Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ 6 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Ôn thi học kì 2 lớp 6 môn Công nghệ sách KNTT, CTST, Cánh diều
Đề cương học kì 2 môn Công nghệ lớp 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều tổng hợp kiến thức quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình học kì 2, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập học kì 2 cho học sinh của mình.
Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi cuối học kì 2 đạt kết quả cao. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương môn Toán, Văn. Mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kì 2 năm 2023 - 2024:
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ 6 năm 2023 - 2024
1. Đề cương học kì 2 môn Công nghệ 6 sách Cánh diều
TRƯỜNG THCS………………..
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HKII NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN CÔNG NGHỆ 6
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Bàn là gồm những bộ phận nào?
A. Vỏ
B. Đế, vỏ
C. Vỏ, dây đốt nóng
D. Vỏ, dây đốt nóng, bộ điều chỉnh nhiệt độ.
Câu 2: Bộ phận nào giúp bàn là nóng lên?
A. Đế bàn là
B. Dây đốt nóng
C. Bộ điều chỉnh bàn là
D. Ổ cắm điện
Câu 3: Chức năng của trang phục là:
A. Giúp con người chống nóng.
B. Bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người.
C. Giúp con người chống lạnh.
Câu 4: Bảo quản trang phục gồm những công việc:
A. Giặt là.
B. Giặt, cất giữ.
C. Giặt, phơi.
D. Giặt, phơi/sấy, là, cất giữ.
D. Làm tăng vẻ đẹp của con người.
Câu 5: Đèn Led gồm mấy bộ phận?
A. 3
B.4
C. 5
D. 2
Câu 6: Cho 4 nội cơm điện có công suất lần lượt là: nồi cơm thứ nhất: 750W và nồi cơm thứ 2: 760W, nồi cơm thứ 3: 650W, nồi cớm thứ 4: 700W cùng 1 dung tích: 2,1 lít. Nồi cơm nào sẽ tiêu thụ điện năng ít hơn trong cùng 1 thời gian?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7: Bộ đèn LED có công suất định mức 18W thời gian sử dụng điện trung bình trong 1 ngày là bao nhiêu giờ?
A. 3 giờ
B. 5 giờ
C. 4 giờ
D. 6 giờ
Câu 8: Dựa vào phân loại trang phục theo giới tính, có mấy loại trang phục?
A. 2 loại.
B. 3 loại.
C. 4 loại.
D. 5 loại.
Câu 9: Để tạo cảm giác gầy đi, cao lên nên chọn vải:
A. Màu tối, họa tiết có dạng kẻ sọc dọc.
B. Màu sáng, họa tiết có dạng kẻ sọc ngang.
C. Màu tối, họa tiết có dạng kẻ sọc ngang.
D. Màu sáng, họa tiết có dạng kẻ sọc dọc.
Câu 10: Mặc đẹp là mặc quần áo như thế nào?
A. Thật mốt.
B. Đắt tiền.
C. Phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi, hoàn cảnh sử dụng
D. May cầu kì, hợp thời trang.
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | B | B | D | A | C | B | A | A | C |
II. Tự luận
Câu 1. Nêu nguồn gốc, tính chất của vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học
* Vải sợi thiên nhiên
- Nguồn gốc: bông (cotton), lanh, gai, đay, lông cừu, tơ tằm, dê, lạc đà, thỏ...
- Tính chất: hút ẩm tốt, thoáng mát, dễ nhàu, không bền
* Vải sợi hóa học
- Nguồn gốc: Sợi được tạo ra từ hóa chất gồm Sợi nhân tạo (viscose/rayon) và Sợi tổng hợp (nylon, polyester)
-Tính chất:
- Vải sợi nhân tạo: ít nhàu, thấm hút tốt, thoáng mát, kém bền
- Vải sợi tổng hợp: không nhàu, thấm hút kém, nhanh khô, bền.
Câu 2. Trang phục là gì? Trang phục có chức năng gì?
- Trang phục là các loại quần áo và một số vật đi kèm khác như: mũ, giày, nón,.....
- Chức năng của trang phục: Bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường và làm đẹp trong mọi hoạt động.
Câu 3. Xác định các kí hiệu trên bộ điều chỉnh nhiệt độ của bàn là.
- Kí hiệu NYLON: Ủi các loại vải sợi tổng hợp (acrylic, viscose, polyamide, polyester), vải bóng, nylon
- Kí hiệu SILK: Ủi các loại vải bằng chất liệu lụa, tơ tằm
- Kí hiệu WOOL: Ủi các loại vải bằng chất liệu vải len
- Kí hiệu COTTON: Ủi các loại vải bằng chất liệu vải bông
- Kí hiệu LINEN: Ủi các loại vải bằng sợi lanh
Câu 4. Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của bàn là.
- Bàn là có các bộ phận chính với chức năng khác nhau:
- Vỏ bàn là: bảo vệ các bộ phận bên trong bàn là
- Dây đốt nóng: tạo sức nóng dưới tác dụng của dòng điện
- Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ: đặt nhiệt độ bàn là phù hợp với từng loại vải
- Sơ đồ khối nguyên lí làm việc của bàn là:
Câu 5. Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn led
- Gồm các bộ phận chính sau:
- Vỏ đèn: bảo vệ bản mạch led, bộ nguồn và cách điện
- Bộ nguồn: biến đổi điện áp nguồn điện cho phù hợp với điện áp sử dụng của đèn led
- Bảng mạch LED: phát ra ánh sáng khi cấp điện
- Sơ đồ khối nguyên lí làm việc của đèn led:
Câu 6. Một số đồ dùng điện trong nhà có các thông số sau:
STT | Tên đồ dùng điện | Thông số kĩ thuật |
1 | Đèn sợi đốt | 220V – 75 W |
2 | Quạt bàn | 110V – 47W |
3 | Máy xay thực phẩm | 220V – 300W – 1,5L |
4 | Nồi cơm điện | 220V – 500W |
Hãy cho biết ý nghĩa của thông số đó.
- 220V, 110V là điện áp định mức
- 75W là công suất định mức của đèn sợi đốt
- 47W là công suất định mức của quạt bàn
- 300W là công suất định mức của máy xay thực phẩm
- 500W là công suất định mức của nồi cơm điện
- 1,5L là dung tích của máy xay thực phẩm
Câu 7. Nguồn điện trong gia đình có điện áp là 220V.
a. Hãy chọn những đồ dùng điện có thông số kĩ thuật sao cho phù hợp: Đèn huỳnh quang ống 110V - 40W; Bếp hồng ngoại 220V - 1000W; Quạt bàn 220V - 45W; Máy giặt 110V - 10 kg; Nồi cơm điện 127 V – 500W - 2 lít; máy sấy tóc 220 – 240V, 900-1100W
b. Nếu sử dụng đồ dùng điện trong gia đình với điện áp thấp hơn điện áp định mức, có thể gây ra hậu quả gì? Cho ví dụ.
c. Nếu sử dụng đồ dùng điện trong gia đình vượt quá các thông số kĩ thuật, có thể gây ra hậu quả gì? Cho ví dụ.
a. Những đồ dùng điện có thông số kĩ thuật phù hợp với điện áp 220V: Bếp hồng ngoại 220V - 1000W; Quạt bàn 220V - 45W; máy sấy tóc 220 – 240V, 900-1100W
b. Nếu sử dụng đồ dùng điện trong gia đình với điện áp thấp hơn điện áp định mức, có thể gây ra hậu quả gây cháy thiết bị, hỏng. Ví dụ chạy hai bếp điện cùng một ổ điện áp thấp hơn điện áp định mức sẽ bị cháy dây điện.
c. Nếu sử dụng đô dùng điện trong gia đình vượt quá các thông số kĩ thuật, có thể gây ra hậu quả do quá tải điện năng có thể gây ra cháy nổ. Thường thông số ghi sẽ yếu hơn sức chịu của nó thực tế. Ví dụ như sử dụng 550W thì chịu nhiệt được 600 W. Nhưng thực tế khi nhiệt đến 560 W có thể gây ra cháy nổ.
Câu 8. Bài tập về lựa chọn trang phục, phối hợp trang phục:
VD: Bạn An có các kiểu áo – quần sau: áo sơ mi màu đỏ, áo sơ mi màu trắng kem, áo sơ mi sọc trắng xanh, áo thun màu cam, áo thun màu hồng, quần kaki màu trắng kem, quần lửng màu xanh lá, quần jeans dài màu trắng. Bạn chưa biết cách phối hợp áo – quần sao cho hợp lí và tạo nên nhiều trang phục đẹp. Em hãy giúp bạn.
- Áo sơ mi màu đỏ: quần kaki màu trắng kem, quần lửng màu xanh lá, quần jeans dài màu trắng
- Áo sơ mi màu trắng kem: quần kaki màu trắng kem, quần lửng màu xanh lá, quần jeans dài màu trắng
- Áo sơ mi sọc trắng xanh: quần kaki màu trắng kem, quần jeans dài màu trắng
- Áo thun màu cam: quần kaki màu trắng kem, quần lửng màu xanh lá, quần jeans dài màu trắng
- Áo thun màu hồng: quần kaki màu trắng kem, quần lửng màu xanh lá, quần jeans dài màu trắng
2. Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ 6 sách Kết nối tri thức
A. Lý thuyết
1. Mỗi người có thể lựa chọn, sử dụng trang phục như thế nào cho đúng?
2. Bảo quản trang phục là gì? Nêu các cách bảo quản trang phục.
3. Thế nào là mặc hợp thời trang? Phong cách thời trang là gì và có những phong cách thời trang nào thường thấy trong đời sống?
4. Đồ dùng điện trong gia đình là gì? Kể tên một số đồ dùng điện trong gia đình và nêu công dụng của chúng.
5. Làm thế nào để lựa chọn, sử dụng đồ dùng điện trong gia đình an toàn, hiệu quả?
6. Nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc của bóng đèn sợi đốt, bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn compact và bóng đèn LED.
7. Nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc, cách sử dụng và lưu ý khi sử dụng nồi cơm điện.
8. Nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc, cách sử dụng và lưu ý khi sử dụng bếp hồng ngoại.
B. Bài tập
Câu 1: Đáp án nào sau đây không phải đồ dùng điện phổ biến trong gia đình?
A. Quạt hơi nước, máy hút bụi, nồi áp suất.
B. Bếp hồng ngoại, tivi, bàn là.
C. Nồi cơm điện, ấm siêu tốc, bếp từ.
D. Máy phát điện, đèn pin, remote.
Câu 2: Trong nguyên lí làm việc của nồi cơm điện: khi cơm cạn nước, bộ phận điều khiển sẽ làm giảm nhiệt độ của bộ phận nào để nồi chuyển sang chế độ giữ ấm?
A. Nồi nấu.
B. Bộ phận sinh nhiệt.
C. Thân nồi.
D. Nguồn điện.
Câu 3: Cần làm gì trong bước chuẩn bị của nấu cơm bằng nồi cơm điện?
A. Vo gạo
B. Điều chỉnh lượng nước cho đủ
C. Lau khô mặt ngoài nồi nấu
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Các thông số kĩ thuật trên đồ dùng điện có vai trò gì?
A. Giúp lựa chọn đồ điện phù hợp.
B. Giúp sử dụng đúng yêu cầu kĩ thuật
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 5: Sử dụng bếp hồng ngoại theo mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6: Công dụng của bộ phận điều khiển là:
A. Bật chế độ nấu
B. Tắt chế độ nấu
C. Chọn chế độ nấu
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Trên bếp điện hồng ngoại có ghi: 220V/ 2000W. Em hãy cho biết ý nghĩa của số liệu 2000W?
A. Cường độ dòng điện.
B. Công suất định mức.
C. Điện áp định mức.
D. Diện tích mặt bếp.
Câu 8: Công dụng của ấm đun nước là:
A. Đun sôi nước
B. Tạo ánh sáng
C. Làm mát
D. Chế biến thực phẩm
Câu 9: Chức năng của trang phục là:
A. Giúp con người chống nóng.
B. Bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người.
C. Giúp con người chống lạnh.
D. Làm tăng vẻ đẹp của con người.
Câu 10: Bảo quản trang phục gồm những công việc:
A. Giặt là.
B. Giặt, cất giữ.
C. Giặt, phơi.
D. Giặt, phơi/sấy, là, cất giữ.
Câu 11: Đèn Led gồm mấy bộ phận?
A. 3
B.4
C. 5
D. 2
Câu 12: Cho 4 nồi cơm điện có công suất lần lượt là: nồi cơm thứ nhất: 750W và nồi cơm thứ 2: 760W, nồi cơm thứ 3: 650W, nồi cơm thứ 4: 700W cùng 1 dung tích: 2,1 lít. Nồi cơm nào sẽ tiêu thụ điện năng ít hơn trong cùng 1 thời gian?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 13: Để tạo cảm giác gầy đi, cao lên nên chọn vải:
A. Màu tối, họa tiết có dạng kẻ sọc dọc.
B. Màu sáng, họa tiết có dạng kẻ sọc ngang.
C. Màu tối, họa tiết có dạng kẻ sọc ngang.
D. Màu sáng, họa tiết có dạng kẻ sọc dọc.
Câu 14: Mặc đẹp là mặc quần áo như thế nào?
A. Thật mốt.
B. Đắt tiền.
C. Phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi, hoàn cảnh sử dụng
D. May cầu kì, hợp thời trang.
Câu 15: Nồi cơm điện gồm các bộ phận chính sau
A. Mặt bếp, bảng điều khiển, mâm nhiệt hồng ngoại.
B. Nắp nồi, thân nồi, nồi nấu, bảng điều khiển, bộ phận điều khiển.
C. Mặt bếp, bộ phận sinh nhiệt, thân bếp, mâm nhiệt hồng ngoại.
D. Nắp nồi, thân nồi, nồi nấu, bộ phận sinh nhiệt, bộ phận điều khiển.
Câu 16: Phân loại trang phục theo công dụng bao gồm
A. Trang phục mặc hàng ngày, trang phục lễ hội, trang phục thể thao, đồng phục, trang phục bảo hộ lao động, trang phục biểu diễn.
B. Trang phục trẻ em, trang phục thanh niên, trang phục trung niên; trang phục mặc thường ngày.
C. Trang phục trẻ em, trang phục thanh niên, trang phục mùa lạnh; trang phục người cao tuổi.
D. Trang phục trẻ em, trang phục nam, trang phục trung niên; trang phục người cao tuổi.
Câu 17: Nguyên lý làm việc của nồi cơm điện là
A. Khi được cấp điện, mâm hồng ngoại không nóng lên, truyền nhiệt tới nồi nấu và làm chín thức ăn.
B. Khi được cấp điện, mâm hồng ngoại nóng lên, không truyền nhiệt tới nồi nấu và làm chín thức ăn.
C. Khi được cấp điện, mâm hồng ngoại nóng lên, truyền nhiệt tới nồi nấu và làm chín thức ăn.
D. Khi được cấp điện, mâm hồng ngoại nóng lên, truyền nhiệt tới nồi nấu và không làm chín thức ăn.
Câu 18: Một số phong cách thời trang phổ biến là
A. Phong cách cổ điển, phong cách thể thao, phong cách lãng mạn.
B. Phong cách cổ điển, phong cách thể thao, phong cách dân gian, phong cách lãng mạn.
C. Phong cách cổ điển, phong cách dân gian, phong cách lãng mạn.
D. Phong cách cổ điển, phong cách thể thao, phong cách dân gian.
Câu 19: Một số đồ dùng điện trong gia đình là
A. Quạt điện, tủ lạnh, nồi cơm điện, xe máy.
B. Quạt điện, tủ lạnh, chảo, đèn điện.
C. Quạt điện, tủ lạnh, nồi cơm điện, đèn điện.
D. Quạt điện, tủ lạnh, xe đạp, đèn điện.
Câu 20: Công dụng của đèn điện là
A. chiếu sáng, trang trí.
B. chiếu sáng, sưởi ấm.
C. chiếu sáng, trang trí, sưởi ấm.
D. Trang trí, sưởi ấm.
Câu 21: Một số bóng đèn thông dụng là
A. Đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn compact.
B. Đèn sợi đốt, đèn LED, đèn compact.
C. Đèn sợi đốt, đèn compact; đèn huỳnh quang, đèn LED
D. Đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn LED.
3. Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo
Nhận biết
Câu 1. Người ta phân các loại vải thường dùng trong may mặc làm mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2. Vải sợ thiên nhiên có nguồn gốc từ:
A. Thực vật
B. Động vật
C. Thực vật và động vật
D. Than đá
Câu 3. Nguồn gốc thực vật của vải sợi thiên nhiên là:
A. Cây bông
B. Cây lanh
C. Cây bông và cây lanh
D. Tơ tằm
Câu 4. Người ta phân vải sợi hóa học ra làm mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5. Hãy cho biết đâu là trang phục?
A. Quần áo, giầy, mũ
B. Mũ, giày, máy tính
C. Giầy, điện thoại
D. Khăn choàng, máy tính
Câu 6. Trang phục giúp ích cho con người trong trường hợp nào?
A. Che chắn khi đi mưa, chống nắng
B. Chống nắng, giữ ấm
C. Giữ ấm, chống nắng
D. Che chắn khi đi mưa, chống nắng, giữ ấm
Câu 7. Trang phục đa dạng về:
A. Kiểu dáng
B. Màu sắc
C. Kiểu dáng và màu sắc
D. Rất đơn điệu
Câu 8. Chương trình học của chúng ta có mấy cách phân loại trang phục?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9. Theo giới tính, trang phục chia làm mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10. Trang phục nào sau đây được phân loại theo thời tiết?
A. Trang phục mùa hè
B. Đồng phục
C. Trang phục lễ hội
D. Trang phục công sở
....
Thông hiểu
Câu 44. Nguyên liệu nào sau đây không dùng để sản xuất vải sợi nhân tạo là:
A. Gỗ
B. Tre
C. Nứa
D. Than đá
Câu 45. Nguyên liệu nào sau đây không dùng để sản xuất vải sợi tổng hợp?
A. Than đá
B. Dầu mỏ
C. Tre
D. Than đá và dầu mỏ
Câu 46. Vải sợi hóa học có:
A. Vải sợi nhân tạo
B. Vải sợi tổng hợp
C. Vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp
D. Các loại trừ vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp.
Câu 47. Đặc điểm của vải sợi thiên nhiên là:
A. Độ hút ẩm cao, thoáng mát, dễ bị nhàu, phơi lâu khô.
B. Ít nhàu, thấm hút tốt, thoáng mát.
C. Không bị nhàu, ít thấm mồ hôi, không thoáng mát.
D. Dễ bị nhàu, phơi lâu khô.
Câu 48. Đặc điểm của vải sợi nhân tạo là:
A. Độ hút ẩm cao, thoáng mát, dễ bị nhàu, phơi lâu khô.
B. Ít nhàu, thấm hút tốt, thoáng mát.
C. Không bị nhàu, ít thấm mồ hôi, không thoáng mát.
D. Độ hút ẩm cao, thoáng mát,
Câu 49. Ưu điểm sau đây là của loại vải nào: hút ẩm cao, mặc thoáng mát, dễ giặt tẩy:
A. Vải sợi bông
B. Vải sợi nhân tạo
C. Vải sợi tổng hợp
D. Vải sợi hóa học
Câu 50. Nhược điểm hút ẩm kém, ít thấm mồ hôi, mặc nóng thuộc loại vải nào?
A. Vải sợi bông
B. Vải sợi nhân tạo
C. Vải sợi tổng hợp
D. Vải sợi pha
.....
Vận dụng
Câu 1: Đánh dấu √ vào ô trống trước những nguyên liệu dệt nên vải sợ thiên nhiên dưới đây
X | Sợi tơ tằm lấy từ tơ của con tằm |
Sợi polyester có nguồn gốc từ dầu mỏ. | |
X | Sợi len lấy từ lông cừu, dê, lạc đà. |
Sợi nylon có nguồn gốc từ than đá | |
X | Sợi xơ lấy từ thân cây lanh |
X | Sợi xơ lấy từ quả của cây bông |
Câu 2: Đánh dấu √ vào ô trống trước những nguyên liệu không dùng để dệt nên vải sợ thiên nhiên dưới đây
X | Sợi viscose từ chất hóa học |
X | Sợi polyester có nguồn gốc từ dầu mỏ. |
Sợi len lấy từ lông cừu, dê, lạc đà. | |
X | Sợi nylon có nguồn gốc từ than đá |
X | Sợi tơ nhân tạo từ chất hóa học lấy từ gỗ |
Sợi xơ lấy từ quả của cây bông |
.....
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ 6