Chọn chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Việc làm nào sau đây không nên làm khi giải quyết vấn đề nảy sinh trong gia đình?
A. Lắng nghe suy nghĩ để thấu hiểu vấn đề.
B. Nhẹ nhàng khuyên bảo nhau.
C. Quát mắng, tranh cãi gay gắt.
D. Góp ý chân thành, quan tâm.
Câu 2: Em trai của Tùng dành quá nhiều thời gian để chơi điện tử nên thường xuyên sao nhãng học hành và việc nhà đã được phân công. Nếu là Tùng, em sẽ làm gì?
A. Khuyên bảo em trai tập trung và việc học và cùng giúp việc nhà cho bố mẹ
B. Quát mắng em trai vì đã chơi điện tử.
C. Tranh cãi gay gắt với em trai.
D. Tỏ thái độ thờ ơ với em trai.
Câu 3: Có bạn cho rằng: Công việc nhà là việc của người lớn, không phù hợp với lứa tuổi học sinh. Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
A. Không đồng ý, vì việc nhà có thể lựa chọn làm phù hợp với lứa tuổi.
B. Đồng ý với ý kiến trên.
C. Lứa tuổi học sinh cần có sự giúp đỡ của người lớn.
D. Chỉ làm những việc mình thích.
Câu 4: Ý nghĩa của việc chủ động, tự giác làm việc nhà:
A. rèn luyện đức tính chăm chỉ, lao động
B. trách nhiệm với gia đình
C. thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ, yêu thương người thân.
D. tất cả các ý nghĩa trên.
Câu 5: Những ai có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng?
A. Chỉ người từ 18 tuổi trở lên
B. Tất cả những ai có nhu cầu tham gia
C. Chỉ dành cho những người có chức quyền trong xã hội
D. Chỉ dành cho những người có kinh tế ổn định
Câu 6: Cứ sau 3 tháng theo điều kiện có thể hiến máu lại, Hà lại đến bệnh viện Huyết học máu TW để hiến máu với mong muốn có thể cứu giúp được nhiều người bệnh. Em thấy Hà là người như thế nào?
A. Hà là người sống tình cảm, có trách nhiệm
B. Hà là người không biết nghĩ
C. Hà là người vô tâm
D. Hà là người làm bất đắc dĩ.
Câu 7: Có những cách nào em có thể vận động được gia đình, người quen ủng hộ cho dự án vì cộng đồng?
A. Nhắc nhở họ một cách gay gắt rằng đây là việc nên làm
B. Đưa ra ví dụ về những việc nhỏ đơn giản hằng ngày họ có thể làm được cũng sẽ giúp cho cộng động phát triển hơn
C. Đe dọa họ nếu như không làm thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống
D. Uy hiếp họ rằng cộng đồng sẽ lên án nếu như họ không làm
Câu 8: Hiểu được những độc tố có trong pin sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người nếu bị vứt bừa bãi, thải ra ngoài môi trường, Hiếu đã vận động gia đình mình thu gom pin đã sử dụng. Theo em, việc làm của Hiếu có ý nghĩa gì?
A. Giúp giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực tới môi trường sống
B. Giúp cho mọi người trong gia đình đều ý thức được tác hại từ pin
C. Không có ý nghĩa gì cả
D. Cả A và B đúng
Câu 9: Những món quà tái chế từ vỏ chai nhựa được các bạn lớp 6A làm sẽ được gửi đi làm quà cho các em học sinh ở vùng sâu vùng xa. Theo em, việc làm đó có ý nghĩa gì?
A. Giảm ô nhiễm môi trường và rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường đến mọi người
B. Không có ý nghĩa gì cả
C. Kiếm thêm tiền từ việc làm quà tặng
D. Làm hạ nhân phẩm của các bạn.
Câu 10: Trên đường đi học về, bé N được mẹ mua sữa cho uống. Sau khi uống xong, em không thả vỏ hộp sữa xuống đường hay vứt vào vỉa hè mà tiếp tục cầm trên tay. Về đến nhà em mới vứt vỏ hộp vào thùng rác trước cửa. Theo em, N là một cô bé như thế nào?
A. N rất ngoan.
B. N rất có ý thức bảo vệ môi trường.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 11: Cả gia đình chuẩn bị đi chùa vào đầu năm mới, mẹ nhắc hai chị em mặc áo dài, nhưng chị gái em không thích mặc và chọn mặc áo, váy ngắn. Em sẽ làm như thế nào trong tình huống này?
A. Mặc kệ không quan tâm vì dù sao cũng là sở thích của chị.
B. Khuyên chị nên lựa chọn trang phục kín đáo, nhã nhặn vì chùa là nơi linh thiêng.
C. Xuống mách với mẹ để mẹ xử lí.
D. Mang thêm một bộ đồ khác đề phòng trường hợp chị muốn thay.
Câu 12: Em làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?
A. không tham gia các hoạt động
B. chỉ tham gia lễ hội yêu thích
C. tuyên truyền, lôi kéo mọi người không tham gia
D. tự hào và tham gia tích cực vào các hoạt động lễ hội
Câu 13: Em đã làm gì để thể hiện việc giữ gìn và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên?
A. Vứt rác bừa bãi
B. Vẽ tranh hoặc tự hào khi giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên
C. Thái độ thờ ơ
D. Ngại ngùng khi giới thiệu về cảnh quan.
Câu 14: Chúng ta nên có thái độ như thế nào với những hành vi thiếu ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường?
A. Thờ ơ, không quan tâm.
B. Giả vờ không nhìn thấy.
C. Trực tiếp lên án các hành vi đó.
D. Cả A và B đều đúng.
...
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: (2đ) Quê hương em có những cảnh quan nào? Chia sẻ với các bạn về cảnh quan thiên nhiên mà em yêu thích
Câu 2: (2đ) Những biểu hiện của biến đổi khí hậu? Tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống con người. Em làm được những việc gì để góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu?
Câu 3: (1đ) Giới thiệu về một số làng nghề truyền thống? Chia sẻ những điều học hỏi được và cảm xúc về làng nghề truyền thống?
....
>> Tải file để tham khảo toàn bộ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2023 - 2024!