Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Cánh diều Ôn thi học kì 2 lớp 6 môn Lịch sử - Địa lý năm 2023 - 2024
Đề cương học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Cánh diều năm 2023 - 2024 tổng hợp những kiến thức quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình học kì 2, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập học kì 2 cho học sinh của mình.
Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi học kì 2 đạt kết quả cao. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương môn Văn, Toán. Mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kì 2 năm 2023 - 2024:
Đề cương học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Cánh diều
Ôn tập lý thuyết học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6
1. Phần Lịch sử
- Nước Văn Lang, Nước Âu Lạc
- Sự ra đời
- Tổ chức nhà nước
- Đời sống vật chất và tinh thần
- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của VN thời bắc thuộc
- Các cuộc KN tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (Từ đầu CN đến trước TK X)
- Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời bắc thuộc
- Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
- Vương quốc Chăm-Pa, Vương quốc Phù Nam:
- Sự thành lập và quá trình phát triển
- Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội
- Một số thành tựu văn hóa
2. Phần Địa lí
- Sông. Nước ngầm và băng hà
- Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển
- Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất
- Lớp đất trên Trái Đất
- Sự đa dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới
- Dân số thế giới. Sự phân bố dân cư thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới
- Quy mô
- Phân bố dân số
- Con người và thiên nhiên
Câu hỏi ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6
1. Phần Lịch sử
Câu 1: Từ Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ), An Dương Vương đóng đô ở Phong Khê (Đông Anh - Hà Nội) nói lên điều gì?
A. Từ rừng núi về đồng bằng chứng tỏ sức mạnh phát triển hơn trước.
B. Không cần dựa vào thế tự nhiên hiểm trở.
C. Phong Khê là quê hương của Thục Phán.
D. Từ đồng bằng lên rừng núi, đưa đất nước vào thế phòng ngự.
Đáp án A.
Câu 2: Nội dung đúng khi nói về quân đội nước Âu Lạc thời An Dương Vương:
A. Gồm thủy binh và bộ binh.
B. Khi có chiến tranh mới được tổ chức.
C. Chưa có lực lượng thủy binh.
D. Chỉ có lực lượng bộ binh tuy nhiên khá đông.
Đáp án D.
Câu 3: Ai là người đứng đầu một châu trong tổ chức chính quyền nhà Hán ở Giao Châu:
A. Hào trưởng người Việt.
B. Viên Thứ sử người Hán.
C. Viên Thái thú người Hán.
D. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người Hán trực tiếp nắm giữ.
Đáp án B.
Câu 4: Yếu tố tích cực nào của văn hóa Trung Quốc được truyền bá vào nước ta trong thời Bắc thuộc:
A. Nhuộm răng đen.
B. Làm bánh chưng.
C. Chữ viết.
D. Tôn trọng phụ nữ.
Đáp án C.
Câu 5: Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc được truyền vào nước ta trong thời Bắc thuộc:
A. Làm giấy.
B. Làm gốm.
C. Đúc trống đồng.
D. Sản xuất muối.
Đáp án B.
Câu 6: Mùa xuân năm 40, lịch sử từng vang lên lời thề bất hủ của Hai Bà Trưng: “Một xin rửa sạch nước thù; Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng”. Nhưng trong khoảng gần 900 năm, từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu đến Lí Bí, Mai Thúc Loan,… đều chưa thực hiện được trọn vẹn lời thề ấy. Vậy cuối cùng, nhân vật nào đã hoàn thành trọn vẹn ước ước nguyện độc lập thiêng liêng của nhân dân Việt Nam?
A. Khúc Thừa Mỹ.
B. Ngô Quyền.
C. Dương Đình Nghệ.
D. Triệu Quang phục.
Đáp án B.
Câu 7: Đền thờ và lăng mộ Ngô Quyền được xây dựng vào thời Nguyễn (thế kỉ XIX) thuộc địa phương:
A. Huyện Sơn Tây, thành phố Hà Nội ngày nay.
B. Huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
C. Huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ngày nay.
D. Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay.
Đáp án A.
Câu 8: Xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào mà trong 1000 năm Bắc thuộc người Việt mất nước nhưng không mất dân tộc?
A. Sự định hình của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
B. Ý thức tiếp thu có chọn lọc của người Việt.
C. Bộ máy cai trị của chính quyền trung quốc chỉ tới cấp huyện.
D. Có những khoảng thời gian độc lập ngắn để củng cố đất nước.
Đáp án A.
Câu 9: Đoạn tư liệu dưới đây cho biết điều gì về cư dân Phù Nam “Sử kí Trung Quốc chép về Vương quốc Phù Nam như sau: Dân Phù Nam mưu lược, nhưng tốt bụng và thật thà, chuyên nghề buôn bán…Hàng hóa bán thường ngày là vàng, bạc, lụa,…”.
(Theo Lê Hương, Sử liệu Phù Nam, NXB Nguyễn Nhiều, Sài Gòn 1974, tr.81)
A. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động buôn bán bằng đường biển.
B. Cư dân Phù Nam rất giàu có.
C. Ưa sử dụng đồ trang sức được làm từ vàng, bạc.
D. Cư dân Phù Nam tốt bụng.
Đáp án A.
Câu 10: Khía cạnh trong văn hóa vật chất của Phù Nam thể hiện những nét đặc trưng của đời sống sống nước:
A. Xây thành thị ven biển.
B. Đi lại bằng xe ngựa.
B. Làm nhà trên kệnh rạch, đi lại bằng ghe thuyền.
D. Trồng lúa nước.
Đáp án B.
Câu 11: Năm 1944, cơ quan nào đã tổ chức khai quật khảo cổ và phát hiện dấu tích của Vương quốc Phù Nam:
A. Viện Sử học.
B. Viện khảo cổ học.
C. Viện Viễn đông Bác Cổ của Pháp.
D. Viện Nghiên cứu văn hóa.
Đáp án C.
Câu 12: Cách ngày nay khoảng 2 000 năm, cư dân Phù Nam đã sáng tạo một loại bếp được gọi là:
A. Bếp làm bằng đất nung.
B. Cà ràng.
C. Bếp rơm.
D. Bếp rạ.
Đáp án B.
Câu 13: Nét văn hóa của cư dân Phù Nam xưa được lưu giữ trong đời sống của cư dân Nam Bộ hiện nay là:
A. Tôn giáo, tín ngưỡng (Đạo phật).
B. Ăn, nhà.
C. Ở, mặc.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án D.
2. Phần Địa lí
Câu 1: Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của con người là
A. Địa hình, sinh vật, nguồn vốn và khí hậu.
B. Khí hậu, địa hình, nguồn nước và đất đai.
C. Nguồn nước, dân số, khí hậu và địa hình.
D. Đất đai, nguồn vốn, dân số và chính sách.
Đáp án B.
Câu 2: Thiên nhiên cung cấp những điều kiện cần thiết cho con người không gồm có
A. Ánh sáng.
B. Nguồn nước.
C. Không khí.
D. Nguồn vốn.
Đáp án D
Câu 3: Tài nguyên nào sau đây thể hiện rõ nhất sự hạn chế của các nguồn tài nguyên trong tự nhiên?
A. Khoáng sản.
B. Nguồn nước.
C. Khí hậu.
D. Thổ nhưỡng
Đáp án A.
Câu 4: Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới?
A. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.
B. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ.
C. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu.
D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.
Đáp án D.
Câu 5: Châu lục nào sau đây tập trung đông dân nhất thế giới?
A. Châu Á.
B. Châu Mĩ.
C. Châu Âu.
D. Châu Phi.
Đáp án A.
Câu 6: Dân cư thường tập trung đông ở khu vực nào sau đây?
A. Miền núi, mỏ khoáng sản.
B. Vùng đồng bằng, ven biển.
C. Các thung lũng, hẻm vực.
D. Các ốc đảo và cao nguyên.
Đáp án B.
Câu 7: Ở châu Phi, dân cư tập trung đông ở khu vực nào sau đây?
A. Đông Phi.
B. Tây Phi.
C. Bắc Phi.
D. Nam Phi.
Đáp án B.
Câu 8: Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của
A. Số lượng loài.
B. Môi trường sống.
C. Nguồn cấp gen.
D. Thành phần loài.
Đáp án D.
Câu 9: Sinh vật trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở
A. Đới ôn hòa và đới lạnh.
B. Xích đạo và nhiệt đới.
C. Đới nóng và đới ôn hòa.
B. Đới lạnh và đới nóng.
Đáp án C.
Câu 10: Các loài động vật nào sau đây thuộc loài động vật di cư?
A. Gấu trắng Bắc Cực.
B. Vượn cáo nhiệt đới.
C. Các loài chim.
D. Thú túi châu Phi.
Đáp án C.
Câu 11: Cây trồng nào sau đây tiêu biểu ở miền khí hậu nhiệt đới ẩm?
A. Nho, củ cải đường.
B. Chà là, xương rồng.
C. Thông, tùng, bách.
D. Cà phê, cao su, tiêu.
Đáp án D.
Câu 12. Trên Trái Đất, băng hà phân bố ở các vùng cực chiếm tỉ lệ:
A. 99%.
B. 89%.
C. 79%.
D. 69%.
Đáp án D.
Câu 13. Lớp đất là gì?
A. Là lớp vật chất mỏng bao phủ trên bề mặt các lục địa.
B. Là lớp vật chất mỏng, tơi xốp bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo.
C. Là lớp vật chất tơi xốp bao phủ trên bề mặt các lục địa.
D. Là lớp vật chất mỏng, không tơi xốp bao phủ trên bề mặt các lục địa.
Đáp án B.
Câu 14. Nhiệt độ Trái Đất tăng lên nguyên nhân chủ yếu do:
A. Sử dụng năng lượng Mặt Trời.
B. Trồng nhiều rừng.
C. Phá rừng, sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, thủng tầng ô dôn.
D. Xây dựng nhiều nhà máy điện gió.
Đáp án C.